Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 28/06/2000

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Về việc ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyềnhạn

của các Vụ, Thanh tra và Văn phòng Bộ Công nghiệp

 

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ vềchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức-Cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa:

VụKế hoạch và Đầu tư,

VụTài chính-Kế toán;

VụQuản lý Công nghệ và Chất lượng sản phẩm;

VụHợp tác Quốc tế;

VụTổ chức-Cán bộ;

VụPháp chế;

Thanhtra Bộ;

Vănphòng Bộ.

Điều 2.Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các Vụ trưởng, Chánh Thanhtra và Chánh Văn phòng Bộ có trách nhiệm:

Hoànthiện tổ chức, sắp xếp, bố trí cán bộ theo đúng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụcông chức, viên chức Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tinh giản, gọn nhẹ, có hiệuquả, không chồng chéo trùng lắp;

Xâydựng quy chế làm việc và mối quan hệ công tác theo sự phân công, phân cấp quảnlý của Bộ.

Điều 3.Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế:

Quyếtđịnh số 401/QĐ-TCCB ngày 20 tháng 12 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp banhành bản Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ, Thanh tra vàVăn phòng Bộ Công nghiệp;

Quyếtđịnh số 448/QĐ-TCCB ngày 25 tháng 3 năm 1997 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp vềviệc bổ sung một số nhiệm vụ của các cơ quan chức năng thuộc Bộ;

Quyếtđịnh số 08/1998/QĐ-BCN ngày 14 tháng 02 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệpvề việc quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức, biên chế của Vụ Phápchế thuộc Bộ Công nghiệp.

 Điều4 . Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởngvà Thủ trưởng các cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ, có trách nhiệm thi hành Quyếtđịnh này./.

QUY ĐỊNH:

Về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn của

các Vụ, Thanh tra và Văn phòng Bộ Công nghiệp

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 38 /2000/QĐ-BCN

ngày 28 tháng 6 năm 2000 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp)

Chương I

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1. CácVụ, Thanh tra và Văn phòng Bộ (sau đây gọi tắt là các cơ quan Bộ) là các cơquan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước ngành côngnghiệp: cơ khí, luyện kim, điện tử-tin học, hoá chất, địa chất, tài nguyênkhoáng sản, mỏ (bao gồm than, dầu mỏ, khí đốt, đá quý), điện, vật liệu nổ côngnghiệp, công nghiệp tiêu dùng trong phạm vi cả nước theo Nghị định số 15/CPngày 02 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệmquản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ và Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máyBộ Công nghiệp.

Điều 2.Trong khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, thủ trưởng các đơn vị đượcquyền:

a- Yêu cầu các cơ quan đơn vị cung cấp những thông tin, số liệu, tư liệu . . .cần thiết phục vụ cho công việc được giao;

b- Quan hệ công tác với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế- xã hội khi đượcBộ uỷ quyền;

c- Tổ chức việc theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của các đơn vị thuộc Bộtrong lĩnh vực được giao quản lý; kiến nghị với lãnh đạo Bộ, thủ trưởng các đơnvị trong Bộ về những biện pháp xử lý một số vấn đề cần thiết để bảo đảm việcthực hiện đúng pháp luật, chính sách, chế độ trong lĩnh vực đó;

d- Từng bước hoàn thiện tổ chức, sắp xếp, bố trí cán bộ của cơ quan theo đúngchức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức Nhà nước, theo yêu cầu nhiệm vụ vàbiên chế Bộ giao; bảo đảm nguyên tắc tinh giản, gọn nhẹ, có hiệu quả, khôngchồng chéo, trùng lắp;

e- Tham gia với Vụ Tổ chức-Cán bộ trong việc đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễnnhiệm, khen thưởng, kỷ luật và giải quyết chính sách, chế độ, đối với cán bộ,công chức của đơn vị mình và theo các quy định của hệ thống ngành dọc.

Điều 3.Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng có thể giao cho các Vụ trưởng, ChánhThanh tra và Chánh Văn phòng Bộ một số công việc cụ thể ngoài phạm vi nhiệm vụ,quyền hạn đã được quy định trong văn bản này.

Điều 4.Trong những lĩnh vực công tác hoặc công việc có liên quan đến nhiều cơ quan Bộ,Bộ trưởng chỉ phân công cho một cơ quan chủ trì giúp Bộ tổ chức việc thực hiện,các cơ quan khác có trách nhiệm tham gia theo chức năng, nhiệm vụ được quy địnhtại văn bản này;

Mốiquan hệ và phương thức giải quyết công việc giữa các cơ quan Bộ, thực hiện theoQuy chế làm việc của Bộ Công nghiệp được ban hành theo Quyết định Số31/1998/QĐ-BCN ngày 04 tháng 5 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

Điều 5.Các Vụ, Thanh tra và Văn phòng Bộ có trách nhiệm giúp Bộ nghiên cứu, xây dựngcác dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đếnngành công nghiệp do Bộ quản lý để trình Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hànhtheo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật đó;

GiúpBộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp thuộc ngànhcông nghiệp theo các quy định của pháp luật.

Chương II

CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÁC VỤ, THANH TRA

VÀ VĂN PHÒNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Mục 1

VỤ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Điều 7.Vụ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan tham mưu của Bộ trưởng, giúp Bộ trưởng thựchiện chức năng quản lý Nhà nước về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư ngành côngnghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Nhiệmvụ chủ yếu của Vụ:

1-Nghiên cứu, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự án tổng thể phát triểnngành công nghiệp để Bộ trình Chính phủ phê duyệt và chỉ đạo, hướng dẫn việcthực hiện sau khi được Chính phủ phê duyệt;

2-Cụ thể hoá chiến lược, quy hoạch và dự án tổng thể phát triển ngành công nghiệpthành tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất của các ngành kinhtế-kỹ thuật trong phạm vi cả nước, trên từng vùng lãnh thổ, từng địa phương vềcơ cấu sản xuất-kinh doanh, đầu tư, xuất-nhập khẩu, hợp tác quốc tế, liêndoanh, liên kết kinh tế;

3-Tổ chức thực hiện công tác thống kê theo các quy định của pháp luật về thốngkê; cung cấp kịp thời các thông tin và báo cáo thống kê phục vụ công tác chỉđạo và điều hành của Bộ;

4-Nghiên cứu, trình Bộ xét duyệt hoặc tham gia xét duyệt các dự án đầu tư, cácluận chứng kinh tế-kỹ thuật, thiết kế, dự toán và các dự án hợp tác liên doanhvới nước ngoài có liên quan đến ngành công nghiệp;

5-Xây dựng các chính sách phát triển công nghiệp, các dự án kế hoạch và đầu tưcác vùng nguyên liệu của ngành; chính sách điều tra địa chất, bảo vệ và sử dụnghợp lý tài nguyên khoáng sản, môi trường, chính sách bảo hộ công nghiệp, chínhsách đầu tư, chính sách hội nhập quốc tế về công nghiệp, các quỹ phòng chốnglụt bão, thiên tai . . . nhằm tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của cácngành, các địa phương và cơ sở;

6-Tổng hợp, cân đối kế hoạch 5 năm và hàng năm (kể cả kế hoạch động viên thờichiến) của ngành để Bộ trình Chính phủ. Theo dõi, hướng dẫn, điều hoà việc thựchiện kế hoạch và giải quyết các cân đối lớn về năng lượng, hạn ngạch, vốn đầu tư,nguyên vật liệu.. . theo danh mục Nhà nước phân bổ (nếu có);

7-Phối hợp với các Vụ khác triển khai, giải quyết những vấn đề có liên quan đếnđổi mới quản lý, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, quản lý ngành kết hợp vớiquản lý theo địa phương; tổ chức sắp xếp lại sản xuất theo quy định của Nhà nước;

8-Nghiên cứu, chuẩn bị trình Bộ cấp giấy phép hành nghề đối với những ngành nghềdo Bộ quản lý theo các quy định của Chính phủ;

9-Làm đầu mối, theo dõi, quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trongngành công nghiệp và phối hợp với các Vụ giải quyết các vấn đề theo yêu cầu củacác doanh nghiệp đó;

10-Quản lý hoạt động đầu tư theo các hình thức BOT, BTO, BT của ngành công nghiệpbao gồm từ việc vận động đầu tư, chuẩn bị đầu tư, thẩm định đánh giá dự án đếnđàm phán, ký kết hợp đồng và quản lý dự án trong suốt thời gian vận hành;

11-Làm đầu mối phối hợp công việc với các chương trình quốc gia về kinh tế - kỹthuật có liên quan nhiều đến ngành công nghiệp;

12-Làm đầu mối theo dõi, quản lý công nghiệp địa phương;

13-Thường trực Ban chỉ đạo công tác phòng chống lụt, bão và Ban chỉ đạo công tácquốc phòng của Bộ;

14- Theo dõi, tổng hợp, đánh giá tình hình và làm các báo cáo về hoạt động sảnxuất-kinh doanh trong toàn ngành theo định kỳ.

Mục 2

VỤ TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN

Điều 9. VụTài chính-Kế toán là cơ quan tham mưu của Bộ trưởng, giúp Bộ trưởng thực hiệnchức năng quản lý Nhà nước về tài chính, kế toán, giá cả trong ngành côngnghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 10.Nhiệm vụ chủ yếu của Vụ:

1-Nghiên cứu và xây dựng trình Bộ trưởng ban hành các quy chế, thông tư hướng dẫnliên quan đến tài chính, kế toán, giá cả thuộc thẩm quyền của Bộ; tham gia, đềxuất với Bộ Tài chính và các Bộ tổng hợp về việc xây dựng và ban hành mới, sửađổi các chính sách, chế độ về tài chính, thuế, giá cả và hạch toán kế toán cóliên quan đến các ngành công nghiệp do Bộ quản lý;

2-Hướngdẫn các cơ quan, doanh nghiệp thuộc Bộ, xây dựng và tổng hợp thành kế hoạchthu, chi ngân sách hàng năm của Bộ Công nghiệp để trình Chính phủ duyệt; hướngdẫn, kiểm tra thực hiện;

3-Phối hợp với các Vụ có liên quan để xây dựng kế hoạch tiền lương và kinh phíhoạt động do ngân sách Nhà nước cấp cho các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơnvị sự nghiệp thuộc Bộ, để Bộ trình Chính phủ duyệt;

Thựchiện việc tiếp nhận, cấp phát kinh phí cho các đơn vị hành chính - sự nghiệp vàkiểm tra, quyết toán việc thực hiện;

4-Tham gia hội đồng thẩm định luận chứng kinh tế-kỹ thuật. Hướng dẫn quyết toánvà duyệt quyết toán hoàn thành cho các công trình đầu tư xây dựng cơ bản cuảnhóm công trình thuộc thẩm quyền kiểm tra và xét duyệt của Bộ;

5-Tổ chức thu thập các thông tin về tình hình diễn biến vốn, hiệu quả sản xuất -kinh doanh, thực hiện kế hoạch nộp ngân sách, tình hình biến động giá cả đểtổng hợp, phân tích, đề xuất các biện pháp quản lý vĩ mô và định kỳ báo cáo vớilãnh đạo Bộ.

Mục 3

VỤ QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

Điều 11. VụQuản lý Công nghệ và Chất lượng sản phẩm là cơ quan tham mưu của Bộ trưởng,giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khoa học, côngnghệ, môi trường và chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Đièu 12.Nhiệm vụ chủ yếu của Vụ:

1-Chủ trì nghiên cứu xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển khoahọc, công nghệ, bảo vệ môi trường và chất lượng sản phẩm để Bộ trình Chính phủphê duyệt hoặc Bộ quyết định theo thẩm quyền; tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn thựchiện sau khi được Chính phủ hoặc Bộ phê duyệt;

2-Tổ chức xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền các quy trình, quyphạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các ngành kinh tế-kỹthuật do Bộ quản lý;

3-Tổ chức quản lý chất lượng sản phẩm công nghiệp, quản lý phát triển khoahọc-công nghệ, ứng dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ trong các ngànhkinh tế-kỹ thuật do Bộ quản lý;

4-Tổ chức và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, cácgiải pháp kỹ thuật-công nghệ để bảo vệ môi trường, kiểm soát ngăn ngừa giảmthiểu ảnh hưởng tác hại môi trường của hoạt động công nghiệp;

5-Tổ chức quản lý thống nhất công tác: tiêu chuẩn hoá, đo lường, sở hữu côngnghiệp, sáng chế, phát minh của các ngành kinh tế-kỹ thuật do Bộ quản lý. Phốihợp với Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và các cơ quan có liên quan trongviệc tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hoá;

6-Xây dựng, chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch dài hạn và hàngnăm về nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩmvà bảo vệ môi trường trong ngành công nghiệp;

7-Tham gia thẩm định, xét duyệt các dự án đầu tư xây dựng các công trình côngnghiệp; chủ trì việc thẩm định công nghệ, thiết bị, chất lượng sản phẩm và đánhgiá tác động môi trường của các dự án đầu tư mới hoặc cải tạo các công trìnhcông nghiệp;

8-Tổ chức mạng lưới thông tin khoa học, công nghệ, chất lượng sản phẩm, môi trường.Chỉ đạo công tác xây dựng và khai thác các dữ liệu kinh tế-kỹ thuật phục vụ chocông tác dự báo, quy hoạch, kế hoạch phát triển khoa học, công nghệ, chất lượngsản phẩm và môi trường ngành công nghiệp để phục vụ sự chỉ đạo của Bộ.

Mục 4

VỤ HỢP TÁC QUỐC TẾ

Điều 13.Vụ Hợp tác quốc tế là cơ quan tham mưu của Bộ trưởng, gíup Bộ trưởng thực hiệnchức năng quản lý Nhà nước về hợp tác quốc tế ngành công nghiệp theo quy địnhcủa pháp luật.

Điều 14.Nhiệm vụ chủ yếu củaVụ:

1- Tổ chức nghiên cứu, dự báo xu hướng và xây dựng chiến lược phát triển tronglĩnh vực hợp tác kinh tế với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực đối vớicác ngành công nghiệp để Bộ trình Chính phủ phê duyệt; chỉ đạo, hướng dẫn kiểmtra việc thực hiện;

2-Nghiên cứu thị trường khu vực, các tổ chức, cá nhân người nước ngoài là đối tácvới các tổ chức kinh tế, đào tạo, nghiên cứu khoa học-công nghệ của các ngànhcông nghiệp thuộc Bộ, đặc biệt nghiên cứu các mặt: Tư cách pháp nhân, tiềm lựckinh tế, khả năng đầu tư, cơ chế đầu tư, xuất nhập khẩu của cácđối tác liên doanh, hợp tác kinh tế, xuất nhập khẩu, hạn ngạch v. v. . để cungcấp các thông tin và hướng dẫn các ngành, các doanh nghiệp và cơ quan thuộc Bộthiết lập các quan hệ hợp tác kinh tế, đàm phán, ký kết các hợp đồng kinh tếvới các tổ chức, cá nhân người nước ngoài;

3-Phối hợp với các cơ quan Bộ để hướng dẫn các tổ chức, cá nhân người nước ngoài,các chủ đầu tư Việt Nam về thực hiện các luật, các văn bản quy phạm pháp luậtcủa Nhà nước về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, về chuẩn bị và ký kết các hợpđồng liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng BOT, về thực hiện giấyphép đầu tư, giấy phép kinh doanh, các văn bản cam kết khác theo đúng luật phápViệt Nam và thông lệ quốc tế;

4-Nghiên cứu, soạn thảo, trình Bộ chương trình, kế hoạch tham gia với các tổ chứcquốc tế, các quan hệ kinh tế song phương hoặc đa phương bao gồm các quan hệ vớicác tổ chức phi chính phủ, các tổ công tác của tổ chức ASEAN để Bộ tiến hànhtiếp xúc, đàm phán, ký kết các hiệp định về kinh tế, thương mại, khoa học-côngnghệ, đào tạo, hợp tác lao động . . . cấp Chính phủ;

5-Chuẩn bị nội dung, chương trình đi công tác nước ngoài của lãnh đạo Bộ để trìnhChính phủ; trình lãnh đạo Bộ về nội dung, chương trình, kế hoạch đoàn vào vàđoàn ra;

6-Phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế thuộc Bộ, xem xét, hướngdẫn việc xử lý các khiếu nại, tranh chấp, vi phạm pháp luật của Nhà nước ViệtNam và pháp luật quốc tế trong việc thực hiện các hợp đồng đã ký kết;

7-Bố trí người làm nhiệm vụ thư ký Bộ trưởng trong các phân ban hợp tác kinh tếsong phương cấp Chính phủ, trong trường hợp Bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủuỷ quyền làm Chủ tịch phía Việt Nam;

8-Tiến hành các công việc có tính chất thủ tục về lễ tân trong hoạt động đốingoại của Bộ;

9-Xây dựng các dự án nhằm khai thác nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế;

10-Thường trực công tác đa biên như: ASEAN, APEC, UNDP, UNIDO, WTO, EU, WB, OECDvà công ước cấm vũ khí hoá học;

11-Giải quyết các thủ tục đi công tác nước ngoài cho các đoàn lãnh đạo Bộ và lãnhđạo các cơ quan Bộ; chuẩn bị trình Bộ ký quyết định và công văn cần thiết trongthủ tục đi nước ngoài cho cán bộ thuộc diện Bộ quản lý; giải quyết các thủ tụcxuất, nhập cảnh cho người nước ngoài là khách công tác của Bộ hoặc của các đơnvị trực thuộc Bộ;

12-Chịu trách nhiệm lập kế hoạch kinh phí cho đoàn vào, đoàn ra hàng năm của Bộ vàcùng với các đơn vị có liên quan quản lý nguồn kinh phí này.

Mục 5

VỤ TỔ CHỨC - CÁN BỘ

Điều 15.Vụ Tổ chức-Cán bộ là cơ quan tham mưu của Bộ trưởng, giúp Bộ trưởng thực hiệnchức năng quản lý Nhà nước về công tác tổ chức, cán bộ, đào tạo và laođộng-tiền lương trong ngành công nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 16.Nhiệm vụ chủ yếu của Vụ:

1- Nghiên cứu, xây dựng để Bộ trưởng trình Chính phủ ban hành các Nghị định vềchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các Cục quản lý Nhà nướcchuyên ngành; hướng đẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản đó;

2- Nghiên cứu, xây dựng trình Bộ ban hành chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tổchức, biên chế của các Vụ, Thanh tra Bộ, Văn phòng Bộ, các đơn vị sự nghiệpthuộc Bộ; hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, tổ chức bộ máy các Sở Côngnghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các Phòng Công nghiệp quận,huyện, thành phố thuộc tỉnh;

3- Nghiên cứu, đề xuất theo phương hướng cải cách bộ máy hành chính, đổi mớidoanh nghiệp Nhà nước, cổ phần hoá nhằm không ngừng hoàn thiện hệ thống tổ chứcquản lý của ngành từ Bộ đến địa phương và cơ sở;

4-Nghiên cứu, xây dựng, trình Bộ phê duyệt quy hoạch cán bộ, ban hành tiêu chuẩnnghiệp vụ công chức, viên chức Nhà nước ngành công nghiệp. Theo dõi quản lý cánhân và quản lý đội ngũ cán bộ trong ngành theo sự phân cấp quản lý của Chínhphủ và của Bộ;

5-Hướng dẫn các đơn vị trong ngành thực hiện đúng chính sách, chế độ của Đảng vàNhà nước đối với cán bộ;

6- Nghiên cứu, xây dựng và hướng dẫn các đơn vị trong ngành thực hiện quy chếquản lý hồ sơ, lý lịch cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý cán bộ;

7- Hướng dẫn và làm các thủ tục về hưu cho cán bộ, công chức theo phân cấp quảnlý cán bộ;

8- Đầu mối thực hiện chế độ đối với các đồng chí lão thành cách mạng và các cánbộ đã về hưu;

9- Quy định về nhân sự cho cán bộ, công chức ra nước ngoài công tác;

10- Phụ trách công tác bảo vệ chính trị nội bộ trong toàn ngành;

11- Nghiên cứu, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viênchức, cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiệp vụ, công nhân kỹ thuậtlành nghề để trình Bộ xét duyệt và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện. Chuẩn bịtrình Bộ những ý kiến tham gia với Bộ Giáo dục và Đào tạo về chiến lược, quyhoạch, kế hoạch đào tạo nhân lực cho ngành;

12- Chủ trì, phối hợp với các Vụ để triển khai các hoạt động có liên quan đếncông tác đào tạo bao gồm : lập kế hoạch, phân phối vốn theo hạn mức, vốn đầu tư,chỉ tiêu đào tạo-bồi dưỡng cán bộ và công nhân kỹ thuật, cử cán bộ đi học ở nướcngoài theo các quy định của Nhà nước và của Bộ;

13- Nghiên cứu xây dựng trình Bộ ban hành theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với BộLao động-Thương binh và Xã hội ban hành các chính sách , chế độ đối với ngườilao động trong ngành công nghiệp; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các chínhsách chế độ đó;

14- Trình Bộ về kế hoạch phân bổ chỉ tiêu biên chế, tiền lương, chỉ tiêu giườngbệnh, giường phục hồi chức năng thuộc khu vực hành chính sự nghiệp mà Nhà nướcgiao cho Bộ;

15- Thực hiện công tác thống kê lao động và thu nhập của người lao động;

16- Theo dõi công tác y tế, vệ sinh môi trường lao động và sức khoẻ người laođộng trong toàn ngành công nghiệp.

Mục 6

VỤ PHÁP CHẾ

Điều 17. VụPháp chế là cơ quan tham mưu của Bộ trưởng, giúp Bộ trưởng về mặt pháp luật đểthực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước; làm đầu mối tổ chức công tácxây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát các dự án, dự thảo văn bản quy phạm phápluật trình Bộ, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục phápluật và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.

Điều 18. Nhiệm vụ chủ yếu của Vụ:

1-Đề xuất và trình Bộ trưởng phê duyệt chương trình xây dựng pháp luật dài hạn vàhàng năm của Bộ Công nghiệp; hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện chươngtrình đó;

2- Thẩm định về mặt pháp lý các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan, đơnvị thuộc Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng ký ban hành hoặc trình Chínhphủ ban hành;

3- Giúp Bộ trưởng chủ trì soạn thảo hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạmpháp luật được giao (bao gồm các loại văn bản quy phạm pháp luật có sự tài trợcủa nước ngoài);

4- Làm đầu mối giúp Bộ trưởng tham gia ý kiến các dự thảo văn bản quy phạm phápluật do các cơ quan, Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi lấy ýkiến;

5- Thường xuyên tổ chức việc rà soát, hệ thống hoá, cập nhật các văn bản quyphạm pháp luật liên quan đến hoạt động của ngành; đề xuất trình Bộ trưởng phươngán xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị với Chính phủđình chỉ việc thi hành những quy định của các Bộ, ngành , Nghị quyết của Hộiđồng nhân dân, Quyết định và Chỉ thi của UBND các cấp trái với văn bản quy phạmpháp luật của Nhà nước và văn bản quy phạm pháp luật do Bộ ban hành;

6- Tổ chức việc phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi ngành;

7- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thi hành pháp luật và đề xuất với Bộ trưởngcác biện pháp thực hiện pháp luật, ngăn ngừa, loại trừ các vi phạm pháp luậttrong ngành công nghiệp;

8-Theo dõi, quản lý, hướng dẫn và kiểm tra công tác pháp chế của các cơ quan,doanh nhiệp trong ngành công nghiệp và các Sở Công nghiệp;

9- Thực hiện các việc khác về pháp luật được Bộ trưởng giao.

Mục 7

THANH TRA BỘ

Điều19.Thanh tra Bộ là cơ quan của Bộ Công nghiệp và là tổ chức nằm trong hệ thốngthanh tra Nhà nước, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp vàsự chỉ đaọ về nghiệp vụ của Tổng Thanh tra Nhà nước;

Thanhtra Bộ là cơ quan chuyên môn giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng thanh tra cáccơ quan, đơn vị trong ngành công nghiệp trong việc thực hiện các quyết địnhquản lý của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và các văn bản quy phạm pháp luật của cáccơ quan Nhà nước khác có liên quan đến ngành công nghiệp.

Điều 20.Nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra Bộ:

1- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật mà trước hết và chủ yếu là cácquyết định quản lý của Bộ trưởng ở các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế-xãhội và công dân, các cơ quan đơn vị, cá nhân do Bộ trực tiếp quản lý;

2- Kiến nghị với Bộ trưởng giải quyết khiếu nại, tố cáo mà thủ trưởng các đơn vịđã giải quyết nhưng đương sự vẫn còn khiếu nại hoặc khi phát hiện việc giảiquyết có dấu hiệu vi phạm pháp luật ;

3- Hướng dẫn, kiểm tra Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ thực hiện các Quyết địnhcủa Nhà nước về công tác thanh tra, xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo;

4- Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra đối với các Ban Thanh tra nhân dân, Thanh tracủa thủ trưởng ở các đơn vị thuộc Bộ và Thanh tra chuyên ngành;

5- Phối hợp với các Vụ, Văn phòng Bộ lập kế hoạch thanh tra trình Bộ duyệt vàchỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch được duyệt; báo cáo định kỳ với Bộ trưởngvề kết quả thanh tra và thông báo cho các Vụ có liên quan về kết luận của ĐoànThanh tra và kết luận của Bộ trưởng về các vụ, việc thanh tra; theo dõi kiểmtra việc xử lý của các đơn vị theo kết luận, Quyết định của Bộ trưởng;

6- Quyền hạn của Thanh tra thực hiện theo Điều 9 của Pháp lệnh Thanh tra banhành ngày 29 tháng 3 năm 1990.

Mục 8

VĂN PHÒNG BỘ

Điều 21.Văn phòng Bộ là bộ máy làm việc của Bộ trưởng, giúp Bộ trưởng tổ chức, điềuhành công việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước của Bộ đốivới toàn ngành công nghiệp;

Chịutrách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc và góp phần chăm lo, cải thiện đời sốngvật chất, tinh thần cho cán bộ, công nhân viên các cơ quan Bộ.

Điều 22.Nhiệm vụ chủ yếu của Văn phòng Bộ:

1- Giúp Bộ trưởng, xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch côngtác ngắn dài hạn; xây dựng quy chế làm việc và tổ chức làm việc theo quy chế;lập báo cáo tổng hợp điều hành của Lãnh đạo Bộ, theo định kỳ và đột xuất;

2-Tổ chức công tác thông tin phục vụ Lãnh đạo Bộ; tiếp nhận, thu thập, phân phốikịp thời và chính xác tới Lãnh đạo Bộ và các cơ quan Bộ các công văn, tài liệuđược gửi đến Bộ; làm đầu mối quan hệ với các cơ quan thông tin đại chúng; đầumối tổ chức phối hợp chuẩn bị các bài viết, trả lời chất vấn, phỏng vấn choLãnh đạo Bộ;

Quảnlý thống nhất việc ban hành các văn bản của Bộ Công nghiệp. Tổ chức thực hiệntốt công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan Bộ; hướng dẫn, kiểm tra công tác vănthư, lưu trữ trong toàn ngành theo đúng thể thức của Nhà nước quy định, bảo vệbí mật Nhà nước, bí mật công vụ cơ quan Bộ;

3- Tổ chức việc công bố, truyền đạt các quyết định của Chính phủ, Thủ tướngChính phủ và của Bộ trưởng; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổng hợp tình hình vàđề xuất các biện pháp để thực hiện có hiệu qủa các chỉ thị, nghị định, quyếtđịnh, nghị quyết của Nhà nước và của Bộ đối với toàn ngành;

Theodõi, đôn đốc các cơ quan chức năng được Bộ giao về việc chuẩn bị các văn bản(bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật, các dự án...), tham gia ý kiến về nộidung trong quá trình soạn thảo và thẩm tra các văn bản đó để bảo đảm các yêucầu về hồ sơ, thể thức và thủ tục theo quy định hiện hành và báo cáo Lãnh đạoBộ quyết định;

4-Nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng về các vấn đề cơ chế, chính sách, pháp luật,các công việc thường xuyên thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng cần giao cho các cơquan chức năng nghiên cứu trình Bộ trưởng xem xét và quyết định;

5- Tổ chức và phục vụ các cuộc họp, làm việc, tiếp khách của Lãnh đạo Bộ; biêntập và quản lý hồ sơ, biên bản các hội nghị, cuộc họp, làm việc và tiếp kháchđó;

6- Bảo đảm điều kiện vật chất và phương tiện làm việc phục vụ Lãnh đạo Bộ và cáccơ quan chức năng của Bộ; góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần chocán bộ, công chức, viên chức cơ quan Bộ; quản lý tổ chức, biên chế, nhân sự Vănphòng Bộ; cơ sở vật chất, tài sản, các loại kinh phí hành chính sự nghiệp, vãnglai, ngoại tệ cơ quan Bộ;

7- Làm nhiệm vụ lễ tân, khánh tiết (đối nội và đối ngoại), làm đầu mối tổ chứcthực hiện các nghĩa vụ của toàn khối cơ quan Bộ đối với địa phương;

8- Chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ văn phòng cho các văn phòng cơ quan, doanhnghiệp trong ngành công nghiệp;

9- Giúp Bộ quản lý Văn phòng Đại diện của Bộ tại thành phố Hồ Chí Minh.

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 23.Trong quá trình thực hiện quy định này nếu thấy có vấn đề cần bổ sung, điềuchỉnh, Thủ trưởng các đơn vị báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định./.

Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 28/06/2000
Về việc ban hành Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các Vụ, Thanh tra và Văn phòng Bộ Công nghiệp
Số kí hiệu 38/2000/QĐ-BCN Ngày ban hành 28/06/2000
Loại văn bản Quyết định Ngày có hiệu lực 28/06/2000
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Công thương Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Công nghiệp Bộ Trưởng Đặng Vũ Chư
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

28/06/2000

Lịch sử hiệu lực:

Quyết định 38/2000/QĐ-BCN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
28/06/2000 Văn bản được ban hành 38/2000/QĐ-BCN
28/06/2000 Văn bản có hiệu lực 38/2000/QĐ-BCN
06/09/2001 Văn bản hết hiệu lực 38/2000/QĐ-BCN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh