Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 06/12/1990

 

 

 

CHỈ THỊ

CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Về việc triển khai
chống tham nhũng, chống buôn lậu qua biên giới và một số loại tội phạm kinh tế khác

Trong thời gian vừa qua trong việc triển khai chống tham nhũng, chống buôn lậu qua biên giới và một số loại tội phạm kinh tế khác, các cơ quan bảo vệ pháp luật của Trung ương và các địa phương đã có những cố gắng nhất định. Tuy nhiên, diễn biến của tình hình phạm tội trong thời gian vừa qua, cũng như những con số thống kê về điều tra, truy tố, xét xử cho thấy là việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử các loại tội phạm này chưa được khẩn trương như Nhà nước và nhân dân mong muốn. (Thí dụ: Cho đến nay con số những vụ buôn bán trái phép thuốc lá điếu của nước ngoài, buôn bán kim loại màu trái phép, v.v. đã được truy tố và xét xử còn rất thấp, mặc dù các loại hành vi phạm tội này đã và đang xảy ra rất nghiêm trọng); còn nhiều trường hợp xử lý chưa nghiêm khắc đúng mức, nhất là các trường hợp có gây thiệt hại lớn hoặc rất lớn đến tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản của công dân, các trường hợp phạm tội mà hàng phạm pháp có số lượng lớn hoặc rất lớn...

Để góp phần có hiệu quả vào việc thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng, các quyết định của Hội đồng Bộ trưởng, Chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về tăng cường đấu tranh chống tham nhũng, chống buôn lậu và một số loại tội phạm kinh tế, Toà án nhân dân tối cao lưu ý các Toà án các cấp một số vấn đề như sau:

1. Việc cần thiết phải khẩn trương trong tất cả các khâu của quá trình tố tụng (khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử) đã được nhấn mạnh trong Thông tư liên ngành của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao, Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ số 11-TTLN ngày 20-11-1990 hướng dẫn việc xử lý một số loại tội phạm. Các Toà án các cấp cần phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát cùng cấp để khẩn trương giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp mình, nhất là đối với các vụ án đã được xác định là các vụ án trọng điểm. Các Toà án cần nắm vững Thông tư liên ngành số 10-TTLN ngày 25-10-1990 hướng dẫn một số vấn đề cấp bách về tín dụng, Thông tư liên ngành số 8-TTLN ngày 18-9-1990 hướng dẫn việc xử lý các hành vi nhập khẩu trái phép, buôn bán thuốc lá điếu của nước ngoài và Thông tư liên ngành số 11-TTLN ngày 20-11-1990 hướng dẫn xử lý một số loại tội phạm.

2. Về đường lối xét xử:

a. Theo điểm 3 Thông tư liên ngành số 10-TTLN ngày 25-10-1990 nói trên thì các Toà án cấp huyện được xét xử các vụ án có liên quan đến tín dụng và chơi hụi (họ) về các tội phạm được quy định tại các Điều 134, 135, 137, 157, 158, 174 Bộ Luật Hình sự trong các trường hợp thiệt hại đã gây ra là dưới 20 triệu đồng. Việc giao thẩm quyền này chỉ là tạm thời và cũng chỉ đối với 6 loại tội phạm nói trên có liên quan đến tín dụng hoặc chơi hụi (họ). Đối với các loại tội phạm nói trên nhưng không liên quan đến tín dụng hoặc chơi hụi (họ), cũng như các hành vi chiếm đoạt khác, thì mức thiệt hại về tài sản để coi là phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng (chiếm đoạt tài sản với số lượng lớn) vẫn là 5 tấn gạo và phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng (chiếm đoạt tài sản với số lượng rất lớn) vẫn là 15 tấn gạo.

b. Các Toà án cấp huyện khi xét xử các tội phạm có liên quan đến tín dụng hoặc chơi hụi (họ) đã được nêu tại điểm 3 Thông tư liên ngành số 10-TTLN ngày 25-10-1990 cần quyết định đối với kẻ phạm tội mức hình phạt cao trong khung hình phạt mà Toà án được áp dụng (khoản 1, Điều 134; khoản 1, Điều 135; Điều 137; khoản 1 Điều 157; khoản 1 Điều 158; khoản 1 Điều 174) trong các trường hợp gây thiệt hại về tài sản có giá tương đương với từ 5 tấn gạo trở lên đến dưới 20 triệu đồng.

c. Đối với các trường hợp chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa, chiếm đoạt tài sản của công dân và các trường hợp gây thiệt hại đến tài sản xã hội chủ nghĩa mà tài sản bị chiếm đoạt, bị gây thiệt hại có giá trị tương đương với từ 50 triệu đồng trở lên, thì cần quyết định đối với kẻ phạm tội mức hình phạt cao trong khung hình phạt. Trong các trường hợp này thì dù có nhiều tình tiết giảm nhẹ cũng không quyết định đối với kẻ phạm tội mức hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt. Trong trường hợp toàn bộ thiệt hại về tài sản đã được khắc phục trước khi xét xử và có nhiều tình tiết giảm nhẹ khác thì có thể áp dụng khoản 3 Điều 38 Bộ Luật Hình sự để quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt, nhưng không được quyết định hình phạt quá thấp, không được cho hưởng án treo.

d. Đối với các trường hợp gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên mà thiệt hại về tài sản chưa được khắc phục đáng kể, thì cần quyết định đối với kẻ phạm tội mức hình phạt tù có thời hạn cao nhất của khung hình phạt. Trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì cần quyết định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình nếu điều luật có quy định hai loại hình phạt đó.

đ. Đối với các trường hợp buôn bán hàng cấm, đầu cơ, buôn lậu qua biên giới mà hàng phạm pháp có số lượng lớn hoặc rất lớn, hàng phạm pháp là lương thực, kim loại màu, xăng dầu, hoặc có sử dụng vàng vào việc phạm tội, đưa hối lộ và nhận hối lộ mà của hối lộ có giá trị lớn hoặc rất lớn, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì cần quyết định đối với kẻ phạm tội mức hình phạt cao trong khung hình phạt.

e. Tinh thần chung là cần trừng trị nghiêm khắc những kẻ phạm tội gây thiệt hại lớn đến lợi ích của Nhà nước và của nhân dân, phạm tội trong trường hợp nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Qua việc xét xử các vụ án nếu phát hiện có kẻ vi phạm pháp luật có liên quan đến vụ án nhưng chưa bị xử lý về hình sự thì cần khởi tố để xử lý về hình sự theo quy định chung của pháp luật, đặc biệt là đối với những kẻ đã gây thiệt hại lớn đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân.

 

Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 06/12/1990
Về việc triển khai chống tham nhũng, chống buôn lậu qua biên giới và một số loại tội phạm kinh tế khác
Số kí hiệu 08/CT-TATC Ngày ban hành 06/12/1990
Loại văn bản Chỉ thị Ngày có hiệu lực 06/12/1990
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Thanh tra Lĩnh vực Thanh tra
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Các cơ quan TW khác Chưa xác định Phạm Hưng
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

06/12/1990

Lịch sử hiệu lực:

Chỉ thị 08/CT-TATC

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
06/12/1990 Văn bản được ban hành 08/CT-TATC
06/12/1990 Văn bản có hiệu lực 08/CT-TATC
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh