Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/01/2019

THÔNG TƯ

 Quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Loài cây trồng lâm nghiệp chính là những loài cây lấy gỗ và lâm sản ngoài gỗ đáp ứng các tiêu chí quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

2. Giống cây trồng lâm nghiệp chính là giống của các loài cây trồng lâm nghiệp chính.

3. Nguồn giống là nơi cung cấp vật liệu nhân giống bao gồm: lâm phần tuyển chọn, rừng giống chuyển hóa, rừng giống trồng, vườn giống, cây trội và vườn cây đầu dòng.

4. Lâm phn tuyển chọn là khu rừng tự nhiên hoặc rừng trồng có chất lượng trên mức trung bình, được chọn để cung cấp giống tạm thời cho sản xuất, nhưng chưa được tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hoặc chưa qua đánh giá để công nhận là rừng giống chuyển hóa.

5. Rừng giống chuyển hóa là rừng giống được chọn từ những lâm phần tốt nhất trong rừng tự nhiên hoặc rừng trồng được tác động bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh theo quy định để lấy giống.

6. Rừng giống trồng là rừng giống được trồng bằng cây gieo ươm từ hạt thu hái từ cây trội và trồng không theo sơ đồ.

7. Vườn giống là vườn được trồng theo sơ đồ nhất định từ các dòng vô tính (vườn giống vô tính) hoặc từ hạt của cây trội (vườn giống hữu tính) đã được tuyển chọn và công nhận.

8. Cây trội (cây mẹ) là cây tốt nhất được tuyển chọn trong rừng tự nhiên, rừng trồng, cây trồng phân tán, rừng giống hoặc vườn giống được sử dụng để lấy vật liệu nhân giống.

9. Cây đầu dòng là cây có năng suất, chất lượng cao và ổn định, có khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi tốt hơn các cây khác trong quần thể một giống được công nhận qua khảo nghiệm dòng vô tính để cung cấp vật liệu nhân giống vô tính.

10. Vườn cây đầu dòng là vườn cây được trồng bằng cây giống vô tính nhân từ cây đầu dòng để cung cấp vật liệu sản xuất giống vô tính.

11. Vật liệu giống là cây giống để trồng rừng hoặc vật liệu nhân giống.

12. Vật liệu nhân giống là hạt giống, cây hoàn chỉnh hoặc bộ phận của chúng được sử dụng sản xuất ra cây giống.

13. Khảo nghiệm giống là quá trình theo dõi, đánh giá trong điều kiện và thời gian nhất định nhằm xác định năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi của giống.

14. Trồng sản xuất thử nghiệm là việc trồng thử trên một đơn vị diện tích và thời gian nhất định để đánh giá năng suất, chất lượng của giống trồng sản xuất thử nghiệm so với giống đối chứng.

15. Loài cây sinh trưởng nhanh là những loài cây đạt lượng tăng trưởng đường kính bình quân hàng năm từ 02 cm/năm trở lên hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh đạt từ 10 m3/ha/năm trở lên.

16. Loài cây sinh trưởng chậm là những loài cây đạt lượng tăng trưởng đường kính bình quân hàng năm dưới 02 cm/năm hoặc năng suất bình quân trong một chu kỳ kinh doanh dưới 10 m3/ha/năm.

Chương II

LOÀI CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH

Điều 4. Tiêu chí loài cây trồng lâm nghiệp chính

1. Có giống và nguồn giống đã được công nhận, đáp ứng nhu cầu và mục đích trồng rừng.

2. Có diện tích trồng rừng tập trung từ 02 vùng sinh thái trở lên.

Điều 5. Danh mục và sửa đổi, bổ sung Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính

1. Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính ban hành kèm theo Phụ lục I của Thông tư này.

2. Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính được sửa đổi, bổ sung khi có loài đáp ứng tiêu chí để bổ sung vào Danh mục hoặc đưa ra khỏi Danh mục đối với loài không đáp ứng tiêu chí theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.

3. Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định sửa đổi, bổ sung Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính.

Chương III

CÔNG NHẬN GIỐNG VÀ NGUỒN GIỐNG; QUẢN LÝ VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH

Mục 1. CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

Điều 6. Tiêu chí công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

1. Giống đã qua khảo nghiệm hoặc trồng sản xuất thử nghiệm theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này.

2. Kết quả khảo nghiệm đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về giống được công nhận hoặc kết quả trồng sản xuất thử nghiệm có năng suất, chất lượng tương đương trở lên so với giống cùng loài hoặc nhóm loài đã công nhận được trồng cùng vùng sinh thái.

3. Được Tổng cục Lâm nghiệp đề nghị công nhận.

Điều 7. Khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp

1. Đối tượng khảo nghiệm: giống cây trồng lâm nghiệp chọn tạo trong nước; giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận, nhập khẩu lần đầu.

2. Hình thức khảo nghiệm: khảo nghiệm loài, khảo nghiệm xuất xứ, khảo nghiệm hậu thế, khảo nghiệm dòng vô tính.

3. Nội dung khảo nghiệm bao gồm: khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng (khảo nghiệm VCU) để đánh giá năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh hại và điều kiện bất lợi theo các tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm.

Điều 8. Trồng sản xuất thử nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp

1. Đối tượng trồng sản xuất thử nghiệm: giống cây bản địa, giống cây trồng lâm nghiệp chưa được công nhận, nhập khẩu lần đầu có năng suất, chất lượng cao tại nước xuất khẩu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và phù hợp với điều kiện sinh thái nơi trồng sản xuất thử nghiệm.

2. Diện tích trồng sản xuất thử nghiệm từ 02 ha đến 05 ha.

3. Thời gian đánh giá kết quả sản xuất thử nghiệm: cây sinh trưởng nhanh là 03 năm; cây sinh trưởng chậm là 06 năm; cây lâm sản ngoài gỗ có sản phẩm được thu hoạch trong 02 vụ kế tiếp.

Điều 9. Trình tự, thủ tục công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận giống cây trồng lâm nghiệp.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp:

a) Văn bản đề nghị công nhận giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo kết quả khảo nghiệm giống hoặc trồng sản xuất thử nghiệm theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Hồ sơ, tài liệu đối với giống nhập khẩu gồm các thông tin về năng suất, chất lượng, điều kiện sinh thái nơi trồng hoặc nơi khảo nghiệm tại nước xuất khẩu.

3. Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến.

4. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận giống cây trồng lâm nghiệp gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Tổng cục Lâm nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Tổng cục Lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Lâm nghiệp thành lập Hội đồng thẩm định, tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện kiểm tra hiện trường, lập báo cáo thẩm định trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội đồng thẩm định gồm đại diện chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 03 Phụ lục II và Mục A Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trả kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không công nhận và nêu rõ lý do.

Điều 10. Hủy bỏ quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp

1. Quyết định công nhận giống cây trồng lâm nghiệp bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:

a) Giống bị thoái hóa, suy giảm về năng suất, chất lượng so với tiêu chuẩn quốc gia về giống được công nhận;

b) Giống không đáp ứng nhu cầu và mục đích trồng rừng.

2. Tổng cục Lâm nghiệp tổ chức đánh giá và trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hủy bỏ quyết định công nhận giống cây lâm nghiệp; thông báo cho chủ sở hữu giống và các cơ quan liên quan.

Mục 2. CÔNG NHẬN NGUỒN GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP

Điều 11. Tiêu chí công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

1. Đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống được công nhận.

2. Được Chi cục Kiểm lâm đề nghị công nhận.

Điều 12. Trình tự, thủ tục công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận nguồn giống.

2. Hồ sơ đề nghị công nhận nguồn giống:

a) Văn bản đề nghị công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp theo Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo kỹ thuật về nguồn giống theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Cách thức nộp hồ sơ: tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc trực tuyến.

4. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân có nhu cầu công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều này đến Chi cục Kiểm lâm. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm hướng dẫn trực tiếp hoặc bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ;

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Chi cục Kiểm lâm thành lập Hội đồng thẩm định tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện kiểm tra hiện trường và lập báo cáo thẩm định trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hội đồng thẩm định gồm đại diện chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý;

c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công nhận nguồn giống theo Mẫu số 06 Phụ lục II và Mục B Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này; trả kết quả cho tổ chức, cá nhân hoặc thông báo bằng văn bản đối với trường hợp không công nhận và nêu rõ lý do.

5. Thời hạn của quyết định công nhận nguồn giống:

a) 15 năm đối với vườn giống;

b) 07 năm đối với rừng giống trồng;

c) 05 năm đối với rừng giống chuyển hóa, lâm phần tuyển chọn;

d) 10 năm đối với cây trội, vườn cây đầu dòng cung cấp vật liệu ghép;

đ) 03 năm đối với vườn cây đầu dòng cung cấp hom.

6. Sau thời hạn sử dụng quy định tại khoản 5 Điều này, các nguồn giống muốn tiếp tục sử dụng phải được đánh giá và công nhận lại theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này. Đối với vườn cây đầu dòng cung cấp hom không thực hiện công nhận lại.

Điều 13. Hủy bỏ quyết định công nhận nguồn giống

1. Quyết định công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:

a) Nguồn giống bị thoái hóa, suy giảm về năng suất, chất lượng so với tiêu chuẩn quốc gia về nguồn giống được công nhận;

b) Nguồn giống không đáp ứng nhu cầu và mục đích trồng rừng.

2. Chi cục Kiểm lâm tổ chức đánh giá và trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hủy bỏ quyết định công nhận nguồn giống cây lâm nghiệp; thông báo cho chủ sở hữu nguồn giống và các cơ quan liên quan.

Mục 3. QUẢN LÝ VẬT LIỆU GIỐNG CÂY TRỒNG LÂM NGHIỆP CHÍNH

Điều 14. Yêu cầu đối với vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính

1. Đối với lô hạt giống: lô hạt giống phải thu hái từ nguồn giống được công nhận còn thời hạn sử dụng; chất lượng hạt giống đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc gia về hạt giống.

2. Đối với cây giống trong bình mô: cây giống trong bình mô phải sản xuất từ giống được công nhận, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây mầm mô.

3. Đối với lô cây giống: cây giống phải được sản xuất từ cây trong bình mô hoặc vật liệu nhân giống được thu hái từ nguồn giống đã công nhận còn thời hạn sử dụng, bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia về cây giống.

Điều 15. Hồ sơ vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính

1. Thành phần hồ sơ:

a) Đối với lô hạt giống: Bảng kê vật liệu giống; bản chụp quyết định công nhận nguồn giống; phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng, trong đó ghi rõ khối lượng hạt giống và mã số của nguồn giống thu hái hạt giống;

b) Đối với cây giống trong bình mô: Bảng kê vật liệu giống; bản chụp quyết định công nhận giống hoặc hợp đồng mua giống; phiếu xuất kho và hóa đơn bán hàng, trong đó ghi rõ số lượng cây mầm mô và tên, mã số của giống sản xuất;

c) Đối với lô cây giống: Bảng kê vật liệu giống; các hồ sơ liên quan khác của nguồn gốc vật liệu nhân giống để sản xuất cây giống (hóa đơn tài chính, phiếu xuất kho, quyết định công nhận nguồn giống).

2. Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính lập bảng kê theo Mẫu số 07 hoặc Mẫu số 08 hoặc Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của nguồn gốc vật liệu giống tại bảng kê vật liệu giống.

Điều 16. Công bố tiêu chuẩn giống cây trồng lâm nghiệp chính

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp chính phải công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với giống do mình sản xuất, kinh doanh và không được thấp hơn tiêu chuẩn quốc gia.

Điều 17. Quản lý sản xuất, kinh doanh vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính

1. Tổ chức, cá nhân tự chịu trách nhiệm về số lượng và chất lượng vật liệu giống do mình sản xuất, kinh doanh.

2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu giống có trách nhiệm giao cho khách hàng hồ sơ liên quan đến vật liệu giống khi xuất bán để sử dụng trong quá trình vận chuyển, lưu thông và sử dụng vật liệu giống.

3. Bảng kê vật liệu giống và hồ sơ liên quan chứng minh nguồn gốc vật liệu giống hợp pháp phải được lưu giữ tại tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng giống.

Chương IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18. Trách nhiệm thực hiện

1. Tổng cục Lâm nghiệp:

a) Tổng hợp, công bố danh mục giống và nguồn giống được công nhận hoặc hủy bỏ quyết định công nhận, đơn vị sản xuất, kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Lâm nghiệp;

Điều 20. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Thông tư số 44/2015/TT-BNNPTNT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính; Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN ngày 29/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

3. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật và các tiêu chuẩn viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung hoặc được thay thế bởi văn bản khác thì áp dụng các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế đó.

4. Trong quá trình thực hiện Thông tư, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.

Tải file đính kèm
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/01/2019
Quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính
Số kí hiệu 30/2018/TT-BNNPTNT Ngày ban hành 16/11/2018
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/01/2019
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thứ trưởng Hà Công Tuấn
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/01/2019

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 30/2018/TT-BNNPTNT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
16/11/2018 Văn bản được ban hành 30/2018/TT-BNNPTNT
01/01/2019 Văn bản có hiệu lực 30/2018/TT-BNNPTNT
Văn bản liên quan
VB bị thay thế

Ban hành Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính

  • Ngày ban hành: 23/11/2015
  • Ngày có hiệu lực: 10/01/2016

Về việc Ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp

  • Ngày ban hành: 29/12/2005
  • Ngày có hiệu lực: 28/01/2006
Văn bản bị hết hiệu lực

Về việc Ban hành Quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp

  • Ngày ban hành: 29/12/2005
  • Ngày có hiệu lực: 28/01/2006

Ban hành Danh mục giống cây trồng lâm nghiệp chính

  • Ngày ban hành: 23/11/2015
  • Ngày có hiệu lực: 10/01/2016
Văn bản căn cứ

Lâm nghiệp

  • Ngày ban hành: 15/11/2017
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2019
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản tiếng anh