Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 19/03/1987

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện một số vấn đề tài chính theo Quyết định số 88/CT, ngày 19/3/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

________________________

Thi hành quyết định số 88/CôNG TY, ngày 19/3/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết vốn XDCB cho Tổng cục Cao su. Sau khi thảo luận với các ngành có liên quan, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chính sách tài chính như sau:

I- NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1/ Tổng cục Cao su có trách nhiệm huy động, quản lý và điều động các nguồn vốn (nói ở mục II dưới đây) giữa các đơn vị trực thuộc theo đúng các quy định của thông tư này.

2/ Các đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng cục Cao su (dưới đây gọi tắt là xí nghiệp) có trách nhiệm trực tiếp sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn Nhà nước cho phép để lại bổ sung vốn đầu tư XDCB theo kế hoạch hàng năm được duyệt và phải chấp hành đúng quy định hiện hành về quản lý vốn đầu tư của Nhà nước.

3/ Việc thực hiện bán các vật tư, thiết bị, hàng tiêu dùng (theo điều 2 Quyết định số 88/ CT ngày 19/3/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) phải đảm bảo nguyên tắc: không được ảnh hưởng đến chất lượng, tiến độ của các công trình hợp tác, không được trái với cam kết quốc tế, không được làm tăng chi, giảm thu ngân sách Nhà nước

II- CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ.

1/ Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước cấp:

a) Trước hết là nguồn vốn vay theo hiệp định đã ký với Liên xô và các nước XHCN để trồng cao su, nguồn này được xác định trên cơ sở giá trị nguyên tệ của số vật tư, thiết bị máy móc và hàng hoá vay nợ quy ra riền Việt nam theo tỷ giá kết toán nội bộ quy định.

Giá trị vốn vay = giá trị nguyên tệ  x   tỷ giá kết toán nội bộ

b) Nguồn vốn ngân sách cấp bổ sung theo kế hoạch vốnđầu tư được Nhà nước duyệt sau khi đã huy động hết giá trị vốn vay, các nguồn vốn tự có, vốn liên doanh liên kết, vốn tín dụng và các nguồn vốn Nhà nước cho phép để lại quy định tại điểm 2 mục II dưới đây.

2/ Các nguồn vốn để lại bổ sung vốn đầu tư XDCB.

a) Nguồn vốn khấu hao cơ bản.

Toàn bộ vốn khấu hao cơ bản trích từ TSCĐ đầu tư bằng vốn ngân sách, vốn tự có của xí nghiệp hoặc của TSCĐ đầu tư bằng vốn ngân hàng sau khi đã trả hết nợ ngân hàng (theo quy định tại điểm 1 và 2 thông tư số 13 TC/ĐTXD, ngày 10/3/1985 và theo điều 22 mục IV của quyết định 507-TC/ĐTXD ngày 22/7/1986 của Bộ Tài chính ) xí nghiệp được để lại bổ sung vốn đầu tư XDCB.

b) Lãi sản xuất phụ và dịch vụ.

Toàn bộ các khoản lãi thu được từ các tổ chức sản xuất phụ và dịch vụ (hạch toán phụ thuộc) của các Công ty Cao su (thuộc Tổng cục Cao su) được để lại bổ sung nguồn vốn đầu tư XDCB của đơn vị mình.

c) Nguồn ưu đãi giá.

Khoản ưu đãi giá được hình thành do các nước XHCN thưởng qua giá khi ngành cao su đã giao cho bạn đủ và vượt mức số lượng, đúng chất lượng cao su xuất khẩu theo kế hoạch đã ký với bạn.

Khoản ưu đãi giá = Giá trị nguyên tệ được ưu đãi  x  tỷ giá kết toán nội bộ

d) Lãi xuất nhập khẩu sản xuất xen canh.

Toàn bộ khoản chênh lệch lãi thu được giữa việc xuất khẩu sản phẩm xen canh và nhập khẩu hàng tiêu dùng hoặc thông qua việc trao đổi  liên doanh liên kết với các đơn vị ngoài tổng cục đưọc để lại bổ sung vốn đầu tư XDCB. Việc thực hiện xuất khẩu sản phẩm xen canh và nhập khẩu hàng tiêu dùng, Tổng cục Cao su phải chấp hành đúng các chế độ hiện hành của Nhà nước.

e) Nguồn chênh lệch giá.

e.1- Khoản chênh lệch giữa giá (vật tư, nguyên nhiên vật liệu) được tính vào giá trị công trình theo giá bán buôn vật tư với giá (vật tư, nguyên nhiên vật liệu) mà Tổng cục Cao su phải thanh toán với cơ quan ngoại thương.

e.2- Khoản chênh lệch giá (giữa giá kinh doanh thương nghiệp với giá vốn hàng nhập và chi phí bán buôn) của các loại vật tư, máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng trong đơn hàng nhập khẩu nhưng không cần dùng, được phép bán cho các cơ quan ngoài ngành.

III- KẾ HOẠCH HOÁ VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XDCB HÀNG NĂM

Do đặc điểm của ngành cao su có nhiều chủ  đầu tư cùng thực hiện một chương trình hợp tác và Nhà nước cho phép Tổng cục được bán một số vật tư, máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng theo giá kinh doanh thương nghiệp để tạo thêm nguồn vốn đầu tư, nên việc kế hoạch hoá vốn đầu tư và các nguồn vốn đầu tư (đã quy định ở mục II của thông tư này) phải theo đúng các quy định của chế độ hiện hành và lưu ý thêm các điểm sau:

Ngay từ đầu năm kế hoạch, Tổng cục cao su cần xác định rõ khối lượng, giá trị ngoại tệ của số vật tư, máy móc thiết bị và hàng tiêu dùng sẽ về trong năm, kế hoạch cấp cho các chủ đầu tư (có chi tiết cho các chủ đầu tư), dụ trữ năm sau và sẽ được phép bán theo giá kinh doanh thương nghiệp để tạo nguồn vốn đầu tư XDCB.

Trên cơ sở đó, Tổng cục Cao su lập kế hoạch giá trị vốn vay phát sinh trong năm, kế hoạch giá trị vốn vay đưa vào sử dụng, số chuyển năm sau và kế hoạch bổ sung nguồn vốn đầu tư do bán vật tư, thiết bị và hàng tiêu dùng nói trên (trong đó có số chênh lệch giá thu được).

Hàng năm cùng với việc lập kế hoạch đầu tư XDCB, kế hoạch vốn đầu tư, Tổng cục Cao su lập kế hoạch các nguồn vốn đầu tư nói trên (theo biểu số 01 KH/ĐT) gửi Bộ Tài chính.

IV- QUẢN LÝ, THANH TOÁN VÀ HẠCH TOÁN CÁC NGUỒN VỐN BỔ SUNG ĐẦU TƯ XDCB.

1/ Các nguồn vốn (trong mục II của thông tư này) trừ nguồn vốn vay nợ, việc quản lý và hạch toán kế toán đều được thực hiện như các chế độ hiện hành.

2/ Về nguồn vốn vay nợ:

a- Đối với vật tư, thiết bị đưa vào sử dụng trong năm kế hoạch, để giảm bớt khâu trung gian, Tổng cục Cao su cần chỉ đạo các chủ đầu tư ký hợp đồng với công ty xuất nhập khẩu thiết bị toàn bộ để nhận thẳng các vật tư, thiết bị. Ngân sách Nhà nước sẽ ghi thu, ghi chi trực tiếp cho các chủ đầu tư qua Ngân hàng đầu tư xây dựng (hoặc ngân hàng Cao su sau này).

b- Đối với vật tư, thiết bị và hàng tiêu dùng không thể nhận thẳng cho từng chủ đầu tư, hoặc tổng cục phải để lại bán giá kinh doanh thương nghiệp tạo nguồn bổ sung vốn XDCB thì Tổng cục Cao su phải giao cho Công ty vật tư, thiết bị cao su (đị diện các chủ đầu tư) có chức năng tiếp nhận, bảo quản và thực hiện nhiệm vụ tiêu thụ nói trên. Trưòng hợp này khi thanh toán căn cứ vào hoá đơn kiêm lệnh xuất kho để ghi thu cho Ngân sách, ghi chi dự trữ cho công ty vật tư thiết bị Cao su.

Khi vật tư, thiết bị, hàng hoá huy động ra sử dụng cho các công ty cao su thì căn cứ vào lệnh giao hàng, phiếu xuất kho sẽ ghi thu vốn dự trữ và ghi chi vốn đầu tư XDCB qua hệ thống ngân hàng đầu tư (như trường hợp a).

Riêng số vật tư, thiết bị và hàng tiêu dùng giành bán giá kinh doanh thưong nghiệp khi thực hiện được nghiệp vụ tiêu thụ, công ty vật tư thiết bị phải hạch toán riêng phần chênh lệch giá, tổng cục Cao su có trách nhiệm quản lý (thông qua công ty vật tư thiết bị Cao su) toàn bộ nguồn chênh lệch giá và giá vốn (tính theo tỷ giá kết toán nội bộ) của số vật tư, thiết bị và hàng tiêu dùng đã bán để bổ sung nguồn vốn đầu tư XDCB cho các công ty cao su (các chủ đầu tư) theo kế hoạch đầu tư XDCB hàng năm được Nhà nước phê duyệt.

3/ Việc cấp vốn, thanh toán vốn đầu tư XDCB đối với hàng hoá đã nhập trong nguồn vốn vay nợ của Tổng cục Cao su được thực hiện như các quy định trong chỉ thị số 13/CT  ngày 14/1/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và đã được cụ thể hoá tại Thông tư số 236 TC/ĐT ngày 9/4/1987 của Bộ Tài chính.

V- QUYẾT TOÁN.

1/ Toàn bộ các nguồn vốn Nhà nước cho phép để lại đầu tư XDCB,các xí nghiệp phải quyết toán với Nhà nước theo chế độ quy định.

2/ Chủ quản đầu tư xét duyệt, tổng hợp và báo cáo toàn bộ các khoản vốn, nguồn vốn và tình hình sử dụng các nguồn vốn đầu tư XDCB với Bộ Tài chính theo quý và năm theo đúng chế độ báo cáo hiện hành vè đầu tư XDCB của Nhà nước.

3/ Quá trình thực hiện việc trình các nguồn thu nhập (như đã nói ở trên) để làm nguồn vốn cho việc đầu tư XDCB nuôi trồng cao su, cán bộ chuyên quản tài chính xí nghiệp của Sở Tài chính hoặc Chi cục thu quốc doanh, có nhiệm vụ kiểm tra nắm sát tình hình, giúp xí nghiệp trình đúng, trình đủ và phản ánh kịp thời những khó khăn về Bộ Tài chính.

VI- TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

Thông tư này thi hành từ ngày 19 tháng 3 năm 1987. Những quy định trước đây trái với thông tư này đều không có hiệu lực.

Trong quá trình thực hiện, có gì vướng mắc đề nghị tổng cục Cao su phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để cùng nghiên cứu giải quyết./

Tải file đính kèm
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 19/03/1987
Hướng dẫn thực hiện một số vấn đề tài chính theo Quyết định số 88/CT, ngày 19/3/1987 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Số kí hiệu 35 TC/NLTL Ngày ban hành 25/06/1987
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 19/03/1987
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực Kinh tế, Xã hội
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Hồ Tế
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

19/03/1987

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 35 TC/NLTL

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
25/06/1987 Văn bản được ban hành 35 TC/NLTL
19/03/1987 Văn bản có hiệu lực 35 TC/NLTL
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh