Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 29/04/1992

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số: 145-HĐBT

Hà Nội , ngày 29 tháng 4 năm 1992

 

QUYẾT ĐỊNH

Ban hành quy định tạm thời về việc cho người nước ngoài nhận con nuôi

là trẻ em Việt Nam bị mồ côi, bị bỏ rơi, bị tàn tật ở các cơ sở nuôi dưỡng

do ngành lao động - thương binh và xã hội quản lý

 

 
 
 

 

 

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;

Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình ngày 29 tháng 12 năm 1986;

Căn cứ Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 12 tháng 8 năm 1991;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành qui định tạm thời về việc cho người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam bị mồ côi; bị bỏ rơi, bị tàn tật ở các cơ sở nuôi dưỡng, do ngành lao động thương binh và xã hội quản lý kèm theo quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

T/M. HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

K/T. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

(Đã ký)

 

Phan Văn Khải

 

 

 

QUY ĐỊNH

Tạm thời về việc cho người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em Việt Nam

bị mồ côi , bị bỏ rơi, bị tàn tật ở các cơ sở nuôi dưỡng,

do ngành lao động thương binh và xã hội quản lý
(Ban hành kèm theo Quyết định số 145-HĐBT ngày 29 tháng 4 năm 1992

 của Hội đồng Bộ trưởng)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. - Việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam bị mồ côi, bị bỏ rơi, bị tàn tật làm con nuôi phải xuất phát từ tình cảm giữa người nuôi với trẻ được nhận làm con nuôi trong quan hệ cha mẹ và con cái, bảo đảm trẻ được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục đầy đủ.

Điều 2. - Người nước ngoài nhận nuôi con nuôi phải lớn tuổi hơn con nuôi 20 tuổi trở lên.

Điều 3. - Người được làm con nuôi thuộc các đối tượng nói tại Điều 1 của quy định này là người ở cơ sở nuôi dưỡng, do ngành lao động thương binh và xã hội quản lý, bao gồm:

- Trẻ em từ 15 tuổi trở xuống, trường hợp bị tàn tật thì có thể trên 15 tuổi.

- Người con nuôi có thể trên 15 tuổi đối với trường hợp người nhận con nuôi là người già yếu cô đơn.

Điều 4. - Việc cho và nhận con nuôi dựa trên nguyên tắc tự nguyện của người nhận nuôi, của cha mẹ, người đỡ đầu hoặc Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó. Nếu trẻ từ 9 tuổi trở lên thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

Điều 5. - Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi có cơ sở nuôi dưỡng trẻ em nói tại Điều 1 của Quy định này, có trách nhiệm xem xét và cấp giấy chứng nhận việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trường hợp không công nhận thì trả lời cho người xin con nuôi biết rõ lý do.

Chương II

ĐIỀU KIỆN ĐỂ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI NHẬN CON NUÔI

Điều 6. - Người nước ngoài xin trẻ em Việt Nam nói tại điều 1 của quy định này con nuôi phải gửi đến Bộ Lao động - Thương binh và xã hội đủ các giấy tờ sau đây:

1. Giấy phép đồng ý cho nhận con nuôi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở nước mà người đó mang quốc tịch hay thường trú (giấy phép cần nêu rõ mục đích chính đáng của việc xin nhận con nuôi);

2. Giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ở nước ngoài xác nhận về tình trạng sức khoẻ, về khả năng tinh thần và vật chất đủ đảm bảo nuôi dưỡng, giáo dục và phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức cho con nuôi;

3. Đơn xin con nuôi gửi Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, nêu rõ lý do xin con nuôi, tên, tuổi, địa chỉ của mình (nếu người làm đơn có vợ hoặc chồng thì phải có chữ ký của cả hai người) và tên, tuổi, địa chỉ của trẻ em xin nhận làm con nuôi và các yêu cầu khác.

Trong trường hợp chưa biết tên, tuổi, địa chỉ của trẻ em xin nhận làm con nuôi, người nước ngoài xin con nuôi có thể gửi đơn nêu nguyện vọng về con nuôi nhờ Bộ Lao Động - Thương binh và xã hội Việt Nam tìm chọn và giới thiệu.

Các giấy tờ nói trên bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và được cơ quan công chứng Việt Nam chứng nhận.

Điều 7. - Các giấy tờ quy định tại điểm 1 và điểm 2 của Điều 6 có giá trị trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại chứng nhận.

Điều 8. -  Sau khi được thông báo chấp nhận yêu cầu xin con nuôi hoặc được người nuôi uỷ quyền hợp pháp phải đến Việt Nam làm với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thủ tục sau đây:

1 - Xuất trình giấy phép cho trẻ em nhập cảnh vào nước của người nhận con nuôi;

2 - Cam kết ghi tên trẻ em làm con nuôi tại tổ chức xã hội địa phương (tổ chức phi Chính phủ được Nhà nước bảo trợ) nơi cư trú của người nhận con nuôi;

3 - Cam kết hàng năm có thông báo kèm theo ảnh về con nuôi cho đến khi người con nuôi đủ 18 tuổi theo mẫu qui định gửi cho Bộ Lao động - Thương binh và xã hội Việt Nam;

4 - Cam kết nuôi dưỡng con nuôi chu đáo; sẽ giúp đỡ phục hồi sức khoẻ hoặc chỉnh hình nhằm cải thiện tình trạng tàn tật nếu con nuôi là trẻ em tàn tật.

5 - Cam kết cho con nuôi được học văn hoá hoặc học nghề.

6 - Chịu mọi phí tổn liên quan đến việc làm thủ tục nhận con nuôi.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. - Việc trao con nuôi cho người nuôi được thực hiện khi có các giấy tờ sau:

1. Giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;

2. Biên bản bàn giao trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

3. Các cam kêt của Điều 8 của Qui định này.

4. Hộ chiếu của người nước ngoài nhận con nuôi.

5. Trường hợp người được uỷ quyền đến nhận hộ con nuôi phải có giấy uỷ quyền hợp pháp của người nuôi.

Điều 10. - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội lập bộ phận công tác chuyên trách với nhiệm vụ theo dõi trẻ em Việt Nam được người nước ngoài nhận làm con nuôi theo Qui định tạm thời của Quyết định này.

Điều 11. - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ và Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện qui định tạm thời này.

Điều 12. - Qui định tạm thời này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. 

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
145-hä-bt-doc-6592229710112824.doc
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 29/04/1992
Ban hành quy định tạm thời về việc cho người nước ngoài nhận con nuôi là trẻ em Việt nam bị mồ côi, bị bỏ rơi, bị tàn tật ở các cơ sở nuôi dưỡng do ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý
Số kí hiệu 145-HĐBT Ngày ban hành 29/04/1992
Loại văn bản Nghị định Ngày có hiệu lực 29/04/1992
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tư pháp Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Các cơ quan TW khác Phó Chủ tịch Phan Văn Khải
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

29/04/1992

Lịch sử hiệu lực:

Nghị định 145-HĐBT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
29/04/1992 Văn bản được ban hành 145-HĐBT
29/04/1992 Văn bản có hiệu lực 145-HĐBT
30/11/1994 Văn bản hết hiệu lực 145-HĐBT
Văn bản liên quan
VB được QĐ chi tiết, HD thi hành

Hôn nhân và gia đình 1986

  • Ngày ban hành: 29/12/1986
  • Ngày có hiệu lực: 03/01/1987

Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng

  • Ngày ban hành: 04/07/1981
  • Ngày có hiệu lực: 14/07/1981
Văn bản căn cứ

Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng

  • Ngày ban hành: 04/07/1981
  • Ngày có hiệu lực: 14/07/1981

Hôn nhân và gia đình 1986

  • Ngày ban hành: 29/12/1986
  • Ngày có hiệu lực: 03/01/1987
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản tiếng anh