Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 08/01/1979

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Hướng dẫn thi hành Quyết định số 354-CP ngày 27/9/1979, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 354-CP về việc trợ cấp khó khăn cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước nhằm góp phần ổn định đời sống cán bộ công nhân viên chức, tạo điều kiện để anh chị em phấn khởi yên tâm đẩy mạnh sản xuất, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

________________________

Sau khi trao đổi ý kiến với các Bộ, các ngành có liên quan, Tổng công đoàn Việt Nam và Bộ Tài chính ra Thông tư hướng dẫn cụ thể việc thi hành Quyết định nói trên như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC TRỢ CẤP

1/ Những công nhân, viên chức thuộc biên chế các cơ quan hành chính - sự nghiệp hoặc thuộc lực lượng lao động thường xuyên của các đơn vị kinh doanh, sản xuất (xí nghiệp, công trường, nông trường, lâm trường) của Nhà nước và các xí nghiệp công tư hợp doanh đã áp dụng chế độ tiền lương như xí nghiệp quốc doanh; công nhân viên quốc phòng; những người làm việc theo hợp đồng có tính chất lâu dài từ một năm trở lên và hưởng chế độ tiền lương như cán bộ, công nhân viên chức có cùng trình độ, cùng ngành, nghề trong các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước; những cán bộ công nhân, viên chức đang đi học, đI đIều trị, đIều dưỡng hưởng nguyên lương hay tỷ lệ % lương mà gia đình có mức thu nhập bình quân thấp theo mức quy định trong Quyết định số 354-CP ngày 27/9/1979 của Hội đồng Chính phủ và hướng dẫn cụ thể trong Thông tư này.

2/ Những cán bộ công nhân viên chức sau đây không thuộc đối tượng thi hành chế độ trợ cấp quy định tại Quyết định 354-CP và Thông tư này:

- Cán bộ công nhân viên chức có gia đình thuộc diện có được hưởng chế độ trợ cấp khó khăn theo quy định tại Thông tư số 11-Thông tư-CT ngày 22/11/1963 và công văn số 826-TC/TW ngày 15/5/1978 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng.

- Cán bộ công nhân viên chức làm việc theo chế độ hợp đồng theo vụ, theo việc; công nhật; theo chế độ hợp đồng hưởng lương đặc biệt, làm việc cho các ĐạI sứ quán nước ngoài.

- Quân nhân tại ngũ

- Cán bộ công nhân viên chức, quân nhân về hưu, nghỉ mất sức đang hưởng trợ cấp trợ cấp bảo hiểm xã hội về hưu, mất sức.

Thanh niên xung phong tại ngũ

II- MỨC THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐỂ XÉT TRỢ CẤP.

1/ Đối với những cán bộ công nhân viên chức có gia đình ở nội thành của các thành phố Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố HảI phòng, thành phố Nam Định, thành phố Biên hoà, thành phố Việt trì, thành phố Vinh, thành phố Thái Nguyên, ở các khu công nghiệp tập trung: Gò Đầm (Bắc Thái) gang thép (TháI Nguyên - Bắc Thái) Vinh - Bến Thuỷ (Nghệ An-Nghệ Tĩnh) than Quảng Ninh, khu công nghiệp Biên hoà thì mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình để xét trợ cấp là dưới 22đ/tháng.

2/ Đối với những cán bộ công nhân viên chức có gia đình ở nội thị của các thị xã (kể cả thị xã là tỉnh lỵ), nội thị của các thị trấn (kể cả thị trấn là huyện lỵ), các huyện ngoại thành cũ (thuộc khu vực 10% phụ cấp khu vực cũ) của thành phố Hà nội, các huyện, quận ngoạI thành cũ của thành phố Hồ Chí Minh, các khu nhà ở tập thể của cán bộ công nhân viên chức ở vùng nông thôn, thì mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình để xét trợ cấp là dưới 20đ/tháng.

3/ Đối với những cán bộ công nhân viên chức có gia đình ở nông thôn (thôn, ấp, xã bao gồm cả các thôn xã mới sát nhập thuộc các huyện ngoại thành của thành phố Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh) thì mức thu nhập bình quân đầu người trong gia đình để xét trợ cấp là dưới 18đ/tháng.

III- CÁCH TÍNH CÁC KHOẢN THU NHẬP VÀ SỐ NGƯỜI TRONG GIA ĐÌNH GẮN BÓ CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC ĐỂ TÍNH BÌNH QUÂN THU NHẬP THEO ĐẦU NGƯỜI.

1/ Tổng số thu nhập của gia đình phảI bao gồm toàn bộ số thu nhập bằng tiền hoặc bằng hiện vật quy ra tiền của từng người trong gia đình hay của toàn bộ lao động của những người trong gia đình mà người cán bộ công nhân viên chức có trách nhiệm chủ yếu trong việc nuôi dưỡng. Các khoản thu nhập đó không kể do người nào và bằng cách nào và không kể là thu nhập hàng tháng hay theo việc, theo vụ, theo mùa trong năm, đều phải cộng lại, chia đều cho 12 tháng để tính ra bình quân thu nhập của một tháng trong năm. Cụ thể là:

a) Các khoản thu nhập bằng tiền lương, phụ cấp lương, trợ cấp đông con, trợ cấp khó khăn thường xuyên, - không kể trợ cấp thương tật, tiền thưởng tăng năng suất... của người là cán bộ công nhân viên chức.

b) Các khoản tiền trợ cấp hưu trí, trợ cấp mất sức, của người là cán bộ công nhân viên chức về hưu, mất sức.

c) Các khoản trợ cấp xã hội khác; hoc bổng, sinh hoạt phí của học sinh học nghề, phổ thông, chuyên nghiệp; trợ cấp tuất của con mồ côi...

d) Tiền lương, tiền công của người là xã viên hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, tiền công ăn chia quy từ hiện vật ra, tiền của xã viên hợp tác xã nông nghiệp, hợp tác xã tín dụng (kể cả thu nhập trên ruộng đất 5%), thu nhập bằng buôn bán của tiểu thương...

đ) Các khoản thu nhập khác còn lại của tất cả các người trong gia đình.

2/ Các tỉnh bình quân thu nhập theo đầu người trong gia đình:

a) Cộng tất cả các khoản thu nhập của những người có thu nhập trong gia đình.

b) Trừ đi số tiền ăn tiêu cần thiết cho bản thân người cán bộ công nhân viên chức tại chức, nghỉ hưu, mất sức, quân nhân tại ngũ là sĩ quan (đến cấp thượng uý) là 35đ/tháng/ người.

c) Số tiền còn lại đem chia đều cho số người còn lại trong gia đình; thương của số chia là mức thu nhập bình quân tính theo đầu người trong gia đình.

3/ Số người trong gia đình được tính để chia bình quân thu nhập theo đầu người bao gồm những người trong gia đình mà người cán bộ côg nhân viên chức là chủ gia đình có trách nhiệm chủ yếu phải đóng góp để nuôi dưỡng như vợ hay chồng, con cái, cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hay chồng...

+ Những người trong gia đình sau đây không tính vào số người được lấy làm căn cứ để tính bình quân thu nhập theo đầu người trong gia đình:

* Những người là cán bộ công nhân viên chức đã được trừ tiền ăn tiêu cần thiết cho bản thân là 35đ/tháng/người.

* Những người là quân nhân tại ngũ, là thanh niên xung phong tại ngũ đang hưởng theo chế độ cung cấp trong quân đội, đội thanh niên xung phong tập trung.

* Những người là sĩ quan quân đội nhân dân từ cấp thượng uý trở xuống (kể cả công an vũ trang), đã được trừ cho bản thân mỗi người là 35đ/tháng/người.

IV- XÁC ĐỊNH SỐ SUẤT ĐƯỢC TRỢ CẤP VÀ VIỆC KÊ KHAI, XÉT DUYỆT TRỢ CẤP

1/ Xác định số suất được trợ cấp.

a) Nếu gia đình thuộc diện trợ cấp có một người là cán bộ công nhân, viên chức thì được trợ cấp một suất (10đ).

b) Nếu gia đình thuộc diện trợ cấp có hai người là cán bộ côgn nhân, viên chức trở lên thì:

- Nếu được trợ cấp 1 suất rồi, mà mức bình quân thu nhập mới vẫn thấp hơn mức 22đ - 20đ - 18đ (tuỳ khu vực) thì được trợ cấp thêm một suất nữa là hai suất.

- Nếu được trợ cấp 2 suất rồi, mà gia đình lại có 3 người là cán bộ, công nhân, viên chức, mức bình quân thu nhập mới vẫn thấp hơn mức 22đ-20đ-18đ (tuỳ khu vực) thì được trợ cấp thêm một suất nữa là 3 suất...

c) Ngược lại nếu sau mỗi lần trợ cấp một suất 10đ mà bình quân thu nhập mới của gia đình đã bằng hoặc cao hơn chút ít mức 22đ-20đ-18đ (tuỳ khu vực) thì được trợ cấp thêm một suất nữa là 3 suất...

  2/ Kê khai:

a) Một gia đình thuộc diện được trợ cấp có nhiều người là cán bộ, công nhân, viên chức, được hưởng hai suất trợ cấp trở lên, gia đình giao cho một người lĩnh cả mấy suất ở một nơi (nơi mà người được gia đình uỷ nhiệm đang làm việc). Cơ quan, xí nghiệp quản lý người được gia đình uỷ nhiệm xét và cấp cho người đó.

b)Người đứng kê khai xin trợ cấp:

- Nếu gia đình chỉ có một người là cán bộ công nhân viên chức tại chức thì người cán bộ công nhân viên chức đó đứng tên kê khai để xin trợ cấp.

- Nếu gia đình có nhiều người là cán bộ công nhân viên chức tại chức thì người cán bộ công nhân viên chức tại chức có mức lương chức vụ hay cấp bậc cao nhất cùng sống trong hộ gia đình đó đứng tên kê khai xin trợ cấp; nếu người có mức lương cao nhất trong gia đình đi công tác xa (đi công tác ở nước ngoài hay ở tỉnh khác xa gia đình)  thì người có mức lương cao thứ hai cùng ở trong hộ gia đình đó đứng tên kê khai xin trợ cấp; nếu gia đình có nhiều người là cán bộ công nhân viên chức tại chức nhưng đều ở xa gia đình thì người có mức lương cao nhất ở gần gia đình đứng tên kê khai.

- Nếu gia đình có người là cán bộ công nhân, viên chức tại chức, có người là sĩ quan quân đội tại ngũ (kể cả công an vũ trang) mà từ cấp thượng uý trở xuống, thì người cán bộ công nhân viên chức tại chức đứng tên kê khai.

- Mỗi quý một lần, từ ngày 20 đến ngày 30 của tháng cuối quý trước, người cán bộ công nhân viên chức tại chức đứng tên kê khai xin trợ cấp phải kê khai đầy đủ và rõ ràng số thu nhập của gia đình và số người trong gia đình theo đúng bảng mẫu kê khai đình kèm thông tư này để gửi Ban Chấp hành công đoàn bộ phận và Ban Chấp hành cơ sở nơi mình đang công tác, sản xuất xét và đề nghị với thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp ra quyết định trợ cấp.

3/ Cách xét và quyết định trợ cấp, mức trợ cấp:

a) Đầu mỗi quý, từ ngày 1 đến ngày 10 của tháng đầu quý, căn cứ vào tờ khai của người xin trợ cấp, nhận xét và đề nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và các quy định trong thông tư, Thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp xét quyết định số suất trợ cấp (mỗi suất trợ cấp là 10đ/tháng) cho cán bộ công nhân viên chức mà gia đình có mức thu nhập bình quân thấp cần được trợ cấp.

b) Trước khi ký quyết định trợ cấp trong vòng 10 ngày, thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp phải niêm yết danh sách những người được trợ cấp và số suất trợ cấp cho mỗi gia đình để cán bộ công nhân viên chức trong cơ quan, xí nghiệp tham gia ý kiến.

c) Trường hợp có người được xét trợ cấp mà cán bộ công nhân viên chức trong xí nghiệp, cơ quan có nhiều ý kiến thắc mắc thì có thể tạm hoãn chưa ra quyết định trợ cấp. Sau đó, công đoàn cơ sở phải tổ chức xác minh, kết luận và thông báo lại cho quần chúng biết kết quả. Nếu người cán bộ công nhân viên chức đó kê khai đúng thì ra quyết định trợ cấp và cho truy lĩnh số tiền được trợ cấp của những tháng bị tạm ngừng. Nếu kê khai sai, không đúng diện được trợ cấp thì đình chỉ không trợ cấp.

d) Những cán bộ công nhân viên chức đã kê khai đầy đủ và rõ ràng các khoản thu nhập của gia đình nhưng thủ trưởng và công đoàn cơ sở xét duyệt chậm thì cũng được truy lĩnh số tiền trợ cấp của những tháng chưa được lĩnh.

đ) Những cán bộ công nhân viên chức chưa kê khai đầy đủ và rõ ràng các khoản thu nhập của gia đình thì chỉ lĩnh trợ cấp từ khi có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, không được truy lĩnh.

e) Những cán bộ công nhân viên chức đã lĩnh trợ cấp nhưng quần chúng phát hiện và đã được xác minh là không thuộc diện được trợ cấp thì người đó phải hoàn lại số tiền đã lĩnh.

g) Mức trợ cấp 10đ/tháng và số suất được trợ cấp cho mỗi gia đình cán bộ công nhân viên chức do cơ quan, xí nghiệp quản lý người cán bộ công nhân viên chức đứng tên kê khai và xin trợ cấp cấp phát cho cán bộ công nhân viên chức đó cùng với kỳ lương đợt 1 hàng tháng.

V- TRỢ CẤP KHÓ KHĂN ĐỘT XUẤT

 Ngoài khoản trợ cấp khó khăn thường xuyên hàng tháng trên đây, những cán bộ công nhân viên chức thuộc đối tượng trợ cấp khó khăn quy định ở điều 1 trong Thông tư này nếu gặp khó khăn đột xuất: do bị bão, lụt, cháy nhà... mà bị hư hại, mất mát tài sản hoặc bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con bị ốm đau lâu ngày, bị chết, nếu có mức bình quân thu nhập tính theo đầu người trong gia đình dưới 27 đồng một tháng đối với những cán bộ công nhân viên chức nói ở điểm 2 mục II, dưới 23 đồng đối với những cán bộ công nhân viên chức nói ở điểm 3 mục II thì được xét trợ cấp khó khăn đột xuất một lần/một năm từ 50 đồng đến 100 đồng cho mỗi gia đình, tùy theo mức độ thiệt hại.

Cách kê khai, xét duyệt, quyết định trợ cấp cũng theo như đã quy định ở trên (điều IV, điểm 2 và 3).

VI- KINH PHÍ TRỢ CẤP

1/ Kinh phí trợ cấp khó khăn thường xuyên hàng tháng và trợ cấp khó khăn đột xuất trên đây do quỹ xã hội thuộc ngân sách Nhà nước đài thọ, thay cho khoản kinh phí trợ cấp khó khăn được dự trù theo bình quân 5đ/người/năm trước đây.

2/ Cơ sở để dự trù khoản kinh phí này là:

- Trong quý IV/1979, cơ quan, xí nghiệp được dự trù theo số suất (mỗi suất trợ cấp 10đ) được xét duyệt và quyết toán theo số cán bộ công nhân viên chức và số suất trợ cấp có quyết định được trợ cấp.

- Từ năm 1980 trở đi, cho đến khi cải tiến tiền lương, cơ quan, xí nghiệp được dự trù theo số cán bộ công nhân viên chức và số suất trợ cấp, thực cấp của quý IV/1979 và quyết toán theo số thực cấp của cùng quý.

- Cơ quan, xí nghiệp, các ngành, các địa phương không được tự ý mở rộng tiêu chuẩn, đối tượng xét cấp và phải quản lý chặt chẽ khoản trợ cấp này như quản lý quỹ tiền lương của cơ quan, xí nghiệp...

- Sau mỗi quý, từ 15-25 tháng đầu quý sau, cơ quan, xí nghiệp có trách nhiệm báo cáo thống kê tình hình thực hiện trợ cấp khó khăn trên đây (theo mẫu đính kèm gửi cho Liên hiệp công đoàn và Tổng công đoàn Việt Nam).

VII- ĐIỀU KHOẢN CHUNG

1/ Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/1979. Nơi nào được phổ biến chậm cũng được thi hành kể từ ngày kể trên.

2/ Thông tư này thay thế cho các Thông tư quy định chế độ trợ cấp khó khăn thường xuyên và đột xuất được dự trù theo tiêu chuẩn bình quân 5 đồng/người/năm.

Nhận được Thông tư này, đề nghị các Bộ, các ngành ở Trung ương, các Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với Công đoàn cùng cấp phổ biến cho toàn thể cán bộ công nhân viên chức và tổ chức việc xét, duyệt và cấp phát tiền trợ cấp được kịp thời, chính xác.

Trong khi thực hiện nếu gặp khó khăn mắc mứu, đề nghị các Bộ, các ngành, các Uỷ ban Nhân dân các cấp phản ánh cho Tổng công đoàn và Bộ Tài chính biết để nghiên cứu và giải quyết.

Tải file đính kèm
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 08/01/1979
Hướng dẫn thi hành Quyết định số 354-CP ngày 27/9/1979, Hội đồng Chính phủ đã ra Quyết định số 354-CP về việc trợ cấp khó khăncho cán bộ công nhân viên chức Nhà nước nhằm góp phần ổn định đời sống cán bộ công nhân viên chức, tạo điều kiện để anh chị em phấn khởi yên tâm đẩy mạnh sản xuất, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Số kí hiệu 01 TT/LB Ngày ban hành 08/01/1979
Loại văn bản Thông tư liên tịch Ngày có hiệu lực 08/01/1979
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Nguyễn Ly Các cơ quan TW khác Thứ trưởng Nguyễn Tam Ngô
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

08/01/1979

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư liên tịch 01 TT/LB

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
08/01/1979 Văn bản được ban hành 01 TT/LB
08/01/1979 Văn bản có hiệu lực 01 TT/LB
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh