Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 14/03/1984

THÔNG TƯ

Quy định trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp trong việc quản lý phát hành công trái xây dựng tổ quốc

________________________

 Nghị định số 145/HĐBT ngày 06 tháng 12 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng đã quy định: "Các cơ quan tài chính các tỉnh, thành phố và đặc khu quận, huyện có nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo đôn đốc, kiểm tra việc phát hành và thanh toán công trái"

Để thi hành quy định nói trên, Bộ Tài chính hướng dẫn một số công tác dưới đây thuộc trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp trong việc quản lý phát hành công trái xây dựng Tổ quốc ở địa phương.

I - CÔNG TÁC LẬP VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT HÀNH CÔNG TRÁI

1. Phát hành công trái là một nội dung của công tác tài chính, công tác này cần được kế hoạch hóa theo những quy định chung của Nhà nước. Kế hoạch phát hành công trái được lập hàng năm, có phân cho từng đợt phát hành. Khi công trái phát hành thường xuyên thì kế hoạch phát hành được lập đồng thời với kế hoạch thu, chi ngân sách Nhà nước hàng năm.

Bộ Tài chính xây dựng số kiểm tra kế hoạch phát hành công trái trong cả nước và giao số kiểm tra cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương. Căn cứ vào số kiểm tra của Bộ Tài chính giao, Sở tài chính các tỉnh, thành phố và đặc khu chịu trách nhiệm lập kế hoạch phát hành công trái trong địa phương mình, có phân cho từng đợt phát hành và có chia ra kế hoạch phát hành trong từng quận, huyện.

2. Để có căn cứ lập kế hoạch phát hành công trái, cơ quan tài chính các cấp phải phối hợp với các cơ quan ngân hàng, kế hoạch, thống kê, thuế, liên hiệp xã tiến hành điều tra nắm vững tình hình thu nhập của các tầng lớp dân cư (nông dân, thợ thủ công, người kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ, cán bộ, công nhân viên chức... ). Trong mỗi tầng lớp dân cư phải nắm được những đối tượng có thu nhập cao, những hộ, những cá nhân có tiền, thóc tương đối lớn để đặt kế hoạch tuyên truyền vận động cá biệt.

3. Trong quá trình lập kế hoạch phát hành công trái, cơ quan tài chính phải bàn bạc, trao đổi với Ủy ban vận động công trái cùng cấp và Ngân hàng Nhà nước cùng cấp về dự kiến kế hoạch thu, dự kiến mức huy động của từng loại đối tượng và phải trình Ủy ban nhân dân và cấp ủy địa phương (tỉnh, thành phố và đặc khu quận, huyện) thông qua. Sau đó Sở Tài chính phải gửi kế hoạch phát hành công trái và kế hoạch thu về Bộ Tài chính để tổng hợp thành kế hoạch chính thức trình Hội đồng Bộ trưởng.

4. Sau khi kế hoạch phát hành công trái được Hội đồng Bộ trưởng thông qua, Bộ Tài chính sẽ giao mức thu về phát hành công trái và cụ thể hóa thành bảng phân phối phiếu công trái theo từng loại và hạng phiếu cho từng địa phương.

Sở tài chính bàn bạc thống nhất với Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố và đặc khu lập kế hoạch phân phối phiếu công trái và số thu về công trái cho các quận, huyện, thị xã. Phòng tài chính các quận, huyện, thị xã bàn bạc thống nhất với ngân hàng cùng cấp và lập kế hoạch phân phối phiếu công trái và số thu về công trái cho các phường, xã.

5. Việc phân phối phiếu công trái cho các địa phương (tỉnh, huyện, xã) phải được thực hiện theo đúng số lượng từng loại, kết cấu từng hạng phiếu trong bảng phân phối phiếu công trái. Cơ quan tài chính các cấp cùng với các cơ quan ngân hàng có trách nhiệm theo dõi việc phân phối phiếu công trái của các quỹ tiết kiệm và kiểm tra chặt chẽ quá trình phân phối phiếu công trái.

Trong trường hợp phát sinh thừa, thiếu phiếu công trái so với nhu cầu thì cơ quan tài chính phải bàn bạc kịp thời với các cơ quan ngân hàng (quỹ tiết kiệm) để điều chỉnh bảng phân phối, điều hòa phiếu từ nơi thừa sang nơi thiếu. Sau khi điều hòa phiếu trong một cấp không đủ mới xin bổ sung, song hết sức tránh điều động vòng quanh. Mọi trường hợp điều chỉnh bảng phân phối công trái do nhu cầu thực tế, cơ quan tài chính phải báo cáo kịp thời cho cơ quan tài chính cấp trên.

Việc giao chỉ tiêu phân phối phiếu công trái cũng như chỉ tiêu thu về công trái phải căn cứ vào tình hình thu nhập của các tầng lớp dân cư và khả năng dư thừa về tiền và thóc của hộ gia đình và cá nhân trong các tầng lớp dân cư. Biện pháp chủ yếu là giáo dục, vận động nâng cao lòng yêu nước của nhân dân để họ sẵn sàng cho Nhà nước vay vốn dài hạn xây dựng Tổ quốc, tránh mọi hiện tượng gò ép, gán mức.

II - QUẢN LÝ, KIỂM TRA VIỆC TỔ CHỨC PHÁT HÀNH CÔNG TRÁI

1. Cơ quan tài chính các cấp tham gia cùng với Ủy ban vận động mua công trái cùng cấp trong việc lập kế hoạch tuyên truyền, vận động mua công trái ở địa phương.

Trên cơ sở nắm vững tình hình thu nhập của các tầng lớp dân cư, cơ quan tài chính có trách nhiệm làm tham mưu cho Ủy ban vận động mua công trái trong việc nắm đối tượng và mức huy động hợp lý của từng loại đối tượng.

2. Giám đốc Sở tài chính và trưởng phòng tài chính các quận, huyện tham gia vào Ủy ban vận động mua công trái các cấp với tư cách là ủy viên thường trực, trên cương vị đó tổ chức các công việc:

a) Theo dõi, nắm vững tiình hình và kết quả đăng ký mua phiếu công trái các loại, các hạng; đôn đốc kịp thời việc đăng ký và báo cáo về kết quả đăng ký.

b) Đôn đốc, kiểm tra tình hình và kết quả bán phiếu công trái bằng tiền và bằng thóc. Bàn bạc và phối hợp với các ngành ngân hàng, lương thực tổ chức bán phiếu công trái, tổ chức việc viết biên lai thu tiền, thu thóc, giao phiếu công trái nhanh gọn, thuận tiện.

Trường hợp mua công trái bằng vàng thì cơ quan tài chính bàn với ngân hàng tổ chức việc thu nhận, giả quyết việc cân, xác định chất lượng vàng chính xác, tổ chức bảo quản chặt chẽ, nghiêm ngặt và sử dụng số vàng thu được theo đúng quy định của Hội đồng Bộ trưởng.

Trường hợp mua công trái bằng các loại gia súc, các loại hải sản, lâm sản hàng hóa khác, thì cơ quan tài chính phải bàn với cơ quan thương nghiệp, lương thực và các cơ quan có liên quan khác tổ chức thu mua kịp thời, thuận tiện các sản phẩm đó để người sở hữu có tiền mua công trái theo ý muốn của họ.

3. Phòng ngân sách của các Sở tài chính và tổ ngân sách của  Phòng tài chính các quận, huyện có nhiệm vụ giúp Giám đốc sở và Trưởng Phòng tài chính về công tác kế hoạch hóa và quản lý phát hành công trái theo sự hướng dẫn của Bộ Tài chính, cụ thể:

a) Hướng dẫn việc lập và thực hiện kế hoạch phát hành công trái và công tác quản lý phát hành công trái ở các quận, huyện, phường, xã.

b) Thường xuyên theo dõi và nắm vừng tình hình phân phối phiếu công trái, tình hình và kết quả bán phiếu công trái, thu tiền, thu thóc; kịp thời làm các báo cáo thường xuyên và định kỳ về việc phân phối, bán phiếu công trái theo chế độ thông tin báo cáo.

c) Đôn đốc, kiểm tra việc nộp tiền thu công trái của cơ quan ngân hàng và việc thu thóc, thanh toán kịp thời tiền thóc thu về công trái tính theo giá thóc thuế nông nghiệp của cơ quan lương thực vào ngân sách Nhà nước.

d) Kiểm tra việc chấp hành nhừng quy định về việc vận chuyển, bảo quản, giao, nhận phiếu công trái; kiểm tra việc thực hiện các thủ tục khi làm mất, làm hư hỏng phiếu công trái.

III - QUẢN LÝ CHI PHÍ PHÁT HÀNH CÔNG TRÁI

1/ Chi phí phát hành công trái bao gồm:

a) Chi phí của ngành ngân hàng được quản lý theo định mức trên doanh thu thực hiện bán công trái và được hạch toán vào chi phí nghiệp vụ của ngân hàng, giảm lãi nộp ngân sách.

b) Chi phí của ngành lương thực hạch toán vào chi phí thu mua và quyết toán trong chi phí lưu thông.

c) Chi phí của Ủy ban vận động mua công trái các cấp, được quản lý theo chế độ cấp phát dự toán thuộc ngân sách trung ương.

2/ Dự toán chi phí của Ủy ban vận động mua công trái các cấp gồm có: chi phí về hội nghị của Ủy ban vận động, chi phí về tổ chức họp mặt, chi phí tổ chức tập huấn về nội dung nghiệp vụ tuyên truyền về công trái, các chi phí băng, cờ, khẩu hiệu, panô, áp phích tuyên truyền về công trái, công tác phí, phụ cấp lưu trú cho cán bộ đi tuyên truyền vận động, văn phòng phí và các chi phí khác phục vụ cho công tác tuyên truyền vận động.

Các đoàn thể quần chúng thành viên của Ủy ban vận động có nhu cầu chi tuyên truyền vận động mua công trái trong đoàn thể mình thì lập dự toán riêng và tổng hợp chung vào dự toán chi phí của Ủy ban vận động mua công trái.

3/ Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm:

- Cử cán bộ giúp Ủy ban vận động mua công trái địa phương lập dự toán chi phí của Ủy ban vận động.

- Ứng trước kinh phí cho Ủy ban vận động mua công trái cùng cấp khi chưa nhận được cấp phát của ngân sách trung ương.

- Xét duyệt dự toán chi phí của Ủy ban vận động mua công trái cùng cấp.

- Nhận và quản lý kinh phí do ngân sách trung ương cấp. Kiểm tra quản lý chi tiêu của Ủy ban vận động.

- Quyết toán với Ủy ban vận động mua công trái toàn bộ chi phí của Ủy ban vận động. Thanh toán và báo cáo quyết toán với cơ quan tài chính trên về chi phí của Ủy ban vận động sau mỗi đợt phát hành.

4/ Cơ quan tài chính các cấp tham gia và có ý kiến đối với dự toán chi phí phát hành công trái của cơ quan ngân hàng, lương thực đồng cấp trước khi gửi dự toán cho các cơ quan ngân hàng, lương thực cấp trên.

5/ Mọi chi phí phục vụ cho việc phát hành công trái phải quản lý chặt chẽ và phải hết sức tiết kiệm, tránh lãng phí, tránh phô trương hình thức và phải vận dụng thích hợp với yêu cầu cụ thể của từng địa phương.

IV - THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ THÔNG TIN BÁO CÁO

Để giúp Ủy ban vận động mua công trái cùng cấp và cơ quan tài chính cấp trên theo dõi, nắm kịp thời tình hình và kết quả vận động mua công trái, cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm thực hiện chế độ thông tin báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ.

Yêu cầu và nội dung báo cáo được quy định trong thông tư riêng.

V - VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cơ quan tài chính các cấp phối hợp với Ủy ban vận động mua công trái cùng cấp chỉ đạo, đôn đốc và kiểm tra toàn bộ việc phát hành công trái ở địa phương; phối hợp với các cơ quan ngân hàng, lương thực tổ chức việc phát hành và quản lý công tác phát hành công trái ở địa phương.

2. Trong thời gian tiến hành cuộc vận động mua công trái, các cơ quan tài chính cử cán bộ chuyên trách giúp Ủy ban vận động mua công trái theo dõi, tổng hợp lập báo cáo về tình hình và kết quả bán công trái.

3. Hướng dẫn cho cơ quan tài chính cấp dưới chi tiết nội dung và những công việc cần phải làm trong việc triển khai thực hiện việc phát hành công trái.

4. Trong quá trình thực hiện thông tư này, có điều gì vướng mắc hoặc chưa rõ, cơ quan tài chính các cấp cần phản ánh kịp thời, báo cáo cho cơ quan tài chính cấp trên và Sở tài chính các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương tổng hợp, báo cáo kịp thời cho Bộ Tài chính biết để giải quyết./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1502878742011_108322168211_10 - TC.CDTC.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 14/03/1984
Quy định trách nhiệm của cơ quan tài chính các cấp trong việc quản lý phát hành công trái xây dựng tổ quốc
Số kí hiệu 10-TC/CĐTC Ngày ban hành 14/03/1984
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 14/03/1984
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Chu Tam Thức
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

14/03/1984

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 10-TC/CĐTC

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
14/03/1984 Văn bản được ban hành 10-TC/CĐTC
14/03/1984 Văn bản có hiệu lực 10-TC/CĐTC
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh