Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 16/11/1983

THÔNG TƯ

Quy định về việc cấp phát và quản lý vốn lưu động định mức đối với đơn vị nhận thầu thi công xây lắp.

___________________________

 Thi hành Điều lệ quản lý XDCB ban hành kèm theo Nghị định số 232/CP ngày 6/6/1981 của Hội đồng Chính phủ, Liên Bộ Tài chính- Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 06 TT/LB ngày14/7/1983 quy định về việc cấp phát, cho vay và thanh toán trong đầu tư xây dựng cơ bản. Sau khi trao đổi thống nhất ý kiến với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính quy định cụ thể về việc cấp phát và quản lý vốn lưu động định mức đối với đơn vị nhận thầu thi công xây lắp (gọi tắt là đơn vị xây lắp).

I. Những quy định chung:

Điều 1. Vốn lưu động định mức là mức vốn cần thiết tối thiểu thường xuyên để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường của đơn vị xây lắp.

Việc cấp phát và quản lý vốn lưu động phải nhằm mục đích: Đảm bảo nhu cầu vốn cho đơn vị hoạt động, đồng thời thúc đẩy đơn vị sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, tăng nhanh vòng quay vốn, hoàn thành kế hoạch sản xuất- kỹ thuật đưa nhanh công trình xây dựng vào sản xuất, sử dụng với chất lượng tốt, giá thành hạ.

Điều 2. Đối tượng được định mức và cấp phát vốn lưu động là đơn vị (xí nghiệp, công ty) xây lắp quốc doanh và công tư hợp doanh được thành lập theo đúng quy định của Nhà nước, hạch toán kinh tế độc lập, có kế hoạch sản xuát, kỹ thuật, tài chính được duyệt.

Đối với liên hiệp các xí nghiệp (hoặc tổng công ty) hoạt động theo điều lệ của liên hiệp các xí nghiệp thì việc định mức vốn và cấp phát vốn lưu động định mức được thực hiện đối với từng đơn vị (xí nghiệp, công ty) trực thuộc có đủ các điều kiện nêu trên, theo phương thức sau đây:

1. Các đơn vị xây lắp được định mức vốn và cấp phát vốn theo quy định trong thông tư này.

2. Các đơn vị sản xuất kinh doanh khác được định mức vốn và cấp phát vốn tuỳ theo tính chất ngành kinh tế của các đơn vị đó.

Điều 3. Vốn lưu động định mức của đơn vị xây lắp được xác định hàng năm. Việc định mức và cấp phát vốn lưu động định mức phải được tiến hành trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh trong năm kế hoạch và các điều kiện cung cấp vật tư, chu kỳ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm v.v... của đơn vị xây lắp.

Điều 4. Vốn lưu động định mức của đơn vị xây lắp được hình thành bằng 2 nguồn:

1. Nguồn vốn ngân sách cấp (vốn tự có và coi như tự có).

2. Nguồn vốn vay ngân hàng.

Điều 5. Đơn vị xây lắp có các hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhỏ, chưa đủ điều kiện hạch toán kinh tế độc lập, phục vụ cho công tác xây lắp thì việc định mức vốn lưu động cho các hoạt động đó theo tính chất ngành kinh tế của các đơn vị đó. Số vốn định mức cho các hoạt động này được cộng vào số vốn định mức cho công tác xây lắp để cấp phát.

II. Định mức vốn lưu động:

Điều 6. Hàng năm, đơn vị xây lắp phải tiến hành lập và trình duyệt định mức vốn lưu động.

Việc định mức vốn lưu động phải đảm bảo đúng mục đích và các nguyên tắc cấp phát và quản lý vốn lưu động nói trong phần I Thông tư này.

Điều 7. Thành phần vốn lưu động định mức của đơn vị xây lắp bao gồm:

1. Vật liệu chính

2. Vật kết cấu

3. Vật liệu phụ

4. Nhiên liệu

5. Công cụ lao động thuộc tài sản lưu động

6. Phụ tùng thay thế

7. Chi phí chờ phân bổ

8. Chi phí xây lắp phụ dở dang

9. Chi phí gia công thiết bị dở dang

10. Chi phí xây dựng dở dang

11. Chi phí lắp đặt dở dang

12. Sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ thanh toán.

Điều 8. Phương pháp tính định mức vốn lưu động:

1. Đối với các khoản vốn dự trữ, định mức căn cứ vào mức luân chuyển kế hoạch và thời gian dự trữ hợp lý.

2. Đối với các khoản vốn sản xuất, định mức căn cứ vào chu kỳ sản xuất và chi phí của sản phẩm xây lắp dở dang.

(Phương pháp tính cụ thể quy định trong phụ lục kèm theo Thông tư này).

Điều 9. Những khoản vốn sau đây không được tính vào định mức vốn lưu động.

1. Phần vốn để dự trữ theo thời vụ, dự trữ vượt mức do nhu cầu tạm thời.

2. Phần vốn để dự trữ vật tư nhập theo thiết bị toàn bộ dùng cho các năm sau mà đơn vị xây lắp đã nhận của bên chủ đầu tư.

3. Các khoản vốn ứ đọng, chậm luân chuyển và các khoản vốn không định mức khác.

Điều 10. Định mức vốn lưu động do đơn vị tính toán và do cơ quan chủ quản cấp trên của đơn vị xét duyệt có sự thoả thuận của cơ quan tài chính và ngân hàng đồng cấp.

(Đơn vị trung ương do Bộ chủ quản xét duyệt có sự thoả thuận của Bộ Tài chính và Ngân hàng đầu tư và xây dựng trung ương; đơn vị địa phương do Sở chủ quản xét duyệt có sự thoả thuận của Sở Tài chính và Ngân hàng đầu tư và xây dựng tỉnh, thành phố).

Điều 11. Tài liệu làm căn cứ xét duyệt định mức vốn lưu động:

1. Kế hoạch sản xuất- kỹ thuật- tài chính bao gồm:

a) Kế hoạch tiến độ thi công và tiêu thụ sản phẩm xây dựng.

b) Kế hoạch cung cấp vật tư

c) Kế hoạch lao động và tiền lương

d) Kế hoạch sửa chữa lớn và nhu cầu về phụ tùng cho sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn tự làm.

e) Kế hoạch sử dụng và mua sắm công cụ lao động.

g) Kế hoạch chi phí sản xuất.

2. Bảng tính toán và xác định mức vốn đề nghị xét duyệt (theo mẫu 1 kèm Thông tư này).

3. Bảng tính toán các nguồn vốn đảm bảo định mức vốn (bao gồm số vốn đã được cấp, số vốn coi như tự có, số vốn dự kiến thừa hoặc thiếu so với định mức đề nghị điều chỉnh- theo mẫu số 2 kèm Thông tư này).

Các tài liệu trên được lập thành 3 bản gửi: Cơ quan chủ quản cấp trên; Bộ- (Sở) Tài chính; Ngân hàng đầu tư và xây dựng trung ương- tỉnh, thành phố, đặc khu.

Điều 12. Thời hạn lập và xét duyệt định mức vốn lưu động: Đơn vị phải lập định mức vốn đồng thời với việc lập kế hoạch sản xuất- kỹ thuật- tài chính. Việc xét duyệt và tổng hợp định mức vốn được tiến hành đồng thời với việc xét duyệt kế hoạch sản xuất- kỹ thuật- tài chính.

III. Cấp phát vốn lưu động:

Điều 13. Tài liệu làm căn cứ cấp phát:

1. Quyết định xét duyệt định mức vốn lưu động của cơ quan chủ quản cấp trên (sau khi có sự thoả thuận của cơ quan tài chính, ngân hàng đồng cấp).

2. Bảng tính toán các nguồn vốn đảm bảo định mức vốn (theo mẫu số 2 kèm theo thông tư này).

3. Đối với đơn vị xây lắp mới thành lập ngoài các tài liệu trên cần gửi thêm tài liệu sau đây:

-Quyết định thành lập đơn vị do cấp có thẩm quyền ký theo đúng các quy định của Nhà nước.

-Quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng.

Các tài liệu trên đơn vị gửi cho: cơ quan chủ quản một bản; Bộ (Sở) Tài chính một bản; Ngân hàng đầu tư và xây dựng trung ương tỉnh, thành phố, đặc khu một bản.

Điều 14. Việc cấp phát vốn lưu động định mức được thực hiện đối với từng đơn vị xây lắp theo tỷ lệ sau đây:

1. Vốn tự có và coi như tự có đảm bảo 50% định mức vốn được duyệt.

2. Ngân hàng đầu tư và xây dựng cho vay 50% định mức vốn còn lại,

Điều 15. Hàng năm, sau khi xét duyệt định mức vốn lưu động và có sự thoả thuận của cơ quan tài chính đồng cấp, cơ quan chủ quản cấp trên được điều hoà phần vốn lưu động do ngân sách cấp của đơn vị thừa cho đơn vị thiếu, sau đó tổng hợp chung tình hình vốn lưu động của các cơ quan thuộc phạm vị quản lý báo cáo cho cơ quan tài chính có trách nhiệm cấp phát vốn biết. Trường hợp thiếu vốn sẽ được xem xét cấp phát bổ sung; nếu thừa phải hoàn trả lại cho ngân sách Nhà nước.

IV. Quản lý vốn lưu động định mức:

Điều 16. Giám đốc đơn vị xây lắp chịu trách nhiệm trước Nhà nước trong việc quản lý, sử dụng vốn lưu động và tài sản lưu động, có nhiệm vụ:

1. Tổ chức và chỉ đạo công tác tính toán xác định định mức vốn lưu động với chất lượng tốt và đúng thời gian quy định.

2. Tổ chức công tác quản lý và sử dụng vốn đúng mục đích, chặt chẽ và tiết kiệm.

3. Tìm mọi biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn và tài sản lưu động, khai thác mọi nguồn vốn nhàn rỗi để đưa vào luân chuyển.

4. Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ kế toán kiểm tra, kiểm kê và báo cáo kịp thời, đầy đủ theo chế độ quy định của Nhà nước.

5. Đề xuất với các cơ quan quản lý Nhà nước những biện pháp tăng cường quản lý và sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả cao các nguồn vốn và tài sản lưu động.

Điều 17. Đối với đơn vị xây lắp, do công tác quản lý và sử dụng vốn không hợp lý, dẫn đến kinh doanh thua lỗ và thiếu vốn hoạt động thì đơn vị phải tự trang trải số vốn thiếu đó, bằng cách: lấy quỹ xí nghiệp của đơn vị để bù vào, nếu chưa đủ phải làm việc với ngân hàng để xin vay vượt định mức và đơn vị phải phấn đấu để có lợi nhuận vượt kế hoạch hoặc lấy từ quỹ xí nghiệp năm sau để trả nợ vay.

Điều 18. Cơ quan chủ quản đơn vị có nhiệm vụ:

Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 16/11/1983
Quy định về việc cấp phát và quản lý vốn lưu động định mức đối với đơn vị nhận thầu thi công xây lắp
Số kí hiệu 38 TC/ĐTXD Ngày ban hành 16/11/1983
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 16/11/1983
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Xây dựng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

16/11/1983

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 38 TC/ĐTXD

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
16/11/1983 Văn bản được ban hành 38 TC/ĐTXD
16/11/1983 Văn bản có hiệu lực 38 TC/ĐTXD
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh