Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/07/1982

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

(Quy định chế độ tài chính gắn thu bù chi cho các đơn vị sự nghiệp nông nghiệp).

____________________________

 Thi hành Nghị định lần thứ 11 của Ban Chấp hành TW và Quyết định số 15/HĐBT ngày 8 tháng 2 năm 1982 về việc cải tiến chế độ quản lý tài chính theo hướng xoá bỏ bao cấp, từng bước đi vào hạch toán kinh tế, Liên Bộ Tài chính - Nông nghiệp quy định chế độ Tài chính "gắn thu bù chi" áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp nông nghiệp như sau:

I. NGUYÊN TẮC CHUNG:

1, Các đơn vị sự nghiệp thi hành chế độ này bao gồm: Các viện, trung tâm, Cục, trạm trại nghiên cứu và thực nghiệm khoa học kỹ thuật nông nghiệp, các trại trường; trạm trại truyền giống thú y, bảo vệ thực vật dưới đây gọi tắt là đơn vị sự nghiệp nông nghiệp.

Các trạm trại nhân giống, cơ khí nông nghiệp, các trạm trại sản xuất khác không thuộc đối tượng thi hành chế độ này.

2, Các đơn vị sự nghiệp nông nghiệp là một tổ chức kinh tế kỹ thuật có tư cách pháp nhân, được Nhà nước cấp phát vốn cố định, ứng trước 1lần 1 phần vốn hoạt động thường xuyên (gọi tắt là vốn hoạt động). Trong quá trình hoạt động, đơn vị được quyền để lại một phần hay toàn bộ khấu hao cơ bản, một phần chênh lệch thu lớn hơn chi để làm nguồn vốn tự có tham gia đầu tư vốn cố định hoặc bổ sung vốn hoạt động của mình. Ngoài ra đơn vị còn được quan hệ tín dụng với Ngân hàng Nhà nước theo chế độ thể lệ của Ngân hàng.

3, Các đơn vị sự nghiệp nông nghiệp có trách nhiệm hoàn thành tốt nhiệm vụ Nhà nước giao, đồng thời có biện pháp tiết kiệm chi, tăng thu cho ngân sách, lấy thu bù đắp cho các khoản chi phí, tiến tới có tích luỹ cho Nhà nước.

 Trong phạm vi năng lực nghiên cứu, thực nghiệm, sản xuất hiện có (đất đai, lao động, vật tư, máy móc , thiết bị) nếu đơn vị tổ chức sản xuất mặt hàng phụ hoặc ký kết các hợp đồng làm thêm để hỗ trợ cho nhiệm vụ chính và cải thiện đời sống CBCN viên thì phải chấp hành các quy định của Nhà nước về sản xuất mặt hàng phụ và không được lỗ.

4, Đơn vị sự nghiệp phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ ...... và các chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính hiện .......

5, Tuỳ theo mức độ hoàn thành kế hoạch và tình hình thi hành chính sách chế độ của Nhà nước, đơn vị sẽ được thưởng hoặc bị phạt vật chất theo quy định tại mục V của Thông tư này.

II. QUẢN LÝ VỐN CỐ ĐỊNH VÀ VỐN HOẠT ĐỘNG.

1, Đơn vị được áp dụng chế độ quản lý TSCĐ và khấu hao TSCĐ theo Quyết định số 215/tài chính ngày 2 tháng 10 năm 1980 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

2, Đơnvị được Nhà nước cấp vốn lần đầu để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và trang bị TSCĐ. Trong quá trình sử dụng TSCĐ đơn vị được giữ lại một phần hay toàn bộ vốn khấu hao cơ bản để làm nguồn vốn tự có tham gia đầu tư khôi phục hay mở rộng TSCĐ theo kế hoạch XDCB được duyệt.

3, Việc quản lý, sử dụng số tiền KHCB được giữ lại phải theo đúng các quy định trong quyết định số 232/CP ngày 6 tháng 6 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.

4, Để bảo đảm sự hoạt động bình thường, đơn vị được Ngân sách Nhà nước ứng trước một phần vốn để dự trạm trại nguyên nhiên vật liệu chính: hạt giống, phân bón, thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu, hoá chất, vật liệu phụ, phụ tùng sửa chữa thường xuyên, công cụ lao động thuộc tài sản lưu động .v.v.. cần thiết cho quá trình sản xuất, nghiên cứu, thực nghiệm. Tỷ lệ vốn ứng trước bằng 30-35% (tối đa không quá 50%) trên tổng số chi phí của năm kế hoạch đầu tiên thực hiện chế độ này. Ngoài ra, các đơn vị còn được vay vốn hoạt động theo chế độ tín dụng của Ngân hàng Nhà nước.

III. QUẢN LÝ CHI PHÍ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT VÀ THU NHẬP TIỀN BÁN HÀNG:

A. VỀ CHI PHÍ

Chi phí nghiên cứu, thực nghiệm, sản xuất của các đơn vị sự nghiệp nông nghiệp gồm chi phí thực hiện nhiệm vụ chính và chi phí sản xuất kinh doanh phụ.

Đơn vị cần căn cứ vào định mức, tiêu chuẩn và giá cả do Nhà nước duyệt để lập dự toán chi phí cho từng loại cây, con, từng loại dịch vụ và từng đề tài nghiên cứu khoa học. Nơi nào chưa có đinh mức thì căn cứ vào định mức sản xuất các mặt hàng cùng loại của các đơn vị khác trong ngành để lập dự toán trong thời hạn 1 năm, các đơn vị phải xây dựng định mức của ....... trình cơ quan chủ quản cấp trên duyệt để có căn cứ lập hành dự toán trong các năm sau.

1, Chi phí nghiên cứu, thực nghiệm, sản xuất chính:

Là chi phí thực hiện nhiệm vụ chính được ghi chỉ tiêu kế hoạch hàng năm. Ví dụ, các khoản chi phí nghiên cứu đề tài khoa học, các khoản chi thực nghiệm từng loại giống cây, giống con của các đơn vị sản xuất thực nghiệm, các khoản chi dịch vụ lao vụ của các đơn vị bảo vệ thực vật, thú y, truyền giống vvv...

2, Chi phí sản xuất mặt hàng phụ:

Là chi phí cho các hoạt động sản xuất các mặt hàng phụ nói ở điều 8, phần nguyên tắc chung.

3, Trong mỗi loại hoạt động cần hạch toán chi phí theo các khoản mục sau:

a, Chi phí trực tiếp gồm:

- Chi phí tiền lương và phụ cấp lương, Bảo hiểm xã hội cho cán bộ công nhân viên trực tiếp thực hiện chính .

- Nguyên vật liệu chính như: hạt giống, phân bón, thức ăn gia súc, hoá chất

- Chi phí vật liệu phụ như: thuốc trừ sâu, thuốc thú y, cỏ lót chuồng

- Chi phí năng lượng nhiên liệu, KHTSCĐ, chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi phí trực tiếp khác.

b, Chi phí gián tiếp:

Là chi phí cho bộ máy hoạt động của đơn vị bao gồm: các khoản lương, phụ cấp lương của cán bộ gián tiếp, các chi phí về công vụ phí, công tác phí......

4, Do có nhiều loại cây con có chi phí phát sinh trong năm kế hoạch nhưng lại thu hoạch sản phẩm vào năm sau (năm dương lịch) nên phải phân biệt chi phí dùng để gán bù trong năm kế hoạch theo nguyên tắc:

Chi phí chi phí năm trước chi phí phát sinh chi phí chuyển

gán bù chuyển sang trong năm năm sau

B. VỀ THU NHẬP.

Kế hoạch thu của đơn vị sự nghiệp nông nghiệp bao gồm:

1, Thu về thực hiện các nhiệm vụ chính có các khoản:

- Thu thanh toán giá trị đề tài nghiên cứu thực nghiệm khoa học kỹ thuật.

- Thu bán sản phẩm sản xuất thực nghiệm trồng trọt, chăn nuôi (sản phẩm giống và sản phẩm thương phẩm).

- Thu về giá trị các dịch vụ khoa học, phục vụ học tập giảng dạy, thu tiền công lao vụ cung cấp cho các ngành, đơn vị khác ....

- Thu sản phẩm phụ (rơm, rạ, phân bón) của sản xuất .....

2, Thu về sản xuất mặt hàng phụ:

Là khoản thu về bán sản phẩm, cung ứng lao vụ do kết quả sản xuất mặt hàng phụ đem lại.

Hàng năm, các đơn vị sự nghiệp nông nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch nghiên cứu, sản xuất, cung ứng dịch vụ và tiêu thụ sản phẩm để lập dự toán thu.

a, Sản phẩm lao vụ phải tiêu thụ theo kế hoạch đã được Bộ trưởng (nếu là đơn vị sự nghiệp nông nghiệp Trung ương) hoặc chủ tịch UBND tỉnh, thành phố (nếu là đơn vị sự nghiệp nông nghiệp địa phương) duyệt.

Mọi sản phẩm do đơn vị sản xuất đều phải bán cho cơ quan thương nghiệp của Nhà nước, nếu cơ quan thương nghiệp không mua thì mới được bán cho các đơn vị khác.

b, Về giá cả: Sản phẩm thuộc kế hoạch Nhà nước giao đơn vị phải bán theo giá hiện hành của Nhà nước. Đối với sản phẩm phụ, sản phẩm vượt kế hoạch của sản xuất chính và các mặt hàng phụ được bán theo giá thoả thuận trong khung giá hướng dẫn của cơ quan thương nghiệp.

- Các đề tài khoa học mà đơn vị nhận làm hợp đồng nghiên cứu với các đơn vị khác hoặc do các chủ nhiệm chương trình giao thì giá trị của mỗi đề tài tối thiểu phải bù đắp được chi phí và một phần chênh lệch dôi ra để trích lập các quỹ của đơn vị.

IV. KẾ HOẠCH HOÁ GÁN THU BÙ CHI TÀI CHÍNH:

1, Hàng năm căn cứ vào số kiểm tra của Nhà nước cùng với việc lập các kế hoạch đề tài nghiên cứu khoa học, sản xuất thực nghiệm, phục vụ học tập các loại dịch vụ và kế hoạch sản xuất phụ các đơn vị phải lập các loại dự toán sau đây:

a, Kế hoạch nộp hoặc bù chênh lệch.

b, Dự toán chi phí sản xuất chính.

c, Dự toán thu sản xuất kinh doanh chính, dự toán kinh doanh phụ năm, quý .....

d, Kế hoạch đầu tư XDCB và kế hoạch nguồn vốn đầu tư XDCB.

2, Dự toán thu phải bảo đảm bù đắp chi phí, Nhà nước không cấp chênh lệch. Trường hợp cá biệt các đơn vị sự nghiệp nông nghiệp đã tích cực sắp xếp lại sản xuất, tận thu, tiết kiệm chi mà dự toán thu vẫn nhỏ hơn dự toán chi thì cơ quan chủ quản bàn với cơ quan tài chính cung cấp xét bù chênh lệch vơí thời gian từ 1 ......

3, Nếu chênh lệch thu lớn hơn chi, đơn vị phải nộp vào Ngân sách Nhà nước sau khi đã trừ số để lại lập quỹ xí nghiệp.

4, Cuối năm quyết toán nếu số chênh lệch thu (khi thu lớn hơn chi) cao hơn mức đã giao hoặc chênh lệch thiếu (khi thu nhỏ hơn chi) phải cấp nhỏ hơn mức giao thì phần vượt đó được coi như "lãi" vượt kế hoạch. Nguợc lại nếu chênh lệch thu thấp hơn kế hoạch hoặc chênh lệch thiếu cao hơn kế hoạch giao thì không đạt kế hoạch.

5, Trường hợp bị thiên tai địch hoạ gây tổn thất tài sản, vật tư sản phẩm thì phải thành lập hội đồng gồm cơ quan tài chính, công an huyện và đơn vị, điều tra xác định rõ số thiệt hại do thiên tai gây ra thì mới có cơ sở cấp bù.

V. VỀ KHEN THƯỞNG VẬT CHẤT:

1, Đối với đơn vị sự nghiệp nông nghiệp có tính chất dịch vụ thuần tuý không sản xuất ra của cải vật chất như: Bảo vệ thực vật, thú y ...... thì được xét thưởng tiết kiệm như quyết định 15/HĐBT ngày 8 tháng 2 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng và thông tư hướng dẫn số 05 ngày 6/3/1982 của Bộ Tài chính.

2, Những đơn vị trực tiếp sản xuất ra sản phẩm nông nghiệp nếu được cơ quan quản lý cấp trên công nhận hoàn thành kế hoạch sản xuất nhà nước giao (có sự thoả thuận của Tài chính cùng cấp) thì được trích:

a, 12% quỹ lương cấp bậc thực tế cả năm (bao gồm cả phụ cấp lương tạm thời theo QĐ số 219 CP ngày tháng 5 năm 1981) cho 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi trích từ nguồn thu nhập của đơn vị.

- Nếu đơn vị có chênh lệch thu (thu lớn hơn chi) đủ nguồn vốn trích 2 quỹ mà vẫn còn thừa thì được dùng một phần chênh lệch thừa để bổ sung thêm vốn hoạt động (nếu được giao thêm nhiệm vụ) hoặc sử dụng theo nội dung của quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, nhưng tất cả các khoản bổ sung này phải được kế hoạch hoá vào năm sau (sau khi đã thoả thuận với cơ quan tài chính cùng cấp). Nếu không bổ sung thêm nhiệm vụ thì phải nộp vào ngân sách Nhà nước.

- Nếu số chênh lệch thu không đủ để trích 2 quỹ thì phải giảm quỹ phúc lợi. Nếu đã giảm quỹ phúc lợi mà vẫn không đủ nguồn để trích quỹ khen thưởng thì được ngân sách Nhà nước cấp đủ quỹ khen thưởng trong thời hạn tối đa là 2 năm.

b, Nếu đơn vị vượt kế hoạch thu chi tài chính thì cứ 1% vượt thêm 1% của quỹ lương nói trên cho 2 quỹ khen thưởng lợi, nhưng tổng số trích hoàn thành và hoàn thành kế hoạch tối đa của 2 quỹ không quá 3 tháng lương, số vượt quá

c, Nếu đơn vị không hoàn thành kế hoạch thì cứ 1% thành phải giảm trừ 2% mức trích cho 2 quỹ khen thưởng phúc lợi.

d, Tổng số trích quỹ khen thưởng và phúc lợi được phân sau:

- 70% chi quỹ khen thưởng.

- 30% cho quỹ phúc lợi.

3, Nếu đơn vị có lợi nhuận sản xuất kinh doanh có thành tích sản xuất hàng xuất khẩu và dịch vụ có thu ngoại tệ cho Nhà nước, thì được xét thưởng chung cho các hoạt động này. Trường hợp thiếu

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1, Chế độ tài chính gán thu bù chi này thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 1982.

2, Bộ Nông nghiệp sẽ có văn bản cụ thể thi hành chế độ này. Trong quá trình thi hành, có khó khăn vướng mắc gì nghị các ngành, các điạ phương báo cáo về Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp nghiên cứu giải quyết.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504258798160_108410149059_14.TT.LB.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/07/1982
Quy định chế độ tài chính gắn thu bù chi cho các đơn vị sự nghiệp nông nghiệp
Số kí hiệu 14-TT/LB Ngày ban hành 18/06/1982
Loại văn bản Thông tư liên tịch Ngày có hiệu lực 01/07/1982
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/07/1982

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư liên tịch 14-TT/LB

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
18/06/1982 Văn bản được ban hành 14-TT/LB
01/07/1982 Văn bản có hiệu lực 14-TT/LB
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh