Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 24/03/1988

THÔNG TƯ

Chế độ tài chính đối với cán bộ đi công tác ngắn hạn, học tâp,tham quan, khảo sát, dự các lớp huấn luyện được các nước và tổ chức nước ngoài đài thọ

_____________________________

Các cán bộ ta đi công tác ngắn hạn, học tập, tham quan khảo sát ở nước ngoài ( gọi chung là đi công tác nước ngoài ) thường được các tổ chức nước ngoài cấp sinh hoạt phí theo mức sinh hoạt ở các nước kinh tế phát triển, có mức sinh hoạt cao hơn nhiều so với mức sinh hoạt của cán bộ ta ở trong nước và cũng cao hơn mức sinh hoạt của cán bộ ta công tác ở nước ngoài do Ngân sách Nhà nước đài thọ. Nguồn sinh hoạt phí của các cán bộ đi công tác ở nước ngoài có liên quan chặt chẽ đến nguồn vay nợ, viện trợ hoặc các khoản đóng niên liễm, hội phí của Nhà nước ta đối với nước ngoài, do đó trong hoàn cảnh đất nước ta còn nhiều khó khăn về ngoại tệ, Nhà nước chủ trương ngoài số sinh hoạt phí cần thiết để lại cho cán bộ hưởng, sẽ điều tiết một phần số chênh lệch về sinh hoạt phí cho Ngân sách Nhà nước, Tuỳ theo mức chênh lệch đó cao hay thấp mà thu luỹ tiến hoặc miễn thu.

Theo tinh thần công văn số 2393-V7 ngày 28/5/1986 của Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng và trên cơ sở thực tế thực hiện các chế độ tài chính đối với các đoàn đi công tác được nước ngoài đài thọ trong thời gian qua sau khi tham khảo ý kiến một số bộ, ngành và ý kiến một số Đại sứ quán ta ở nước ngoài, Bộ tài chính quy định chế độ thu nộp chênh lệch sinh hoạt phí đối với cán bộ ta đi công tác được các nước và tổ chức nước ngoài đài thọ như sau:

I. CÁC QUY ĐINH CHUNG

1- Đối tượng thi hành thông tư này gồm các cán bộ đi công tác, dự hội nghị, hội thảo, học tập, thực tập, tham quan khảo sát, biểu diễn thể thao, biểu diễn văn nghệ và các hoạt động khác, được các tổ chức nước ngoài đài thọ sinh hoạt phí. Không thuộc đối tượng áp dụng thông tư này: các cán bộ đi làm chuyên gia theo hiệp định, các cán bộ do nước ta cử đi công tác theo nhiệm kỳ tại các tổ chức quốc tế, được các tổ chức nước ngoài trả lương, các thành viên của các đoàn biểu diễn văn nghệ theo điều kiện kinh doanh.

 2- Các cán bộ đi công tác được tổ chức nước ngoài đài thọ có nghĩa vụ nộp Ngân sách Nhà nước một phần chênh lệch sinh hoạt phí, sau khi trừ tiền thuê khách sạn, nhà ở và sinh hoạt phí trung bình, theo tỷ lệ quy định tại điểm 4 mục II thông tư này.

 Ngoài phần chênh lệch sinh hoạt phí phải nộp Ngân sách Nhà nước, các cán bộ đi công tác được sử dụng số thu nhập còn lại vào việc trang trải mọi chi tiêu của cá nhân ( gồm tiền ăn, ở, đi  lại làm việc hàng ngày, chờ đợi tàu xe quá cảnh, tiêu vặt và các chi phí khác cho cá nhân). Tuyệt đối không được sử dụng tuỳ tiện số tiền chênh lệch sinh hoạt phí đáng lẽ phải nộp Ngân sách Nhà nước vào việc khác, kể cả việc mua sắm vật tư, tài liệu, dụng cụ cho cơ quan.

3. Trong trường hợp đặc biệt, nếu có căn cứ chứng minh là tổ chức nước ngoài không kịp gửi vé máy bay và tiền đi đường thì cán bộ đi công tác có thể đề nghị Bộ chủ quản tạm ứng bằng quỹ ngoại tệ tự có của ngành mình hoặc Bộ chủ quản đề nghị Bộ tài chính tạm ứng bằng vốn ngoại tệ của ngân sách nhà nước với điều kiện là người được tạm ứng có trách nhiệm hoàn trả công quỹ đầy đủ số tiền được tạm ứng.

4. Nếu đoàn ra không được duyệt trong kế hoạch do Ngân sách nhà nước cấp kinh phí mà được nước ngoài mời với điều kiện phía ta tự túc vé máy bay, bạn chỉ cấp tiền ăn ở thì Bộ chủ quản cần cân nhắc chỉ cử đoàn ra khi tính toán thấy số tiền đoàn sẽ phải nộp ngân sách ít nhất cũng đủ bù đắp tiền vé máy bay.

II / CÁC QUY ĐINH CỤ THỂ

1- Ngoại tệ dùng để tính toán sinh hoạt phí và nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước là đồng Rúp Xô viết (đối với các nưỡc Xã hội  chủ nghĩa ) và đồng đôla Mỹ (đối với các nước ngoài khối  Xã hội chủ nghĩa ).

Tỷ giá dùng để tính toán quy đổi trong việc này là : tỷ giá thanh toán phí mậu dịch giữa đồng tiền các nước XHCN với Rúp Xô viết và tỷ giá hối đoái chính thức giữa đôla Mỹ với đồng tiền các nước ngoài khối XHCN, do ngân hàng Trung ương các nước đó công bố tại thời điểm đoàn cán bộ ta đi công tác.

2- Căn cứ để tính số sinh hoạt phí được hưởng, số phải nộp ngân sách nhà nước là tổng số tiền mà tổ chức nước ngoài cấp, bao gồm tiền lưu trú hàng ngày cho mỗi người trong thời gian công tác, ( tiền ăn, ở, tiêu vặt ) và trợ cấp lưu trú ở nước quá cảnh và các khoản tiền khác mà cán bộ ta thực lĩnh.

  Thời gian công tác ở đây bao gồm số ngày thực tế làm việc và số ngày đi trên đường được tổ chức nước ngoài đài thọ chi phí và số ngày cần thiết chờ đi máy bay Việt Nam.

3- Nếu cán bộ ta đi công tác nước ngoài, được tổ chức nước ngoài cấp tiền chi phí bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi để chi tiêu ở một nước XHCN, thì số tiền nộp nghĩa vụ với ngân sách nhà nước phải là ngoại tệ tự do chuyển đổi mà cán bộ ta đã được lĩnh. Mức được hưởng và mức điều tiết trong trường hợp này như đối với khu vực các nước ngoài khối XHCN nói ở điểm 4 dưới đây.

4- Mức điều tiết thu nộp ngân sách đối với cán bộ đi công tác ngắn hạn tại các nước ngoài khối XHCN được các tổ chức nước ngoài đài thọ bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi.

 Mức điều tiết này được xác định từng ngày trên cơ sở số tiền còn lại sau khi trừ số tiền thực chi về khách sạn hay nhà ở.

 Nếu số tiền còn lại này là 10 USD/ngày thì được miễn thu. Nếu từ 11USD/ngày trở lên thì thu theo tỷ lệ phần trăm (%) của phần chênh lệch cao hơn mức 10 USD/ngày. Tỷ lệ thu cao nhất không quá 50%. Cụ thể các mức thu theo biểu sau đây:

  Số tiền được bạn cấp hàng ngày

 (USD)

Tỷ lệ nộp ngân sách

(sau khi trừ 10 USD)

Số tiền phải nộp

ngân sách mỗi ngày

 A

  B(%)

C= (A-10)%

  10 USD

 Từ 11 USD đến15 US$ 

- 16‘’-  20 - 

-  21  ‘’-  25 -

-  26  ‘’-  30 -

-  31  ‘’-  35 -

-  36  ‘’-  40 -

-  41  ‘’-  45 -

-  46  ‘’-  50 -

-  51  ‘’-  55 -

-  56  ‘’-  60 -

-  61 USD trở lên 

0

31%

33%

35%

37%

39%

41%

43%

45%

47%

49%

50%

0

Từ 0,30 USD đến1,5 US$ 

- 2,00‘’- 3,30 - 

-  3,80  ‘’-  5,20 -

-  5,90  ‘’-  7,40 -

-  8,20  ‘’-9,70 -

-  10,60 ‘’-  12,00-

- 13,30  ‘’-  15,00 -

-  16,20  ‘’- 18,00 -

-  19,20  ‘’- 21,19 -

-  22,50  ‘’- 24,50-

 

Nếu tổ chức nước ngoài mời theo điều kiện bao việc ăn ở, cấp tiền tiêu vặt trên 5USD/ngày/người và thời gian được cấp trên 1 tháng (30 ngày) thì tỷ lệ thu, nộp ngân sách thống nhất là 20% tổng số tiền được cấp. Nếu số tiền hoặc thời gian được cấp ít hơn số trên đây, thì được miễn thu.

5. Mức điều tiết đối với cán bộ đi công tác ngắn hạn được các nước XHCN hoặc các tổ chức quốc tế hoặc các nước XHCN đài thọ.

 Các đoàn đi công tác ngắn hạn tại các nước XHCN thường được bạn đài thọ một tháng một người từ 200 rúp trở lên. Mức điều tiết phải nộp ngân sách là 20% số chênh lệch vượt 200r/tháng.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

1. Trước khi đoàn đi công tác nước ngoài đồng thời với việc làm các thủ tục khác, cơ quan chủ quản cần đến Bộ Tài chính làm dự toán cho đoàn đi gồm các việc :

-  Xác định số kinh phí được tổ chức nước ngoài đài thọ.

-  Xác định số tiền đoàn được sử dụng và số số tiền chênh lệch sinh hoạt phí phải nộp Ngân sách nhà nước.

-  Làm các thủ tục nhận ngoại tệ hoặc xin tạm ứng nếu có.

Sau khi đoàn về nước, trong vòng 15 ngày cơ quan chủ quản có đoàn đi phải gửi báo cáo quyết toán đến Bộ Tài chính. Nội dung quyết toán phản ánh số thực thu, và số thực chi của Đoàn, xác nhận số chênh lệch sinh hoạt phí phải nộp Ngân sách Nhà nước.

 Khi làm quyết toán các đoàn phải kèm các chứng từ gốc về số thu, số chi. Báo cáo quyết toán phải do Vụ trưởng Vụ Tài vụ hoặc người được uỷ quyền ký.

2- Các đoàn đi công tác nước ngoài có thể nộp nghĩa vụ với Ngân sách  Nhà nước tại cơ quan tài vụ Đại Sứ quán ta ở nước sở tại hoặc ở nước uỷ nhiệm thu, lấy chứng từ về quyết toán với Bộ Tài chính.

3 - Các cơ quan chủ quản có trách nhiệm nhắc nhở đôn đốc kiểm tra cán bộ của cơ quan mình đi công tác tại nước ngoài thi hành nghiêm chỉnh các chế độ chính sách về quản lý ngoại tệ của Nhà nước và các quy định tại thông tư này. Nếu cơ quan nào  có cán bộ vi phạm chế độ mà cơ quan chủ quản không làm tròn trách nhiệm sử lý thì Bộ Tài chính sẽ đình hoãn việc xét duyệt dự toán và làm thủ tục tài chính cho các đoàn đi tiếp theo.

4 -Thông tư này được thi hành kể từ ngày ban hành và thay thế các thông tư số 40TC/NT ngày 16/10/1984 số 52 TC/NT ngày 1/1/1985 của Bộ Tài chính và các quy định khác trái với thông tư này.

  Bộ Tài chính đề nghị các Bộ các ngành, các Đại sứ quán ta ở nước ngoài phổ biến thông tư này đến các bộ phận liên quan và các cán bộ đi công tác  ở nước ngoài ./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504258863760_107839375439_10 TC.NT.doc
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 24/03/1988
Chế độ tài chính đối với cán bộ đi công tác ngắn hạn, học tâp,tham quan, khảo sát, dự các lớp huấn luyện được các nước và tổ chức nước ngoài đài thọ.
Số kí hiệu 10 TC/NT Ngày ban hành 24/03/1988
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 24/03/1988
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Ngô Thiết Thạch
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

24/03/1988

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 10 TC/NT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
24/03/1988 Văn bản được ban hành 10 TC/NT
24/03/1988 Văn bản có hiệu lực 10 TC/NT
01/08/2000 Văn bản hết hiệu lực 10 TC/NT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh