Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 05/10/2000

CHỈ THỊ

Về việc khẩn trương triển khai công tác phòng chống dịch bệnh

_____________________________

Năm nay, lũ lụt đến sớm với các tỉnh đồng bằng Sông Cửu Long, mức nước cao nhất đo được ở Đồng Tháp bằng mức nước lũ năm 1961, đây là mức lũ cao nhất trong vòng 40 năm trở lại đây. Các tỉnh bị thiệt hại nặng là Đồng Tháp, Long An, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Tiền Giang... Lũ lụt kéo dài làm cuộc sống của người dân sống trong vùng lũ gặp rất nhiều khoa khăn, không có nước sạch, điều kiện ăn ở, sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, sức khoẻ giảm sút.

Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng lưu hành nặng của các bệnh Sốt Xuất huyết, tiêu chảy, Tả, Thương Hàn. Riêng tỉnh Long An, trong 6 tháng đầu năm 2000 đã có 483 trường hợp mắc Sốt Xuất Huyết, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm 1999, Bệnh Tả cũng có xu hướng diễn biến phức tạp tại khu vực này.

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, một số địa phương đã tổ chức di dời dân đến nơi tạm trú. Nhưng do nơi tạm trú điều kiện vệ sinh không đảm bảo, không có nước sạch lại tập trung đông người, sức khoẻ giảm sút sau nhiều ngày trong sống chung với lũ... là những yếu tố thuận lợi cho dịch bệnh phát triển, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm đường tiêu hoá.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới, hiện nay tại một số tỉnh của Lào và Căm pu chia có chung biên giới với Việt Nam đang xảy ra dịch Tả, một số tỉnh ở phía Bắc Việt Nam như Nghệ An, Sơn La, Thái Bình đã xuất hiện dịch tiêu chảy cấp. Vì vậy, khả năng dịch Tả đã và sẽ xâm nhập vào nước ta là rất lớn.

Để chủ động phòng chống các dịch tiêu chảy, Tả, Thương Hàn, Sốt Xuất Huyết, và các dịch bệnh khác, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị:

I. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH BỊ LŨ LỤT

1. Tổ chức cấp cứu kịp thời các trường hợp tai nạn, đặc biệt là các trường hợp tiêu chảy cấp, trang bị xuồng nhỏ để cán bộ Y tế có thể đến được tận các điểm đông dân, điểm dân tạm trú để triển khai các hoạt động chăm sóc y tế, Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh giám sát chặt chẽ các trường hợp tiêu chảy, nếu có tiêu chảy hàng loại phải lấy mẫu xét nghiệm để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

2. Sau khi nước rút, phải tổ chức các đội y tế đến các vùng bị ngập lụt để hướng dẫn nhân dân xử lý môi trường, nước rút đến đâu, làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom rác thải, xử lý và chôn xác gia xúc; khử trùng nước sinh hoạt bằng Chloramin, thau rửa giếng, bể, lu, khạp và các dụng cụ chứa nước khác; tuyên truyền trong nhân dân thực hiện ăn chín, uống chín...

3. Sở Y tế các tỉnh đề xuất nhu cầu nhân lực để triển khai ngay công tác phòng chống dịch gửi Bộ Y tế - Vụ Y tế dự phòng để Bộ điều động sinh viên các trường Đại học Y Dược, trường Trung cấp Y Dược các tỉnh cho công tác này.

4. Chương trình Tiêm chủng mở rộng triển khai các hoạt động tiêm chủng theo kế hoạch, đặc biệt chú ý cho uống vắc xin Bại liệt tại các địa phương dọc biên giới.

II. ĐỐI VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG KHÁC

1. Tổ chức giám sát chặt chẽ, phát hiện sớm và xử lý kịp thời các trường hợp tiêu chảy cấp, Thương hàn..., đặc biệt tại các ổ dịch cũ, đầu mối giao thông, cửa khẩu biên giới, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/1998/CT-BYT ngày 28/12/1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về thông tin báo cáo dịch.

2. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước sạch, đặc biệt chú ý nồng độ Clo dư trong hệ thống cung cấp nước ăn và sinh hoạt.

3. Kiểm tra chặt chẽ công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, chú ý các nhà hàng, cơ sở chế biến thực phẩm...

4. Tổ chức tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng về các biện pháp vệ sinh, phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch bệnh tiêu chảy cần nhấn mạnh ăn chín, uống chín, không ăn rau sống, không dùng nước đá trong thời gian có dịch, nhưng không gây hoang mang trong nhân dân cũng như không ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, xã hội của địa phương và toàn quốc.

5. Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hoá chất, vật tư chuyên dụng nhân lực và cơ sở cấp cứu điều trị từ tuyến cơ sở xã/phường, quận/ huyện đến tỉnh/ thành phố để chủ động đối phó khi có dịch bệnh xảy ra.

Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Giám đốc Sở Y tế, thủ trường các đơn vị trực thuộc khẩn trương quán triệt đến từng cán bộ Y tế trong toàn ngành để triển khai thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1502800000009_108638190545_05.2000.CT.BYT.doc
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 05/10/2000
Về việc khẩn trương triển khai công tác phòng chống dịch bệnh
Số kí hiệu 05/2000/CT-BYT Ngày ban hành 05/10/2000
Loại văn bản Chỉ thị Ngày có hiệu lực 05/10/2000
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Y tế Lĩnh vực Y tế
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Y tế Thứ trưởng Phạm Mạnh Hùng
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

05/10/2000

Lịch sử hiệu lực:

Chỉ thị 05/2000/CT-BYT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
05/10/2000 Văn bản được ban hành 05/2000/CT-BYT
05/10/2000 Văn bản có hiệu lực 05/2000/CT-BYT
13/08/2014 Văn bản hết hiệu lực 05/2000/CT-BYT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh