Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 14/03/1974

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Bộ Chính trị số: 228/NQ/TW ngày 12/1/1974 về cuộc đấu tranh chống lấy cắp tài sản XHCN chống làm ăn phi pháp tăng cường quản lý lao động, quản lý thị trường, giữ vững trật tự trị an, phục vụ tốt phong trào lao động sản xuất và tiết kiệm phục vụ tốt đời sống nhân dân

________________________

Bộ Chính trị vừa có Nghị quyết số 228/NQ/TW ngày 12/1/1974 về cuộc đấu tranh chống lấy cắp tài sản XHCN, chống làm ăn phi pháp tăng cường quản lý lao động, quản lý thị trường, giữ vững trật tự trị an, phục vụ tốt phong trào lao động sản xuất và tiết kiệm phục vụ tốt đời sống nhân dân.

Để chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết nói trên của Bộ Chính trị, Bộ yêu cầu các đồng chí phụ trách các đơn vị trực thuộc Bộ, các đồng chí phụ trách các cơ quan tài chính ở địa phương làm tốt những công việc dưới đây:

1. Phải tăng cường giáo dục thường xuyên cán bộ, nhân viên thuộc quyền, nâng cao tinh thần trách nhịêm, ý thức, tổ chức và kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành và đôn đốc chấp hành các chính sách, chế độ và thể lệ về quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước, tăng cường rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng. Người cán bộ tài chính bất kỳ ở cương vị nào, trong trường hợp nào, cũng phải tích cực phấn đầu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đúng chính sách chế độ, thể lệ, tiêu chuẩn định mức của Nhà nước đã quy định. Đặc biệt là phải nêu cao phẩm chất cách mạng tinh thần liêm khiết, chí công vô tư, tuyệt đối không xâm phạm tài sản của Nhà nước; nêu cao dũng khí đấu tranh bảo vệ nguyên tắc, chế độ, kỷ luật tài chính. Tuyệt đối không lợi dụng cương vị công tác của mình mà kinh doanh trái phép hoặc bao che dung túng cho gia đình, thân thuộc kinh doanh trái phép hoặc xoay xở, móc ngoặc, thông đồng với bọn trộm xấu, bọn trộm cắp, buôn gian bán lậu, đầu cơ trục lợi ngoài xã hội để lấy cắp hoặc tiêu thụ tài sản của Nhà nước hoặc cảm tình, nể nang, mà làm sai nguyên tắc, chế độ, kỷ luật tài chính trong việc thực hiện nhiệm vụ thu nộp, cấp phát vốn, kinh phí Nhà nước, hoặc quan liêu vô trách nhiệm để sơ hở cho người xây lấy cắp vật tư, hàng hóa, tiền vốn của Nhà nước.

Trước mắt, các đồng chí phụ trách cần có kế hoạch tổ chức học tập nghiêm chỉnh nghị quyêt của Bộ Chính trị trong cán bộ, nhân viên thuộc quyền để mọi người thấy rõ tính chất cấp thiết của cuộc đấu tranh hiện nay chống lấy cấp tài sản XHCN chống làm ăn phi pháp, tăng cường quản lý lao động, qủan lý thị trường, giữ vững trật tự trị an, phục vụ tốt phong trào lao động sản xuất và tiết kiệm phục vụ tốt đời sống nhân dân. Khi học tập, cần liên hệ, phê phán, rút kinh nghiệm về những sơ hở trong công tác, về những hành động buông trôi, vô trách nhiệm, cảm tình, móc ngoặc gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước. Đợt học tập này nhằm nâng cao một bước tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật, phẩm chất cách mạng cho cán bộ, nhân viên trong đơn vị làm cơ sở tư tưởng cho việc nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết số 228-NQ/TW ngày 12/1/1974 của Bộ Chính trị.

2. Ngành tài chính là một ngành quản lý tổng hợp; cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm phát huy chức năng của mình thúc đẩy các ngành, các cơ sở tăng cường quản lý, bảo vệ vật tư, hàng hóa, tài sản của Nhà nước, góp phần tích cực thực hiện yêu cầu đề ra trong nghị quyết của Bộ Chính trị.

Đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ trên đây có kết quả cơ quan tài chính các cấp phải nghiêm chỉnh thi hành về phần mình những chính sách, chế độ, thể lệ, tiêu chuẩn, định mức Nhà nước đã ban hành về tài chính kế toán.

Phải kết hợp với việc thực hiện Ngân sách Nhà nước và công việc thường xuyên theo chức năng và nhiệm vụ của mình như duyệt dự toán, đôn đốc thu nộp, cấp phát vốn, kiểm tra, thanh tra tài chính kế toán, quyết toán... mà phát huy tác dụng giám đốc của tài chính Nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành, các cơ sở, đặc biệt là trong việc quản lý vật tư, hàng hóa của Nhà nước; phát hiện những sơ hở thiếu sót; kịp thời có biện pháp giúp đỡ uốn nắn cơ sở tăng cường quản lý tài sản Nhà nước.

Đồng thời phải tăng cường đi sâu đi sát; đôn đốc kiểm tra, thanh tra các ngành, các cơ sở chấp hành đầy đủ nghiêm túc các chế độ, thể lệ, kỷ luật tài chính kế toán đặc biệt là giúp đỡ cơ quan tài vụ kế toán các ngành, các cơ sở phát huy mạnh mẽ chức năng giám đốc của tài chính đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh; đối với việc quản lý vật tư, hàng hóa của Nhà nước tại cơ sở; giúp đỡ kế toán trưởng xí nghiệp phát huy vai trò trợ thủ đắc lực của giám đốc xí nghiệp và người giám sát của Nhà nước trong việc bảo vệ tài sản Nhà nước ở đơn vị.

Cần tăng cường sự kiểm tra giúp đỡ đối với các ngành có nhiều tài sản, như vật tư,  thương nghiệp, Lương thực, giao thông vận tải, xây dựng, Thủy lợi, Công nghiệp, hợp tác xã tiểu và thủ công nghiệp... nhất là ở những địa bàn quan trọng. Phải đặc biệt chú ý những khâu công tác có liên quan đến quản lý vật tư hàng hóa của Nhà nước; thông qua việc  thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành tài chính mà thúc đẩy tăng cường quản lý; phát hiện kịp thời những sơ hở, thiếu sót trong việc quản lý vật tư, hàng hóa để có biện pháp chấn chỉnh kịp thời; cụ thể là:

- Trong sản xuất kinh doanh, cần chú ý  quản lý chặt chẽ mức tiêu hao nguyên vật liệu, khâu thu hoạch, thu sản phẩm . Đặc biệt đối với các xí nghiệp, nông nghiệp chú ý việc tận thu sản phẩm lúc thu hoạch; ngăn ngừa kịp thời mọi sơ hở móc ngoặc để sản phẩm lọt ra thị trường tự do, ngây tổn thất cho tài sản Nhà nước.

- Trong khâu Nhà nước gia công hoặc bán nguyên liệu bao tiêu thành phẩm cho các cơ sở sản xuất tiểu và thủ công nghiệp, cần chú ý việc ký hợp đồng kinh tế; việc định mức tiêu hao nguyên vật liệu, kiểm kê chặt chẽ nguyên vật liệu đưa gia công, việc kiểm  hóa, thu hóa; chú ý các mặt số lượng, chất lượng, giá cả và thanh toán; ngăn ngừa định mức cao hoặc thu nhận hàng ẩu, thiếu tiêu chuẩn do cảm tình, móc ngoặc...

- Trong việc quản lý hàng nhập khẩu; cần chú ý khâu tiếp nhận bốc rỡ ở cảng, ở ga, giao nhận, vận chuyển; phải thực hiện đầy đủ các quy định đã có; giao nhận có kiểm kê, bàn giao, chặt chẽ sổ sách, chứng từ xuất nhập rành mạnh; vận chuyển có người áp tải...

- Cần chú ý vật tư, tài sản để rải rác; phải xử lý tài sản Nhà nước để bừa bãi biến thành vô chủ, theo hướng dẫn thông tư số 07-TC/CDKT ngày 29/7/1967 của Bộ Tài chính và chỉ thị 103-TTg/Tn của TT Chính phủ.

- Phải tăng cường quản lý phế liệu, phế phẩm, hàng thiếu tiêu chuẩn, bảo đảm thực hiện đúng chế độ quản lý đã qui định ngoài trường hợp sử dụng vào sản xuất, tất cả những phế phẩm và phế liệu còn có giá trị phải giao cho ngành mậu dịch quốc doanh tiêu thụ hoặc quản lý việc tiêu thụ; Vật tư kỹ thuật kém phẩm chất, thiếu tiêu chuẩn gì giao cho ngành vật tư tự tiêu thụ. Các xí nghiệp, công trường tuyệt đối không được tự ý đem bán những hàng thiếu tiêu chuẩn, phế phẩm và phế liệu cho cán bộ, công nhân của xí nghiệp, công trường mình hoặc bán ra ngoài (thông tư số 63-CP ngày 14/11/1960 của hội đồng chính phủ). Trong công tác thanh lý tài sản - kể cả việc thanh lý  thiết bị vật tư sau đợt kiểm kê 1/10/73 - các Sở, Ty tài chính phải phát huy chức năng giám đốc của mình, phải theo dõi bám sát việc thanh lý đòi hỏi các ngành làm đúng nguyên tắc, thủ tục đã được Nhà nước quy định.

- Khâu quản lý vật tư dự trữ phòng chống bão lụt (vật liệu sắt thép, đá sỏi, xi măng) là khâu dễ có nhiều sơ hở; phải yêu cầu cơ quan chủ quản có sổ sách rành mạch, giao trách nhiệm cất giữ rõ ràng để từng đơn vị và cá nhân phụ trách; xuất nhập phải theo chế độ nội quy chặt chẽ. Phải phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp cá nhân hoặc đơn vị (công trường, HTX) tùy tiện lấy vật tư dự trữ phòng chống bão lụt đem sử dụng vô nguyên tắc.

3. Bộ nêu dưới đây những công việc cụ thể cần làm trong từng mặt công tác quản lý tài chính:

a/ Trong công tác thuế tập thể và cá thể, phải tăng cường thường xuyên công tác quản lý thu thuế chống man khai, lậu thuế chống buôn gian bán lậu. Trước mắt phải dành lực lượng cán bộ thích đáng và có kế hoạch phối hợp với các ngành có trách nhiệm (thương nghiệp, công an, tòa án ...) theo kế hoạch chung của Nhà nước, tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra việc đăng ký kinh doanh và quản lý chặt chẽ các tổ chức và hộ cá thể sản xuất và kinh doanh tự do; qua công tác này mà đi sâu phát hiện các mặt bất hợp pháp trong sản xuất kinh doanh; sơ hở trong quản lý vật tư, hàng hóa ở các cơ quan xí nghiệp; góp phần ngăn chặn có hiệu quả và loại trừ việc buôn bán trái phép những mặt hàng Nhà nước thống nhất quản lý, xắp xếp việc làm, tiếp tục chuyển người buôn bán sang sản xuất, tổ chức, hướng dẫn và quản lý việc mua bán trên thị trường đúng chính sách, đúng pháp luật của Nhà nước, tiếp tục cải tạo công thương nghiệp tư nhân củng cố quan hệ sản xuất mới XHCN.

Về vấn đề này, Bộ đã có văn bản hướng dẫn cụ thể riêng.

b/ Trong công tác thu quốc doanh và quản lý tài vụ và kế toán phải nghiêm chỉnh chấp hành và đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cơ sở nghiêm chỉnh chấp hành các nguyên tắc, chế độ thể lệ, tiêu chuẩn, định mức kỷ luật tài chính Nhà nước từ khâu lập kế hoạch lập dự toán, thực hiện kế hoạch và dự toán đến khâu quyết toán; thông qua việc quản lý tài vụ kế toán; quản lý thu nộp mà tăng cường giám đốc việc quản lý vật tư, hàng hóa của Nhà nước, từ khâu ký hợp đồng mua sắm, giao nhận vận chuyển, đến khâu bảo quản, dự trữ, xuất nhập tài sản; thanh toán và trả tiền ... để ngăn chặn những hành động bòn rút, ăn cắp tài sản của Nhà nước.

- Trước mắt, phải nắm chắc kết quả kiểm kê ngày 1/10/1973 vừa qua, đối chiếu với sổ sách, tìm ra nguyên nhân chênh lệch thừa thiếu tài sản, truy tìm tài sản khai là mất mát, xử lý hoặc kiến nghị xử lý kịp thời những vụ xâm phạm tài sản công thi hành nghiêm chỉnh chế độ bồi thường vật chất đối với những người có trách nhiệm theo quy định trong Nghị định số 49-CP ngày 9/4/1968 của HĐCP.

- Phải đôn đốc thúc đẩy các ngành, các cơ sở nghiêm chỉnh chấp hành chế độ kế toán tài sản, kho tàng, chấn chỉnh sổ sách kế toán; chấn chỉnh kho tàng, thực hiện đúng chế độ thống kê và báo cáo; chế độ kiểm kê tài sản định kỳ và đột xuất theo quy định của Nhà nước; chấn chỉnh nề nếp quản lý tài sản, nhằm ngăn ngừa có hiệu quả và phát hiện kịp thời những vụ mất mát, vô trách nhiệm dễ hư hao tài sản, vật tư, hàng hóa của Nhà nước.

- Trong quản lý thu đối với các cơ sở quốc doanh cần chú ý thông qua việc kiểm tra các căn cứ thu nộp (thu quốc doanh, thuế ...), tăng cường kiểm tra chứng từ gốc tiêu thụ sản phẩm mà phát hiện những trường hợp tiêu thụ sản phẩm không theo đúng các quy trình của Nhà nước, móc ngoặc, lợi dụng, gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

- Trong cấp phát vốn lưu động, cần chú ý xác định yêu cầu về vốn thật sát sao, chặt chẽ trên cơ sở xác định mức dự trữ vật tư hàng hóa hợp lý căn cứ vào chi tiêu kế hoạch Nhà nước và khả năng thực hiện nhằm ngăn ngừa ứ đọng vật tư, hàng hóa buông lỏng quản lý tài sản Nhà nứơc.

- Trong  quản lý kinh phí sự nghiệp, cần chú ý các sự nghiệp kinh tế; xác định yêu cầu về vốn theo đúng định mức tiêu chuẩn quản lý chặt chẽ các sản phẩm do các đơn vị làm ra bảo đảm tiêu thụ đúng chính sách, chế độ Nhà nước đã quy định.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1503195155186_108655000477_03.TC.VP.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 14/03/1974
Hướng dẫn thi hành Nghị quyết của Bộ Chính trị số: 228/NQ/TW ngày 12/1/1974 về cuộc đấu tranh chống lấy cắp tài sản XHCN chống làm ăn phi pháp tăng cường quản lý lao động, quản lý thị trường, giữ vững trật tự trị an, phục vụ tốt phong trào lao động sản xuất và tiết kiệm phục vụ tốt đời sống nhân dân
Số kí hiệu 03-TC/VP Ngày ban hành 14/03/1974
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 14/03/1974
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực Kinh tế, Xã hội
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Hoàng Văn Diệm
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

14/03/1974

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 03-TC/VP

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
14/03/1974 Văn bản được ban hành 03-TC/VP
14/03/1974 Văn bản có hiệu lực 03-TC/VP
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh