Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 08/02/1982

THÔNG TƯ

Hướng dẫn về việc lập kế hoạch tài chính và ngân sách Nhà nước năm 1982

___________________________

 

Việc xây dựng kế hoạch tài chính về ngân sách Nhà nước năm 1982 theo đúng tinh thần và nội dung Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 cuả Ban chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa quan trọng và cấp bách nhằm đáp ứng các yêu cầu về phát triển kinh tế - văn hoá, đảm bảo quốc phòng và an ninh, ổn định và cải thiện một bước đời sống nhân dân, từng bước ổn định nền tài chính và tiền tệ Nhà nước.

Quốc hội khoá 7, kỳ họp thứ II đã thông qua phương hướng và nhiệm vụ tài chính năm 1982 và giao cho Hội đồng Bộ trưởng chỉ đạo các ngành, các địa phương tính toán lại ngân sách Nhà nước để trình Quốc hội vào kỳ họp sắp tới.

Việc tính lại kế hoạch tài chính và ngân sách Nhà nước năm 1982 phải đảm bảo các yêu cầu:

- Trên cơ sở phát triển mạnh mẽ sản xuất, thực hành tiết kiệm, tích cực khai thác các nguồn thu để tăng thu;

- Tính toán  chặt chẽ các yêu cầu chi, triệt để tiết kiệm chi, thực hiện nguyên  tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Nêu cao tinh thần tự lực tự cường, ra sức phát triển kinh tế và sắp xếp hợp lý lại sản xuất kinh doanh, đổi mới quản lý kinh tế, xoá bỏ bao cấp, gắn kế hoạch hiện vật với kế hoạch giá trị từ cơ sở, ở từng cấp phấn đấu thực hiện cân đối thu chi ngân sách Nhà nước tích cực và vững chắc.

Để thực hiện được những yêu cầu trên và để việc lập Ngân sách có căn cứ, sát với thực tế, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm cần thiết trong việc tính toán lại kế hoạch tài chính và thu chi ngân sách Nhà nước năm 1982 như sau:

I.- Trên tinh thần khai thác mọi khả năng tăng thu, tính toán đầy đủ các nguồn thu tăng lên vào ngân sách Nhà nước, gắn liền với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế và sắp xếp lại sản xuất kinh doanh, giao thông vận tải và lao động như Nghị quyết lần thứ XI của ban chấp hành Trung ương đã đề ra, việc tính toán kế hoạch thu ngân sách Nhà nước phải chặt chẽ dựa trên những căn cứ vững chắc và phải thể hiện được tinh thần triệt để khai thác các khả năng tăng thu trong mọi lĩnh vực hoạt động khác nhau của nền kinh tế quốc dân.

1/ Việc tính toán các kế hoạch thu ngân sách từ các xí nghiệp quốc doanh phải thể hiện được các tinh thần sau đây:

- Trên cơ sở đẩy mạnh và sắp xếp lại một cách hợp lý sản xuất kinh doanh với khả năng về năng lượng, vật tư, tiền vốn hiện có và triệt để khai thác những khả năng tiềm tàng mà xây dựng lại nhiệm vụ sản xuất cao hơn, đảm bảo cân đối tại chỗ, tự giải quyết những mặt mất cân đối ở từng cơ sở xí nghiệp, từng ngành và từng địa phương.

Hoạt động của các xí nghiệp phải gắn với hiệu quả trên một địa bàn (xí nghiệp trung ương, xí nhiệp thuộc tỉnh, huyện, các cơ sở sản xuất thủ công). Nếu xí nghiệp nào có khả năng và điều kiện làm tốt thì phải tập trung đẩy mạnh phát triển, nếu xí nghiệp nào làm ăn không có hiệu quả, thua lỗ thì phải xử lý, và trong trường hợp cần thiết thì có thể giải thể.

- Phải soát  xét lại các định mức kinh tế-kỹ thuật, hết sức tiết kiệm vật tư, nguyên nhiên vật liệu, tổ chức kiểm tra và giao lại kế hoạch giá thành, mức phấn đấu giảm giá thành và phí lưu thông cho từng đơn vị cơ sở; phấn đấu đạt mức tiết kiệm từ 10 - 15% vật tư  nguyên liệu so với hiện nay.

- Do nguồn vật tư của Nhà nước có hạn nhất là nguồn nhập khẩu, kế hoạch Nhà  nước  năm 1982 đã giao cho các xí nghiệp. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành, các ngành chủ quản cần có kế hoạch khai thác mọi khả năng tại chỗ và của ngành căn cứ vào năng lực hiện có của xí nghiệp kể các các xí nghiệp quốc doanh trung ương đóng tại địa phương để giao thêm nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho xí nghiệp.

- Các xí nghiệp,  cơ sở  sản xuất kinh doanh cần phát huy tinh thần tự lực tự cường sắp xếp lại sản xuất, tổ chức lại lao động, với vật tư, nguyên liệu và tiền vốn hiện có, đảm bảo nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước giao và đăng ký tự làm thêm, tổ chức sản xuất phụ để làm thêm sản phẩm và giải quyết việc làm cho cán bộ công nhân viên. Trường hợp xí nghiệp nhận thêm kế hoạch do địa phương giao (đối với các xí nghiệp trung ương), hoặc nhận gia công cho xí nghiệp trung ương (đối với các xí nghiệp địa phương), thì phần nhận thêm và gia công này được coi như phần kế hoạch sản xuất tự làm của xí nghiệp.

- Đối với các xí nghiệp bị lỗ: các ngành chủ quản, các địa phương cần báo cáo, phân tích, đánh giá  đầy  đủ các nguyên nhân lỗ của từng đơn vị. Những xí nghiệp bị lỗ do các nguyên nhân chủ quan, làm ăn không có hiệu quả mà sản phẩm vẫn cần thiết cho nền kinh tế quốc dân thì phải chấn chỉnh lại sản xuất kinh doanh và quản lý để giảm lỗ, trước mắt có thể cấp bù sau một thời gian cho phép phấn đấu không lỗ và tiến tới có lãi. Những đơn vị lỗ do chính sách giá của Nhà nước thì phải có biện pháp từng bước giảm giá thành để giám lỗ. Đối với những xí nghiệp sản xuất kinh doanh không có hiệu quả, thua lỗ triền miên thì phải có biện pháp xử lý. Ngân sách không bù lỗ.

- Trên cơ sở hệ thống giá bán buôn công nghiệp, giá bán buôn vật t dự kiến sẽ điều chỉnh (theo bản giá đính kèm), hệ thống giá chính thức của Nhà nước đã quy định hạc giá đã được các cơ quan có thẩm quyền cho phép tạm tính. Các ngành chủ quản, các địa phương cần hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị cơ sở tính kế hoạch thu. Khi tính toán cần phân biệt rõ 3 khoản thu chủ yếu: thu quốc doanh, thu trích nộp lợi nhuận và thu khấu hao cơ bản.

a) Về thu quốc doanh:

Được tính trên toàn bộ số sản phẩm có thu quốc doanh kể cả sản phẩm do kế hoạch Nhà nước giao, sản phẩm do địa phương giao thêm, do xí nghiệp tự khai thác, phát huy năng lực sẵn có để làm thêm. Đối với sản phẩm do kế hoạch Nhà nước giao được tính theo giá chỉ đạo của Nhà nước, đối với sản phẩm tự làm, sản xuất phụ và phần chênh lệch giá phế liệu phế phẩm đưa vào sản xuất phụ thì tính theo thông tư 04- của Bộ Tài chính.

b) Về thu trích nộp lợi nhuận:

Việc tính toán kế hoạch thu trích nộp lợi nhuận vào ngân sách Nhà nước cần tổng hợp và phân định rõ: lợi nhuận thu từ các sản phẩm theo kế hoạch Nhà nước giao, sản phẩm do các xí nghiệp tự làm, sản phẩm từ sản xuất phụ, và lợi nhuận do giảm giá thành và phí lưu thông.

c) Về thu khấu hao cơ bản:

Trong khi chờ văn bản hướng dẫn thi hành quyết định 257-CT của Hội đồng Bộ trưởng, việc kế hoạch hoá số thu khấu hao cơ bản của các xí nghiệp nộp ngân sách được nâng lên 3 lần so số thu khấu hao hiện nay. Những xí nghiệp đã áp dụng chế độ khấu hao theo quyết định 215 của Bộ Tài chính mà giá thành không vượt quá giá xí nghiệp thì cứ tiếp tục áp dụng, nếu giá thành vượt giá xí nghiệp thì áp dụng tỷ lệ giảm trừ. Trường hợp chưa áp dụng quyết định 215 thì tính kế hoạch trên cơ sở số khấu hao hiện hành nâng lên 3 lần.

2/ Kế hoạch thu từ khu vực kinh tế tập thể - cá thể được tính toán trên tinh thần đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, chống đầu cơ buôn lậu, tăng cường công tác quản lý và thu thuế, chống thất thu lậu thuế về số hộ, doanh thu, man khai diện tích và sản lượng v.v... Cần tính toán lại một cách chặt chẽ kế hoạch thu thuế 1982 (thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp...) cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh  và giá cả hiện nay nhằm động viên đóng góp công bằng hợp lý, thực hiện điều tiết đúng mức thu nhập của các tầng lớp thuộc khu vực kinh tế tập thể và cá thể.

3/ Trong tình hình hiện nay, các khoản thu khác của ngân sách còn có khả năng tăng lên, cần được tính toán và có kế hoạch tập trung đầy đủ nguồn thu vào ngân sách Nhà nước (kể cả ở trung ương và ở địa phương)

Các đơn vị hoạt động sự nghiệp (trạm trại, cơ sở thí nghiệm, khảo sát thiết kế, nghiên cứu khoa học, văn hoá, thể dục thể thao...) chưa hạch toán kinh tế và còn áp dụng các hình thức như "gán thu, bù chi" hoặc "thu đủ, chi đủ" đều có những khả năng tăng thu, và giảm bù lỗ. Các Bộ, các địa phương cần có kế hoạch kiểm tra và sắp xếp lại, xử lý những cơ sở không có hiệu quả hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị để khi xác định kế hoạch tăng thu và giảm chi cho Ngân sách.

II.- Tính toán chặt chẽ các khoản chi ngân sách bảo đảm hiệu quả kinh tế của đòng vốn bỏ ra, quán triệt tinh thần hết sức tiết kiệm chi, thực hiện tốt nguyên tắc Nhà nước và dân cùng làm.

Đi liền với các khả năng tăng thu, do tác động trực tiếp của việc điều chỉnh giá và phụ cấp lương, trong năm 1982, nhiều  khoản chi của ngân sách Nhà nước cũng tăng lên, nhất là chi về xây dựng cơ bản, chi bù lỗ những mặt hàng cung cấp theo định lượng và theo giá chỉ đạo cho cán bộ, công nhân, viên chức và các đối tượng khác theo qui định của Nhà nước.

Việc tính toán chặt chẽ các khoản chi đảm bảo phản ánh đầy đủ các yêu cầu chi và  hết sức tiết kiệm chi có một ý nghĩa rất lớn để góp phần đảm bảo thu chi ngân sách được thăng bằng một cách tích cực:

1/ Chi về bù lỗ các mặt hàng cung cấp theo định lượng và theo giá chỉ đạo cho cán bộ công nhân viên và các đối tượng khác theo qui định của Nhà nước.

Việc quản lý và thực hiện bù lỗ các mặt hàng cung cấp theo định lượng được thực hiện qua khâu bán lẻ (bù cho người tiêu dùng) ở huyện, quận, thị xã theo thực tế đã bán lẻ các mặt hàng trong diện cung cấp cho cán bộ nhân viên Nhà nước và các đối tượng khác theo qui định. Để thực hiện tốt việc đảm bảo cung cấp hiện vật và có kế hoạch đảm bảo bù lỗ kịp thời và sát vơí yêu cầu, cần thực hiện một số việc cụ thể sau đây:

a) Nắm đầy đủ và kiểm tra chặt chẽ các đối tượng trong diện được cung cấp hiện vật theo định lượng ở từng cơ sở trong từng huyện, quận, thị xã bao gồm cán bộ công nhân, viên chức Nhà nước (thuộc nhiều biên chế trung ương và biên chế địa phương), người ăn theo, và các đối tượng khác theo qui định; đồng thời cần kiểm tra và tính toán chặt chẽ tiêu chuẩn định lượng và giá cả phải bù.

Để nắm được đối tượng và khối lượng hàng hoá phải cung cấp ở địa phương, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các huyện, quận và thị xã tiến hành kiểm tra, kê khai số người và tiêu chuẩn được cung cấp theo qui định ở từng cơ sở trong từng xã phường, kết hợp việc nắm đối tượng cung cấp với quản lý hộ khẩu để tính kế hoạch bù giá.

b) Trên cơ sở cân đối quỹ hàng hoá tại địa bàn huyện với tinh thần tích cực giải quyết tại chỗ, khai thác mọi khả năng về sản xuất và thu mua ở từng huyện, nhất là về lương thực và nông sản thực phẩm để đảm bảo quỹ hàng hoá bán ra cho nhu cầu của huyện và giao nộp lên trên, hết sức hạn chế các khâu trung gian, gây tốn phí và hao hụt không cần thiết; tính toán giá vốn và giá bán cung cấp theo định lượng để tính số lỗ phải bù cho từng loại mặt hàng. Quy việc tính toán cân đối quỹ hàng hoá, thu mua  và tự giải quyết tại chỗ ở địa phương đảm bảo yêu cầu cung cấp cho các đối tượng theo qui định mà xác định mức chi về bù giá. Trong trường hợp khối lượng hàng hoá đưa vào cung cấp ở các tỉnh, thành phố có hàng do cấp I đưa về (kèm theo giá vốn), có hàng thu mua ở địa phơng, cần phải căn cứ vào khối lượng và giá từng nguồn hàng để xác định giá vốn bình quân một đơn vị hàng đưa vào cung cấp để tính kế hoạch bù lỗ.

- Trong việc đảm bảo cung cấp hiện vật cho cán bộ công nhân viên và các đối tượng qui định, có trường hợp cán bộ  nhân viên tự túc được một số mặt hàng, trong trường hợp Nhà nước không cung cấp đủ thì bù bằng tiền cho công nhân viên chức, tối đa là theo giá quy định của Nhà nước. Số tiền bù này coi như bù lỗ, nằm trong quỹ bù lỗ và phải tính vào kế hoạch chi về bù lỗ của năm 1982.

Về nguồn vốn để bù giá: Trước hết huy động các nguồn thu tại địa phương để đảm bảo giải quyết chủ động cấp bù, bao gồm:

- Các khoản thu về chênh lệch giá trong khâu lưu thông và các khoản thu khác của các đơn vị thuộc địa phương quản lý (nếu có).

- Nguồn thu của ngân sách địa phương sau khi đã đảm bảo các nhu cầu chi về xây dựng cơ bản và hành chính sự nghiệp.

- Nếu địa phương thực hiện thu hai lần lương ngoài giá thành thì phải tính số thu này vào nguồn vốn để bù giá.

Trường hợp các nguồn thu trên đây tại địa phương chưa đủ bù đắp số phải cấp về bù giá tại địa phưoưng thì Trung ương sẽ chuyển kinh phí bù cho đủ.

2/ Chi về vốn lưu động. Việc tính toán kế hoạch cấp vốn lưu động năm 1982 chủ yếu là cho các đơn vị mới đưa vào sản xuất trong năm trên cơ sở định mức chặt chẽ. Đối với các đơn vị xí nghiệp đang hoạt động cần tiến hành định mức lại theo đúng nội dung và phưoưng pháp hướng dẫn trong thông tư liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước số 16-TT/LB và nguồn vốn đảm bảo hoạt động là trị giá hàng hoá vật tư tồn kho qua kiểm kê 1/6 và 1/10/1981 được kiểm tra lại, từng ngành, từng địa phơng thực hiện việc điều hoà từ nơi thừa sang nơi thiếu bao gồm cả vốn ngân sách cấp và vốn vay ngân hàng và xác định lại mức vốn tự có của từng xí nghiệp, ngân sách cấp và vốn vay ngân hàng theo thực tế ở từng đơn vị.

3/ Chi về hành chính sự nghiệp: Thực hiện chính sách trợ cấp lơng và điều chỉnh giá, chi về sự nghiệp và hành chính sẽ tăng lên. Các Bộ, các ngành, và Uỷ ban nhân dân các địa phơng cần tính toán cụ thể và chặt chẽ kế hoạch chi hành chính sự nghiệp năm 1982:

+ Việc tính kế hoạch chi hành chính cần tính toán và quản lý chặt chẽ số biên chế đã được duyệt, và căn cứ chính sách lương và giá cả để tính mức kế hoạch chi hợp lý và tiết kiệm. Trường hợp có số biên chế thừa thì phải chủ động giải quyết tại cơ sở, huyện, tỉnh và ngành chủ quản, số còn lại cần báo cho cơ quan lao động để có kế hoạch giải quyết theo chế độ. Chi về vật chất cần thiết cho công tác nghiệp vụ phải tính toán cụ thể cho từng loại, với giá cả mới hết sức điều chỉnh (giá đảm bảo kinh doanh) để tính kinh phí tăng lên hết sức hạn chế mua sắm thêm đồ  dùng trong các cơ quan... để giảm chi Ngân sách. Trên cơ sở tính toán lại mức chi về hành chính hợp lý và tiết kiệm, cần xác định hạn mức và khoán chi cho các cơ quan, đơn vị.

+ Việc tính kế hoạch chi hoạt động sự nghiệp cần áp dụng mức khoán chi theo từng kế hoạch công việc và dịch vụ trên cơ sở có tính toán đầy đủ các yêu cầu chi, hết sức tiết kiệm chi và triệt để khai thác nguồn thu để đảm bảo bù đắp chi. Việc khoán chi phải lấy mức bình quân trong vài ba năm gần đây về khả năng vật tư hàng hoá cung cấp và chi phí thực tế có so sánh giữa các ngành, các đơn vị để rút ra mức khoán chi bình quân hợp lý và một mức % phải tiết kiệm.

Đối với các khoản chi về y tế, giáo dục có thể khoán chi tính trên giường bệnh, đầu học sinh, và thực hiện mức tiết kiệm dự toán chi theo % thích hợp.

Đối với các ngành thể dục thể thao, văn công, văn nghệ... cần tăng cường hoạt động để tăng thu quản lý chặt chẽ chi, bảo đảm các yêu cầu chi tiêu và bồi dưỡng hiện vật theo chế độ Nhà nước quy định.

Với khả năng tài chính Nhà nước năm 1982, ????? động bình thường và từng bước cải thiện hoạt động của các ngành, cần vận dụng mạnh mẽ nguyên tắc Nhà nước và nhân dân cùng làm, khai thác triệt để các nguồn thu để đảm bảo yêu cầu chi, coi trọng hiệu quả kinh tế và phải hết sức tiết kiệm chi; phải tính toán chặt chẽ cân đối giữa tiền vốn và vật tư có thể đảm bảo được.

Đối với các khoản chi về quốc phòng và an ninh, Ngân sách Nhà nước phải cố gắng bảo đảm với tinh thần hết sức tiết kiệm chi và ra sức phát huy mọi khả năng thu nội bộ để giảm chi cho ngân sách.

4/ Chi về xây dựng cơ bản: Trong tình hình vật tư và  tài chính có nhiều khó khăn, phải trên cơ sở sắp xếp lại các công trình xây dựng cơ bản tập trung khả năng vật tư và nguồn vốn cho các công trình trng điểm, các công trình thật cần thiết, có hiệu quả kinh tế cao và sớm đưa vào sản xuất, sử dụng trong năm 1982, mà tính toán kế hoạch giá trị các công trình  đưa vào sản xuất trong năm (kể cả khối lượng hoàn thành của năm 1981 chưa được thanh toán) để ghi kế hoạch vốn cấp phát ngân sách năm 1982. Phải hạn chế và giảm số chi về nguyên vật liệu mua ngoài, đình chỉ việc thuê nhân công ngoài, phấn đấu tiết kiệm giảm giá thành xây lắp  ít nhất 10%, giảm tổng mức vốn xây dựng cơ bản trong năm 1982.

III.- Việc tổng hợp và cân đối ngân sách ở từng cấp kế hoạch (các Bộ, các địa phương và cơ sở) phải phấn đấu bảo đảm cân đối tích cực. ở cấp huyện và cơ sở trong quá trình tính toán và sau khi tổng hợp, cần phải xem xét và kiểm tra chặt chẽ phát hiện những khả năng tăng thu và tiết kiệm chi, nhằm bảo đảm cân đối thu chi tài chính một cách tích cực gắn với kế hoạch hiện vật ở từng cơ sở và trên địa bàn huyện; nếu vấn còn có mặt mất cân đối mà không giải quyết được thì phải có những kiến nghị cụ thể lên trên. ở cấp tính, ngành chủ quản sau khi tổng hợp kế hoạch phải tính toán phân tích các mặt cân đối đảm bảo vững chắc và tích cực, nếu không cân đối được thì phải có biện pháp bảo đảm các mặt cân đối cần thiết cho sản xuất, kinh doanh, phục vụ, tăng nguồn thu và tiết kiệm chi cho Ngân sách. Trường hợp vẫn không giải quyết được thì có kiến nghị để giải quyết với Hội đồng Bộ trưởng.

+ Ngoài các nguồn thu và nhiệm vụ chi theo kế hoạch đã đưa vào cân đối ngân sách 1982, ở địa phương còn có các nguồn vốn tài chính để chủ động giải quyết các yêu cầu chi có mục đích nhằm phát triển kinh tế - văn hoá và  phúc lợi công cộng ở địa phương với khả năng về vật tư và lao động địa phương có thể tự lo liệu được cũng phải đưa vào kế hoạch từ đầu năm và phải được thể hiện qua thu chi ngân sách địa phương, cụ thể:

+ Về kết dư ngân sách địa phương sau khi đã được kiểm tra xác định thấy có kết dư (do tăng thu và tiết kiệm chi) thì địa phương được sử dụng số kết dư ngân sách theo quyết định của Hội đồng nhân dân vào việc phát triển kinh tế - văn hoá  ở địa phương.

+ Về tiền thu về xổ số kiến thiết, trên cơ sở đẩy mạnh và mở rộng hoạt động một cách hợp lý ở địa phương và theo đúng chế độ quản lý thống nhất của Nhà nước, địa phương cần sử dụng vào mục đích xây dựng phát triển các công trình phúc lợi công cộng ở địa phương.

IV.- Để chuyển biến kịp thời theo tinh thần của Nghị quyết XI của ban chấp hành Trung ương Đảng, các ngành chủ quản, các địa phương cần chủ động có kế hoạch biện pháp tổ chức tiến hành những công việc cần thiết để xây dựng lại ngân sách Nhà nước năm 1982. Các ngành và địa phương cần khẩn trương tính toán chặt chẽ các mặt cân đối và giao lại nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm 1982 cho các xí nghiệp; khi giao nhiệm vụ sản xuất kinh doanh cho các xí nghiệp đồng thời thông báo cho Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố ở nơi xí nghiệp đóng biết để phối hợp trong việc sắp xếp và tổ chức lại sản xuất, tận dụng năng lực sản xuất và tăng cường quản lý trên địa bàn tỉnh, thành phố và qua đó mà tính toán khả năng để giao thêm nhiệm vụ sản xuất cho các xí nghiệp; thông báo hệ thống giá chuẩn của Nhà nước và hớng dẫn cho các cơ sở xí nghiệp tính toán cụ thể làm căn cứ cho việc tính toán giá thành, giá  xí nghiệp, giá giao dịch và tổ chức việc tính toán kế hoạch thu ngân sách. Đối với những vật tư , sản phẩm chưa có giá cụ thể, các ngành và địa phương căn cứ vào hướng dẫn của Chính phủ hoặc Uỷ ban Vật giá để xác định cụ thể hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định.

Việc tính toán và xây dựng lại kế hoạch ngân sách Nhà nước lần này có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng và giải quyết các yêu cầu mà Nghị quyết lần thứ XI của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết của Quốc hội khoá 7 kỳ họp thứ 2 đã đề ra nhằm phát huy mạnh mẽ những nhân tố tích cực, kiên quyết khắc phục những  khuyết điểm, thực sự chuyển biến một bớc tình hình kinh tế tài chính, tạo đà chuyển biến mạnh hơn trong những năm sau.  Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có biện pháp triển khai việc tính toán lại kế hoạch ngân sách Nhà nước năm 1982 theo tinh thần mới. Kế hoạch thu chi ngân sách Nhà nước 1982 phải thể hiện được tính cân đối tích cực ở 3 cấp kế hoachj giá trị, được xây dựng và tổng hợp từ cơ sở, xí nghiệp, huyện và gửi về Bộ Tài chính chậm nhất vào cuối tháng 3/1982 để kịp tổng hợp trình Quốc hội trong kỳ họp tới.

Trong quá trình thực hiện, Bộ Tài chính sẽ cùng với các Bộ, và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố bàn bạc giải quyết các vấn đề cụ thể  còn vướng mắc để công việc tiến hành được kịp thời và có kết quả./.

Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 08/02/1982
Hướng dẫn về việc lập kế hoạch tài chính và Ngân sách Nhà nước năm 1982
Số kí hiệu 04 TC/NSNN Ngày ban hành 08/02/1982
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 08/02/1982
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

08/02/1982

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 04 TC/NSNN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
08/02/1982 Văn bản được ban hành 04 TC/NSNN
08/02/1982 Văn bản có hiệu lực 04 TC/NSNN
01/10/1999 Văn bản hết hiệu lực 04 TC/NSNN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh