Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 01/01/2007

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
---------------

Số: 08/2006/NQ-HĐND

Bắc Giang, ngày 08 tháng 12 năm 2006

 

NGHỊ QUYẾT

NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH VÀ PHÂN ĐỊNH NHIỆM VỤ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2007- 2010

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG 
KHÓA XVI - KỲ HỌP THỨ 8

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16 tháng 12 năm 2002;

Căn cứ Quyết định số 210/ 2006/QĐ- TTg ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ đầu tư phát triển bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2007- 2010;

Xét Tờ trình số 57/TTr-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh đề nghị thông qua Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách và phân định nhiệm vụ đầu tư phát triển của các cấp ngân sách nhà nước địa phương, giai đoạn 2007- 2010; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế- Ngân sách HĐND tỉnh và ý kiến thảo luận của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách và phân định nhiệm vụ đầu tư phát triển của các cấp ngân sách nhà nước địa phương, giai đoạn 2007- 2010 (có quy định kèm theo).

Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 và ổn định giai đoạn 2007- 2010. Các quy định trước đây trái với Nghị quyết này đều bãi bỏ.

Điều 3. Giao cho UBND tỉnh tổ chức thực hiện Nghị quyết này.

Trong quá trình thực hiện, có vấn đề mới phát sinh, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Giang khóa XVI kỳ họp thứ 8 thông qua./.

 

 

CHỦ TỊCH




Đào Xuân Cần

 

QUY ĐỊNH

NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN ĐẦU TƯ TỪ NGÂN SÁCH VÀ PHÂN ĐỊNH NHIỆM VỤ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CẤP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ĐỊA PHƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2006/NQ -HĐND ngày 08/12/2006 của HĐND tỉnh)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Xây dựng nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư thuộc ngân sách trên cơ sở quy định của pháp luật và các tiêu chí, định mức của Trung ương áp dụng vào tình hình thực tế địa phương. Kế thừa kết quả trong đầu tư phát triển những năm qua và các cơ chế, chính sách hiện hành của TW, tỉnh về đầu tư phát triển.

Điều 2. Đầu tư tập trung, không dàn trải, sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, tạo điều kiện thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là mục tiêu tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo.

Giữ mối tương quan hợp lý về cơ cấu đầu tư giữa các ngành, lĩnh vực, giữa đầu tư hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý nhà nước; giữa việc phục vụ các mục tiêu phát triển trung tâm chính trị, kinh tế của tỉnh, vùng kinh tế trọng điểm với ưu tiên hỗ trợ miền núi, vùng đồng bào dân tộc, vùng khó khăn, thu hẹp dần khoảng cách phát triển kinh tế, thu nhập và mức sống của dân cư giữa các vùng.

Điều 3. Vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước, chỉ bố trí đầu tư cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội không có khả năng hoàn vốn trực tiếp.

Điều 4. Tăng cường công khai, minh bạch và hợp lý trong phân bổ vốn đầu tư phát triển. Thực hiện chủ trương phân cấp gắn với tăng cường chế độ trách nhiệm cá nhân người đứng đầu trong đầu tư, xây dựng; thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chương trình hành động phòng, chống tham nhũng.

Chương II

NGUYÊN TẮC, TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN VÀ PHÂN ĐỊNH NHIỆM VỤ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC CẤP NGÂN SÁCH

Điều 5. Nguyên tắc phân bổ chi đầu tư phát triển từ ngân sách tỉnh cho các công trình, dự án đầu tư từ ngân sách tỉnh

- Phân bổ vốn đầu tư hợp lý theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, quy hoạch và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; phân bổ vốn đầu tư từng dự án theo quy mô, cơ cấu và tiến độ thực hiện.

- Các công trình, dự án được bố trí vốn đầu tư từ ngân sách phải trong quy hoạch đã được phê duyệt; có đủ các thủ tục đầu tư theo quy định quản lý đầu tư và xây dựng.

- Dành vốn trả nợ cho các dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, các dự án trọng điểm, vốn đối ứng cho các dự án ODA và dự án của TW đầu tư trên địa bàn.

- Bố trí kế hoạch vốn đầu tư đảm bảo thời gian từ khi khởi công đến khi hoàn thành dự án nhóm B không quá 4 năm, dự án nhóm C không quá 2 năm.

Điều 6. Nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách tỉnh, cân đối phân bổ cho các dự án thuộc nhiệm vụ đầu tư của UBND các huyện, thành phố

1. Nguyên tắc xác định các tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư cân đối cho các huyện, thành phố

- Bảo đảm sự phân bổ vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước hợp lý (cả thời kỳ ổn định ngân sách) giữa các huyện, thành phố; ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh, phân bổ vốn đầu tư có tính đến các nguồn vốn khác, đầu tư vào các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn từng huyện, thành phố.

- Phân bổ hợp lý vốn đầu tư giữa các địa bàn, vùng kinh tế trọng điểm với việc ưu tiên hỗ trợ miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.

- Xác định các tiêu chí làm căn cứ phân bổ, thang bậc tính điểm chủ yếu theo Quyết định 210/2006/QĐ-TTg, ngày 12/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời xem xét, bổ sung một số tiêu chí phù hợp với đặc điểm của các huyện, thành phố.

- Vốn cân đối từ nguồn ngân sách tỉnh cho ngân sách huyện, thành phố phân bổ theo các dự án đầu tư trên địa bàn huyện, thành phố.

- Nguồn vốn từ tiền sử dụng đất điều tiết cho các huyện, thành phố thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Quyết định 216/2005/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ, toàn bộ khoản thu này đầu tư cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tại địa phương theo phân định nhiệm vụ đầu tư và giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư phát triển.

2. Tiêu chí phân bổ vốn đầu tư cân đối cho các huyện, thành phố

- Tiêu chí dân số: Bao gồm số dân và số người dân tộc thiểu số của các huyện, thành phố.

- Tiêu chí về trình độ phát triển: Bao gồm tỷ lệ hộ nghèo và thu ngân sách trên địa bàn (không bao gồm thu về đất, thu xổ số kiến thiết).

- Tiêu chí diện tích tự nhiên các huyện, thành phố.

- Tiêu chí về đơn vị hành chính: Bao gồm số đơn vị hành chính cấp xã, số xã miền núi, số xã vùng cao của huyện, thành phố.

- Tiêu chí bổ sung:

+ Tiêu chí các huyện, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm được xác định nằm trên trục hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội, có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế và thu ngân sách của tỉnh, được xác định trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn đến năm 2020.

+ Tiêu chí huyện có KCN: Các KCN được tính phải nằm trong quy hoạch các khu CN của cả nước, do Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư hoặc có cụm CN quy mô lớn (như Cụm CN ô tô Đồng Vàng, Cụm CN điện - than Sơn Động, Khu liên hợp phân đạm và hóa chất Hà Bắc...).

3. Xác định thang điểm và số điểm cho mỗi tiêu chí

a. Thang điểm: Nguyên tắc chung: lấy số trung bình của 10 huyện, thành phố theo từng tiêu chí làm bậc đầu tiên, bậc kế sau lấy bước và điểm số cho mỗi bước bằng 1,2 lần (trừ một số tiêu chí có tính đặc thù riêng).

Số điểm bậc đầu tiên quy ước theo thứ tự các tiêu chí như sau: Dân số và trình độ phát triển, điểm bậc khởi đầu là 5; diện tích và số đơn vị hành chính, điểm bậc khởi đầu là 4.

Trong nhóm tiêu chí dân số có tiêu chí số người dân tộc thiểu số được tính điểm cho bậc khởi đầu bằng 1 nửa tiêu chí tổng dân số.

Đối với tiêu chí thu ngân sách trên địa bàn, thực hiện khuyến khích các huyện, thành phố có số thu cao, tính điểm theo bậc lũy tiến.

Đối với tiêu chí diện tích, xếp nhóm huyện, thành phố theo các mức: Dưới 20 ngàn ha; từ 20 ngàn đến dưới 40 ngàn ha và trên 40 ngàn ha.

Tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã: Ngoài tiêu chí số xã của mỗi huyện, thành phố, có thêm 2 tiêu chí xã miền núi và xã vùng cao; xã miền núi được tính hệ số bằng ½ bậc điểm của tiêu chí số xã, xã vùng cao được tính hệ số bằng bậc điểm của tiêu chí số xã của mỗi huyện, thành phố.

Các tiêu chí bổ sung: Các huyện thuộc vùng kinh tế trọng điểm được tính số điểm là 4, bằng bậc khởi điểm của nhóm tiêu chí diện tích và số đơn vị hành chính. Các huyện có KCN hoặc cụm CN quy mô lớn được tính cho mỗi khu hoặc cụm CN lớn 2 điểm.

Riêng thành phố Bắc Giang nằm trong vùng kinh tế trọng điểm và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, nên số điểm được tính bằng điểm của huyện vùng kinh tế trọng điểm nhân với hệ số 2.

b. Cách tính điểm của mỗi loại tiêu chí:

*Dân số: Bao gồm tổng số dân và số người dân tộc thiểu số, cách tính cụ thể như sau:

- Thang điểm tiêu chí dân số: Cứ 15 vạn người trở xuống được tính 5 điểm, từ 15 vạn người trở lên, tăng 3.000 người, tính 0,2 điểm.

- Điểm của tiêu chí số người dân tộc thiểu số: Từ 1000 người đến 5000 người tính 1 điểm, từ 5.000 người đến 1 vạn người tính 2 điểm, từ 1 vạn người trở lên, tăng 1 ngàn người, tính 0,1 điểm.

Dân số các huyện, thành phố để tính điểm căn cứ vào số liệu niên giám thống kê năm 2005 nhân với tốc độ tăng dân số bình quân của tỉnh. Địa phương nào có tốc độ tăng dân số cao hơn bình quân cả tỉnh chỉ được tính bằng mức tăng chung.

*Trình độ phát triển: Bao gồm 2 tiêu chí, tỷ lệ hộ nghèo và thu ngân sách trên địa bàn (không bao gồm khoản thu tiền sử dụng đất và xổ số kiến thiết).

- Thang điểm tiêu chí tỷ lệ hộ nghèo (tính theo chuẩn mới): Lấy mức tỷ lệ hộ nghèo bình quân toàn tỉnh theo kế hoạch vào thời điểm cuối năm 2006 làm bậc đầu tiên, từ 27% tỷ lệ hộ nghèo trở xuống tính 4 điểm, từ 27% tỷ lệ hộ nghèo trở lên, mỗi 5% tăng thêm, tính 0,2 điểm.

Tỷ lệ hộ nghèo căn cứ số liệu niên giám thống kê công bố kết quả điều tra đói nghèo ngày 01 tháng 3 hàng năm.

- Thang điểm của tiêu chí thu ngân sách trên địa bàn:

+ Các khoản thu trên địa bàn do huyện, thành phố trực tiếp thu, áp dụng theo các mức dưới 10 tỷ xếp vào một bậc; từ 10 tỷ trở lên có các mức tính theo bậc lũy tiến.

+ Các khoản thu trên địa bàn huyện, thành phố do tỉnh thu, áp dụng thang điểm bằng 1/2 mức thu trực tiếp. Một số khoản thu không phân định được theo địa bàn không đưa vào tính điểm.

1. Thu ngân sách trên địa bàn do huyện, TP thu trực tiếp

Điểm

Dưới 10 tỷ đồng

3,0

Đạt 10 tỷ đồng

4,0

Trên 10 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng, tăng 1 tỷ đồng được tính thêm

0,1

Từ 20 tỷ đến dưới 40 tỷ, tăng 1 tỷ đồng được tính thêm

0,2

Từ 40 tỷ đồng trở lên, tăng 1 tỷ đồng được tính thêm

0,4

Đơn vị có điều tiết về ngân sách tỉnh, 1 tỷ đồng tính thêm

0,2

2. Các khoản thu NS trên địa bàn huyện,TP do tỉnh thu

Điểm

Dưới 10 tỷ đồng

1,5

Đạt 10 tỷ đồng

2,0

Trên 10 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng, tăng 2 tỷ đồng được tính thêm

0,1

Từ 20 tỷ đến dưới 40 tỷ, tăng 2 tỷ đồng được tính thêm

0,2

Từ 40 tỷ đồng trở lên, tăng 2 tỷ đồng được tính thêm

0,4

*Diện tích tự nhiên:

- Thang điểm tiêu chí diện tích tự nhiên.

Diện tích tự nhiên

Điểm

Dưới 20 nghìn ha.

4

Từ 20 nghìn ha đến dưới 40 nghìn ha, tăng thêm 10 nghìn ha.

0,8

Từ 40 nghìn ha trở lên, 20 nghìn ha tăng thêm.

0,8

*Đơn vị hành chính

- Thang điểm tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã.

Đơn vị hành chính cấp xã

Điểm

Dưới 20 xã

4

Từ 20 xã trở lên, 1 xã tăng thêm

0,2

- Điểm tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã miền núi

Đơn vị hành chính cấp xã miền núi

Điểm

1 xã

0,2

- Điểm tiêu chí đơn vị hành chính cấp xã vùng cao

Đơn vị hành chính cấp xã vùng cao

Điểm

1 xã

0,4

*Tiêu chí bổ sung:

Địa phương

Điểm

Các huyện vùng kinh tế trọng điểm

4

Thành phố Bắc Giang.

8

Các huyện có KCN hoặc cụm CN lớn, mỗi khu, cụm cộng thêm

2

4. Xác định mức vốn đầu tư trong cân đối của các địa phương

a. Căn cứ vào các tiêu chí trên để tính số điểm của 10 huyện, thành phố làm căn cứ để phân bổ vốn đầu tư.

b. Số vốn định mức cho 1 điểm phân bổ được tính theo công thức:

- Gọi K là tổng số vốn cân đối phân bổ cho ngân sách địa phương, Y là tổng số điểm của 10 huyện, thành phố.

- Gọi Z là số vốn định mức cho một điểm phân bổ vốn đầu tư:

Z = 

c. Số vốn phân bổ cho các dự án của từng địa phương được tính như sau:

- Gọi Ui là số điểm, Xi là số vốn cân đối phân bổ theo tiêu chí của huyện i:

Xi = Z x Ui

Số vốn của mỗi huyện, thành phố xác định ở trên còn phải trừ số vốn quy theo điểm số ở Điều 8, Mục 3 Quy định này.

Điều 7. Nguồn vốn ngân sách cân đối, phân bổ hàng năm

Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư phát triển cân đối ngân sách tỉnh hàng năm theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính giao cho UBND tỉnh. Nguồn vốn đầu tư đưa vào phân bổ như sau:

1. Nguồn vốn ngân sách địa phương:

- Toàn bộ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách TW cân đối cho ngân sách địa phương hàng năm sau khi đã trừ đi phần trả nợ vốn vay ngân sách, trả nợ vốn hỗ trợ các dự án kiên cố hóa kênh mương, GTNT từ năm 2002 - 2003, nợ vốn hỗ trợ trường lớp học và vốn thanh toán quyết toán các dự án đã hoàn thành từ năm 2006 trở về trước, thuộc trách nhiệm đầu tư và hỗ trợ đầu tư của ngân sách tỉnh.

- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh (trừ nguồn thu từ xổ số kiến thiết).

- Nguồn vốn đầu tư từ tiền sử dụng đất: Thực hiện theo quy định hiện hành của tỉnh, đưa vào cân đối phân bổ cho các dự án thuộc nhiệm vụ đầu tư của ngân sách cấp huyện và xã.

- Các nguồn vốn đầu tư nguồn ngân sách địa phương được bổ sung trong năm kế hoạch, hoặc nguồn bổ sung ngoài kế hoạch hàng năm sẽ được phân định đưa vào tính toán cân đối cho năm kế tiếp.

2. Nguồn vốn đầu tư theo mục tiêu từ ngân sách TW

Bao gồm: Nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia có tính chất XDCB và các dự án lớn; vốn bổ sung theo mục tiêu và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Toàn bộ nguồn vốn này thực hiện phân bổ theo mục tiêu và hướng dẫn của TW, dùng để cân đối chung trên địa bàn.

3. Các nguồn vốn chi phối cân đối, phân bổ vốn đầu tư của các huyện, thành phố

Nguồn vốn các dự án đầu tư của bộ, ngành TW đầu tư cho hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn, gồm: Vốn ODA, vốn trái phiếu chính phủ, vốn đầu tư qua bộ, ngành TW cho hạ tầng giao thông, thủy lợi, lưới điện hạ thế,... trực tiếp phục vụ cho nhân dân trên địa bàn. Toàn bộ nguồn vốn này được xác định để tính điểm khấu trừ bổ sung trước khi xác định số vốn đầu tư thực tế cân đối cho từng huyện, thành phố theo kế hoạch hàng năm phân bổ cho dự án. Phương pháp tính như sau:

Đầu tư 10 tỷ đồng cho hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn, tính trừ 1 điểm trong tổng số điểm cân đối của mỗi huyện, thành phố. Mức trừ tối đa không quá 20% số điểm của mỗi huyện, thành phố. (Căn cứ tính mức trừ tối đa dựa trên dự báo tỷ trọng vốn đầu tư của TW trên địa bàn trong tổng nguồn vốn đầu tư nhà nước kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 của tỉnh).

Riêng nguồn vốn đầu tư cho dự án Trường bắn quốc gia TB1, các dự án phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, vốn vay giải quyết việc làm theo Quyết định 120/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ và vốn tu bổ đê TW không tính vào cân đối hoặc khấu trừ như trên.

Điều 8. Nhiệm vụ đầu tư phát triển của các cấp ngân sách

1. Ngân sách tỉnh có nhiệm vụ đầu tư các tỉnh lộ, đường và hạ tầng đô thị chính của TP Bắc Giang, đường và hạ tầng trong, ngoài hàng rào các Khu công nghiệp, hạ tầng ngoài hàng rào các nhà máy của TW đầu tư trên địa bàn, các hồ đập, trạm bơm lớn, kênh đầu mối, kênh cấp 2, TT giống cây trồng, vật nuôi, trạm thú y, bảo vệ thực vật, kiểm lâm, trụ sở các cơ quan khối tỉnh, các cơ sở y tế công lập do tỉnh quản lý, các trường THPT và cấp 2 - 3, cao đẳng và THCN, các trường và dạy nghề tỉnh quản lý, các TT giáo dục thường xuyên (khối công lập); đối ứng các dự án ODA, các dự án lớn của TW đầu tư trên địa bàn; hỗ trợ đầu tư hạ tầng nuôi thủy sản, hạ tầng làng nghề, hạ tầng chợ... Ngoài nhiệm vụ trên, ngân sách tỉnh có thể đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư một số dự án thuộc nhiệm vụ đầu tư của ngân sách huyện theo quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh.

2. Ngân sách huyện và xã có nhiệm vụ đầu tư các đường huyện, đường xã quản lý, hồ đập nhỏ, trạm bơm cục bộ, kênh cấp 3, hạ tầng trong và ngoài hàng rào cụm công nghiệp, đầu tư các dự án do huyện, xã quyết định đầu tư theo thẩm quyền và quy định phân cấp, hỗ trợ đầu tư kiên cố hóa trường lớp học ngoài các xã ĐBKK (khối THCS, tiểu học và mầm non), trạm y tế xã, hỗ trợ kiên cố hóa kênh nội đồng và đường giao thông nông thôn.

3. Đầu tư theo nhiệm vụ được phân cấp: Tiếp tục thực hiện chủ trương giao một số nhiệm vụ hỗ trợ đầu tư từ ngân sách tỉnh theo các Nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND tỉnh còn hiệu lực; phân cấp cho UBND các huyện, thành phố (gồm giao vốn và giao trách nhiệm quyết định đầu tư), gồm: Hỗ trợ đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học, kiên cố hóa kênh cấp 3, tu bổ đê địa phương và làm đường giao thông nông thôn, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng xã ĐBKK thuộc Chương trình 135 (giai đoạn 2), hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng 28 xã nghèo, hỗ trợ xây dựng trụ sở UBND các xã, phường, thị trấn./.

 

 

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
08_2006_nq-hdnd_227222-doc-4970598415367724.doc
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 01/01/2007
nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư từ ngân sách và phân định nhiệm vụ đầu tư phát triển của các cấp ngân sách nhà nước địa phương, giai đoạn 2007- 2010
Số kí hiệu 08/2006/NQ-HĐND Ngày ban hành 08/12/2006
Loại văn bản Nghị quyết Ngày có hiệu lực 01/01/2007
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực Kinh tế, Xã hội
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Hội đồng nhân dân tỉnh Chủ tịch HĐND Tỉnh Đào Xuân Cần
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

01/01/2007

Lịch sử hiệu lực:

Nghị quyết 08/2006/NQ-HĐND

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
08/12/2006 Văn bản được ban hành 08/2006/NQ-HĐND
01/01/2007 Văn bản có hiệu lực 08/2006/NQ-HĐND
31/12/2010 Văn bản hết hiệu lực 08/2006/NQ-HĐND
Văn bản liên quan
Văn bản căn cứ

Ngân sách nhà nước

  • Ngày ban hành: 16/12/2002
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2004

Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

  • Ngày ban hành: 26/11/2003
  • Ngày có hiệu lực: 10/12/2003
Văn bản dẫn chiếu
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản tiếng anh