Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 15/09/1977

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc lập dự toán ngân sách Nhà nước năm 1978 và kế hoạch tài chính 5 năm 1976-1980

________________________

Thi hành chỉ thị số 212-TTg ngày 15/5/1977 và Chỉ thị số 286-TTg ngày 14/7/1977 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch Nhà nước và ngân sách Nhà nước năm 1978 và kế hoạch tài chính 5 năm 1976-1980, Bộ Tài chính hướng dẫn dưới đây cách tính, giao và sử dụng các chỉ tiêu chất lượng về tài chính, phương pháp lập kế hoạch tài chính 1976-1980 và lập dự toán ngân sách Nhà nước năm 1978.

1. Cách tính, giao và sử dụng chỉ tiêu chất lượng về tài chính.

Đây là những chỉ tiêu tổng hợp bằng tiền thể hiện hiệu quả sản xuất, kinh doanh của từng xí nghiệp, từng ngành, căn cứ vào vốn sản xuất và số lao động hiện có của từng đơn vị. Nhưng chỉ tiêu này phải tính toán trên cơ sở đặc điểm sản xuất, kinh doanh của từng ngành. Qua bước đầu bàn bạc với các Bộ chủ quản, Bộ Tài chính đã giao các chỉ tiêu chất lượng về tài chính sau đây :

a) Đối với các ngành sản xuất :

- Tích luỹ tiền tệ nộp ngân sách Nhà nước trên 1.000đ vốn sản xuất, trong đó : trên 1000đ tài sản cố định.

- Tích luỹ tiền tệ nộp ngân sách Nhà nước trên 1 công nhân viên sản xuất.

b) Đối với các ngành lưu thông phân phối và phục vụ như  : lương thực, bưu điện ...:

- Doanh thu trên một công nhân viên sản xuất

- Chi phí trên 1000đ doanh thu

- Tích luỹ tiền tệ nộp ngân sách trên 1000đ vốn sản xuất trong đó: tích luỹ tiền tệ nộp ngân sách trên 1000đ tài sản cố định.

Đối với các ngành, các xí nghiệp do địa phương quản lý, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố dựa vào các chỉ tiêu chất lượng đã được xác định bước đầu đối với các ngành (có bảng tổng hợp kèm theo) để tính toán các chỉ tiêu chất lương về tài chính để giao cho các ngành, các xí nghiệp. Yêu cầu về tài chính từ nay đến năm 1980 đối với các ngành, xí nghiệp ở phía Bắc là phải phấn đấu nhanh chóng trở lại và vượt những mức đã đạt được trước đây về tích luỹ tiền tệ và hiệu quả sử dụng vật tư, lao động, tiền vốn. Đối với các ngành, các xí nghiệp ở phía Nam cần chọn mức cao nhất đã đạt được trong 2 năm 1976 hoặc 1977 làm mốc và tìm biện pháp để ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng tiền vốn, vật tư, lao động.

Các chỉ tiêu chất lượng về tài chính trên đây được tính toán căn cứ vào kết quả:

- Xác định vốn sản xuất (nguyên giá tài sản cố định gồm vốn ngân sách cấp, vốn vay ngân hàng Nhà nước và vốn lưu động không kể phần vốn vay của Ngân hàng Nhà nước) hiện có của từng ngành trực thuộc các Bộ, Tổng cục.

- Xác định số lao động hiện có của từng ngành trực thuộc các Bộ, Tổng cục.

- Xác định yêu cầu về tích luỹ tiền tệ nộp ngân sách Nhà nước.

Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, mỗi ngành sản xuất, kinh doanh cần tìm ra những biện pháp để thực hiện vượt mức yêu cầu, bao gồm :

- Những biện pháp về huy động tài sản cố định hiện có của xí nghiệp dựa vào sử dụng và tính khấu hao cơ bản. Trường hợp xí nghiệp có tài sản cố định chưa cần dùng hoặc không cần dùng phải báo cáo lên cấp trên để điều động sử dụng. chỉ có những tài sản cố định được Chính phủ cho phép tạm giữ thì xí nghiệp mới không tính khấu hao cơ bản (thông tư số 260 - TTg ngày 20/6/1977 của Thủ tướng Chính phủ); và không tính vào số vốn cố định đòi hỏi phải có hiệu quả theo định mức.

- Biện pháp về tăng vòng quay vốn lưu động, mở rộng sử dụng vốn vay Ngân hàng Nhà nước, giải phóng vật tư ứ đọng, thanh toán nợ chiếm dụng;

- Những biện pháp về tổ chức và sử dụng hợp lý các loại lao động hiện có của xí nghiệp nhằm tăng thêm sản phẩm, mở rộng và tăng thêm các hoạt động dịch vụ tăng thu nhập cho công nhân viên, đồng thời tăng thêm tích luỹ tiền tệ.

- Những biện pháp về giảm tiêu hao vật chất, tiết kiệm chi phí trong sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm, hạ phí lưu thông...

Mỗi biện pháp trên đều dẫn đến kết quả nhất định làm tăng tích luỹ tiền tệ (tăng tử số) hoặc làm giảm vốn sử dụng của kỳ kế hoạch so với kỳ báo cáo (giảm mẫu số) nhằm đạt và vượt mức yêu cầu của Nhà nước đã giao.

Mỗi xí nghiệp, mỗi ngành, mỗi cấp cần sử dụng các chỉ tiêu chất lượng về tài chính như nói trên để kiếm tra việc kế hoạch hoá cũng như việc thực hiện các yêu cầu của Nhà nước về hiệu quả sử dụng vốn, về mức huy động tích luỹ tiền tệ, về kết quả lao động của từng ngành, từng địa phương, từng đơn vị, từng công nhân viên sản xuất, đảm bảo mọi hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng đem lại kết quả to lớn hơn trước.

2. Phương pháp lập kế hoạch tài chính 1976-1980

Theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các ngành, các xí nghiệp phải lập kế hoạch tài chính 5 năm 1976-1980 song song với việc lập kế hoạch kinh tế 5 năm.

Phương pháp kế hoạch hoá tài chính 1976 - 1980 cũng căn cứ vào kế hoạch kinh tế kỹ thuật và cũng áp dụng những phương pháp kế hoạch hoá hằng năm đã được hướng dẫn tại quyết định số 302-TTg ngày 7/7/1976 của Thủ tướng Chính phủ nhằm tác động tích cực đến kế hoạch kinh tế kỹ thuật, đảm bảo chi phí ít nhất và đem lại kết quả cao nhất.

Ngoài ra, việc tính toán các chỉ tiêu kế hoạch tài chính 5 năm cần đảm bảo so sánh được giữa nhiều năm, nên cần có sự tính toán quy đổi đồng nhất các chỉ tiêu của kỳ kế hoạch : những điều kiện phổ biến cần tính toán quy đổi của kỳ kế hoạch là : giá cả và chế độ tài chính. Để có giá cả so sánh được giữa nhiều năm trong kỳ kế hoạch và giữa các kỳ kế hoạch 5 năm, cần thiết phải xác định giá cả được dùng để kế hoạch hoá tài chính là giá cả chỉ đạo hiện hành của Nhà nước, trên cơ sở đó tính toán loại trừ các yếu tố làm thay đổi giá cả gây ảnh hưởng đến tích luỹ tiền tệ do : Nhà nước có quyết thay đổi giá bán vật tư hàng hoá, bù giá, bán giá cao, thay đổi giá cước vận tải... trong  các thời kỳ cần so sánh với kỳ kế hoạch.

Về chế độ tài chính, để tính so sánh hiệu qủa sử dụng vốn, cần quy đổi các điều kiện sử dụng vốn của các thời kỳ cần so sánh theo chế độ hiện hành đang áp dụng để tính toán trong kỳ kế hoạch.Ví dụ : tính lại tỷ lệ tham gia của ngân sách Nhà nước trong định mức vốn lưu động của xí nghiệp trước đây theo nghị quyết 32-CP và thông tư số 14-TT/LB của Liên Bộ Tài chính - Ngân hàng.

Về việc tổng hợp kế hoạch, hiện này theo yêu cầu quản lý theo ngành và theo địa phương nên kế hoạch tài chính của các tổ chức, đơn vị cơ sở phải được tổng hợp theo ngành và theo cấp.

Các địa phương cần tổng hợp kế hoạch tài chính theo từng ngành trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố. Các Bộ, Tổng cục cần tổng hợp theo ngành và theo địa phương kế hoạch tài chính  của các đơn vị trực thuộc. Các ngành cần thông báo cho từng địa phương có đơn vị trực thuộc ngành hoạt động biết các chỉ tiêu kế hoạch tài chính để Uỷ ban Nhân dân các tỉnh thực hiện nhiệm vụ giám đốc việc thực hiện kế hoạch của các xí nghiệp này. Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố cần thông báo kế hoạch tài chính từng ngành trực thuộc địa phương cho các Bộ, tổng cục quản lý ngành biết để thực hiện nhiệm vụ quản lý toàn ngành.

Việc thông báo các chỉ tiêu kế hoạch tài chính qua lại giữa các Bộ, Tổng cục về các Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố cần có các bản sao gửi cho Bộ Tài chính để tổng hợp cân đối tài chính trong cả nước.

Để đảm bảo thực hiện việc tổng hợp và thông báo như trên, Bộ Tài chính hướng dẫn sau đây các biểu tổng hợp kế hoạch tài chính của từng ngành (kèm theo các biểu 1, 2, 3, 4, 5) để các ngành, các cấp cùng thực hiện và rút kinh nghiệm nhằm từng bước nâng cao chất lượng kế hoạch tài chính.

3. Lập dự toán ngân sách năm 1978 của từng Bộ, từng địa phương trên cơ sở tổng hợp kế hoạch tài chính của các ngành, các tổ chức trực thuộc Bộ, tỉnh và thành phố. Từ nay  các Bộ, các Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố cần tổ chức việc tổng hợp đầy đủ kế hoạch tài chính từ các đơn vị cơ sở, các ngành trực thuộc để có căn cứ lập dự toán ngân sách, đảm bảo dự toán ngân sách Nhà nước gắn liền với kế hoạch kinh tế - kỹ thuật của các ngành sản xuất kinh daonh và đảm bảo không bỏ sót một đơn vị nào.

Đối với dự toán chi về hành chính sự nghiệp, các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố cần chú ý :

a) Về chi hành chính :

- Tính toán phản ánh vào dự toán ngân sách kết quả của việc thực hiện giảm biên chế 10% theo Nghị quyết 95-CP của Hội đồng Chính phủ.

- Khai thác giá trị tồn kho vật tư của năm 1977 chuyển sang để giảm dự toán của năm 1978.

b) Về chi sự nghiệp :

- Huy động vật tư, thiết bị nhập khẩu (nếu có) ra sử dụng để nộp lại vốn cho ngân sách Nhà nước. Đối với vật tư thiết bị thừa chưa cần dùng hoặc không cần dùng phải lập bản kê chi tiết báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xử lý.

Riêng về việc lập dự toán ngân sách địa phương 1978, các tỉnh, thành phố cần căn cứ vào việc áp dụng chế độ thu chi mới theo quyết định số 243, 244-TC/NSĐP ngày 11/6/1977 của Bộ Tài chính để phân bổ các nguồn thu và chi. Bộ Tài chính gửi biểu dự toán thu chi ngân sách địa phương 1978 kèm theo đây để làm mẫu (biểu 6 và 7).

Việc bảo vệ và xét duyệt kế hoạch tài chính ở các cấp Bộ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố và một số huyện được chọn làm thí điểm cải tiến quản lý cần tiến hành cùng một lúc với việc bảo vệ và xét duyệt kế hoạch kinh tế và kỹ thuật; có mời đại biểu của cơ quan tài chính Nhà nước tham dự.

Sau khi xét duyệt kế hoạch tài chính của các tổ chức và đơn vị trực thuộc, các Bộ, các Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố tổng hợp kế hoạch tài chính 1976 -1980 và lập dự toán ngân sách 1978 gửi về Bộ Tài chính trong khoảng nửa đầu tháng 10/1977.

Sau khi tổng hợp ngân sách và cân đối tài chính cả nước, Bộ Tài chính tổ chức thảo luận với từng Bộ, Tổng cục (hoặc liên Bộ) Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố về những vấn đề thuộc cân đối ngân sách Nhà nước năm 1978 và cân đối tài chính 1976- 1980 có liên quan, trước khi trình ngân sách Nhà nước lên Hội đống Chính phủ.

Để tổng hợp kế hoạch cả nước, trong điều kiện còn hai đồng tiền, dự toán thu chi ngân sách năm 1978 và kế hoạch tài chính 1976 - 1980 của các đơn vị, các tỉnh phía nam tỉnh : bằng tiền miền Nam, cần phải tính quy đổi thành tiền miền Bắc, dự toán ngân sách của các Bộ, Tổng cục, các cơ quan ngang Bộ cũng phải chia 2 phần : phần thực hiện ở phía Nam tính đổi thành tiền miền Bắc và phần thực hiện ở phía Bắc./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504258791226_108532348341_10.TC.VP.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 15/09/1977
Hướng dẫn việc lập dự toán ngân sách Nhà nước năm 1978 và kế hoạch tài chính 5 năm 1976-1980
Số kí hiệu 10-TC/VP Ngày ban hành 15/09/1977
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 15/09/1977
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

15/09/1977

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 10-TC/VP

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
15/09/1977 Văn bản được ban hành 10-TC/VP
15/09/1977 Văn bản có hiệu lực 10-TC/VP
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh