Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 20/07/2000

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư

số 08/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 15/03/1999 về

hướng dẫn giải quyết các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm

 (Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm) bị rủi ro

Thi hành Quyết định số 126/1998/QĐ-TTg ngày 11/07/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm đến năm 2000, liên Bộ, Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư liên tịch số 08/1999/TT-LT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 15/03/1999 về hướng dẫn giải quyết các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm (Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm) bị rủi ro;

Để việc xử lý các dự án bị rủi ro được thuận lợi và đơn giản hoá các thủ tục; liên Bộ, Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư liên tịch số 08/1999/TT-LT-BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 15/03/1999 về hướng dẫn giải quyết các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm (Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm) bị rủi ro như sau:

I. SỬA ĐỔI, BỔ SUNG:

1. Sửa điểm 3, mục I như sau:

"3- Thẩm quyền giải quyết các dự án rủi ro: Liên Bộ uỷ quyền cho Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tỉnh); Bộ trưởng các Bộ; Thủ trưởng cơ quan Trung ương các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng quyết định giảm, miễn lãi hoặc khoanh nợ. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét quyết định xoá nợ đối với các dự án rủi ro theo đề nghị của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan Trung ương các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư."

2. Sửa điểm 1, mục II như sau:

"1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:

- Các dự án sử dụng vốn vay đúng mục đích đã được duyệt, bị thiệt hại do nguyên nhân khách quan không phụ thuộc vào ý muốn của người vay vốn (gọi là nguyên nhân bất khả kháng) bao gồm: thiên tai (động đất, bão, lũ lụt, hạn hán); hoả hoạn; dịch bệnh;

- Người vay vốn ốm đau thường xuyên; mắc tâm thần; có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không nơi nương tựa; bị chết, mất tích không có người thừa kế, hoặc người thừa kế thực sự không có khả năng trả nợ thay cho người vay vốn;

- Người vay vốn có tài sản thế chấp trong thời gian xử lý phát mại mà bị hư hỏng do nguyên hân bất khả kháng hoặc giảm giá do giá cả thị trường biến động nên tài sản không còn đủ giá trị trả nợ."

3. Sửa tiết c, điểm 2, mục II như sau:

"c. Xoá nợ: Đối với các dự án mà người vay vốn bị thiệt hại toàn bộ tài sản; thiệt hại phần lớn tài sản và thực sự không còn khả năng trả nợ; người vay vốn bị chết hoặc bị mất tích nhưng không có người thừa kế hoặc người thừa kế không có khả năng trả nợ thay cho người vay vốn thì có thể được xem xét xoá nợ một phần hoặc toàn bộ vốn vay."

4. Sửa gạch đầu dòng thứ 2, tiết c, điểm 4, mục II như sau:

" - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét thẩm định và có quyết định khoanh nợ trong thời gian chờ quyết định xoá nợ, đồng thời có công văn đề nghị xoá nợ (kèm theo biểu tổng hợp mẫu 3c và hồ sơ pháp lý của đối tượng xin xoá nợ theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 08/1999/TT-LT) gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để xem xét giải quyết."

5. Sửa tiết e, điểm 4, mục II như sau:

" e. Đối với liên Bộ, Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư và Kho bạc Nhà nước các cấp:

- Văn phòng Chương trình Quốc gia về việc làm chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thẩm định hồ sơ, tổng hợp các dự án đề nghị xoá nợ. Sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định xoá nợ theo quy định tại điểm 1, mục I của Thông tư này.

- Kho bạc Nhà nước Trung ương căn cứ quyết định xoá nợ của cấp có thẩm quyền làm thủ tục chuyển vốn từ quỹ dự phòng rủi ro cho kho bạc Nhà nước tỉnh để bù đắp số vốn xoá nợ, hướng dẫn Kho bạc Nhà nước các cấp làm thủ tục xoá nợ.

- Kho bạc Nhà nước tỉnh, Kho bạc Nhà nước huyện căn cứ vào các quyết định giảm, miễn lãi; khoanh nợ hoặc xoá nợ của cấp có thẩm quyền làm thủ tục giảm, miễn lãi, khoanh nợ, xoá nợ cho từng người vay và tổng hợp kết quả gửi Kho bạc Nhà nước Trung ương."

6. Bổ sung điểm 5 vào mục II như sau:

" 5. Cho vay mới để khắc phục hậu quả rủi ro:

Các đối tượng đã được khoanh nợ hoặc xoá nợ nếu có nhu cầu vay vốn để khôi phục, phát triển sản xuất và tạo việc làm thì tuỳ theo từng đối tượng có thể được xem xét giải quyết để cho vay mới trong phạm vi nguồn vốn hiện có tại địa phương. Trình tự, thủ tục vay, mức vay, thời hạn và lãi suất tiền vay đối với đối tượng này thực hiện theo các quy định hiện hành về cho vay từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm."

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Bộ, Cơ quan Trung ương các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng chỉ đạo các cơ quan chức năng thuộc quyền tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các dự án, tổ chức rà soát, xử lý các dự án bị rủi ro theo quy định của Thông tư này; Đối với các đối tượng không thuộc diện được khoanh nợ, xoá nợ mà cố tình chây ỳ, dây dưa không trả nợ thì cần xử lý theo pháp luật như đối với hành vi chiếm dụng trái phép tài sản của nhà nước;

2. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký; Các đối tượng bị rủi ro trước ngày 01/4/1999, việc xử lý gặp khó khăn do không thể lập biên bản xác minh rủi ro, nếu người vay có đơn đề nghị, được chính quyền địa phương xác nhận, thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Kho bạc Nhà nước tổng hợp, báo cáo rõ nguyên nhân để Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, quyết định hoặc có văn bản xác nhận các đối tượng bị rủi ro gửi Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan Trung ương các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng để làm cơ sở xem xét quyết định. Các trường hợp đặc biệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh, các Bộ, Cơ quan Trung ương các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng có công văn gửi về Liên Bộ để xem xét giải quyết từng trường hợp cụ thể;

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về liên Bộ, Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư để nghiên cứu giải quyết.

 

Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 20/07/2000
Hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số điểm trong Thông tư số 08/1999/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT ngày 15/03/1999 về hướng dẫn giải quyết các dự án vay vốn từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm (Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm) bị rủi ro
Số kí hiệu 16/2000/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT Ngày ban hành 05/07/2000
Loại văn bản Thông tư liên tịch Ngày có hiệu lực 20/07/2000
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Kế hoạch và Đầu tư Lao động-TB&XH;Bảo hiểm xã hội Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Kế hoạch và Đầu tư Thứ trưởng Phan Quang Trung Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Thứ trưởng Lê Duy Đồng Bộ Tài chính Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Ngân
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

20/07/2000

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư liên tịch 16/2000/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
05/07/2000 Văn bản được ban hành 16/2000/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT
20/07/2000 Văn bản có hiệu lực 16/2000/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT
25/04/2005 Văn bản hết hiệu lực 16/2000/TTLT/BLĐTBXH-BTC-BKHĐT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh