Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 15/11/2000

 

 

 

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ

Quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ

 

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Để thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ quy định tại các điều 31,58, 59, 73 và 76 của Bộ luật Hình sự và các điều 227, 234, 237 và 238 của BộLuật Tố tụng Hình sự;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

 

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.

1.Hình phạt cải tạo không giam giữ nhằm tạo điều kiện cho người bị phạt cải tạokhông giam giữ (sau đây gọi là người bị kết án) lao động, học tập tại cộng đồngvà chứng tỏ sự hối cải, hoàn lương của mình ngay trong môi trường xã hội bìnhthường, dưới sự giám sát, giáo dục của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sởgiáo dục, đào tạo hoặc y ban nhân dân xã, phường, thịtrấn nơi người bị kết án cư trú (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức giámsát, giáo dục) và gia đình người đó.

2.Người bị kết án phải chấp hành hình phạt dưới sự giám sát, giáo dục của cơquan, tổ chức giám sát, giáo dục và gia đình người đó.

Khingười bị kết án đã chấp hành được một phần ba thời hạn cải tạo không giam giữvà có nhiều tiến bộ hoặc lập công, mắc bệnh hiểm nghèo thì có thể được Tòa ánxét giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại các điều 58,59 và 76 Bộ luật Hình sự.

Điều 2.

1.Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cầnthiết bảo đảm hiệu quả thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ và phối hợpvới các cơ quan, tổ chức hữu quan trong việc giám sát, giáo dục người bị kếtán.

2.Gia đình người bị kết án có trách nhiệm giáo dục, giúp đỡ người bị kết án sửachữa lỗi lầm, không vi phạm pháp luật và phạm tội mới; quan hệ chặt chẽ với cơquan, tổ chức giám sát, giáo dục trong việc giám sát, giáo dục người đó.

3.Các cơ quan, tổ chức hữu quan và cộng đồng dân cư nơi người bị kết án cư trú cótrách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục trong việc giáodục, giúp đỡ người đó.

Điều 3.Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục nói trong Nghị định này là:

1.Cơ quan, tổ chức trực tiếp quản lý người bị kết án, nếu người đó là cán bộ,công chức, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo;

2.Đơn vị quân đội từ cấp đại đội hoặc tương đương trở lên, nếu người bị kết án làquân nhân, công nhân quốc phòng;

3.Doanh nghiệp, hợp tác xã, nếu người bị kết án là người lao động làm công ăn lương;

4.y ban nhân dân xã, phường, thịtrấn nơi người bị kết án cư trú, nếu người đó không thuộc đối tượng quy địnhtại khoản 1, 2, 3 Điều này.

 

Chương II

NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ KẾT ÁN

Điều 4. Ngườibị kết án có nghĩa vụ:

1.Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia lao động, họctập, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, quy ước của thôn, làng, ấp, bản, cụmdân cư nơi mình cư trú;

2.Làm bản cam kết với cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục, trong đó nêu rõ nộidung quyết tâm và hướng sửa chữa lỗi lầm của mình. Bản cam kết phải có ý kiếncủa người được phân công trực tiếp giám sát, giáo dục (sau đây gọi là người trựctiếp giám sát, giáo dục);

3.Thực hiện nghiêm chỉnh bản cam kết của mình, phải tích cực sửa chữa lỗi lầm;làm ăn lương thiện và tham gia các hoạt động chung tại cộng đồng nơi mình cưtrú;

4.Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi và nộp cho người trựctiếp giám sát, giáo dục khi hết thời hạn cải tạo không giam giữ;

5.Chấp hành đầy đủ các hình phạt bổ sung và nghĩa vụ bồi thường thiệt hại (nếucó);

6.Hàng tháng phải báo cáo bằng văn bản với người trực tiếp giám sát, giáo dục vềtình hình rèn luyện, tu dưỡng của mình; trong trường hợp người bị kết án vắngmặt khỏi nơi cư trú trên 30 ngày, thì bản báo cáo phải có nhận xét của cảnh sátkhu vực hoặc công an xã nơi người đó đến tạm trú;

7.Ba tháng một lần phải tự kiểm điểm về kết quả thực hiện bản cam kết của mìnhnói tại điểm 2 Điều này trước tập thể nơi mình làm việc, học tập hoặc cư trútheo quy định tại Điều 8 của Nghị định này;

8.Khai báo và giao nộp đầy đủ phần thu nhập bị khấu trừ theo quyết định của Tòaán cho cơ quan thi hành án dân sự. Nếu không nộp đúng hạn thì phải chịu lãisuất theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

9.Phải có mặt khi cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu;

10.Trong trường hợp người bị kết án cần đi khỏi nơi cư trú:

a)Nếu là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làmcông ăn lương, thì phải xin phép Thủ trưởng cơ quan, tổ chức nơi mình làm việc,đồng thời báo cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản hoặc cảnhsát khu vực, công an xã nơi mình cư trú;

b)Nếu là người đang học tập tại cơ sở giáo dục, đào tạo thì phải xin phép lãnhđạo cơ sở giáo dục, đào tạo, đồng thời báo cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởngthôn, làng, ấp, bản hoặc cảnh sát khu vực, công an xã nơi mình cư trú;

c)Nếu là người được giao cho yban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục thì phải báo với ngườitrực tiếp giám sát, giáo dục mình; trong trường hợp đi khỏi nơi cư trú trên 30ngày thì phải báo cáo bằng văn bản gửi Chủ tịch y ban nhân dân xã, phường, thị trấn giám sát, giáo dục,trong đó ghi rõ thời gian vắng mặt, nơi đến tạm trú;

d)Trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c khoản 10 Điều này, nếu người bịkết án đi khỏi nơi cư trú qua đêm thì khi đến nơi phải trình báo ngay và nộp sổtheo dõi người bị kết án cho cảnh sát khu vực hoặc công an xã nơi đến tạm trú.

Điều 5.

1.Người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, ngườilao động làm công ăn lương, nếu được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức,đơn vị quân đội nơi mình làm việc trước khi phạm tội thì được bố trí công việcphù hợp với yêu cầu, mục đích giám sát, giáo dục và được hưởng chế độ phù hợpvới công việc mà mình đảm nhiệm.

2.Người bị kết án là người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, nếu đượctiếp tục học tập tại cơ sở đó thì được hưởng quyền lợi theo quy chế của cơ sởgiáo dục, đào tạo đó.

3.Người bị kết án không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Điều này được Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn nơi người đó cư trú trước khi phạm tội tạo điều kiện làm ăn, sinh sống.

4.Người bị kết án thuộc đối tượng quy định tại Điều 1 của Pháp lệnh Ưu đãi ngườihoạt động cách mạng, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, ngườihoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng hoặc người đang hưởngcác chế độ bảo hiểm xã hội thì vẫn được hưởng chế độ theo quy định hiện hành.

5.Người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, ngườilao động làm công ăn lương, thì thời gian chấp hành hình phạt cũng được tínhvào thời gian công tác, thời gian tại ngũ, nhưng không được tính vào thời gianxét nâng lương, phong quân hàm theo niên hạn. Thời gian chấp hành hình phạt đượctính từ ngày cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người đó nhận được quyết địnhthi hành bản án và trích lục bản án.

Điều 6. Ngườibị kết án có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục đề nghị Tòa ánnhân dân cấp huyện hoặc Tòa án quân sự khu vực nơi mình làm việc hoặc cư trúxem xét việc giảm thời gian chấp hành hình phạt khi đã chấp hành được một phầnba thời hạn cải tạo không giam giữ và có nhiều tiến bộ hoặc lập công, quá giàyếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo.

Ngườibị kết án là người chưa thành niên đã chấp hành được một phần tư thời hạn cảitạo không giam giữ thì được xét giảm hình phạt. Trong trường hợp người chưathành niên lập công hoặc mắc bệnh hiểm nghèo thì được cơ quan, tổ chức giámsát, giáo dục đề nghị Tòa án cấp huyện nơi người đó cư trú xét giảm thời gianchấp hành hình phạt ngay và có thể được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

 

Chương III

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC

VÀ GIA ĐÌNH TRONG VIỆC GIÁM SÁT, GIÁO DỤC NGƯỜI BỊ KẾTÁN

Điều 7.

1.Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án có trách nhiệm và quyền:

a)Phân công người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án;

b)Tạo điều kiện để người bị kết án lao động, học tập và hoà nhập vào cuộc sốngchung của cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương mình;

c)Phối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan khác và gia đình người bị kết án trongviệc giáo dục, cảm hoá, giúp họ sửa chữa lỗi lầm.

d)Yêu cầu người bị kết án thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình; có biện phápngăn ngừa, giáo dục kịp thời khi người đó có biểu hiện tiêu cực và thông báovới cơ quan có thẩm quyền để xử lý khi cần thiết;

đ)Kịp thời biểu dương khi người bị kết án có nhiều tiến bộ, tích cực tham gia cáchoạt động xã hội hoặc lập công;

e)Cho phép người bị kết án được vắng mặt ở nơi cư trú;

g)Xem xét hoặc theo đề nghị của người bị kết án đề nghị Toà án cấp huyện hoặc Toàán quân sự khu vực nơi người đó đang chấp hành hình phạt xem xét việc giảm thờihạn hoặc miễn chấp hành hình phạt còn lại theo quy định tại Điều 6 của Nghịđịnh này;

h)Cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong thời hạn cải tạo không giam giữ cho ngườibị kết án;

i)Nhận xét bằng văn bản và ghi vào sổ theo dõi về quá trình chấp hành hình phạtcủa người bị kết án khi người đó chuyển đi nơi khác;

k)Tiến hành khấu trừ một phần thu nhập của người bị kết án theo quyết định củaToà án để giao nộp cho cơ quan thi hành án dân sự.

2.Khi đề nghị Toà án xem xét việc giảm thời hạn hoặc miễn chấp hành hình phạt cònlại quy định tại khoản 1 điểm e Điều này, cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dụcngười bị kết án phải gửi kèm theo hồ sơ.

Hồsơ đề nghị gồm có:

a)Bản đề nghị của cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục về việc xét giảm thời hạnhoặc miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cho người bị kết án;

b)Sổ theo dõi người bị kết án;

c)Trích lục bản án và quyết định thi hành án của Toà án;

d)Đơn xin rút ngắn thời gian thử thách của người bị kết án (nếu họ có đề nghị);

đ)Bản tự kiểm điểm của người bị kết án;

e)Biên bản cuộc họp kiểm điểm người bị kết án.

3.Đối với người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng,người lao động làm công ăn lương, người đang học tập tại các cơ sở giáo dục,đào tạo chấp hành hình phạt tại cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáodục, đào tạo, thì ngoài những trách nhiệm và quyền được quy định tại khoản 1Điều này, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục, đào tạođó còn có trách nhiệm phối hợp với y ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú.

4.Cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục không được đặt thêm nghĩa vụ và hạn chếkhác đối với người bị kết án ngoài những nghĩa vụ quy định tại Điều 4 Nghị địnhnày và những hạn chế đã ghi trong bản án của Toà án.

Điều 8.

1.Trong trường hợp quy định tại điểm e và h khoản 1 Điều 7 của Nghị định này, cơquan, tổ chức giám sát, giáo dục phải tổ chức cuộc họp để người bị kết án kiểmđiểm, làm cơ sở cho việc nhận xét, đánh giá quá trình chấp hành hình phạt củangười đó.

2.Việc kiểm điểm được thực hiện như sau:

a)Cán bộ, công chức, quân nhân, công nhân quốc phòng, người lao động làm công ănlương kiểm điểm trước tập thể đơn vị nơi mình đang làm việc;

b)Người đang học tập tại các cơ sở giáo dục, đào tạo kiểm điểm trước tập thể lớpnơi mình đang học tập;

c)Người được giao cho y ban nhân dân xã, phường, thịtrấn giám sát, giáo dục kiểm điểm trước thôn, làng, ấp, bản hoặc tổ dân phố nơimình cư trú;

d)Việc kiểm điểm có sự tham gia của lãnh đạo cơ quan, tổ chức và người trực tiếpgiám sát, giáo dục và phải có biên bản.

Điều 9.Người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án có trách nhiệm và quyền:

1.Chủ động gặp gỡ người bị kết án để tìm hiểu nguyên nhân, hoàn cảnh khi phạmtội, tâm tư nguyện vọng của người dó và giải thích, hướng dẫn người đó chấphành tốt các nghĩa vụ của mình;

2.Ba tháng một lần báo cáo với Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục vềtình hình chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, trừ trường hợp đột xuấthoặc cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục yêu cầu;

3.Khi người bị kết án đã đủ điều kiện xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt theoquy định tại khoản 1 Điều 58 của Bộ luật Hình sự, thì báo cáo với Thủ trưởng cơquan, tổ chức giám sát, giáo dục để đề nghị Toà án xét giảm thời hạn chấp hànhhình phạt; trong trường hợp người đó đã chấp hành xong hình phạt thì đề nghịThủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục cấp giấy chứng nhận đã chấp hànhxong hình phạt cho người đó;

4.Đề xuất các biện pháp phối hợp cụ thể với gia đình người bị kết án, với các tổchức xã hội nơi người đó chấp hành hình phạt trong việc giám sát, giáo dục ngườiđó;

5.Phối hợp với cảnh sát khu vực, công an xã hoặc tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn,làng, ấp, bản nơi người bị kết án cư trú trong việc giám sát, giáo dục ngườiđó;

6.Hàng tháng ghi nhận xét về tình hình tu dưỡng, rèn luyện của người bị kết ánvào sổ theo dõi;

7.Lập hồ sơ theo dõi việc chấp hành hình phạt của người bị kết án.

Điều 10.Hồ sơ theo dõi việc chấp hành hình phạt của người bị kết án gồm:

a)Sổ theo dõi do Toà án cấp;

b)Trích lục bản án và quyết định thi hành án của Toà án;

c)Quyết định của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục về việc phân côngngười trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án;

d)Bản cam kết của người bị kết án và bản cam kết của gia đình nếu người bị kết ánlà người chưa thành niên;

đ)Bản báo cáo của người bị kết án với người trực tiếp giám sát, giáo dục về tìnhhình rèn luyện, tu dưỡng của mình;

e)Bản báo cáo của người trực tiếp giám sát, giáo dục về tình hình chấp hành hìnhphạt cải tạo không giam giữ của người bị kết án;

g)Bản tự kiểm điểm của người bị kết án;

h)Biên bản cuộc họp kiểm điểm người bị kết án;

i)Bản nhận xét của người trực tiếp giám sát, giáo dục về quá trình chấp hành hìnhphạt của người bị kết án;

k)Quyết định của Toà án giảm thời gian chấp hành hình phạt (nếu có);

l)Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt;

m)Các tài liệu khác liên quan đến việc giám sát, giáo dục người bị kết án.

2.Khi người bị kết án chấp hành xong hình phạt, thì người trực tiếp giám sát,giáo dục có trách nhiệm giao hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này cho các cơquan, tổ chức sau đây quản lý:

a)Bộ phận quản lý nhân sự của cơ quan, tổ chức, đơn vị quân đội, cơ sở giáo dục,đào tạo trực tiếp quản lý người bị kết án là cán bộ, công chức, quân nhân, côngnhân quốc phòng, người lao động làm công ăn lương, người đang học tập tại cáccơ sở giáo dục, đào tạo;

b)y ban nhân dân xã, phường, thịtrấn nơi người đó cư trú, nếu người bị kết án không thuộc đối tượng nói tạiđiểm a khoản 2 Điều này.

Điều 11.Trong trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt chuyển đi nơi khác,thì cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm thông báo ngay cho Toà án đã ra quyết địnhthi hành án kèm theo hồ sơ của người đó để Toà án làm thủ tục cần thiết giaocho cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án chuyển đến tiếp tục giám sát, giáodục.

Điều 12.Gia đình của người bị kết án có trách nhiệm:

1.Luôn quan tâm, gần gũi và có biện pháp cụ thể giúp đỡ người bị kết án sửa chữalỗi lầm của mình, không vi phạm pháp luật; nhắc nhở, uốn nắn kịp thời khi ngườiđó có hành vi sai trái;

2.Phối hợp chặt chẽ với người trực tiếp giám sát, giáo dục người bị kết án trongviệc quản lý, giáo dục người đó; trong trường hợp người bị kết án là người chưathành niên, thì gia đình của người đó phải có bản cam kết với cơ quan, tổ chứcgiám sát, giáo dục;

3.Thực hiện việc bồi thường thiệt hại do người bị kết án là người chưa thành niêngây ra. Đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì chỉbồi thường khi người đó không có đủ tài sản để bồi thường;

4.Thông báo cho cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục người bị kết án về kết quảrèn luyện, tu dưỡng của người đó khi có yêu cầu;

5.Tham dự các cuộc họp kiểm điểm người bị kết án.

 Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Ngườinào vi phạm các quy định của Nghị định này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lýkỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định củapháp luật.

Điều 14. Nghịđịnh này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Nghị định số95/HĐBT ngày 25 tháng 7 năm 1989 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế về chếđộ cải tạo không giam giữ và cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội.

Điều 15. CácBộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủtịch y ban nhân dân các tỉnh, thànhphố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1502617196950_157583621978_60.2000.ND.CP.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 15/11/2000
Quy định việc thi hành hình phạt cải tạo không giam giữ
Số kí hiệu 60/2000/ND-CP Ngày ban hành 30/10/2000
Loại văn bản Nghị định Ngày có hiệu lực 15/11/2000
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành An ninh - Quốc phòng Lĩnh vực An ninh và trật tự, an toàn xã hội
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Chính phủ Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

15/11/2000

Lịch sử hiệu lực:

Nghị định 60/2000/ND-CP

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
30/10/2000 Văn bản được ban hành 60/2000/ND-CP
15/11/2000 Văn bản có hiệu lực 60/2000/ND-CP
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh