Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 07/09/1983

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc thành lập phòng đầu tư XDCB và tài vụ xây dựng thuộc các Sở Tài chính (gọi tắt là phòng tài chính xây dựng cơ bản)

_____________________________

 Việc xác định nhiệm vụ của sở tài chính trong công tác giúp UBND tỉnh, thành phố, đặc khu (dưới đây gọi tắt là tỉnh) quản lý vốn đầu tư XDCB và thành lập phòng đầu tư XDCB và tài vụ xây dựng nhằm thực hiện đúng chức năng của tài chính Nhà nước  trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ chủ trương đầu tư, kế hoạch hoá và quản lý các nguồn vốn trong quá trình xây dựng đến khi đưa công trình vào sản xuất , sử dụng, đảm bảo cho đầu tư XDCB thực hiện đúng đường lối, chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước, đưa lại hiệu quả kinh tế cao, đồng thời đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý tài chính về đầu tư XDCB trong tình hình mới theo đúng Điều lệ quản lý XDCB ban hành kèm theo Nghị định số 232/CP ngày 6/6/1981 của Hội đồng Chính phủ, Thông tư liên Bộ Tài chính -  Ngân hàng Nhà nước số 06/TT/LB ngày 14/7/1983 quy định về việc cấp phát, cho vay và thanh toán trong đầu tư XDCB có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Sau khi thoả thuận với Ban Tổ chức của Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm chủ yếu về chức trách, nhiệm vụ và bộ máy tổ chức của phòng đầu tư XDCB và tài vụ xây dựng thuộc các Sở Tài chính (gọi tắt là phòng tài chính XDCB) như sau:

I . CHỨC TRÁCH NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG TÀI CHÍNH XDCB.

Phòng tài chính XDCB là phòng chức năng của Sở Tài chính, hoạt động theo điều lệ tổ chức của Sỏ tài chính và pháp luật của Nhà nước.

Phòng có nhiệm vụ giúp Giám đốc Sở Tài chính làm tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng, bao gồm cả việc quản lý các hoạt động tài chính của các đơn vị khảo sát, thiết kế, cung ứng vật tư và vận tải cho xây dựng; quản lý toàn bộ hoạt động trong quá trình đầu tư và xây dựng công trình của tất cả các ngành thuộc địa phương, từ khâu chuẩn bị đầu tư cho đến khi bàn giao đưa công trình vào sản xuất, sử dụng, phát huy được công suất thiết kế theo các chi tiêu kinh tế kỹ thuật được duyệt. Phòng có trách nhiệm tổng hợp các hoạt động về kinh tế đầu tư và xây dựng kiến nghị những vấn đề liên quan tới lĩnh vực đầu tư XDCB của tỉnh, đồng thời có nhiệm vụ tạo điều kiện thuận lợi và phục vụ đáp ứng kịp thời những yêu cầu xác đáng của các chủ đầu tư, các tổ chức xây lắp và các tổ chức khác có liên quan đến xây dựng để thực hiện kế hoạch Nhà nước.

Phòng tài chính XDCB có những nhiệm vụ cụ thể dưới đây:

1. Nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến cho Giám đốc Sở Tài chính tham gia về chủ trương đầu tư xây dựng công trình, về việc bố trí kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản dài hạn và hàng năm của từng công trình, từng ngành và tổng hợp toàn địa phương. Chuẩn bị ý kiến để Giám đốc Sở Tài chính đề xuất ý kiến với Bộ Tài chính, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước  và UBND tỉnh về chủ trương đầu tư và bố trí kế hoạch đầu tư XDCB của các công trình thuộc các Bộ, ngành Trung ương xây dựng tại địa phương.

2. Tổ chức công tác kế hoạch hoá vốn cấp phát cho đầu tư XDCB từ cơ sở công trình, ngành và tổng hợp kế hoạch vốn cấp phát của toàn địa phương theo các nguồn vốn dùng cho đầu tư XDCB; vốn ngân sách, vốn tín dụng ngân hàng, vốn tự có của các chủ đầu tư và vốn huy động được trong nhân dân (nếu có); kết hợp với phòng quản lý ngân sách bảo vệ kế hoạch vốn cấp phát cho đầu tư XDCB với cấp trên; xác định số chi về đầu tư XDCB ghi vào dự án ngân sách theo kế hoạch. Sau khi ngân sách đã được các cấp có thẩm quyền xét duyệt, tiến hành thông báo chỉ tiêu kế hoạch vốn cấp phát về đầu tư XDCB được duyệt cho các ngành, các đơn vị.

3. Lập kế hoạch vốn ngân sách gửi tại  Ngân hàng đầu tư và xây dựng; định kỳ chuyển vốn qua Ngân hàng đầu tư và xây dựng nhằm bảo đảm việc cấp phát, cho vay và thanh toán vốn đầu tư XDCB kịp thời.

4. Kiểm tra việc chấp hành trình tự XDCB và dự toán công trình xây dựng. Tiến hành cấp phát vốn đầu tư XDCB cho sản phẩm XDCB hoàn thành theo đúng chế độ hiện hành.

5. Đôn đốc, kiểm tra việc quyết toán công trình hoàn thành toàn bộ đưa vào sản xuất, sử dụng. Đảm bảo lập đầy đủ hồ sơ ghi sổ kế toán đầy đủ, kịp thời các loại tài sản do đầu tư XDCB mang lại và tiến hành việc quản lý các loại tài sản do đầu tư XDCB mang lại và tiến hành việc quản lý các loại tài sản theo đúng chế độ của Nhà nước.

6. Tổ chức quản lý, theo dõi và kiểm tra công tác lập, xét duyệt và thực hiện kế hoạch tài chính đối với các đơn vị nhận thầu thi công xây lắp, các đơn vị khảo sát thiết kế, cung ứng vật tư vận tải xây dựng ... của địa phương.

7. Theo dõi, kiểm tra và lập các thủ tục các thủ tục cáp  phát vốn cho sản phẩm XDCB hoàn thành thuộc các công trình của Trung ương đóng tại địa phương theo uỷ nhiệm của Bộ Tài chính.

8. Tổ chức theo dõi và kiểm tra việc sử dụng các nguồn vốn gửi tại Ngân hàng đầu tư và xây dựng. Kiểm tra các mặt hoạt động tài chính khác như: kiểm tra các báo cáo thanh toán và quyết toán về các khoản tiền gửi của ngân sách và của các tổ chức kinh tế để tại ngân hàng, về việc chấp hành các chính sách, chế độ và thể lệ đã được quy định v.v...

9. Tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình quản lý cấp phát vốn,  kết quả sử dụng vốn đầu tư XDCB và quản lý tài chính ngành xây dựng từng thời kỳ (quý, 6 tháng, năm) của các đơn vị, ngành trong toàn địa phương. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với cấp trên và kiến nghị những vấn đề nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB, tài vụ xây dựng và nâng cao hiệu quả kinh tế vốn đầu tư.

10. Nghiên cứu, làm tham mưu cho giám đốc Sở trong việc đề xuất ý kiến với Bộ Tài chính, UBND và các cơ quan tổng hợp của Nhà nước về các chính sách chế độ có liên quan tới việc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản.

II. TỔ CHỨC VÀ BIÊN CHẾ PHÒNG TÀI CHÍNH XÂY DỰNG CƠ BẢN.

Để đảm bảo thực hiện tập trung quản lý vốn đầu tư XDCB theo nhựng nhiệm vụ nói trên, tổ chức của phòng tài chính XDCB thuộc Sở Tài chính gồm có các bộ phận công tác sau: bộ phận quản lý cấp phát vốn đầu tư; bộ phận quản lý tài vụ xây dựng và bộ phận kinh tế kỹ thuật tổng hợp.

Biên chế của phòng tài chính XDCB thuộc Sở tài chính được xác định căn cứ vào:

1. Tổng số vốn đầu tư và số lượng công trình đầu tư XDCB hàng năm do Sở tài chính quản lý, kể cả phần vốn và công trình của các Bộ và ngành thuộc trung ương xây dựng tại địa phương do Bộ Tài chính  uỷ nhiệm.

2. Lực lượng thi công xây lắp và các tổ chức sản xuất xây dựng khác của địa phương do Sở tài chính quản lý.

3. Địa bàn và phạm vi hoạt động của các đơn vị nhận thầu thi công xây dựng và chủ đầu tư.

4. Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy như đã nói ở các phần trên.

Trên cơ sở những căn cứ trên và dựa vào yêu cầu, điều kiện cụ thể của từng địa phương mà giám đốc các Sở tài chính đề nghị với UBND tỉnh bố trí biên chế hợp lý để đảm đương được những nhiệm vụ nêu trên.

Số cán bộ của phòng tài chính XDCB có thể phân công phụ trách các phần việc sau:

- 1 phó trưởng phòng phụ trách về toàn bộ công tác quản lý vốn đầu tư XDCB và tài vụ xây dựng tại địa phương; phụ trách bộ phận kinh tế kỹ thuật tổng hợp và trực tiếp quản lý cán bộ trong biên chế của phòng.

- 1 phó trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng về công tác quản lý cấp phát vốn đầu tư XDCB, phụ trách bộ phận quản lý vốn đầu tư.

- 1Phó trưởng phòng giúp việc Trưởng phòng về công tác quản lý tài vụ xây dựng, phụ trách bộ phận quản lý tài vụ xây dựng.

(Trường hợp chỉ có 1 Phó trưởng phòng giúp việc thì Trưởng phòng trực tiếp phụ trách công tác quản lý cấp phát vốn đầu tư XDCB, còn Phó trưởng phòng phụ trách công tác quản lý tài vụ xây dựng).

Số cán bộ còn lại bố trí phù hợp với chức trách và nhiệm vụ của các bộ phận: Quản lý cấp phát vốn đầu tư, quản lý tài vụ xây dựng và bộ phận kinh tế kỹ thuật tổng hợp đã được quy định.

Ơ các địa phương có công trình XDCB là công trình trọng điểm đặc biệt quan trọng có tổng số vốn đầu tư lớn, quy mô và kết cấu công trình phức tạp ... có thể thành lập tổ cấp phát đặc biệt về vốn đầu tư XDCB tại công trình do đồng chí Trường phòng tài chính XDCB của Sở phụ trách. Việc thành lập tổ cấp phát tại công trình chỉ được thực hiện sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính.

Việc tổ chức bộ máy quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư XDCB tại các Sở tài chính là cần thiết và cấp bách. Bộ Tài chính yêu cầu đồng chí Giám đốc Sở tài chính các tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc TW báo cáo với UBND để có biện pháp khẩn trương thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề gì khó khăn cần báo cáo kịp thời về Bộ để nghiên cứu giải quyết./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1502878014837_108353987605_24 TC.TCCB.doc
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 07/09/1983
hướng dẫn việc thành lập phòng đầu tư xdcb và tài vụ xây dựng thuộc các sở tài chính (gọi tắt là phòng tài chính xây dựng cơ bản)
Số kí hiệu 24 TC/TCCB Ngày ban hành 07/09/1983
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 07/09/1983
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Xây dựng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Chu Tam Thức
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

07/09/1983

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 24 TC/TCCB

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
07/09/1983 Văn bản được ban hành 24 TC/TCCB
07/09/1983 Văn bản có hiệu lực 24 TC/TCCB
01/10/1999 Văn bản hết hiệu lực 24 TC/TCCB
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh