Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 28/11/1983

THÔNG TƯ

Về việc hướng dân thi hành Quyết định số 27-TC/QĐ/TCCB ngày 17/11/1983 của Bộ Tài chính về tổ chức bộ máy quản lý và cấp phát tem phiếu, sổ mua hàng trong ngành tài chính

___________________________

 Tại quyết định số 238-CT/HĐBT ngày 16/9/1983, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã cho phép chuển giao từ các ngành nội thương, lương thực sang ngành tài chính nhiệm vụ tổ chức in, phát hành và chỉ đạo các cơ quan tài chính địa phương cấp phát các loại tem phiếu, sổ mua hàng cho các đối tượng được hưởng chế độ cung cấp quy định trong quyết định số 218/CP ngày 29/5/1981 của Hội đồng Chính phủ và trong một số quyết định bổ sung khác như quyết định số 111/HĐBT ngày 13/10/1981 của Hội đồng Bộ trưởng v.v...

Thi hành quyết định 238/CT nói trên, Bộ Tài chính và Bộ Nội thương đã bàn bạc thống nhất về nhiệm vụ của mỗi ngành trong việc cấp phát và quản lý tem phiếu, sổ mua hàng như sau:

1/ Việc in, phát hành, cấp phát và quản lý các loại tem phiếu, sổ mua hàng có định lượng hoặc không định lượng theo giá cung cấp mà ngân sách các cấp phải thực hiện bù giá, thì do ngành tài chính đảm nhiệm. Đối tượng được hưởng chế độ cung cấp và các loại tem phiếu, sổ mua hàng do ngành tài chính đảm nhiệm đã được nêu vụ thể trong biên bản bàn giao giữa Bộ Nội thương và Bộ Tài chính.

2/ Việc in, phát hành, cấp phát và quản lý các loại tem phiếu, sổ mua hàng theo giá lẻ hoặc giá đảm bảo kinh doanh nhằm đảm bảo phân phối hàng hoá vật tư đến tay người tiêu dùng và để tăng cường quản lý vật tư hàng hoá trong nội bộ ngành nội thương thì do ngành nội thương đảm nhiệm.

Trên cơ sở phân định nhiệm vụ cấp phát, và quản lý các loại tem phiếu, sổ mua hàng như trên, Bộ Tài chính đã ra quyết định số 727-TC/QĐ/TCCB ngày 17/11/1983 xác định tổ chức và nhiệm vụ của bộ máy quản lý và cấp phát tem phiếu, sổ mua hàng trong ngành tài chính các cấp. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất thi hành quyết định 727-TC/QĐ/TCCB nói trên trong toàn ngành tài chính, Bộ hướng dẫn thêm một số điểm sau đây:

I. VỀ NHIỆM VỤ CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ VÀ CẤP PHÁT TEM PHIẾU SỔ MUA HÀNG TRONG NGÀNH TÀI CHÍNH Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG:

1. Nói chung nhiệm vụ tổ chức in, phát hành tem phiếu, sổ mua hàng thuộc phạm vi trách nhiệm của ngành tài chính, do Bộ tài chính (Vụ Quản lý tem phiếu) đảm nhiệm. Các Sở tài chính tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chỉ tổ chức in tem phiếu sổ mua hàng khi được Bộ Tài chính uỷ nhiệm.

2/ Toàn bộ các công việc: hướng dẫn các cơ quan, xí nghiệp đơn vị kê khai, xét duyệt tờ khai, cấp phát tem phiếu, sổ mua hàng (trừ đối với lực lượng vũ trang), thu đổi tem phiếu, sổ mua hàng do tăng giảm tiêu chuẩn, di chuyển đi đến v.v... ; thu hồi tem phiếu, sổ mua hàng đã sử dụng; tổ chức kiểm tra và tiêu huỷ tem phiếu, sổ mua hàng đã sử dụng; bù giá trực tiếp bằng tiền cho các đối tượng được hưởng chế độ cung cấp v.v... đều do Phòng Tài chính quận, huyện, thị xã (tổ QLTP) trực tiếp thực hiện.

Vụ QLTP, Phòng QLTP có nhiệm vụ giúp Bộ Tài chính , Sở tài chỉnh chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức và kiểm tra Phòng tài chính các quận, huyên, thị xã (tổ QLTP) thực hiện các việc nói trên theo phạm vi trách nhiệm của mình. Ngoài ra Vụ QLTP vòn trực tiếp làm nhiện vụ hướng dẫn kê khai, xét duyệt, cấp phát tem phiếu, sổ mua hàng cung cấp và bù giá trực tiếp bằng tiền đối với một số đối tượng đặc biệt được hưởng chế độ cung cấp như: cán bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước , lực lượng vũ trang, học sinh Lào và Cămpuchia v.v... Phòng QLTP của một số tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc cung cấp và bù giá trực tiếp bằng tiền cho những đối tượng đặc biệt nói trên theo sự uỷ nhiệm của Vụ QLTP.

3/ Mối quan hệ và phân công giữa các bộ phận khác nhau trong ngành tài chính về việc bù chênh lệch giá hàng cung cấp được quy định như sau:

- Vụ Tài vụ Thương nghiệp vật tư thuộc Bộ Tài chính căn cứ vào các tài liệu do các ngành thương nghiệp, do Vụ QLTP, do hệ thống tài vụ TNVT cấp dưới cung cấp, lập kế hoạch bù giá chung cho cả nước và phân bổ chỉ tiêu cho ngân sách các tỉnh, thành phố, đặc khu.

- Việc xét và thanh toán bù giá  trực tiếp bằng tiền cho tất cả các đối tượng được hưởng chế độ cung cấp quy đinh trong quyết định số 218/CP và số 111/HĐBT nói ở trên được cấp phát tem phiếu, sổ mua hàng nhưng không mua được bằng  hiện vật của ngành nội thương va lương thực do bộ máy quản lý tem phiếu thuộc ngành tài chính đảm nhiệm theo phạm vi trách nhiệm của từng cấp

- Việc xét và cấp bù giá bán hàng cung cấp cho các ngành thương nghiệp (nội thương, lương thực) do các bộ phận quản lý tài vụ thương nghiệp vật tư (Vụ tài vụ TNVT của Phòng Tài chính) thuộc ngành tài chính đảm nhiệm theo phạm vi trách nhiệm của từng cấp trên cơ sở những tài liệu đã được bộ máy quản lý tem phiếu các cấp cung cấp để làm căn cứ xét duyệt và cấp bù.

Ngoài ra, việc xét cấp bù lỗ kinh doanh thương nghiệp khác nếu có (kể cả bán hàng theo giá bán lẻ, giá đảm bảo kinh doanh ) vẫn do các bộ phận tài vụ TNVT của ngành tài chính các cấp tiếp tục đảm nhiệm.

- Để đảm bảo cho các bộ phận tài vụ thương nghiệp có căn cứ tính bù giá (bán hàng cung cấp) cho các ngành nội thương, lương thực, bộ máy quản lý tem phiếu có trách nhiệm tổ chức thu hồi số tem phiếu, sổ mua hàng cung cấp do ngành tài chính cấp phát ra và các ngành nội thương, lương thực đã bán hàng thu về.

Bộ máy quản lý tem phiếu có trách nhiệm kiểm tra, phân loại, tổng hợp số lượng các loại tem phiếu sổ mua hàng đã sử dụng, báo cáo Sở Tài chính và Phòng tài chính triệu tập Hội đồng tiêu huỷ tem phiếu thu hồi. Biên bản tiêu huỷ tem phiếu và sổ mua hàng là căn cứ để Sở Tài chính (phòng tài vụ thương nghiệp) và phòng tài chính xét cấp bù giá hàng cung cấp cho ngành nội thương và lương thực.

- Bộ máy quản lý tem phiếu cũng như bộ phận quản lý tài vụ thương nghiệp vật tư ở từng cấp đều có trách nhiệm tổng hợp tình hình và thanh toán, quyết toán với Ngân sách Nhà nước của cấp mình về số tiền bù giá đã cấp ra.

II. VỀ TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ TEM PHIẾU CÁC CẤP Ở ĐỊA PHƯƠNG:

1. Phòng quản lý thu phiếu thuộc Sở tài chính

Phòng quản lý tem phiếu thuộc Sở tài chính có 2 bộ phận hoặc tổ công tác:

Tổ 1 chịu trách nhiệm về các mặt công tác chính sách, chế độ, kế hoạch và cấp bù giá trực tiếp bằng tiền, bao gồm các công việc hướng dẫn kê khai, tổ chức xét duyệt tờ khai, hướng dẫn việc kiểm tra và tiêu huỷ thu phiếu đã sử dụng xét duyệt tăng giảm tiêu chuẩn, thay đổi tem phiếu, tổ chức cấp phát tem phiếu, sổ mua hàng cho các quận, huyện, thị xã; hướng dẫn kiểm tra và tổng hợp việc bù giá trực tiếp bằng tiền; kiểm tra và quản lý tem phiếu sổ mua hàng; tổng hợp tình hình cấp phát tem phiếu, sổ mua hàng trong tỉnh và thanh quyết toán tem phiếu, sổ với Vụ quản lý tem phiếu.

Tổ 2 chịu trách nhiệm về các mặt công tác thống kê, kế toán và quản lý kho tem phiếu.

Biên chế của phòng quản lý tem phiếu tuỳ thuộc vào khối lượng công việc quản lý và cấp phát tem phiếu, bù giá trực tiếp bằng tiền của toàn tỉnh - nói chung phòng quản lý tem phiếu thuộc Sở tài chính có từ 6 - 12 cán bộ công nhân viên kể cả trưởng và phó phòng, cụ thể có thể bố trí như sau:

Biên chế cán bộ nhân viên phòng quản lý tem phiếu bố trí theo chức danh và khối lượng công việc:

Loại

Tỉnh có 10 huyện

 

Tỉnh có 13 - 18 huyệnTỉnh trên 18 huyện hay thành phố lớn

CBCNV

Nhiều H có quy mô công việc nhỏ và TB

Trên 1/3 số H có quy mô công việc lớn

Nhiều H có quy mô công việc nhỏ và TBTrên 1/3 số H có quy mô công việc TBĐa số là H có quy mô công việc trung bìnhTrên 1/3 số quận huyện có quy mô công việc lớn

- Trưởng phòng

1

1

1111

- Phó trưởng phòng

1

1

11-21-21-2

Tổ 1

2-3

3

33-44-55

- Cán bộ chính sách KH

1

1

11-21-22

- Cán bộ cấp phát cấp bù kiểm tra

1-2

2

2233

Tổ 2

2

2-3

2-33-43-44

- Thủ kho và bảo vệ thống kê, kế toán tem phiếu, bù giá

1

1

1-2

1

1-2

11

1-21

1-21

2

Cộng

6-7

7-8

7-88-109-1210-12

Cước chú: (1) Cụ thể là Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh trưởng phòng trực tiếp phụ trách tổ 1 Phó phòng trực tiếp phụ trách tổ 2.

2. Tổ quản lý tem phiếu thuộc phòng tài chính quận, huyện, thị xã:

Tổ quản lý tem phiếu thuộc phòng tài chính là đơn vị cơ sở trong hệ thống quản lý tem phiếu của ngành tài chính. Tem phiếu, sổ mua hàng từ tổ này được phân phối đến tay các đối tượng được hưởng chế độ cung cấp, và đồng thời việc cấp bù giá trực tiếp cho các đối tượng này cũng sẽ tiến hành tại tổ quản lý tem phiếu: Việc thực hiện cấp phát tem phiếu hàng quý, thậm chí hàng tháng, gắn liền với thanh toán tiền lương hoặc cấp phát trợ cấp cũng diễn ra ở tổ quản lý tem phiếu. Ngoài ra hàng ngày còn những việc thay đổi tiêu chuẩn, đổi tem phiếu, di chuyển đi đến, v.v....cũng sẽ diễn ra ở đây.

Tuỳ theo khối lượng công việc quản lý, cấp phát tem phiếu và bù giá trực tiếp bằng tiền tại quận, huyện, thị xã nhiều hay ít (cụ thể là số lượng đơn vị, số lượng đối tượng được hưởng chế độ cùng cấp nhiều hay ít) mà bố trí số lượng cán bộ nhân viên để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác.

Nói chung biên chế của tổ quản lý tem phiếu thuộc phòng tài chính quận, huyện, thị xã có từ 5 đến 8 người. Cụ thể bố trí như sau:

Biên chế CBCNV tổ quản lý tem phiếu thuộc phòng tài chính quận, huyện, thị xã bố trí theo chức danh và khối lượng công việc.

Loại

Quy mô công việc nhỏ và trung bình (1)

 

Quy mô công việc tương đối lớn (2)Quy mô công việc lớn và cực lớn (3)

CBNV

a (4)

b (5)

a (4)b (5)a (4)b (5)

- Tổ trưởng (phó trưởng phòng TC)

 

1

1111

- Tổ phó (6)

-

-

-111

- Cán bộ chính sách kế hoạch

1

1

1111

- Cán bộ cấp phát bù giá bằng tiền

1

1

1111

- Kho

1

1

1111

- Thống kê kế toán tem phiếu

1

1

1111

Cộng

5

5

577-87-8

Cước chú:

(1) Huyện có quy mô công việc nhỏ và trung bình là huyện có khoảng dưới 1 vạn đến trên 2 vạn CBCNVC và người ăn theo.

(2) Huyện có quy mô tương đối lớn là huyện có khoảng từ 2v5 đến 4 vạn CBCNVC và người ăn theo.

(3) Huyện có quy mô công việc lớn là huyện có từ trên 4 vạn đến 6 vạn trở lên cán bộ công nhân viên và người ăn theo. Huyện có quy mô công việc cực lớn là Huyện có trên 7 vạn CBCNVC và người ăn theo.

(4) Huyện có nhiều đối tượng chính sách, không có hoặc có ít đơn vị của tỉnh và trung ương đặt trong địa bàn huyện.

(5) Huyện có nhiều đối tượng chính sách, có nhiều đơn vị của tỉnh và trung ương đặt trong địa bàn huyện.

(6) Tổ phó (nếu có) trực tiếp phụ trách nhóm cán bộ cấp phát, bù giá và kiểm tra.

3. Biên chế của Phòng cà tổ quản lý tem phiếu hướng dẫn ở trên bao gồm cả số cán bộ nhân viên làm các mặt công việc quản lý, cấp phát, bù giá các mặt hàng thực phẩm, công nghệ phẩm, lương thực đối với tất cả các loại đối tượng được hưởng chế độ cung cấp (kể cả lực lượng vũ trang nếu có).

4. Sở Tài chính cần nắm vững số biên chế huyện làm công việc quản lý, cấp phát tem phiếu, sổ mua hàng của Sở, Phòng thương nghiệp, lương thực và yêu cầu các Sở, Phòng này bàn giao cho mình chỉ tiêu biên chế này.

Căn cứ vào nhiệm vụ quản lý, cấp phát tem phiếu, sổ mua hàng cung cấp và nhiệm vụ bù giá trực tiếp bằng tiền của bộ máy quảnlý tem phiếu thuộc Sở Tài chính, Phòng tài chính, mà Sở tài chính tính toán số biên chế cần thiết cho phòng quản lý tem phiếu cà các tổ quản lý tem phiếu, báo cáo với Uỷ ban Nhân dân tỉnh và Bộ Tài chính xin chỉ tiêu biên chế và quỹ tiền lương sự nghiệp cho bộ máy này - Chú ý so sánh số biên chế cần thiết với chỉ tiêu biên chế được bàn giao (không phải là số lượng cán bộ nhân viên được bàn giao) để nêu rõ được phần biên chế xin bổ sung.

III. Về tiêu chuẩn cán bộ nhân viên trong bộ máy quản lý tem phiếu các cấp tại địa phương

1. Đối với mọi cán bộ nhân viên trong bộ máy quản lý tem phiếu nhu cầu chung là phải có phẩm chất chính trị và tư cách đạo đức bảo đảm. Không được sử dụng trong bộ máy quản lý và cấp phát tem phiếu, sổ mua hàng những người đã từng can án hoặc vi phạm kỷ luật về tham ô, buôn lậu, ăn cắp, ăn hối lộ.

2. Yêu cầu về trình độ văn hoá, nghiệp vụ đối với cán bộ nhân viên quản lý và cấp phát tem phiếu các cấp như sau:

 

Cán bộ nhân viên

Tuyển mới

 

Đ.Học TCKT QLKT, TKKH.

Có trên 3 năm công thương nghiệp. TCKTKH, TKT. học TCKT, QLKT. TKKHTốt nghiệp PTTHCó trên 3 năm tham gia QĐTốt nghiệp PTCS trở lên

1

2

34567

- Từ Trưởng Phó phòng QLTP trở lên

x

x

-Tổ trưởng, tổ phó tổ QLTF

x hoặc

xx

- Cán bộ chính sách, KH của phòng QLTP và của tổ QLTP

 

x hoặc

 

x

x

 

 

xx

- Cán bộ nhân viên TK

 

xx hoặcxxx

- Cán bộ cấp phát, kiểm tra, bù giá của Phòng QLTP tổ QLTP

 

x hoặc

 

x

x

x

   x hoặc

x

x

- Kế toán tem phiếu

 

x hoặcxx

- Thủ kho

 

x hoặcxxx

- Bảo vệ

 

xxx

3. Nhìn chung, nên cố gắng điều chỉnh cán bộ nhân viên trong cơ quan Tài chính, hoặc điều động từ ngành thương nghiệp, lương thực sang hoặc tiếp nhận học sinh đại học, trung học chuyên nghiệp Tài chính, Kế toán, quản lý kinh tế hoặc thống kê kế hoạch - Nếu không đủ và được sự đồng ý của UBND địa phương mới được tuyển chọn từ ngoài xã hội vào. Cần chú ý ưu tiên tuyển chọn những người có  trình độ văn hoá tốt nghiệp trung học phổ thông (lớp 12 hoặc lớp 10 cũ) đã kinh qua 1 thời gian trực tiếp sản xuất  ở xí nghiệp, công trường, lâm trường hoặc ở hợp tác xã từ 3 năm trở lên. Đối với miền núi, tiêu chuẩn về trình độ văn hoá có thể hạ thấp 1 chút, nhưng không được dưới lớp 10 (tức lớp 8 cũ).

Sở Tài chính căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương tính toán cụ thể số biên chế của Phòng và các tổ quản lý tem phiếu, trình UBND tỉnh, thành phố, đặc khu quyết định, sau để báo cáo lên Bộ: tình hình tổ chức bộ máy, biên chế quản lý tem phiếu, danh sách Trưởng Phó phòng và tổ trưởng quản lý tem phiếu, trình độ văn hoá nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ nhân viên quản lý tem phiếu - Bộ sẽ có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho từng loại cán bộ nhân viên quản lý tem phiếu và sẽ thông báo cụ thể về việc này trong thời gian tới

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504258813130_108340316910_41 TC.QLTP.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 28/11/1983
về việc hướng dân thi hành quyết định số 27-TC/QÐ/TCCB ngày 17/11/1983 của Bộ Tài chính về tổ chức bộ máy quản lý và cấp phát tem phiếu, sổ mua hàng trong ngành tài chính.
Số kí hiệu 41 TC/QLTP Ngày ban hành 28/11/1983
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 28/11/1983
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Trần Tiêu
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

28/11/1983

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 41 TC/QLTP

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
28/11/1983 Văn bản được ban hành 41 TC/QLTP
28/11/1983 Văn bản có hiệu lực 41 TC/QLTP
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh