Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 09/11/2000

 

 

 

THÔNG TƯ

Hướng dẫn phương pháp quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện của công trình xây dựng về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng của dự án đầu tư và xây dựng

 

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 04/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;

Căn cứ vào khoản 5 điều 56 Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng, ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.

Sau khi thống nhất với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện của công trình xây dựng về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng của dự án đầu tư và xây dựng, để Chủ đầu tư thực hiện khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư như sau:

 

 I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện của công trình xây dựng là việc tính chuyển mức vốn xây lắp, thiết bị, chi phí khác đã thực hiện đầu tư từng năm cho công trình xây dựng về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng của dự án đầu tư và xây dựng, làm căn cứ lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo công trình hoàn thành, xác định giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động mới tăng do đầu tư tạo ra bàn giao cho sản xuất, sử dụng, làm cơ sở cho việc giao vốn hoặc xác định giá chuyển nhượng tài sản trong đầu tư xây dựng của Nhà nước.

2. Công trình xây dựng của các dự án đầu tư sau khi hoàn thành việc đầu tư và xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng, Chủ đầu tư phải thực hiện lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định trong Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng. Công trình xây dựng của dự án đầu tư nhiều năm, khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư, Chủ đầu tư phải tính toán để quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện của công trình xây dựng về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.

3. Mức vốn xây lắp, thiết bị, chi phí khác đã thực hiện đầu tư từng năm cho công trình xây dựng làm căn cứ để tính quy đổi là toàn bộ giá trị khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành theo cơ cấu của vốn đầu tư đã được cấp vốn thanh toán từng năm hoặc đã được kiểm toán (nếu có) theo yêu cầu của Người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán (sau đây gọi là giá trị xây lắp, thiết bị, chi phí khác đã thực hiện); không bao gồm khoản thuế giá trị gia tăng (đối với giá trị xây lắp, thiết bị, chi phí khác đã thực hiện sau ngày 01/01/1999), các chi phí không được tính vào giá trị công trình như: các chi phí về thiệt hại do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân bất khả kháng khác không thuộc phạm vi và đối tượng được bảo hiểm, giá trị khối lượng được hủy bỏ theo quyết định của cấp có thẩm quyền trong quá trình đầu tư và xây dựng. Giá trị xây lắp, thiết bị, chi phí khác đã thực hiện được tính từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, đến khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng.

4. Việc tính toán quy đổi giá trị xây lắp, thiết bị, chi phí khác đã thực hiện của công trình xây dựng phụ thuộc vào các yếu tố như: thời gian đã thực hiện đầu tư, sự thay đổi chế độ chính sách của Nhà nước về tiền lương, lãi suất, tỷ giá và các yếu tố thay đổi giá cả trên thị trường xây dựng trong nước và quốc tế từng kỳ...; đồng thời phải đảm bảo nguyên tắc tính đúng, tính đủ các yếu tố như đã nói ở trên và phải phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước.

5. Đối với dự án được phép phân ra các dự án thành phần (hoặc tiểu dự án), khi công trình xây dựng của dự án thành phần (hoặc tiểu dự án) hoàn thành bàn giao đưa vào khai thác sử dụng thì Chủ đầu tư khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư phải tính toán quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện từng năm của công trình xây dựng về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng theo hướng dẫn của Thông tư này.

6. Đối với một số loại công trình xây dựng có thời gian xây dựng dài, gồm nhiều công trình, hạng mục công trình, trong đó có công trình, hạng mục công trình được phân định thành hai giai đoạn: giai đoạn xây dựng của từng công trình, hạng mục công trình và giai đoạn khai thác thì khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư của toàn bộ dự án hoàn thành, Chủ đầu tư thực hiện quy đổi khoản vốn đã thực hiện đầu tư trong giai đoạn xây dựng về thời điểm mà công trình, hạng mục công trình đó hoàn thành được đưa vào khai thác.

 II. HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP QUY ĐỔI VỐN ĐẦU TƯ ĐÃ THỰC HIỆN CỦA CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 1. Trình tự tính qui đổi

Việc quy đổi giá trị xây lắp, giá trị thiết bị và chi phí khác của vốn đầu tư đã thực hiện của công trình xây dựng về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng được thực hiện theo trình tự như sau:

Bước 1: Lập bảng tổng hợp theo mức giá trị xây lắp, thiết bị, chi phí khác đã thực hiện từng năm của toàn bộ công trình hoặc của từng hạng mục công trình (đối với công trình gồm nhiều hạng mục công trình);

Bước 2: Xác định hệ số quy đổi giá trị xây lắp đã thực hiện từng năm về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng theo hướng dẫn trong phụ lục 1 của Thông tư này;

Bước 3: Xác định mức lãi suất thực % năm theo hướng dẫn trong tiết 3.2; 3.3; 3.4; 3.5; 3.6 điểm 3 của mục II, làm căn cứ tính giá trị đồng tiền đã thực hiện đầu tư thay đổi theo thời gian dưới tác động của lãi suất như hướng dẫn trong phụ lục 2 của Thông tư này;

Bước 4: Tính toán quy đổi giá trị xây lắp, thiết bị, chi phí khác đã thực hiện từng năm (được tổng hợp ở bước 1) về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng theo các công thức trong tiết 2.1; 2.2; 2.3 điểm 2 của mục II;

Bước 5: Xác định tổng mức giá trị xây lắp, thiết bị, chi phí khác đã thực hiện và đã được quy đổi của toàn bộ công trình hoặc từng hạng mục công trình (đối với công trình gồm nhiều hạng mục công trình) trên cơ sở kết quả tổng hợp ở bước 1và kết quả tính toán quy đổi ở bước 4 nói trên.

2. Phương pháp tính qui đổi

Tổng mức giá trị xây lắp, thiết bị, chi phí khác đã được qui đổi về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng (Z) xác định theo công thức:

ZQĐ = ZXL + ZTB +ZCPK (1)

Trong đó:

ZXL: Giá trị xây lắp đã được quy đổi về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng;

ZTB: Giá trị thiết bị đã được quy đổi về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng;

ZCPK: Chi phí khác đã được quy đổi về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.

2.1. QUY ĐỔI GIÁ TRỊ XÂY LẮP (ZXL)

Giá trị xây lắp đã được quy đổi về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng bao gồm: Phần giá trị xây lắp đã thực hiện từng năm ở thời điểm các năm được điều chỉnh đến thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng do sự biến động của các yếu tố cấu thành trong giá trị xây lắp và giá trị đồng tiền thay đổi theo thời gian tính toán quy đổi của giá trị xây lắp đã thực hiện dưới tác động của lãi suất.

Giá trị xây lắp của toàn bộ công trình đã được quy đổi về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng (ZXL) xác định theo công thức:

k

ZXL = ZjXL (2)

j=1

Trong đó:

k: Số hạng mục công trình quy đổi giá trị xây lắp;

ZjXL: Giá trị xây lắp hạng mục công trình thứ j đã được quy đổi về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng xác định theo công thức:

ZjXL = Zj tG { (1+KXL) + [ (1 + i) n -1] } (3)

Trong đó:

ZjXL: Như công thức (2);

Zj tG: Giá trị xây lắp hạng mục công trình thứ j đã thực hiện ở thời điểm t;

n: Số năm tính toán quy đổi.

i: Mức lãi suất thực % năm; Xác định theo hướng dẫn ở bước 3 trình tự tính toán quy đổi nói trên;

KXL: Hệ số quy đổi giá trị xây lắp.

Hệ số quy đổi giá trị xây lắp (KXL) sử dụng để xác định mức tăng hoặc giảm của giá trị xây lắp đã thực hiện từng năm đến thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng do sự biến động các yếu tố chi phí cấu thành giá trị xây lắp và được xác định theo phương pháp nêu trong phụ lục 1 của Thông tư này.

2.2. QUY ĐỔI GIÁ TRỊ THIẾT BỊ (ZTB)

Giá trị thiết bị đã thực hiện được thể hiện qua các hợp đồng mua sắm (hợp đồng mua sắm theo phương thức chỉ định nhà cung cấp hoặc qua kết quả đấu thầu) hoặc các phiếu giá mua thiết bị (sau đây gọi là giá trị mua sắm thiết bị đã thực hiện) bao gồm: thiết bị công nghệ, các trang thiết bị và đồ dùng phục vụ cho sản xuất, làm việc và sinh hoạt đã được lắp đặt và sử dụng vào công trình xây dựng. Giá trị mua sắm thiết bị đã thực hiện bao gồm:

Giá mua thiết bị tính đến cảng Việt nam (CIF), hoặc tại nơi sản xuất, cung ứng tại Việt nam (gồm cả các thiết bị phi tiêu chuẩn (nếu có));

Chi phí vận chuyển từ cảng, hoặc từ nơi sản xuất, cung ứng tại Việt Nam đến công trình;

Chi phí bảo quản, bảo dưỡng, kho bãi;

Thuế nhập khẩu (nếu có), bảo hiểm v.v...

Giá trị mua sắm thiết bị của toàn bộ công trình đã được quy đổi về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng xác định theo công thức:

k

ZTB = Fj (4)

j=1

Giá trị mua sắm thiết bị thứ j đã được tính quy đổi về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng (Fj) xác định theo công thức:

Fj = Pjt x { (1+Ctbj) + [ (1+i)n 1] } (5)

Trong đó:

ZTB: Giá trị mua sắm thiết bị của toàn bộ công trình đã được quy đổi về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng;

Fj: Giá trị mua sắm thiết bị thứ j đã được quy đổi về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng;

Pjt : Giá trị mua sắm thiết bị thứ j đã thực hiện ở thời điểm t;

k: Số thiết bị mua sắm của công trình;

i, n: Như công thức (3);

Ctbj: Mức điều chỉnh về giá cả của loại thiết bị thứ j ở thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng (pbg) và giá cả của loại thiết bị này đã thực hiện ở thời điểm t (pt).

Ctbj = (6)

2.3. QUY ĐỔI CHI PHÍ KHÁC (ZCPK)

Chi phí khác đã thực hiện theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng, bao gồm: các chi phí đã thực hiện ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư (chi phí lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư, chi phí tuyên truyền quảng cáo dự án, lệ phí thẩm định,...); các chi phí đã thực hiện ở giai đoạn thực hiện đầu tư (chi phí đền bù và tổ chức thực hiện trong quá trình đền bù đất đai, hoa màu, tiền thuê đất, chi phí Ban quản lý dự án và các chi phí tư vấn khác) và các chi phí đã thực hiện ở giai đoạn kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác, sử dụng (chi phí đào tạo công nhân và cán bộ quản lý sản xuất, chi phí kiểm toán, các chi phí cho quá trình chạy thử, v.v...).

Theo phương pháp xác định từng khoản mục chi phí thuộc chi phí khác đã thực hiện trong quá trình đầu tư và xây dựng thì các chi phí này bao gồm 2 nhóm:

Nhóm các chi phí, phí, lệ phí xác định bằng định mức tỷ lệ %;

Nhóm các chi phí xác định bằng cách lập dự toán riêng.

Theo nội dung nói trên, các chi phí khác đã được tính quy đổi về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng xác định công thức:

ZCPK = (7)

Trong đó:

ZCPK: Các khoản mục chi phí khác đã được quy đổi về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng;

Ti : Chi phí khác thứ i xác định bằng định mức tỷ lệ % đã được quy đổi về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng;

Dj : Chi phí khác thứ j xác định bằng cách lập dự toán riêng đã được quy đổi về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng.

n, m: Số khoản mục chi phí khác của từng nhóm.

Chi phí khác Ti đã được quy đổi về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng xác định theo công thức:

n

Ti = Tkt x (1+i) (8)

Trong đó:

Tkt: Chi phí khác thứ i đã thực hiện ở thời điểm t;

i, n: Như công thức (3).

Chi phí khác Dj đã được quy đổi về thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng thực hiện tương tự như công thức (3) nói trên.

3. Một số quy định trong quá trình tính quy đổi

3.1 Hướng dẫn phương pháp quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện của công trình xây dựng về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng của dự án đầu tư và xây dựng trong Thông tư này, chưa tính đến sự thay đổi tỷ giá giữa đồng tiền nội tệ so với đồng tiền ngoại tệ (đối với các khoản vốn đã thực hiện đầu tư cho công trình xây dựng bằng ngoại tệ) khi thực hiện việc tính toán quy đổi.

3.2 Nếu giá trị xây lắp, thiết bị, chi phí khác đã thực hiện từng năm sử dụng vay từ nhiều nguồn với lãi suất thực vay kỳ hạn năm khác nhau thì phải xác định mức lãi suất thực vay bình quân kỳ hạn năm theo công thức sau:

h

VVk. ik

k=1

i = (9)

h

VVk

k=1

Trong đó:

VVk: Số vốn đã vay từ mỗi nguồn;

ik: Lãi suất thực vay kỳ hạn năm từ mỗi nguồn;

h: Số nguồn vay.

3.3 Khi giá trị xây lắp, thiết bị, chi phí khác đã thực hiện từng năm sử dụng vốn vay theo lãi suất thực vay (it) với kỳ hạn ngắn t (tháng, quý, 6 tháng) thì phải tiến hành chuyển các lãi suất thực vay với kỳ hạn ngắn về lãi suất thực vay kỳ hạn năm (i) theo công thức:

i = (1 + it)m 1 (% năm) (10)

Trong đó: m là số kỳ hạn ngắn t trong kỳ hạn năm.

3.4 Trường hợp giá trị xây lắp, thiết bị, chi phí khác đã thực hiện từng năm sử dụng vốn vay từ một nguồn với số vốn vay khác nhau và lãi suất thực vay cùng một kỳ hạn ngắn khác nhau thì phải xác định tỷ lệ lãi suất thực vay bình quân cho cùng một kỳ hạn ngắn theo cách tính tương tự như công thức (9) để làm căn cứ xác định lãi suất thực vay bình quân kỳ hạn năm theo công thức (10).

3.5 Khi giá trị xây lắp, thiết bị, chi phí khác đã thực hiện từng năm bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước (trừ phần vốn tín dụng thương mại để đầu tư phát triển quy định trong tiết 3 khoản 6 điều 1 Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ) thì mức lãi suất thực kỳ hạn năm sử dụng để tính quy đổi là lãi suất thực tiền gửi Ngân hàng thương mại.

3.6 Trường hợp giá trị xây lắp, thiết bị, chi phí khác đã thực hiện từng năm sử dụng 2 hoặc cả 3 nguồn vốn (vốn vay, vốn ngân sách nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước) thì mức lãi suất thực kỳ hạn năm để tính toán quy đổi được tính bình quân tương tự như cách tính theo công thức (9) nói trên.

3.7 Phụ lục 2 kèm theo Thông tư này là bảng tính sẵn giá trị đồng tiền thay đổi theo thời gian dưới tác động của lãi suất trong công thức tính quy đổi số 3, 5 và 8 nói trên.

3.8 Trường hợp theo yêu cầu riêng biệt về đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng của công trình xây dựng không tính đến giá trị đồng tiền thay đổi theo thời gian của giá trị xây lắp, thiết bị và chi phí khác đã thực hiện tính đến thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng thì mức lãi suất thực i = 0.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Các Chủ đầu tư căn cứ vào tính chất, đặc điểm, điều kiện cụ thể của công trình xây dựng, các chế độ chính sách của Nhà nước trong từng kỳ và hướng dẫn của Thông tư này thực hiện việc quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư theo đúng quy định của Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ và Thông tư số 70/2000/TT-BTC ngày 17/7/2000 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư, làm căn cứ để báo cáo cấp có thẩm quyền được phân cấp phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xem xét quyết định, đồng thời gửi kết quả việc quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện về Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, kiểm tra khi cần thiết.

Trong quá trình áp dụng, nếu có vấn đề gì vướng mắc hoặc chưa phù hợp, đề nghị các Bộ, địa phương, các Chủ đầu tư phản ảnh về Bộ Xây dựng để nghiên cứu giải quyết./.

 

PHỤ LỤC 1

Phương pháp xác định hệ số quy đổi giá trị xây lắp

Công thức tổng quát xác định hệ số quy đổi giá trị xây lắp như sau:

KXL = KVL + KNC + KM + KC + KTL (hoặc KTN) (1)

Trong đó:

KXL: Hệ số quy đổi giá trị xây lắp

KVL là mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh chi phí vật liệu, KNC là mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh chi phí nhân công, KM là mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh chi phí sử dụng máy thi công, KC là mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh chi phí chung, KTL là mức quy đổi giá trị xây lắp từ điều chỉnh chi phí thuế và lãi (đối với giá trị xây lắp đã thực hiện trước ngày 01/01/1999), hoặc KTN là mức quy đổi giá trị xây lắp từ điều chỉnh chi phí thu nhập chịu thuế tính trước (đối với giá trị xây lắp đã thực hiện sau ngày 01/01/1999).

Mức quy đổi giá trị xây lắp do sự biến động của các yếu tố chi phí cấu thành giá trị xây lắp công trình xác định theo trình tự như sau:

Bước 1: Chủ đầu tư xác định trước tỉ trọng bình quân của các khoản mục chi phí trong giá trị xây lắp và tỷ trọng chi phí của một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu so với tổng chi phí vật liệu trong giá trị xây lắp đã thực hiện của công trình xây dựng theo nội dung trong bảng 1 và bảng 2 dưới đây:

Bảng 1: Bảng tỉ trọng các khoản mục chi phí trong giá trị

xây lắp công trình xây dựng (%)

 

 

Các yếu tố chi phí (%)

 

STT

 

Loại công trình

 

Vật liệu

Nhân công

Máy

thi

công

Chi phí chung

Thuế và lãi (hoặc thu nhập chịu thuế tính trước)

Tổng cộng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

 

...

 

 

 

 

 

100

 

...

 

 

 

 

 

 

Đối với công trình, hạng mục công trình xây dựng hoàn thành trước ngày 01/01/1999 thì tỉ trọng của các khoản mục chi phí trong giá trị xây lắp bao gồm: chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy, chi phí chung, thuế và lãi.

Đối với công trình, hạng mục công trình xây dựng hoàn thành sau ngày 01/01/1999 thì tỉ trọng của các khoản mục chi phí trong giá trị xây lắp bao gồm : chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước.

Bảng 2: Bảng tỉ trọng chi phí của một số loại vật liệu xây dựng chủ yếu so với tổng chi phí vật liệu trong giá trị xây lắp công trình xây dựng (%)

STT

Loại

VL

Loại

công trình

Xi măng

Sắt

Gỗ

Nhựa đường

Cát mịn

Cát vàng

Gạch

Đá

Tôn lợp

......

Tổng cộng

(%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(n)

(n+1)

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

100

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bước 2 : Xác định mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh từng yếu tố chi phí cấu thành giá trị xây lắp:

a/ Xác định mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh chi phí vật liệu (KVL)

Công thức xác định mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh chi phí vật liệu (KVL) như sau:

KVL = PVL x HVL (2)

Trong đó:

PVL: Tỉ trọng chi phí vật liệu trong giá trị xây lắp của công trình

(theo bảng 1);

HVL: Hệ số điều chỉnh chi phí vật liệu trong giá trị xây lắp do

giá vật liệu thay đổi và được xác định theo công thức sau:

n VL

HVL = ai x hi

i=1

Trong đó:

ai Tỉ trọng chi phí của loại vật liệu thứ i so với tổng chi phí vật liệu trong giá trị xây lắp của công trình. Tỉ trọng này được tính bình quân cho từng loại vật liệu (theo bảng 2);

n Số loại vật liệu chủ yếu có sự thay đổi về giá;

VL

hi Mức điều chỉnh giá của loại vật liệu thứ i

Giá vật liệu thứ i ở thời điểm - Giá vật liệu thứ i tính trong


 

bàn giao đưa vào khai thác sử dụng giá trị xây lắp đã thực hiện

 


Giá vật liệu thứ i tính trong giá trị xây lắp đã thực hiện

 

b/ Xác định mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh chi phí nhân công (KNC)

Công thức xác định mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh chi phí nhân công (KNC ) như sau:

KNC = PNC x HNC (3)

Trong đó:

PNC: Tỉ trọng chi phí nhân công trong giá trị xây lắp của công trình xây dựng (theo bảng 1);

HNC: Mức điều chỉnh chi phí nhân công trong giá trị xây lắp do có các yếu tố tăng lương, bổ sung phụ cấp lương v.v...

Tiền lương 1 ngày công - Tiền lương 1 ngày công tính trong

 


ở thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng giá trị xây lắp đã thực hiện

 

 


Tiền lương 1 ngày công tính trong giá trị xây lắp đã thực hiện

 

c/ Xác định mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh chi phí sử dụng máy thi công (KM)

Công thức xác định mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh chi phí sử dụng máy thi công (KM) như sau:

KM = PM x HM (4)

Trong đó:

PM: Tỉ trọng chi phí sử dụng máy thi công trong giá trị xây lắp của công trình xây dựng (theo bảng 1);

HM: Mức điều chỉnh chi phí sử dụng máy thi công trong giá trị xây lắp do các yếu tố trong giá ca máy thay đổi như: khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí nhiên liệu, năng lượng, lương thợ, và các yếu tố khác.

1 n MBGi MGi

HM =

n i=1 MGi

Trong đó:

MBGi: Giá ca máy của loại máy, thiết bị thi công thứ i ở thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng;

MGi: Giá ca máy của loại máy, thiết bị thi công thứ i tính trong giá trị xây lắp đã thực hiện;

n: Số loại máy, thiết bị thi công được chọn đại diện để tính toán.

Cơ sở để tính mức điều chỉnh chi phí sử dụng máy thi công trong giá trị xây lắp là bảng giá ca máy do Bộ Xây dựng ban hành.

d/ Xác định mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh chi phí chung (Kc)

Công thức xác định mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh chi phí chung (KC) như sau:

KC = PC x KNC (5)

Trong đó:

PC: Tỉ trọng chi phí chung trong giá trị xây lắp của công trình xây dựng (theo bảng 1);

KNC: Mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh chi phí nhân công như công thức (3) của phụ lục này.

Đối với các giá trị xây lắp mà trong đó khoản mục chi phí chung không tính trên chi phí nhân công, thì Chủ đầu tư tính toán lại trị số các thành phần trong công thức (5) nói trên phù hợp với hướng dẫn tính chi phí chung trong giá trị xây lắp của Nhà nước, làm căn cứ xác định mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh chi phí chung.

e/ Xác định mức quy đổi giá trị dự toán xây lắp từ điều chỉnh chi phí thuế và lãi (KTL) hoặc thu nhập chịu thuế tính trước (KTN)

Công thức xác định mức quy đổi giá trị xây lắp từ điều chỉnh chi phí thuế và lãi (KTL) hoặc thu nhập chịu thuế tính trước (KTN) như sau:

4

KTL = PTL x Ki (6)

i=1

4

hoặc KTN = PTN x Ki

i=1

Trong đó:

PTL hoặc PTN Tỷ trọng của chi phí thuế và lãi hoặc thu nhập chịu thuế tính trước trong giá trị xây lắp công trình xây dựng

(theo bảng 1);

Ki Mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh chi phí vật liệu (KVL),

chi phí nhân công (KNC), chi phí sử dụng máy thi công (KM),

và chi phí chung (KC).

Bước 3: Sau khi tính được các mức quy đổi giá trị xây lắp do điều chỉnh chi phí vật liệu, chi phí nhân công, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí chung, và mức điều chỉnh giá trị xây lắp từ điều chỉnh chi phí thuế và lãi hoặc thu nhập chịu thuế tính trước áp dụng công thức (1) của phụ lục để xác định hệ số quy đổi giá trị xây lắp./.

 

Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 09/11/2000
Hướng dẫn phương pháp quy đổi vốn đầu tư đã thực hiện của công trình xây dựng về mặt bằng giá tại thời điểm bàn giao đưa vào khai thác sử dụng của dự án đầu tư và xây dựng
Số kí hiệu 11/2000/TT-BXD Ngày ban hành 25/10/2000
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 09/11/2000
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Xây dựng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Xây dựng Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Kiểm
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

09/11/2000

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 11/2000/TT-BXD

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
25/10/2000 Văn bản được ban hành 11/2000/TT-BXD
09/11/2000 Văn bản có hiệu lực 11/2000/TT-BXD
24/05/2005 Văn bản hết hiệu lực 11/2000/TT-BXD
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh