Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 21/11/2014

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc cơ quan quản lý nhà nước về lao động lấy ý kiến tổ chức

đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở địa phương

trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và

những vấn đề về quan hệ lao động

_________________

 

Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Nghị định số 53/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2014 quy định việc cơ quan quản lý nhà nước lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động.

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương,

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn việc cơ quan quản lý nhà nước về lao động lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở địa phương trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về nguyên tắc, nội dung, hình thức lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở địa phương (sau đây gọi tắt là các bên) của cơ quan quản lý nhà nước về lao động trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh).

3. Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Liên đoàn Lao động cấp tỉnh).

4. Chi nhánh hoặc Văn phòng đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hiệp hội Doanh nghiệp, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Liên minh Hợp tác xã tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp tỉnh).

5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện các quy định tại Thông tư này.

Điều 3. Nguyên tắc lấy ý kiến

Cơ quan quản lý nhà nước về lao động lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp tỉnh trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động phải bảo đảm tuân thủ pháp luật, dân chủ, trung thực, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động.

Điều 4. Nội dung lấy ý kiến

1. Chính sách, pháp luật về lao động liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động khi Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội yêu cầu đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chính sách pháp luật về lao động do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.

3. Các giải pháp phát triển quan hệ lao động của tỉnh, thành phố; các biện pháp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động; báo cáo định kỳ về tình hình quan hệ lao động tại địa phương.

4. Những vấn đề khác theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Điều 5. Hình thức lấy ý kiến

1. Bằng văn bản.

2. Thông qua tổ công tác, ban chỉ đạo, ban nghiên cứu mà tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia.

3. Thông qua các cuộc họp, hội thảo, diễn đàn, hội nghị tham vấn mà tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham dự.

Điều 6. Trách nhiệm lấy ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

1. Tổ chức lấy ý kiến của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp tỉnh về những nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư này với các hình thức phù hợp, hiệu quả, phát huy được trách nhiệm của các bên trong việc tham gia ý kiến.

2. Chủ trì, phối hợp với các bên thành lập tổ công tác, ban chỉ đạo, ban nghiên cứu để triển khai thực hiện các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động, phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động tại địa phương.

Điều 7. Trách nhiệm tham gia ý kiến của Liên đoàn Lao động cấp tỉnh

1. Thu thập, tổng hợp, lấy ý kiến đoàn viên, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và các đơn vị trực thuộc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh về những nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư này để tham gia với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được yêu cầu.

2. Cử người tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo và phát biểu tham gia ý kiến về những nội dung được trao đổi, thảo luận tại hội nghị, hội thảo do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức và mời tham dự.

3. Cử người tham gia tổ công tác, ban chỉ đạo, ban nghiên cứu để triển khai thực hiện những nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư này; phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động tại địa phương khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu.

Điều 8. Trách nhiệm tham gia ý kiến của tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp tỉnh

1. Thu thập, tổng hợp, lấy ý kiến các thành viên, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của mình về những nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư này để tham gia với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi được yêu cầu.

2. Cử người tham dự các cuộc hội nghị, hội thảo và phát biểu tham gia ý kiến về những nội dung được trao đổi, thảo luận tại hội nghị, hội thảo do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức và mời tham dự.

3. Cử người tham gia tổ công tác, ban chỉ đạo, ban nghiên cứu để triển khai thực hiện những nội dung quy định tại Điều 4 Thông tư này; phối hợp giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động tại địa phương khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh yêu cầu.

Điều 9. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21 tháng 11 năm 2014.

2. Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT/BLĐTBXH-TLĐLĐVN ngày 21 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn thi hành khoản 3, Điều 1 Nghị định số 145/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định việc tham gia ý kiến của đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động với cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh trong quan hệ lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm phân công cơ quan chuyên môn thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này.

4. Đề nghị Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn các tổ chức thành viên cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Thông tư này.

5. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn, bổ sung./.

 

Tải file đính kèm
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 21/11/2014
Hướng dẫn việc cơ quan quản lý nhà nước về lao động lấy ý kiến tổ chức đại diện người lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở địa phương trong việc xây dựng chính sách, pháp luật về lao động và những vấn đề về quan hệ lao động
Số kí hiệu 27/2014/TT-BLĐTBXH Ngày ban hành 06/10/2014
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 21/11/2014
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Thứ trưởng Đàm Hữu Đắc
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

21/11/2014

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 27/2014/TT-BLĐTBXH

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
06/10/2014 Văn bản được ban hành 27/2014/TT-BLĐTBXH
21/11/2014 Văn bản có hiệu lực 27/2014/TT-BLĐTBXH
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh