Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 19/04/1988

THÔNG TƯ

Hướng dẫn quản lý tài chính đối với các đơn vị kinh tế trung ương và địa phương tiến hành tổ chức khai thác vàng và đá quý theo quyết định 76/HĐBT ngày 13/5/1987 của Hội đồng Bộ trưởng.

_____________________________

Thi hành Quyết định số 76/HĐBT ngày 13/5/1987 của Hội đồng Bộ trưởng "về thăm dò, khai thác, chế biến và mua bán vàng, đá quý khai thác từ lòng đất", Bộ Tài chính hướng dẫn việc thực hiện quản lý tài chính đối với các đơn vị kinh tế Trung ương và địa phương, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang làm kinh tế tiến hành tổ chức khai thác vàng và đá quý như sau:

I. NGUỒN VỐN ĐỂ TỔ CHỨC ĐIỀU TRA, THĂM DÒ VÀ KHAI THÁC VÀNG VÀ ĐÁ QUÝ

A. Đối với công tác điều tra thăm dò.

Nhà nước khuyến khích việc điều tra thăm dò tài nguyên vàng và đá quý, phát hiện và đánh giá các mỏ vàng và đá quý có quy mô khác nhau và các tích tụ vàng không thành mỏ.

- Tổng cục mỏ và địa chất thực hiện việc nghiên cứu, điều tra thăm dò tài nguyên vàng và đá quý trên phạm vi cả nước theo kế hoạch Nhà nước hàng năm bằng nguồn vốn sự nghiệp điều tra thăm dò địa chất được Ngân sách Trung ương cấp.

- Để xác định cụ thể hơn về tiềm năng khoáng sản của địa phương nhằm phục vụ phát triển kinh tế, ủy ban Nhân dân các cấp (tỉnh, huyện) có thể tổ chức công tác đièu tra thamư dò bằng nguồn vốn của địa phương trên cơ sở hợp đồng kinh tế hoặc liên doanh, liên kết với các tổ chức địa chất để thực hiện.

B. Đối với việc tổ chức khai thác.

1. Đối với các mỏ thuộc diện Nhà nước trực tiếp đầu tư và quản lý

- Các mỏ vàng gốc, vàng sa khoáng có quy mô vừa và lớn, có điều kiện kinh tế kỹ thuật thuận lợi, có sản lượng đáng kể và có hiệu quả kinh tế cao, các mỏ đá quý thuộc nhóm I và II thuộc quyền trực tiếp đầu tư và quản lý của Nhà nước;

Các xí nghiệp thuộc quy mô này áp dụng các chính sách, chế độ quản lý kinh tế tài chính như đối với các xí nghiệp quốc doanh khác của Nhà nước. Đối với các xí nghiệp mới đi vào hoạt động ngân sách Nhà nước cấp đủ vốn lưu động định mức một lần theo công suất thực tế khai thác.

2. Đối với các mỏ có quy mô nhỏ

a) Nguồn vốn đảm bảo cho việc tổ chức khai thác.

- Các đơn vị kinh tế trung ương và địa phương, các đơn vị vũ trang làm kinh tế nếu có lực lượng, điều kiện và tự đảm nhiệm vốn thì có thể tự tổ chức hoặc liên doanh, liên kết để tiến hành khai thác, theo quy định tại điều 3 của Quyết định số 76/HĐBT ngày 13/5/1987 của Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban Nhân dân các cấp (tỉnh, huyện) có thể dùng nguồn vốn của địa phương; các ngành chủ quản có thể dùng nguồn vốn tự có để hỗ trợ cho các đơn vị hoặc thành lập các xí nghiệp khai thác mới.

- Các liên đoàn địa chất cso thể dùng vốn tự có để tổ chức các xí nghiệp khai thác, các đội khai thác và tiến hành tận thu khoảng sản trong quá trình điều tra thăm dò.

Tổng cục Mỏ và địa chất dùng nguồn vốn dự trữ tài chính tập trung để hỗ trợ cho các Liên đoàn tổ chức khai thác.

b) Ngoài phần vốn được hỗ trợ bằng nguồn vốn tự có của địa phương và các ngành chủ quản, các đơn vị kinh tế được quyền tạo vốn tự có để tổ chức sản xuất dưới các hình thức sau:

- Tự bổ sung bằng nguồn lợi nhuận để lại xí nghiệp (thông qua quỹ khuyến khích phát triển sản xuất)

- Vay vốn ngân hàng kể cả vay ngoại tệ.

- Góp vốn thông qua các hình thức liên doanh, liên kết sản xuất, trong quá trình khai thác nếu cần thiết phải mở rộng mỏ nâng cao trữ lượng và sản lượng khai thác thì các đơn vị kinh tế có thể ký hợp đồng với các đơn vị địa chất để tiến hành điều tra thăm dò.

Thu hút vốn của tập thể, cá nhân trong nước và kiều bào nước ngoài dưới hình thức cổ phần.

II. HẠCH TOÁN GIÁ THÀNH VÀ TIÊU THỤ.

Căn cứ vào quyết định số 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư số 78 TC/CN ngày 31/12/1987 của Bộ Tài chính về thực hiện quyền tự chủ tài chính của các đơn vị kinh tế cơ sở.

1. Việc hạch toán giá thành trích khấu hao TSCĐ của các đơn vị khai thác vàng và đá quý được áp dụng như những quy định tại Thông tư số 78 TC/CN ngày 31/12/1987 của Bộ Tài chính.

2. Về tiêu thụ sản phẩm.

Các xí nghiệp khai thác vàng và đá quý phải bán toàn bộ sản phẩm cho Nhà nước. Sản phẩm vàng bán tại ngân hàng Nhà nước có thể là vàng cốm, hoặc vàng thỏi nếu đơn vị khai thác đảm nhiẹm đwocj tính luyện vàng.

Mọi sản phẩm vàng và đã quý của các xí nghiệp khai thác đều được bán cho Nhà nước (thông qua hệ thống ngân hàng) theo giá Nhà nước quy định trên nguyên tắc lấy giá bán lẻ kinh doanh trừ lùi chiết khấu thương nghiệp cộng với hao tổn và chi phí tính luyện vàng.

Khác với các sản phẩm khác, sản xuất vàng không có phế liệu và phụ phẩm có thể tự do bán ra ngoài, cũng không được phép giữ lại một phần sản phẩm vượt kế hoạch để đối lưu như các đơn vị sản xuất khác, do đó thực hiện giá giao theo quy định trên sẽ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho xí nghiệp phát triển sản xuất phù hợp phù hợp với việc tính đầu vào bằng nguồn vật tư, thiết bị tự tìm kiếm.

III. CHẾ ĐỘ THU NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Căn cứ vào thông tư số 78 TC/CN ngày 31/12/1987 hwongs dẫn thực hiện quyền tự chủ tài chính của các đơn vị kinh tế cơ sở và Thông tư số 12TC/CN ngày 25/3/1988 hướng dẫn việc trích nộp lợi nhuận vào ngân sách Nhà nước của Bộ Tài chính. Chế độ thu nộp ngân sách Nhà nước của các đơn vị khai thác vàng và đá quý thực hiện như sau:

- Các xí nghiệp phải nộp 40% số lợi nhuận thực hienẹ và ngân sách Nhà nước và được để lại cho xí nghiệp 60%.

- Việc nộp TQD thực hiện theo điểm 9 tại Thông tư số 78TC/CN của Bộ Tài chính.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày ký và được áp dụng cho các đơn vị kinh tế Trung ương và địa phương, các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang làm kinh tế có tiến hành tổ chức điều tra thăm dò và khai thác vàng và đá quý./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504258866176_107835620750_13 TC.CN.doc
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 19/04/1988
Hướng dẫn quản lý tài chính đối với các đơn vị kinh tế Trung ương và địa phương tiến hành tổ chức khai thác vàng và đá quý theo quyết định 76/HÐBT ngày 13/5/1987 của Hội đồng Bộ trưởng.
Số kí hiệu 13 TC/CN Ngày ban hành 19/04/1988
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 19/04/1988
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Hồ Tế
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

19/04/1988

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 13 TC/CN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
19/04/1988 Văn bản được ban hành 13 TC/CN
19/04/1988 Văn bản có hiệu lực 13 TC/CN
01/10/1999 Văn bản hết hiệu lực 13 TC/CN
Văn bản liên quan
Văn bản dẫn chiếu
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản tiếng anh