Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 18/10/1983

 

 

 

 

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NỘI THƯƠNG SỐ 17-NT NGÀY 3-10-1983 HƯỚNG DẪN VIỆC XÂY DỰNG VÀ TĂNG CƯỜNG THƯƠNG NGHIỆP XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH

Thi hành các nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng số 188-HĐBT ngày 23-11-1982 về tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa và quản lý thị trường, số 50-HĐBT ngày 17-5-1983 về tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng huyện và tăng cường cấp huyện và số 56-HĐBT ngày 7-6-1983 về những nhiệm vụ cấp bách trong phân cấp quản lý kinh tế, Bộ Nội thương hướng dẫn về nội dung xây dựng và tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa trên địa bàn huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là huyện) như sau.

 

I. VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA THƯƠNG NGHIỆP XÃ HỘI CHỦ NGHĨA TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

Thương nghiệp xã hội chủ nghĩa trên địa bàn huyện có vai trò rất quan trọng, nó thực hiện mối liên hệ kinh tế giữa thương nghiệp với nông nghiệp, giữa sản xuất với tiêu dùng, giữa kinh tế toàn dân với kinh tế tập thể, giữa thị trường toàn quốc với thị trường địa phương, thực hiện mối liên hệ chặt chẽ giữa khâu bán buôn với khâu bán lẻ, thiết lập mối quan hệ mua bán trực tiếp giữa Nhà nước với người tiêu dùng, thực hiện việc mua bán thông qua hợp đồng kinh tế hai chiều, nhằm phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, phục vụ tốt đời sống nhân dân, đồng thời làm nghĩa vụ tốt với Nhà nước, đóng góp ngày càng nhiều cho nhu cầu chung của cả nước.

Về phân cấp giữa các ngày kinh tế, trong nghị quyết số 188-HĐBT ngày 23-11-1982, Hội đồng Bộ trưởng đã xác định là: "tập trung chức năng tổ chức và quản lý lưu thông hàng hoá vào các Bộ có chức năng lưu thông, còn các bộ có chức năng sản xuất thì tập trung vào nhiệm vụ tổ chức và quản lý sản xuất; không áp dụng nguyên tắc khép kín từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông".

"Giữa các tổ chức lưu thông với nhau thì việc phân công mặt hàng và địa bàn kinh doanh phải xuất phát từ hiệu quả kinh tế. giảm mức thấp nhất số đầu mối giao dịch mua bán với cơ sở sản xuất, hết sức tránh tình trạng nhiều tổ chức của Nhà nước cùng mua bán một mặt hàng ở cơ sở sản xuất. Tận dụng khả năng sử dụng phương thức làm đại lý cho nhau trong việc mua bán".

"Các tổ chức kinh tế, văn hoá, xã hội... không có chức năng kinh doanh thương nghiệp thì không được kinh doanh".

Xuất phát từ vị trí của thương nghiệp trên địa bàn huyện và căn cứ vào quy định trên đây của Hội đồng Bộ trưởng, Bộ xác định nhiệm vụ của thương nghiệp xã hội chủ nghĩa trên địa bàn huyện như sau:

1. Về mặt quản lý hành chính thương nghiệp, phòng thương nghiệp huyện giúp Uỷ ban nhân dân huyện và thay mặt Sở thương nghiệp thực hành chứ năng quản lý Nhà nước về thương nghiệp và thống nhất quản lý thị trường huyện:

- Bảo đảm trật tự xã hội chủ nghĩa trong hoạt động của các tổ chức thương nghiệp xã hội trên địa bàn huyện;

- Tăng cường kiểm kê, kiểm soát và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư doanh huyện;

- Tổ chức và quản lý tốt các chợ trên địa bàn huyện.

Làm cho lưu thông hàng hoá không ngừng được mở rộng một cách có tổ chức và các hoạt động trên thị trường được tiến hành theo đúng pháp chế Nhà nước, phục vụ đắc lực cho sản xuất và đời sống nhân dân.

2. Về mặt kinh doanh: Các tổ chức thương nghiệp xã hội chủ nghĩa có nhiệm vụ và có quan hệ với các ngành có liên quan như sau:

a) Thu mua nông sản, thực phẩm:

Thương nghiệp quốc doanh và hợp tác xã mua bán có nhiệm vụ thu mua các loại nông sản, thực phẩm (bao gồm thuỷ sản) trên địa bàn huyện do các tổ chức kinh tế tập thể, cá thể và các gia đình xã viên sản xuất ra (trừ lương thực, dược liệu, đặc sản xuất khẩu và những nông sản là nguyên liệu của công nghiệp chế biến được Nhà nước giao cho nhà máy mua trực tiếp ở các vùng sản xuất tập trung); làm đại lý thu mua cho các ngành khác chỉ có chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước cho thu mua ở trên địa bàn của mình.

Các loại nông sản, thực phẩm vừa là hàng tiêu dùng trong nước, vừa là hàng xuất khẩu, vừa là nguyơn liệu chế biến cưng nghiệp mà trước đôy nhiều ngành cùng mua thì Uỷ ban nhôn dôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao cho công ty thương nghiệp huyện thống nhất thu mua (hoặc đại lý thu mua) rồi phân phối sản phẩm cho các ngành theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước.

b) Thu mua và gia công hàng công nghiệp tiêu dùng:

Các tổ chức kinh doanh thuộc ngành nội thương ở huyện thu mua và gia công những mặt hàng của tiểu thủ công nghiệp và thủ công nghiệp sản xuất trên địa bàn của mình, trừ những mặt hàng do các công ty trung ương và công ty tỉnh trực tiếp gia công, thu mua.

c) Về bán lẻ và hoạt động dịch vụ:

Trừ các ngành lương thực bán lương thực, y tế bán thuốc chữa bệnh, văn hoá bán sách, bưu điện bán tem thư và báo còn lại do ngành nội thương chịu trách nhiệm bán lẻ các vật phẩm tiêu dùng cho đời sống, kinh doanh ăn uống công cộng và dịch vụ, cung ứng một số tư liệu sản xuất thông thường (như xe cải tiến, cuốc, xẻng, dụng cụ đồ nghề...), đại lý bán lẻ các mặt hàng cho các ngành khác theo hợp đồng kinh tế với các ngành ấy.

Các ngành sản xuất, vật tư, các đoàn thể quần chúng và các ngành khác không có chức năng lưu thông hàng hoá thì nhất thiết không được tổ chức bán lẻ hàng hoá.

 

II. MỨC HÌNH TỔ CHỨC THƯƠNG NGHIỆP TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN

Để đảm bảo các nhiệm vụ trên và từ thực tiễn ở những huyện điểm và ở nhiều những địa phương đã thực hiện việc xây dựng tổ chức thương nghiệp trên địa bàn huyện trong 5 năm qua, Bộ quy định mô hình tổ chức trên địa bàn huyện như sau.

 

A. THƯƠNG NGHIỆP QUỐC DOANH

1. Tổ chức:

mỗi huyện trên cả nước và ở những thị xã (không phải là tỉnh lỵ) đều tổ chức một công ty thương nghiệp tổng hợp, vừa thu mua nông sản, thực phẩm, vừa bán lẻ hàng tiêu dùng, kinh doanh ăn uống công cộng và dịch vụ.

các huyện ngoại thành được quy hoạch là vành đai thực phẩm có nhiệm vụ cung ứng thường xuyên các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau quả cho nội thành thì các công ty thực phẩm, rau quả thành phố đặt các trạm trực tiếp thu mua ngay tại huyện đó.

các thị xã là tỉnh lỵ và thành phố trực thuộc tỉnh, nơi có các công ty của tỉnh đóng thì bố trí như sau:

- Nơi có số dân từ 15000 người trở lên được lập một công ty bán lẻ công nghệ phẩm. Công ty này chịu sự lãnh đạo hai chiều của Sở thương nghiệp và Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố.

- Nơi có số dân dưới 15000 người nhưng đã tổ chức công ty và trên thực tế đang hoạt động thì tạm thời giữ nguyên. Công ty này cũng chịu sự lãnh đạo hai chiều của sở thương nghiệp và Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố.

- Còn các nơi khác, việc kinh doanh mua bán và cung cấp cho cán bộ, công nhân viên ở đây do các công ty tỉnh trực tiếp phụ trách để hợp lý hoá về tổ chức (vừa bán lẻ tại thị xã, thành phố), hợp lý hoá về mạng lưới, tiết kiệm lao động và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành. Uỷ ban nhân dân thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh chỉ đạo công ty tỉnh về mặt thực hiện chỉ tiêu kế hoạch và phương thức bán ra thuộc quỹ hàng hoá của địa phương mình. Trường hợp ở những thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có công ty bán lẻ công nghệ phẩm thị xã, thành phố thì công ty công nghệ phẩm chủ yếu làm nhiệm vụ bán buôn, nhưng có thể mở cửa hàng bán lẻ để bán hàng tồn kho, hàng kém phẩm chất, hàng bán thử và những hàng hoá quá ít không đủ phân phối cho mạng lưới bán lẻ của công ty thị xã, thành phố.

các công trường lớn, xây dựng thời gian trên 5 năm, có số công nhân và người ăn theo trên 20000 người thì có thể thành lập một công ty trực thuộc Sở thương nghiệp chuyên phục vụ công trình là một tổ chức thương nghiệp quốc doanh, có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, được mở tài khoản tại ngân hàng Nhà nước và được sử dụng con dấu riêng theo mẫu Nhà nước quy định.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

a) Công ty có nhiệm vụ:

- Thực hiện việc thu mua (và đại lý thu mua) bán buôn, bán lẻ, cung cấp và kinh doanh ăn uống, dịch vụ trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh như đã ghi ở phần I trong thông tư này;

- Cung ứng hàng công nghiệp tiêu dùng cho hợp tác xã mua bán xã thu mua bán đại lý bán lẻ và uỷ thác cho hợp tác xã mua bán xã thu mua hàng nông sản, thực phẩm.

- Dự trữ hàng hoá theo định mức một số mặt hàng chủ yếu về công nghệ phẩm, nông sản, thực phẩm, vật liệu xây dựng và chất đốt;

- Chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương, chính sách, chế độ, thể lệ về kinh doanh mua bán, cung cấp và quản lý kinh tế, bảo đảm kinh doanh có hiệu quả kinh tế và nộp tích luỹ cho Nhà nước theo quy định;

- Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện các biện pháp nhằm cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư doanh và quản lý thị trường trên địa bàn huyện;

- Quản lý tài sản, tiền vốn và cán bộ, công nhân viên của công ty theo chính sách và chế độ quản lý hiện hành của Nhà nước.

b) Công ty có đầy đủ quyền hạn của một đơn vị kinh doanh thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập như ký hợp đồng kinh tế, được Nhà nước cấp vốn và vay vốn ngân hàng, được tuyển dụng lao động, các hình thức trả lương và chế độ trả thưởng, được trích lập 3 quỹ theo chế độ và tố tụng những đơn vị, cá nhân vi phạm hợp đồng, xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa thuộc phạm vi công ty quản lý...

3. Tổ chức bộ máy của công ty:

Giám đốc là người chỉ huy cao nhất của công ty và trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của công ty theo chế độ thủ trưởng. Giúp việc giám đốc có từ 1 đến 3 phó giám đốc.

Cơ cấu bộ máy của công ty gồm có:

a) Các phòng chức năng giúp việc giám đốc có phòng kế hoạch - thống kê, phòng nghiệp vụ kinh doanh(bao gồm công tác giá cả và kho vận), phòng kế toán - tài vụ, phòng tổ chức - hành chính.

b) Mạng lưới kinh doanh ở thị trấn, huyện có cửa hàng tổng hợp công nghệ phẩm; một số cửa hàng chuyên doanh như vật liệu xây dựng và chất đốt, thực phẩm, ăn uống, dịch vụ, các kho hàng, trạm gia công, thu mua, xưởng sản xuất chế biến... Tuỳ theo doanh số mà tổ chức cửa hàng hoặc quầy hàng cung cấp riêng.

các khu vực, các cụm kinh tế - kỹ thuật trong huyện có cửa hàng tổng hợp vừa bán lẻ hàng tiêu dùng và kinh doanh ăn uống, dịch vụ. Đối với những khu vực có nhu cầu ăn uống và dịch vụ nhiều thì có thể có cửa hàng ăn uống, dịch vụ riêng.

Việc cung ứng hàng hoá cho hợp tác xã mua bán xã tuỳ theo điều kiện địa lý và giao thông vận tải, công ty trực tiếp giao hàng khu vực đảm nhiệm.

Việc bố trí mạng lưới thương nghiệp trên địa bàn huyện phải kết hợp một cách hài hoà với mạng lưới của các ngành khác như lương thực, vật tư, dược phẩm, sách báo... bảo đảm hình thành trên địa bàn huyện mạng lưới thương nghiệp xã hội hợp lý nhằm phục vụ thuận tiện cho sản xuất, đời sống và quản lý thị trường.

4. Mối quan hệ của công ty thương nghiệp với cơ quan có liên quan:

a) Với Sở thương nghiệp và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh:

Công ty thương nghiệp huyện chịu sự lãnh đạo hai chiều của Sở thương nghiệp và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã và thành phố. Nội dung quản lý cụ thể của Sở và Uỷ ban nhân dân theo như quy định ở phần III trong thông tư này về phân cấp quản lý thương nghiệp cho huyện.

b) Với các công ty tỉnh:

Là những đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân và do Sở thương nghiệp quản lý, nên quan hệ giữa công ty thương nghiệp huyện với công ty tỉnh là quan hệ bình đẳng, hiệp tác với nhau, đồng thời có quan hệ tuỳ thuộc lẫn nhau. Công ty có nhiệm vụ giúp đỡ, hướng dẫn nghiệp vụ kỹ thuật kinh doanh cho công ty huyện. Ngược lại, công ty huyện có nhiệm vụ thu thập ý kiến của khách hàng đối với chính sách, chế độ, phương thức và chất lượng phục vụ, phản ảnh tình hình biến động cung cầu, tình hình tồn kho, vướng mắc và kinh nghiệm của mình trong quá trình kinh doanh từng ngành hàng ở huyện, thị xã để công ty tỉnh tổng hợp, nghiên cứu cung ứng hàng sát với nhu cầu bán lẻ và hướng dẫn nghiệp vụ kỹ thuật kinh doanh.

c) Với các phòng, ban chuyên môn của Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh:

Công ty thương nghiệp cần liên hệ mật thiết với các phòng, ban chuyên môn có liên quan của Uỷ ban nhân dân để bàn bạc và phối hợp công tác.

Phòng thương nghiệp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra đôn đốc công ty về các mặt thực hiện kế hoạch Nhà nước, chấp hành chính sách, chế độ, phương thức mua bán... phòng phải luôn luôn đi sát theo dõi tình hình hoạt động của công ty và họ bàn giải quyết thường xuyên với công ty, nhất là về công tác hợp đồng kinh tế hai chiều, cung cấp hàng hoá cho công nhân viên chức, về cải tạo và quản lý thị trường, phòng thương nghiệp không phải là cấp trên của công ty và không trực tiếp điều động và phân phối hàng hoá.

5. Cơ chế quản lý của công ty:

Để đảm bảo cho công ty thương nghiệp huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ và làm cơ sở cho mọi hoạt động của công ty, Bộ quy định những điểm chính về cơ chế quản lý như kế hoạch hoá thương nghiệp, hạch toán kinh tế, khuyến khích lợi ích vật chất như sau:

a) Về kế hoạch hoá:

Kế hoạch thương nghiệp huyện là một bộ phận của kế hoạch toàn ngành nội thương, đồng thời là một bộ phận của kế hoạch kinh tế xã hội trên địa bàn huyện.

Nội dung của kế hoạch thương nghiệp huyện gồm có:

- Kế hoạch lưu chuyển hàng hoá: thu mua, điều động, bán lẻ (kể cả thương nghiệp thuần thuý và ăn uống dịch vụ).

- Các kế hoạch biện pháp: Lao động tiền lương, mạng lưới, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, vận tải hàng hoá, xây dựng cơ bản, vật tư và trang thiết bị, tài vụ (gồm vốn, phí, lãi và nộp ngân sách).

Cách thức và trình tự lập, giao và chỉ đạo thực hiện kế hoạch như sau: - Hàng năm vào tháng 7, công ty thương nghiệp căn cứ vào khả năng sản xuất, thu mua và nhu cầu tiêu dùng của các đối tượng dân cư trên địa bàn, căn cứ vào số kiểm tra do Sở thương nghiệp giao và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân huyện để xây dựng kế hoạch lưu chuyển hàng hoá và các kế hoạch, biện pháp của năm sau (theo biểu mẫu và phương pháp xây dựng kế hoạch do Bộ quy định), báo cáo cho Uỷ ban nhân dân huyện và sở thương nghiệp. Uỷ ban nhân dân huyện tổng hợp kế hoạch lưu chuyển hàng hoá vào kế hoạch của huyện. Sở thương nghiệp tổng hợp kế hoạch lưu chuyển hàng hoá và các kế hoạch biện pháp vào kế hoạch thương nghiệp toàn ngành của tỉnh.

- Sau khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xét duyệt kế hoạch cho Uỷ ban nhân dân huyện và sở thương nghiệp thì Uỷ ban nhân dân huyện với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước trên lãnh thổ giao chỉ tiêu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá cho công ty huyện, và Sở thương nghiệp với tư cách là cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp giao kế hoạch lưu chuyển hàng hoá và các kế hoạch, biện pháp cho công ty huyện.

- Trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch, công ty được chỉ đạo, hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân huyện và Sở thương nghiệp. Trong trường hợp không có sự nhất trí giữa Uỷ ban nhân dân huyện và Sở thương nghiệp thì xin ý kiến quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trức, công ty thương nghiệp huyện phải thi hành ý kiến của Sở thương nghiệp là cơ quan chủ quản trực tiếp công ty.

b) Thực hiện chế độ hạch toán kinh tế:

Nhằm bảo đảm tính tự chủ về tài chính của công ty, thực hành tiết kiệm trong kinh doanh và bảo đảm đạt hiệu quả tốt, phải thực hiện chế độ hạch toán kinh tế một cách đứng đắn. trong hoạt động kinh doanh, công ty tự trang trải chi phí, được khuyến khích lợi ích vật chất và chịu trách nhiệm vật chất đối với kết quả kinh doanh của mình, chịu sự giám đốc của ngành tài chính và ngân hàng, chấp hành đầy đủ các chính sách, chế độ tài chính và tín dụng, nộp ngân sách nhà nước.

Để thực hiện tốt chế độ hạch toán kinh tế cần phải:

- Thực hiện đúng đắn các định mức kinh tế - kỹ thuật trong thương nghiệp, nhất là các định mức về lao động, về hao hụt hàng hoá và về tồn kho. Trong khi chưa có những định mức do cấp trên quy định thì các công ty được phép xây dựng và áp dụng các định mức tạm thời với điều kiện các định mức này phải bảo đảm nâng cao năng xuất lao động và hiệu quả kinh doanh.

- Tăng cường bộ máy hạch toán kế toán và thống kê của công ty, bảo đảm cho công tác hạch toán và thống kê có đủ khả năng giám đốc tình hình thực hiện kế hoạch.

- Thực hiện đúng đắn các chế độ kiểm tra tài chính - kế toán của nhà nước và của ngành. các Sở thương nghiệp phải thực sự tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các công ty thực hiện đúng chế độ quản lý tài chính - kế toán phù hợp với điều lệ tổ chức kế toán của nhà nước.

- Ra sức thực hành tiết kiệm, bảo đảm chi phí ít nhất và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tiêu cực ở trong ngành.

c) Về chế độ tiền lương và tiền thưởng:

Trong khi Nhà nước chưa cải cách chế độ tiền lương, các công ty thương nghiệp cần áp dụng chế độ tiền lương và tiền thưởng theo thông tư số 6-NT ngày 24-4-1982 của Bộ với tinh thần là bằng cách làm cho thu nhập và mức sống của cán bộ, công nhân viên gắn liền với số lượng và chất lượng lao động của họ.

Đi đôi với việc khuyến khích bằng lợi ích vật chất, tăng cường giáo dục và động viên chính trị, đẩy mạnh phong trào thi đua sôi nổi, thiết thực theo 3 nội dung:

- Mở rộng kinh doanh chiếm lĩnh thị trường, phục vụ tốt sản xuất và đời sống;

- Triệt để thực hành tiết kiệm nâng cao chất lượng kinh doanh;

- Loại trừ những hiện tượng tiêu cực trong nội bộ ngành.

 

B. THƯƠNG NGHIỆP HỢP TÁC XÃ

Với tính chất là một tổ chức kinh tế tập thể, một tổ chức thương nghiệp xã hội chủ nghĩa, thương nghiệp hợp tác xã góp phần đắc lực và tích cực cùng với thương nghiệp quốc doanh trong việc tổ chức thu mua nắm nguồn hàng, bán lẻ hàng tiêu dùng và cung ứng một số tư liệu sản xuất nhỏ cho nông dân, hỗ trợ đắc lực công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, xoá bỏ bóc lột ở nông thôn. Thông qua các hoạt động đó mà thiết lập mối quan hệ mua bán trực tiếp giữa Nhà nước với nông dân, góp phần củng cố khối liên minh công nông về mặt kinh tế, tham gia cải tạo thương nghiệp tư doanh, góp phần đấu tranh cải tạo và quản lý thị trường ở nông thôn. Các Sở thương nghiệp cần chỉ đạo thực hiện việc xây dựng phong trào và hoạt động kinh doanh của hợp tác xã mua bán theo đúng chỉ thị số 25-NT và chỉ thị số 21-NT của Bộ đã ban hành.

Đi đôi với việc củng cố hợp tác xã mua bán xã, phải tăng cường củng cố tổ chức hợp tác xã mua bán huyện. Ban quản lý hợp tác xã mua bán huyện có hai nhiệm vụ:

- Chỉ đạo, hướng dãn và kiểm tra, đôn đốc cơ sở hợp tác xã mua bán xã về xây dựng và củng cố phong trào, về nghiệp vụ kỹ thuật kinh doanh và quản lý kinh tế .

- Trực tiếp quản lý trạm hoặc cửa hàng kinh doanh của huyện. Trạm hoặc cửa hàng này có nhiệm vụ điều hoà hàng tự doanh giữa các xã và giao dịch mua bán với các huyện bạn.

Ban quản lý hợp tác xã mua bán lúc đầu do Uỷ ban nhân dân huyện bổ nhiệm sau khi tham khảo ý kiến ban quản lý hợp tác xã mua bán tỉnh. Khi đã đủ điều kiện, các huyện mở đại hội đại biểu xã viên toàn huyện để bầu ra ban quản lý liên hiệp hợp tác xã mua bán huyện và ban này hoạt động theo đúng quy chế là một tổ chức kinh tế của quần chúng, là tổ chức liên hiệp giữa các cơ sở hợp tác xã mua bán xã lên toàn huyện.

Ban quản lý liên hiệp hợp tác xã mua bán huyện, một mặt chịu sự lãnh đạo của huyện uỷ và Uỷ ban nhân dân huyện, một mặt chịu sự chỉ đạo theo hệ thống dọc của ban quản lý liên hiệp hợp tác xã mua bán tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về xây dựng và củng cố phong trào, về phương hướng và nghiệp vụ kỹ thuật kinh doanh và quản lý kinh tế.

Bộ máy của ban có bộ phận chỉ đạo phong trào và một bộ phận hoạt động kinh doanh.

 

C. PHÒNG THƯƠNG NGHIỆP HUYỆN

Thi hành nghị định số 86-HĐBT ngày 4-8-1983 của Hội đồng Bộ trưởng, các huyện cần chấn chỉnh lại ban vật tư - thương nghiệp - đời sống thành phòng thương nghiệp huyện.

Phòng thương nghiệp huyện có nhiệm vụ giúp Uỷ ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà ước về thương nghiệp, về cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thương nghiệp tư doanh và quản lý thị trường tại địa phương, và quản lý về mặt thực hiện chính sách, chế độ, thể lệ và phương thức mua bán hàng hoá, về bố trí mạng lưới thương nghiệp và thực hiện điều lệ của cửa hàng bán lẻ.

 

III. PHÂN CẤP QUẢN LÝ THƯƠNG NGHIỆP CHO CẤP HUYỆN

Phân cấp quản lý thương nghiệp cho cấp huyện là phân rõ trách nhiệm quản lý thương nghiệp và xác định mối quan hệ của cấp trên đối với cấp đó.

Mục đích của nó là phát huy quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của cấp huyện mà biểu hiện cụ thể là đề cao trách nhiệm, tính tích cực và chủ động trong công tác quản lý thương nghiệp, sử dụng thương nghiệp làm đòn bẩy có hiệu quả để tác động một cách tích cực vào sản xuất, phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển nhằm tạo thêm được nhiều hàng hoá đưa vào lưu thông có tổ chức; phục vụ tốt đời sống nhân dân trên địa bàn huyện và làm đầy đủ nghiã vụ với trung ương và tỉnh; kinh doanh đạt hiệu qủa kinh tế cao.

Mọi biểu hiện tách rời và đối lập giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa phương, thị trường toàn quốc và thị trường địa phương đều trái với mục đích của phân cấp quản lý và cần phải được khắc phục.

Hai nguyên tắc cơ bản của tổ chức quản lý là tập trung dân chủ; kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ phải được quán triệt trong nội dung phân cấp quản lý thương nghiệp.

Phương hướng phân cấp quản lý thương nghiệp đã được xác định trong nghị quyết số 188-HĐBT ngày 23-11-1982 của Hội đồng Bộ trưởng là:

- "Xoá bỏ tình trạng cắt khúc lưu thông hàng hoá theo cấp hành chính khiến cho sự vận động của hàng hoá phải qua nhiều khâu trung gian không cần thiết; tận khả năng làm cho hàng hoá đi thẳng từ nơi sản xuất đến nơi nơi tiêu thụ ".

- "Hợp lý hoá hệ thống tổ chức kinh doanh thương nghiệp; tổ chức nào làm nhiệm vụ kinh doanh là có hiệu quả nhất, tiết kiệm chi phí lưu thông nhất, thì giao cho tổ chức ấy đảm nhiệm. Không nhất thiết mỗi cấp quản lý hành chính đều phải có tổ chức kinh doanh thương nghiệp của riêng mình, dẫn đến bộ máy cồng kềnh, giẫm đạp lên nhau. Nội dung quan trọng nhất của sự phân cấp quản lý thương nghiệp là ở chỗ mỗi cấp quản lý hành chính đều có quyền chi phối quỹ hàng hoá mà kế hoạch Nhà nước dành cho địa phương mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao".

Nghị quyết số 56-HĐBT ngày 7-6-1983, Hội đồng Bộ trưởng cũng đã quy định nội dung phân cấp quản lý kế hoạch, quản lý quỹ hàng hoá và quản lý các tổ chức kinh doanh thương nghiệp.

Xuất phát từ mục đích của phân cấp quản lý thương nghiệp, căn cứ vào nguyên tắc và phương hướng trên đây, nội dung chủ yếu của phân cấp quản lý thương nghiệp cho cấp huyện như sau:

1. Phân cấp quản lý quỹ hàng hoá:

Uỷ ban nhân dân huyện được phân cấp quản lý quỹ hàng hoá của huyện để phân phối cho các nhu cầu trên địa bàn: cung cấp cho công nhân viên chức và lực lượng vũ trang kể cả công nhân viên chức công tác ở cơ quan, xí nghiệp của trung ương, của tỉnh và bộ đội đóng ở huyện); cung ứng hàng tiêu dùng cho nhân dân trong từng địa phương.

Quỹ hàng hoá này gồm hàng hoá do trung ương và tỉnh phân phối về; hàng hoá là sản phẩm của địa phương được dành lại để phục vụ đời sống nhân dân địa phương với điều kiện bảo đảm kế hoạch giao nộp cho trung ương và tỉnh, và hàng hoá do huyện khai thác thêm ngoài kế hoạch của trung ương và tỉnh giao .

Uỷ ban nhân dân huyện dùng kế hoạch làm công cụ chủ yếu để phân phối, điều động hàng hoá cho các nhu cầu kế hoạch, Công ty thương nghiệp thu mua, giao nộp, bán lẻ hàng hoá theo kế hoạch đó.

Ngoài quỹ hàng hoá nói trên, huyện có thể được tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương uỷ nhiệm quản lý quỹ hàng hoá dùng để thu mua nông sản thực phẩm cho tỉnh và trung ương.

2. Phân cấp quản lý kinh doanh thương nghiệp, ăn uống và dịch vụ:

a) Thu mua nông sản, thực phẩm:

Trên kế hoạch đã được tỉnh giao và hợp đồng kinh tế mà huyện đã ký với các cơ quan có liên quan, Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo công ty thương nghiệp thực hiện việc thu mua trên địa bàn và giao hàng cho các tổ chức tiêu thụ theo kế hoạch và hợp đồng, chỉ đạo thu mua những mặt hàng còn lại ngoài kế hoạch do trung ương tỉnh giao.

Đối với những hàng hoá thuộc diện trung ương và tỉnh quản lý, có chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước điều động ra khỏi địa phương thì do các công ty trung ương và các công ty tỉnh thu mua và bán buôn. Để hợp lý hoá sự vận động hàng hoá, theo kế hoạch phân bổ của sở thương nghiệp; các công ty trung ương ký hợp đồng và nhận hàng trực tiếp của công ty thương nghiệp huyện. ở những vùng sản xuất tập trung và có điều kiện thuận lợi thì các công ty trung ương và các công ty tỉnh có thể trực tiếp thu nua.

b) Về bán buôn:

Hàng hoá từ trung ương chuyển về, căn cứ vào kế hoạch do Sở thương nghiệp phân bổ, các công ty trung ương từng bước vươn xuống trực tiếp bán buôn cho cho công ty huyện thông qua các chi nhánh và mạng lưới kho, trạm của mình, nhất là đối với những mặt hàng có khối lượng lớn (như muối, xà phòng, chiếu...) và những mặt hàng đòi hỏi phải có phương tiện vận tải chuyên dùng (như dầu lửa, nước mắm... )

ở những nơi và đối với những mặt hàng chưa có điều kiện bán thẳng được thì bán qua công ty tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương.

Công ty thương nghiệp huyện mua hàng hoá của công ty tỉnh ( bao gồm hàng do tỉnh thu mua và hàng tỉnh mua của trung ương và mua của các địa phương khác), trực tiếp thu mua, gia những mặt hàng sản xuất trên địa bàn huyện mà công ty tỉnh và công ty trung ương không thu mua, gia công và trao đổi mua bán với các địa phương khác.

c) Về bán lẻ:Trên cơ sở quỹ hàng hoá bán lẻ đã được tỉnh giao, huyện, thị xã (không phải là tỉnh lỵ) chịu trách nhiệm bán lẻ cho dân cư trong địa phương mình (kể cả cung cấp hàng hoá cho công nhân viên chức của các cơ quan, xí nghiệp của trung ương, của tỉnh và bộ đội đóng tại huyện, thị xã) bằng mạng lưới của thương nghiệp quốc doanh và thương nghiệp hợp tác xã.

Ngoài việc bán lẻ hàng tiêu dùng cho đời sống, công ty huyện còn cung ứng một số tư liệu sản xuất thông thường và dụng cụ đồ nghề cho sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, nghề muối...

những thị xã là tỉnh lỵ và thành phố trực thuộc tỉnh việc bán lẻ cho dân cư ở đây do công ty tỉnh hoặc công ty bán lẻ thị xã, thành phố phụ trách như đã ghi ở phần II về mô hình tổ chức thương nghiệp.

d) Về ăn uống và dịch vụ:

Việc tổ chức và quản lý kinh doanh ăn uống công cộng, nhà ăn tập thể và các hoạt động dịch vụ trong huyện, thị xã (không phải là tỉnh lỵ) do công ty thương nghiệp huyện, thị xã phụ trách.

những thị xã là tỉnh lỵ và thành phố trực thuộc tỉnh và ở một số điểm đầu mối giao thông quan trọng, các hoạt động trên do công ty ăn uống và dịch vụ tỉnh phụ trách.

3. Phân cấp quản lý kinh doanh:

Công ty thương nghiệp, một tổ chức làm nhiệm vụ kinh doanh trên địa bàn huyện, chịu sự quản lý song trùng của sở thương nghiệp và Uỷ ban nhân dân huyện. Nghị quyết số 188-HĐBT ngày 23-11-1982 xác định: " sở thương nghiệp quản lý công ty về mặt kế hoạch, vốn phí, lao dộng, tiền lương, hạch toán. Uỷ ban nhân dân huyện chỉ đạo công ty trong việc thực hiện các chính sách, kế hoạch thu mua và điều động, trong việc bán lẻ trên địa bàn huyện và trao dổi với các huyện khác những hàng ngoài kế hoạch của tỉnh, trong việc tổ chức hợp lý mạng lưới thu mua, bán lẻ trong huyện và trong việc chấp hành luật pháp và các chủ trương, chính sách khác của Nhà nước", Bộ hướng dẫn nội dung chỉ đạo cụ thể của Sở thương nghiệp và Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã đối với công ty thương nghiệp huyện, thị xã (không phải là tỉnh lỵ) như sau:

a) Sở thương nghiệp quản lý công ty về các mặt:

- Chỉ đạo và hướng dẫn xây dựng quy hoạch, giao chỉ tiêu kế hoạch lưu chuyển hàng hoá (mua, bán) và các kế hoạch biện pháp (lao động, tiền lương, tài vụ, xây dựng cơ bản...).

- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chính sách, phương thức thể lệ mua bán, cung cấp hàng hoá...

- Chỉ đạo hướng dẫn việc thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật (lao động, vật tư, tiền vốn, phân chia thặng số và chiết khấu thương nghiệp ... )

- Quản lý thống nhất về tổ chức bộ máy và tiêu chuẩn mạng lưới thương nghiệp

- Xét cấp vốn kinh doanh và hướng dẫn các mặt nghiệp vụ quản lý tiền hàng, thanh quyết toán quý, năm...

Cùng với Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã xét duyệt và công nhận hoàn thành kế hoạch từng quý và cả năm của công ty.

- Thực hiện việc quản lý cá nhân cán bộ, bao gồm việc ra quyết định đề bạt, cách chức và nâng lương cho các chức vụ phó giám đốc công ty, trưởng cửa hàng trưởng phòng công ty và các cán bộ tương đương. Đề nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cử giám đốc công ty.

b) Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã quản lý công ty về các mặt:

- Cụ thể hoá các chỉ tiêu mua, bán của Uỷ ban nhân dân và sở thương nghiệp tỉnh, thành phố giao cho huyện... cân đối sức mua, tiền hàng phù hợp với khả năng kinh tế của huyện để hướng dẫn công ty thương nghiệp, xây dựng kế hoạch lưu chuyển hàng hoá sát với thực tế.

- Quản lý quỹ hàng hoá mà tỉnh giao cho huyện để cung ứng cho các nhu cầu trong huyện và các kế hoạch phân phối hàng hoá theo chính sách, chế độ, tiêu chuẩn của Nhà nước.

- Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, và tạo mọi điều kiện để công ty thương nghiệp hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch thương nghiệp, thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch giao nộp sản phẩm cho trung ương và tỉnh, và trao đổi hàng hoá với các địa phương khác.

Xét duyệt kế hoạch và địa diểm bố trí mạng lưới, quy định giờ đóng mở cửa hàng phù hợp với quy chế bán hàng do Bộ ban hành và thực tế ở địa phương. Cùng với sở thương nghiệp xét duyệt các kế hoạch , biện pháp khác (như kế hoạch lao động, tài vụ, đào tạo, xây dựng cơ bản...) của công ty.

- Chỉ đạo, kiểm tra, việc thực hiện chính sách, thể lệ về mua bán, cung cấp, cải tạo thương nghiệp tư doanh, quản lý thị trường và các luật pháp, chủ trương, chính sách khác của Đảng và Nhà nước.

- Cùng với sở thương nghiệp xét duyệt và công nhận hoàn thành kế hoạch của công ty.

- Thực hiện việc quản lý cá nhân cán bộ bao gồm việc ra quyết định đề bạt, cách chức và nâng mức lương cho các chức vụ phó trưởng cửa hàng, phó trưởng phòng và những cán bộ, công nhân viên chức của công ty. Riêng đối với cán bộ bậc đại học và trung học, nếu Uỷ ban nhân dân huyện điều động ra khỏi ngành nội thương thì phải được sự đồng ý của sở thương nghiệp.

- Công ty thương nghiệp huyện có nhiệm vụ nộp một phần lợi nhuận của công ty vào ngân sách địa phương theo tỷ lệ quy định của Hội đồng Bộ trưởng.

 

IV. TĂNG CƯỜNG CÁN BỘ, ĐỘI NGŨ LAO ĐỘNG VÀ TẠO ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT CHO CÔNG TY HUYỆN HOẠT ĐỘNG

a) ở những nơi chưa lập công ty thương nghiệp huyện hoặc đã lập rồi nhưng chưa đúng với mô hình tổ chức quy định ở phần II trên đây thì cần nhanh chóng tổ chức hoặc sửa lại cho đúng.

b) Sở thương nghiệp cần bàn bạc với ban tổ chức của tỉnh và Uỷ ban nhân dân huyện để bổ sung cán bộ có năng lực, có tinh thần trách nhiệm và có tư cách đạo đức tốt để sắp xếp vào các chức vụ lãnh đạo (giám đốc, phó giám đốc, phó trưởng phòng các công ty, trưởng phó phòng công ty, trưởng phó cửa hàng) của công ty thương nghiệp huyện.

Ngoài cán bộ lãnh đạo, cần bổ sung đủ số lao động cho công ty nhưng nhất thiết phải tuyển chọn những người đã qua đào tạo và có tư cách đạo đức tốt thông qua các đoàn thể công đoàn, phụ nữ, thanh niên lựa chọn giới thiệu. Kiên quyết không đưa vào ngành những cán bộ, nhân viên chưa qua đào tạo.

Đối với những cán bộ, nhân viên cũ của ngành chưa qua đào tạo thì cần có kế hoạch bố trí cho đi học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn hoặc gửi đi học các lớp dài hạn tuỳ theo trình độ văn hoá, nghiệp vụ và tuổi của từng người cho thích hợp.

c) Để tạo điều kiện cho công ty thương nghiệp hoạt động, các Sở thương nghiệp sau khi bàn bạc thống nhất với Uỷ ban nhân dân các huyện, cần lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật có trọng tâm, trọng điểm) cho các huyện và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xét duyệt. Mặt khác, mỗi huyện cũng tự mình có kế hoạch đầu tư xây dựng những công trình sản xuất, chế biến bảo quản hàng hoá, thu mua ở địa phương và sửa chữa, mở rộng những công trình đã có.

Việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật công trình cần tiến hành theo phương châm địa phương làm có sự hỗ trợ của trung ương. công ty vật liệu xây dựng và xây Bộ giao nhiệm vụ này cho công ty điện máy trung ương, công ty vật liệu xây dựng và xây lắp II, xí nghiệp liên hợp xây lắp II và nhà máy cơ khí nội thương có nhiệm vụ cung ứng các loại trang thiết bị chuyên dùng cho các huyện theo kế hoạch của Bộ, tạo điều kiện và giúp đỡ cho các huyện hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh doanh.

Bộ yêu cầu Uỷ ban nhân dân các tỉnh, đặc khu và trực thuộc trung ương, giám đốc các Sở thương nghiệp và sở ăn uống và phục vụ nghiên cứu kỹ và chỉ đạo thực hiện trong địa phương mình theo đúng thông tư này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu và Sở thương nghiệp cần phản ánh kịp thời về Bộ để nghiên cứu giải quyết.

Mọi văn bản hướng dẫn và quy định về về thương nghiệp cấp huyện trước đây của Bộ trái với thông tư này, đều bãi bỏ.

Thông tư này được phổ biến đến toàn thể cán bộ công nhân viên của ngành.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tải file đính kèm
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 18/10/1983
Hướng dẫn việc xây dựng và tăng cường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh
Số kí hiệu 17-NT Ngày ban hành 03/10/1983
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 18/10/1983
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Công thương Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Các Bộ, cơ quan ngang bộ Bộ Trưởng Đoàn Phương
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

18/10/1983

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 17-NT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
03/10/1983 Văn bản được ban hành 17-NT
18/10/1983 Văn bản có hiệu lực 17-NT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh