Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 28/03/1992

 

 

 

CHỈ THỊ

CỦA BỘ XÂY DỰNG - CÔNG ĐOÀN XÂY DỰNG VIỆT NAM
Về việc
triển khai thực hiện Pháp lệnh Bảo hộ lao động
trong ngành xây dựng

Công tác bảo hộ lao động trong Ngành Xây dựng có vị trí hết sức quan trọng. Là ngành công nghiệp xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng, điều kiện lao động: lưu động, phân tán, lao động nặng nhọc, có những công việc phải làm trên cao, dưới hầm sâu, tiếp xúc môi trường nóng bụi, độc hại... có nguy cơ dẫn đến bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động.

Ngày 10-9-1991 Hội đồng Nhà nước đã ban hành Pháp lệnh Bảo hộ lao động. Hội đồng Bộ trưởng đã có Chỉ thị số 359/CT ngày 4-11-1991; Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ra Thông tư số 17/LĐ-TT ngày 26-12-1991 hướng dẫn triển khai thi hành Pháp lệnh bảo hộ lao động.

Để triển khai thi hành Pháp lệnh Bảo hộ lao động trong Ngành xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Ban Thường vụ Công đoàn xây dựng Việt Nam yêu cầu đồng chí Thủ trưởng và Ban chấp hành Công đoàn các đơn vị trong Ngành thực hiện tốt những công tác sau đây:

1. Tổ chức phổ biến hướng dẫn tới người lao động quán triệt nội dung Pháp lệnh Bảo hộ lao động, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong công tác bảo hộ lao động. Tổ chức cho cán bộ, công nhân được học tập để có kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động; nắm được các quy trình, quy phạm kỹ thuật về an toàn vệ sinh lao động của từng công việc, ngành nghề; nắm được các chính sách, chế độ bảo hộ lao động... đảm bảo cho người lao động, có quyền làm việc trong điều kiện an toàn, vệ sinh, phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từng bước cải thiện điều kiện lao động.

2. Trong quá trình sản xuất, công tác, ở từng đơn vị phải có kế hoạch, biện pháp về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ sức khoẻ, đề phòng bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động, phải đảm bảo đầy đủ trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân theo chế độ quy định; nghiêm cấm việc khoán trắng và chi trả phần kinh phí trang bị bảo hộ lao động vào đơn giá tiền lương (quy định tại Thông tư 02-LĐ/TBXH ngày 19-1-1990 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội).

3. Từng đơn vị phải thực hiện đúng các quy trình, quy phạm, nội quy an toàn lao động của các thiết bị cho người lao động như: Quy phạm xây dựng 5308-91, quy phạm về điện, máy trục, quy phạm về nồi hơi và các thiết bị chịu áp lực v.v.. Cấm sử dụng, vận hành các thiết bị chịu áp lực chưa được cơ quan Nhà nước cấp giấy phép.

4. Tổ chức phong trào quần chúng thực hiện Pháp lệnh Bảo hộ lao động, phong trào phát huy sáng kiến cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức quản lý, bồi dưỡng, động viên màng lưới an toàn viên, vệ sinh viên. Phải bố trí đủ cán bộ làm công tác bảo hộ trong đơn vị. Cán bộ này phải nắm vững Pháp lệnh Bảo hộ lao động.

5. Duy trì chế độ thanh tra, tự kiểm tra, quần chúng kiểm tra về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về việc thực hiện các chế độ chính sách về bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện lao động. Qua kiểm tra cần có các biện pháp và chế độ cụ thể để chăm lo sức khỏe cho công nhân viên chức mắc bệnh nghề nghiệp. Bị thương tật do tai nạn lao động, đặc biệt quan tâm đối với gia đình có công nhân viên chức chết vì tai nạn lao động với trách nhiệm và nghĩa tình chu đáo.

6. Thực hiện nghiêm túc công tác thống kê, điều tra, khai báo, phân tích tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ quý, năm đầy đủ, chính xác theo Quyết định 45-QĐ/LB ngày 20-3-1982 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, Y tế, Tổng Liên đoàn. Xử lý nghiêm các vụ vi phạm về an toàn lao động cho người và thiết bị theo đúng pháp luật. Đồng thời quan tâm động viên khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích về công tác bảo hộ lao động.

Thủ trưởng cùng Ban chấp hành Công đoàn các đơn vị có kế hoạch triển khai và từng thời gian tự kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong Chỉ thị, có biện pháp cụ thể chỉ đạo để thực hiện tốt Pháp lệnh Bảo hộ lao động.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng và Ban Thường vụ Công đoàn xây dựng Việt Nam giao cho Vụ Tổ chức lao động và Ban lao động tiền lương Công đoàn xây dựng Việt Nam có trách nhiệm đôn đốc kiểm tra các đơn vị trong Ngành thực hiện tốt chỉ thị về Pháp lệnh Bảo hộ lao động. Năm 1992 tiến hành kiểm tra ở một số đơn vị xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng qua đó rút kinh nghiệm.

Tải file đính kèm
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 28/03/1992
Về việc triển khai thực hiện Pháp lệnh Bảo hộ lao động trong ngành xây dựng
Số kí hiệu 169/LT-BXD-CĐ Ngày ban hành 28/03/1992
Loại văn bản Chỉ thị Ngày có hiệu lực 28/03/1992
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Xây dựng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Xây dựng Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Kiểm
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

28/03/1992

Lịch sử hiệu lực:

Chỉ thị 169/LT-BXD-CĐ

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
28/03/1992 Văn bản được ban hành 169/LT-BXD-CĐ
28/03/1992 Văn bản có hiệu lực 169/LT-BXD-CĐ
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh