Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/07/1977

THÔNG TƯ

Về chế độ thu tài chính tạm thời áp dụng đối với các xí nghiệp quốc doanh ở các tỉnh và thành phố phía Nam

________________________

 Sau ngày giải phóng, ở các Tỉnh và thành phố phía Nam, Chính quyền cách mạng đã cho áp dụng chế độ thu tài chính tạm thời đối với các cơ sở kinh tế tư doanh và quốc doanh nhằm bảo đảm số thu thường xuyên và kịp thời cho ngân sách Nhà nước (Chỉ thị số 11-CT/75 của Thường vụ Trung ương Cục và Thông tư 296 ngày 6/8/1975 của Bộ Kinh tế Tài chính, Chính phủ  Cách mạng Lâm thời Công hoà miền nam Việt nam).

Đến nay, các tổ chức kinh tế quốc doanh phát triển ngày càng nhiều ở các tỉnh, thành phố phía Nam. Những xí nghiệp "công quản" cũ, những xí nghiệp được quốc hữu hoá hoặc do Nhà nước trực tiếp quản lý như xí nghiệp quốc doanh ngày càng nhiều. Tất cả các xí nghiệp này đều phải quản lý theo chế độ quản lý xí nghiệp quốc doanh của Nhà nước đã quy định. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý kinh tế tài chính theo chế độ hạch toán kinh tế đúng đắn, sát với hoạt động của các xí nghiệp quốc doanh, bảo đảm tập trung kịp thời và đầy đủ phân tích luỹ tiền tệ vào ngân sách Nhà nước, tiến tới áp dụng chế độ thu tài chính thống nhất đối với các xí nghiệp quốc doanh trong cả nước sau khi được thường vụ Hội đồng Chính phủ đồng ý. Bộ Tài chính ra thông tư này quy định chế độ thu tài chính tạm thời áp dụng đối với các xí nghiệp quốc doanh ở các tỉnh và thành phố phía Nam như sau:

1. Các khoản thu nộp của xí nghiệp quốc doanh vào ngân sách Nhà nước

Chế độ thu tài chính Nhà nước đối với các xí nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương ở các tỉnh phía Nam sẽ bao gồm :

1.         Thu quốc doanh

2.         Thu nộp về chênh lệch giá

3.         Thu trích nộp lợi nhuận xí nghiệp quốc doanh

4.         Thu nộp khấu hao cơ bản

5.         Thu về hoàn vốn lưu động thừa (nếu có)

6.         Thu về bán tài sản thừa (nếu có)

Không áp dụng các điều lệ thuế công thương nghiệp và thuế nông nghiệp đối với các xí nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương.

 

Các mức đóng góp bằng thuế hiện nay sẽ được thay thế bằng các hình thức đóng góp kể trên.

a)         Về thu quốc doanh áp dụng đối với các xí nghiệp sản xuất công nghiệp có sản phẩm tự mình sản xuất hay cho gia công.

Về nguyên tắc, mức thu quốc doanh của từng loại sản phẩm là số chênh lệch giữa giá bán buôn công nghiệp với giá thành cộng (+) khoản lợi nhuận định mức. Nhưng hiện nay, trong hoàn cảnh các xí nghiệp quốc doanh ở phía Nam chưa xây dựng được giá thành, chiết khấu thương nghiệp, định mức lợi nhuận, nên mức thu tạm thời xác định bằng cách : tính gộp các mức thu theo hình thức thuế (thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức, thuế tiêu thụ đặc biệt - nếu có) hiện đang áp dụng thành một mức thu gộp. Đối với những xí nghiệp đã xác định được giá bán lẻ sản phẩm, tạm tính được giá thành, thì tình toán cụ thể định mức lợi nhuận (tuỳ theo từng ngành từ 3% đến 10% trên giá thành từng sản phẩm hoặc tổng giá thành sản phẩm của xí nghiệp) và tạm xác định mức chiết khấu thương nghiệp để xác định mức thu quốc doanh cho thích hợp.

b)        Về thu chênh lệch giá đối với các xí nghiệp lưu thông thương nghiệp, vận tải

Việc áp dụng chính sách giá cả, phương thức mua bán và việc hạch toán kế toán theo hệ thống giá cả trong ngành thương nghiệp quốc doanh theo qui định của Nhà nước tạo ra những khoản chênh lệch giá khi xí nghiệp thương mua vào và bán ra. Khoản chênh lệch giá này, nằm ngoài phần thu quốc doanh đã định trong giá bán buôn công nghiệp và nằm ngoài phần lợi nhuận xí nghiệp thương nghiệp được tính trong chiết khấu thương nghiệp. Vì vậy, khi khoản chênh lệch giá này phát sinh, thì xí nghiệp thương nghiệp, vật tư phải nộp vào ngân sách Nhà nước khoản chênh lệch đó dưới hình thức thu chênh lệch giá như sau :

Khi nhập kho hàng lưu thông, xí nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước các khoản :

1)         Chênh lệch giá thu mua hàng thủ công nghiệp, hàng công nghiệp nhập khẩu và các hàng công nghiệp khác.

  Mức chênh lệch = giá chỉ đạo bán lẻ, trừ (-) chiết khấu thương nghiệp, trừ (-) giá mua                                      thực tế

2)         Chênh lệch giá thu mua hàng nông sản, thực phẩm.

  Mức chênh lệch = giá chỉ đạo thu mua tại thị trường chính địa phương trừ (-) giá mua                                   thực tế.

3)         Chênh lệch giá thu mua hàng gia công (đối với những xí nghiệp thương nghiệp, vật tư có làm nhiệm vụ gia công, sản xuất phụ thuộc).

  Mức chênh lệch = giá chỉ đạo bán lẻ trừ (-) chiết khấu thương nghiệp trừ (-) giá thành                                   kế hoạch.

Khi bán hàng xí nghiệp phải nộp cho ngân sách Nhà nước các khoản :

 1)     Chênh lệch giá khu vực.

  Mức chênh lệch = giá bán lẻ thị trường chính nơi xí nghiệp bán trừ (-) giá bán lẻ thị  trường chính nơi xí nghiệp mua.

 

 2)     Chênh lệch giá hàng bán 2 giá (giá cung cấp và giá cao).

  Mức chênh lệch = giá bán lẻ tự do trừ (-) giá quy định hạch toán tồn kho (giá cung  cấp hoặc giá bán bình thường).

3)   Các khoản chênh lệch giá khác phát sinh : Do nông sản thực phẩm được để lại tiêu thụ tại địa phương nên có chênh lệch giữa giá bán lẻ với giá chỉ đạo thu mua (+) thặng số thu mua, cộng (+) chi phí bán lẻ; do bán hàng vật tư kỹ thuật, tư liệu sản xuất theo giá lẻ nên có chênh lệch giữa giá bán buôn và giá bán lẻ.

Trường hợp chưa có giá mua, hoặc giá bán chính thức thì căn cứ vào giá thực tế giao nhận hàng hoá theo kế hoạch giữa bên mua và bên bán để tính khoản chênh lệch giá phải nộp.

c)         Đối với các xí nghiệp khác như kinh doanh phục vụ, kinh doanh ăn uống, vận tải hàng hoá, hành khách, cảng vụ, đại lý .v.v..., thì không áp dụng hình thức thu quốc doanh mà áp dụng chế độ trích nộp lợi nhuận.

d)        Về trích nộp lợi nhuận. Tất cả các xí nghiệp quốc doanh hạch toán kinh tế độc lập, kinh doanh có lãi (tổng số tích luỹ tiền tệ, trừ (-) các khoản nộp đã quy định tại điểm a, b, nói trên đây) sau khi được phép giữ lại một khoản tiền lãi để trích lập các quỹ xí nghiệp theo chế độ của Nhà nước, phải nộp số lợi nhuận còn lại vào ngân sách Nhà nước.

  Đối với các xí nghiệp được phép có lỗ kế hoạch thì được ngân sách Nhà nước cấp bù lỗ theo chế độ đã quy định.

Về trích nộp khấu hao cơ bản:

Tất cả các xí nghiệp quốc doanh hạch toán kinh tế độc lập có tài sản cố định đều phải tiến hành tính giá tài sản cố định như Uỷ ban kiểm kê Trung ương đã hướng dẫn, và trích khấu hao cơ bản và khấu hao sửa chữa lớn theo các tỷ lệ quy định; phải nộp khấu hao cơ bản tài sản cố định vào ngân sách Nhà nước theo đúng mức quy định của Nhà nước. Trường hợp có số tài sản cố định do vay vốn của Ngân hàng Nhà nước để xây dựng nên thì số khấu hao cơ bản của những tài sản cố định này được phép dùng để trả nợ vay ngân hàng cho đến khi hết nợ, sau đó phần khấu hao cơ bản về những tài sản cố định ấy, xí nghiệp phải tiếp tục trích nộp vào ngân sách Nhà nước.

2. Thủ tục nộp và thời hạn nộp :

a) Về nộp khoản thu quốc doanh theo sản phẩm :

Mỗi lần bán hàng, xí nghiệp phải tính toán đúng số thu quốc doanh phải nộp và nộp tờ khai thu quốc doanh cho cơ quan thu và cơ quan ngân hàng có quan hệ trực tiếp với xí nghiệp.

Xí nghiệp bán sản phẩm phải nộp khoản thu quốc doanh vào ngân sách Nhà nước theo đúng thời hạn quy định sau đây :

- Nếu tiền bán hàng được thanh toán theo thể thức nhờ thu nhận trả, uỷ nhiệm chi,... thì ngày nộp là ngày tiền hàng về đến tài khoản của xí nghiệp bán tại ngân hàng.

- Nếu tiền bán hàng được thanh toán bằng séc thì ngày nộp là ngày kế tiếp ngày nhận séc.

Trường hợp ngày nộp đúng vào ngày chủ nhật, ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ, thì ngày nộp là ngày kế tiếp ngày đó.

Đến hạn nộp số thu quốc doanh mà xí nghiệp chưa nộp thì cứ mỗi ngày chậm nộp xí nghiệp phải chịu phạt một số tiền bằng một phần vạn (0,01%) số tiền chậm nộp.

b) Về nộp các khoản chênh lệch giá (của các xí nghiệp lưu thông thương nghiệp, vật tư).

Về khoản chênh lệch giá phát sinh, khi nhập kho hay khi bán hàng, xí nghiệp nội thương, vật tư phải kê khai rành mạch với cơ quan thu theo đúng thủ tục quy định để nộp ngân sách Nhà nước.

Trường hợp có chênh lệch giá, được ngân sách cấp bù (nghĩa là phát sinh lỗ do chính sách giá cả của Nhà nước) thì xí nghiệp phải hạch toán và kê khai rõ ràng để ngân sách cấp bù kịp thời theo yêu cầu của xí nghiệp.

c) Về trích nộp lợi nhuận và khấu hao cơ bản :

- Xí nghiệp phải trích nộp lợi nhuận vào ngân sách Nhà nước mỗi tháng 2 lần: lần thứ nhất trước ngày 14 phải nộp 40% số lợi nhuận kế hoạch đã được duyệt; lần thứ hai, 2 ngày trước ngày cuối tháng, phải nộp nốt số 60% còn lại.

Hàng tháng, hoặc hàng quý... sau khi có báo cáo quyết toán lập theo thời hạn quy định trong chế độ báo cáo quyết toán của Nhà nước xí nghiệp phải tính toán lại số lợi nhuận thực tế đạt được của tháng trước, đối chiếu số phải nộp với số thực nộp, nếu chưa nộp đủ vào ngân sách Nhà nước thì xí nghiệp phải nộp ngay số còn thiếu, nếu nộp thừa, thì xí nghiệp yêu cầu cơ quan thu hoàn lại số thừa cho xí nghiệp, hoặc là trừ số nộp thừa này vào số phải nộp cho ngân sách Nhà nước trong kỳ kế tiếp.

- Xí nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước số khấu hao cơ bản cùng một lúc với khoản lợi nhuận trích nộp theo kế hoạch.

Đến hạn trích nộp lợi nhuận và khấu hao cơ bản mà xí nghiệp chưa nộp thì cứ mỗi ngày nộp chậm xí nghiệp phải chịu phạt một số tiền bằng một phần nghìn (0,1%) số tiền chậm nộp.

d) Việc phạt về nộp chậm  các khoản thu nói ở trên do cơ quan thu quyết định, xí nghiệp phải thi hành ngay quyết định này, kể cả trường hợp xí nghiệp có khiếu nại.

3. Chế độ thu này thi hành kể từ ngày 1 tháng 7 năm 1977 và áp dụng cho tất cả các xí nghiệp quốc doanh trung ương và địa phương mới thành lập, cũng như các xí nghiệp "công quản", các "cơ sở sản xuất, kinh doanh của một số nước ngoài, của quân đội và chính quyền nguỵ, của tư sản mại bản, của phản động chạy trốn ra nước ngoài đã được quốc hữu hoá, chuyển thành sở hưữ toàn dân hoặc được Nhà nước trực tiếp quản lý", và phải áp dụng chế độ quản lý xí nghiệp quốc doanh như đã quy định trong quyết định của Hội đồng Chính phủ số 90-CP ngày 4 tháng 4 năm 1977.

Đối với các xí nghiệp công tư hợp doanh, sẽ có quy định riêng.

Bộ Tài chính đề nghị các Bộ, các Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, các Công ty, Liên hiệp các xí nghiệp chỉ đạo các cơ sở thi hành tốt chế độ thu này. Trong quá trình thực hiện, gặp những vấn đề cần giải quyết, đề nghị phản ảnh và bàn với Bộ Tài chính để hướng dẫn kịp thời cho các cơ sở thực hiện./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504258786008_108534127580_06 TC.TQD.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/07/1977
Về chế độ thu tài chính tạm thời áp dụng đối với các xí nghiệp quốc doanh ở các tỉnh và thành phố phía Nam
Số kí hiệu 06 TC/TQD Ngày ban hành 14/05/1977
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/07/1977
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/07/1977

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 06 TC/TQD

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
14/05/1977 Văn bản được ban hành 06 TC/TQD
01/07/1977 Văn bản có hiệu lực 06 TC/TQD
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh