Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 25/08/2006

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 55/2006/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 15 tháng 8 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG ”.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ vào Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ vào Pháp lệnh Phí và Lệ phí và các văn bản hướng dẫn;

Xét đề nghị của Cục Thuế tỉnh tại tờ trình số 440 /CT-QLDN ngày 19 tháng 7 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Một số biện pháp tăng cường quản lý thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” của Cục Thuế Bắc Giang (có Đề án đính kèm).

Điều 2. Giao cho Cục trưởng Cục Thuế chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, hướng dẫn, tổ chức thực hiện.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Cục Thuế, các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh, Công an tỉnh, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND huyện, thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan thi hành Quyết định này./.

 

 

TM.UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Công Bộ

 

ĐỀ ÁN

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 55/2006/QĐ – UBND ngày 15/8/2006 của UBND tỉnh Bắc Giang)

MỞ ĐẦU

Phí, lệ phí là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân rất quan tâm; tuy chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số thu ngân sách nhà nước, nhưng lại có ý nghĩa lớn đối với quản lý kinh tế - xã hội như: phân định rõ phí, lệ phí; phân cấp thẩm quyền ban hành danh mục, mức thu phí, lệ phí; xóa bỏ các khoản phí, lệ phí do các cấp không có thẩm quyền ban hành; thực hiện công bằng xã hội về quyền lợi, nghĩa vụ công dân; thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá các hoạt động, dịch vụ của Nhà nước; huy động đóng góp của nhân dân; tập trung ngân sách nhà nước cho đầu tư, phát triển kinh tế.

Phần I

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TRONG 3 NĂM ( 2003 – 2005 )

Trong những năm qua cấp Uỷ đảng và chính quyền các cấp đã kịp thời triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả Pháp lệnh Phí và Lệ phí. Số thu về phí, lệ phí hàng năm có sự tăng trưởng cao và ổn định góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển. Song trong qúa trình quản lý thu, nộp phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót như: nguồn thu từ phí, lệ phí chưa được quản lý chặt chẽ; chưa huy động kịp thời vào ngân sách nhà nước; còn để tồn đọng nhất là phí, lệ phí do xã, phường, thị trấn quản lý thu, nộp; chưa sử dụng đầy đủ các loại ấn chỉ thu phí, lệ phí;... cho nên vấn đề đặt ra là cần phải tăng cường hơn nữa công tác quản lý, chống thất thu; tăng thu cho ngân sách nhà nước đối với khoản thu về phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh.

I. KẾT QUẢ THU PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TRONG 3 NĂM ( 2003 – 2005 ):

1. Đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp tham gia thu phí, lệ phí:

1.1. Triển khai, thực hiện các qui định pháp luật về phí, lệ phí và qui trình thu, nộp quản lý, sử dụng phí, lệ phí:

Đến năm 2005 về cơ bản các cơ quan, đơn vị sự nghiệp tham gia thu phí, lệ phí đã đăng ký mã số thuế và đăng ký các loại phí, lệ phí tổ chức, thực hiện thu.

Việc lập tờ khai, thanh, quyết toán biên lai, tổng số thu, số phải nộp NSNN, số để lại đơn vị sử dụng; quản lý, sử dụng số tiền phí, lệ phí thu được thực hiện cơ bản theo đúng qui định tại Thông tư số: 63/ 2002/TT-BTC ngày 24/7/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các qui định pháp luật về phí, lệ phí ( sau đây gọi tắt là Thông tư số: 63/2002/TT-BTC ) và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

1.2. Kết quả thu, nộp Ngân sách Nhà nước:( biểu số 03):

Trong những năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể, nên kết quả thu phí, lệ phí đạt khá, số thu năm sau cao hơn năm trước và chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng số thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Năm 2003 đạt 9.219.721.000đ bằng 70% tổng số thu, nộp NSNN về phí, lệ phí.

Năm 2004 đạt 10.913.279.000đ bằng 72% tổng số thu, nộp NSNN về phí, lệ phí.

Năm 2005 đạt 12.142.283.000đ bằng 75% tổng số thu, nộp NSNN về phí, lệ phí.

1.3. Sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí:

Các đơn vị đã tiến hành đăng ký mua các lọai biên lai, tem, vé do cơ quan Thuế phát hành để sử dụng trong quá trình thu phí, lệ phí. Trong quá trình thu về cơ bản đảm bảo được qui trình sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế, thanh, quyết toán định kỳ, bảo quản, lưu giữ theo qui định.

1.4. Hạch toán kế toán và quyết toán phí, lệ phí:

Các đơn vị đã mở số sách kế toán để theo dõi, phản ánh việc thu, nộp và quản lý sử dụng tiền phí, lệ phí theo chế độ kế toán hiện hành. Định kỳ báo cáo quyết toán tổng số phí, lệ phí thu được, số phải nộp ngân sách nhà nước, số trích để lại đơn vị sử dụng, đồng thời quyết toán số đã chi từ nguồn thu phí, lệ phí được để lại cùng với việc quyết toán ngân sách nhà nước và có theo dõi riêng đối với từng loại phí, lệ phí.

1.5. Áp dụng biểu thu phí, lệ phí và tỷ lệ điều tiết:

Các đơn vị thu phí, lệ phí đã căn cứ vào mức thu qui định cho từng loaị phí, lệ phí để thu và được công khai tại nơi tổ chức thu, nên về cơ bản đã thực hiện đúng về mức thu và tỷ lệ điều tiết đối với từng loại phí, lệ phí.

2. Đối với các xã, phường, thị trấn tham gia thu phí, lệ phí:

2.1. Triển khai thực hiện các qui định pháp luật về phí, lệ phí và qui trình thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí:

Cơ quan Thuế đã thường xuyên tham mưu cho UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các ban, ngành, các tổ chức đoàn thể ở địa phương, các xã, phường, thị trấn trong việc tuyên truyền, tổ chức thực hiện tốt các chính sách, pháp luật về phí, lệ phí hiện hành trên địa bàn.

Về qui trình thu, nộp, quản lý, sử dụng phí, lệ phí; các xã, phường, thị trấn cơ bản thực hiện theo đúng qui định tại: Thông tư số: 63/2002/TT-BTC và các văn bản khác có liên quan.

2.2. Kết quả thu, nộp Ngân sách Nhà nước ( biểu số 03 ):

Hàng năm cơ quan Thuế cùng với các ban, ngành của địa phương rà soát nguồn thu và tình hình thực tế, tham mưu cho UBND huyện, thành phố làm cơ sở giao dự toán thu, chi các khoản phí, lệ phí.

Kết quả thu, nộp NSNN:

Năm 2003 số thu, nộp NSNN về phí, lệ phí: 3.946.700.000đ

Năm 2004 số thu, nộp NSNN về phí, lệ phí: 4.164.131.000đ

Năm 2005 số thu, nộp NSNN về phí, lệ phí: 4.111.650.000đ.

2.3. Sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí:

Trong những năm qua Chi cục Thuế các huyện, thành phố, các tổ, đội thuế thường xuyên sâu sát các xã, phường, thị trấn, kiểm tra, hướng dẫn và uốn nắn kịp thời những trường hợp chưa sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí theo qui định, nên về cơ bản các đơn vị đã lĩnh biên lai, tem, vé do cơ quan Thuế phát hành để sử dụng trong quá trình thực hiện thu phí, lệ phí.

2.4. Hạch toán kế toán và quyết toán phí, lệ phí:

Các đơn vị đã mở sổ sách theo dõi thu, nộp; quản lý, sử dụng phí, lệ phí; hạch toán kế toán và quyết toán theo qui định. Về cơ bản trong quá trình quản lý, sử dụng đã bảo đảm được các qui định của chế độ tài chính hiện hành và qui đinh tại Thông tư: 60/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính qui định về quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn.

2.5. Áp dụng biểu thu phí, lệ phí:

Về cơ bản các đơn vị đã áp dụng đúng mức thu qui định đối với từng loại phí, lệ phí và được công khai tại nơi thu phí, lệ phí.

3. Đối với việc thu lệ phí trước bạ nhà, đất:

Cục Thuế Bắc Giang trong những năm qua đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan và cấp uỷ, chính quyền các cấp trong việc quản lý các khoản thu về đất đai trong đó có khoản thu lệ phí trước bạ nhà, đất. Bố trí một bộ phận riêng tiếp nhận hồ sơ và thực hiện thu, nộp theo đúng qui trình thu lệ phí trước bạ hiện hành.

Kết quả thu tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà, đất 03 năm 2003, 2004, 2005 như sau:

STT

Chỉ tiêu

Diện tích qui hoạch đất ở (ha)

Thu tiền SD đất (1000 đ)

Thuế CQSD đất (1000 đ)

Lệ phí TB nhà, đất (1000 đ)

1

 Năm 2003

75,78

124.612.701

2.336.983

834.852

2

 Năm 2004

105,41

193.239.111

6.391.815

2.322.656

3

 Năm 2005

184,80

233.872.647

4.845.313

3.073.423

 

Tổng cộng:

365,99

551.724.459

13.574.111

6.230.931

4. Kết quả thu, nộp Ngân sách Nhà nước đối với phí, lệ phí thuộc Ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh từ 2003 đến năm 2005

Đơn vị tính: 1000đ

Năm báo cáo

Tổng thu NSNN trên địa bàn

Trong đó số thu NSNN từ phí, lệ phí

Tỷ lệ:% P-LP/Tổng thu NSNN

Tăng trưởng năm sau so với năm trước ( % )

Năm 2002

208.706.386

11.731.250

5,6

57

Năm 2003

283.758.709

13.166.421

4,6

12

Năm 2004

403.701.639

15.077.410

3,7

14,4

Năm 2005

527.216.791

16.253.933

3,1

8,2

Tăng trưởng bình quân tăng năm thời kỳ 2002-2005 là trên: 22,9%.

Mặc dù thực hiện chủ trương giảm mức thu, mức thu không phân biệt đối xử giữa người nước ngoài với người Việt Nam, tỷ lệ để lại cho đơn vị sử dụng cao hơn... Song do từng bước hoàn thiện công tác quản lý, hạn chế bớt lợi dụng, trốn tránh nên số thu NSNN từ phí, lệ phí qua các năm đều tăng, số thu năm sau cao hơn năm trước, hoàn thành vượt mức dự toán Trung ương và Hội đồng nhân dân tỉnh giao ( biểu số 01 kèm theo ).

Năm 2004 và năm 2005 được sự đồng ý của Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải về việc cho đặt trạm và tổ chức thu phí đối với cầu Vát, cầu Bố hạ và cầu Lục Nam góp phần tăng số thu về phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Số nộp ngân sách nhà nước năm 2004 là: 833 triệu đồng; năm 2005: 2.543 triệu đồng đã góp phần cân đối NSNN và tái đầu tư các công trình giao thông, các công trình khác phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh (được thể hiện qua biểu số 02).

II. MỘT SỐ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC THU PHÍ, LỆ PHÍ:

1. Tồn tại ở các khu vực đơn vị tham gia thu phí, lệ phí:

1.1. Tồn tại trong việc tổ chức, thực hiện thu phí, lệ phí:

1.1.1. Nhận thức và trách nhiệm của cấp uỷ, các cấp chính quyền địa phương ở cơ sở, cũng như người đứng đầu các đơn vị tham gia thu ở một số nơi, một số đơn vị chưa quan tâm, coi trọng công tác thu phí, lệ phí trên địa bàn, đơn vị mình, nhất là một số xã, phường, thị trấn nên việc lãnh đạo, chỉ đạo chưa kịp thời, sâu sát.

1.1.2. Còn một số loại phí, lệ phí đã có văn bản hướng dẫn thực hiện xong chưa triển khai thu, hoặc thu chưa triệt để như:

Lệ phí cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đã ban hành mức thu theo Quyết định số 54/2005/QĐ – BTC ngày 04/8/2005 của Bộ Tài chính nhưng chưa triển khai thu trên địa bàn tỉnh.

Một số đơn vị xã, phường, thị trấn chưa triển khai thu phí an ninh, trật tự ban hành theo Nghị quyết số 74/2003/NQ – HĐND ngày 30/7/2003 của HĐND tỉnh về việc ban hành mức thu và tỷ lệ điều tiết các loại phí của tỉnh Bắc Giang ( sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 74/2003/NQ – HĐND ).

Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt ); phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; phí trông gửi xe máy, xe đạp, ô tô qua đêm ở các bến bãi và trông giữ xe máy, ô tô, xe đạp ở các cơ quan, đơn vị;... có triển khai thu xong kết quả thu còn rất hạn chế.

1.1.3. Một số điạ phương, đơn vị chưa quản lý hết nguồn thu, thậm chí có nơi còn bỏ sót nguồn thu gây thất thoát cho ngân sách nhà nước và chưa tạo được sự công bằng trong xã hội về việc chấp hành pháp luật về phí, lệ phí. Hiện tượng này còn tồn tại ở nhiều loại phí, lệ phí đang triển khai thu trên địa bàn cụ thể là:

Đối với phí cầu đường bộ 6 tháng cuối năm 2004 và năm 2005 thu giảm so với khảo sát thực tế xây dựng đề án và dự toán thu được giao khoảng 2,3 tỷ đồng, trong đó: do sử dụng vé tháng, quí (cả 02 năm là: 597.630.000 đồng) giảm thu khoảng 1,4 tỷ đồng so với vé lượt (trường hợp giả sử các phương tiện lưu thông qua cầu bình quân 01 lượt đi + 01 lượt về/ngày); giảm do các nguyên nhân khác như: tổ chức, quản lý thu, ý thức chấp hành của chủ phương tiện, một số biểu hiện tiêu cực của CBCNV các trạm thu phí...

Đối với phí an ninh, trật tự thì số thực thu so với nguồn thu trên địa bàn còn thấp, tổng thu 03 năm 2003, 2004, 2005 theo biểu số 04 là: 752.333.000 đồng. Số phải thu theo số hộ gia đình trên toàn tỉnh 03 năm (giả sử thu hộ ở thành thị là 5.000đ/ hộ, nông thôn 2.000đ/ hộ) khoảng: 2.490.136.000đ. Như vậy so sánh giữa số phải thu theo qui định với số đã thu 03 năm thì số chưa thu được khoảng 1.737.803.000đ (chưa tính đến số thu của các hộ ngồi cố định tại các chợ).

1.1.4. Còn có đơn vị chưa áp dụng đúng biểu thu phí, lệ phí, xảy ra nhiều ở các xã, phường, thị trấn; có cả trường hợp tuỳ tiện không thu. Một số trường hợp cụ thể như sau:

Thu lệ phí đăng ký hộ tịch theo Quyết định số 57/2000/QĐ/BTC ngày 20/4/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Ví dụ như: thu lệ phí khai sinh thu 5.000đ đến 10.000đ/trường hợp (qui định thu 3.000đ); thu lệ phí đăng ký kết hôn 20.000đ/ trường hợp (qui định thu 10.000đ)...

Thu phí, lệ phí công chứng, chứng thực theo Thông tư số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11/2001 của liên Bộ, Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp. Ví dụ như: Có xã thu chứng thực các việc khác là 5.000đ/ trường hợp (qui định thu 2.000đ)...

1.1.5. Thực hiện quy trình thu, nộp; quản lý, sử dụng phí, lệ phí:

Còn một số đơn vị chưa chấp hành việc đăng ký, kê khai thu, nộp phí, lệ phí (chủ yếu là các đơn vị cấp xã); hàng tháng không lập tờ khai hoặc lập tờ khai chậm so với qui định.

Việc nộp NSNN có đơn vị thực hiện còn chậm hoặc không nộp mà để chi tại đơn vị (xảy ra nhiều ở các đơn vị cấp xã). Số đọng đến 30/6/2005 đối với xã, phương, thị trấn: 284.361.000 đồng.

Có đơn vị chưa thực hiện mở sổ sách theo dõi việc thu phí, lệ phí; thanh, quyết toán phí, lệ phí chưa kịp thời, chưa phù hợp với kỳ kế toán tháng, quí, năm; chưa chấp hành tốt việc lập dự toán, quyết toán thu, chi phí, lệ phí gửi các cơ quan chức năng theo qui định của Pháp lệnh Phí và lệ phí.

Còn một số đơn vị khi thu phí, lệ phí chưa thực hiện nộp, hoặc nộp chưa kịp thời vào tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí tại Kho bạc Nhà nước theo qui định của Pháp lệnh Phí và lệ phí và Thông tư số 80/2003/TT-BTC ngày 13/8/2003 của Bộ Tài chính về hướng dẫn tập trung, quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước.

1.2.Tồn tại trong việc sử dụng ấn chỉ:

Theo qui định của Pháp lệnh Phí và lệ phí thì tổ chức, cá nhân thu phí, lệ phí phải lập và cấp chứng từ thu cho đối tượng nộp phí theo đúng qui định của Bộ Tài chính về chế độ phát hành, quản lý, sử dụng chứng từ. Song trong quá trình thực hiện còn tồn tại như sau:

Có đơn vị chưa đăng ký, lập kế hoạch sử dụng chứng từ thu theo qui định, mà sử dụng phiếu thu tiền hoặc không cấp chứng từ cho đối tượng nộp phí, lệ phí.

Sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí chưa đúng qui định như: tẩy, xoá, sửa chữa, viết gộp nhiều đối tượng nộp trên một chứng từ thu...

Chấp hành chế độ bảo quản, thanh, quyết toán ấn chỉ có đơn vị còn thực hiện chưa đúng qui định hiện hành đã được qui định tại Quyết định số 30/2001/QĐ-BTC ngày 13/4/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế và các văn bản khác có liên quan; nhiều đơn vị không mở sổ lĩnh thanh toán tiền và ấn chỉ (mẫu ST10).

2. Tồn tại trong công tác quản lý của cơ quan Thuế và các cơ quan chức năng:

2.1. Việc phối hợp giữa cơ quan Thuế và các tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí chưa được thường xuyên, chưa thực sự có các phương án, giải pháp tích cực để tổ chức quản lý thu phí.

2.2. Trình độ quản lý của một số cán bộ trong lĩnh vực phí, lệ phí còn hạn chế. Việc đào tạo bồi dưỡng một đội ngũ chuyên sâu về phí, lệ phí chưa được chú trọng, còn nhiều bất cập.

2.3. Công tác kiểm tra, hướng dẫn, tuyên truyền hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí chưa trọng tâm và có chiều sâu. Việc xử lý các vi phạm về lĩnh vực phí, lệ phí chưa kiên quyết. Việc kiểm tra, rà soát đối với các khu vực, các địa bàn chưa thường xuyên nên chưa quản lý hết nguồn thu.

2.4. Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng có liên quan, tham mưu cho chính quyền địa phương các cấp về việc giao dự toán; quyết toán thu, chi về phí, lệ phí; qui định mức thu và tỷ lệ điều tiết các loại phí do địa phương qui định, cũng như đồng bộ triển khai thực hiện Pháp lệnh Phí và Lệ phí trên địa bàn chưa được thường xuyên.

2.5. Công tác quản lý thu lệ phí trước bạ nhà, đất:

Công tác phối hợp giữa cơ quan Thuế các cấp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp chưa được đồng bộ trong việc thực thi các chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về đất đai nên dẫn đến tình trạng còn một số trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng cơ quan Thuế không thu được lệ phí trước bạ theo đúng qui định hiện hành.

Tổng thu lệ phí trước bạ nhà, đất 03 năm 2003, 2004, 2005 trên địa bàn tỉnh là: 6.230.931.000 đồng (biểu số 04).

Dựa trên kết quả từ tiền thu thuế chuyển quyền sử dụng đất và tiền thu sử dụng đất (được nêu tại phần trên) làm căn cứ tính được số lệ phí trước bạ nhà, đất phải thu như sau:

Tiền thuế chuyển quyền sử dụng đất thu được 03 năm là: 13.574.111.000 đồng; giá trị nhà, đất chuyển nhượng tương ứng sẽ là 339.352.775.000 đồng và số lệ phí trước bạ phải thu là 3.393.528.000 đồng.

Tiền thu sử dụng đất thu được 03 năm là 551.724.459.000 đồng tương ứng số lệ phí trước bạ thu được khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là 5.517.245.000 đồng.

Từ tính toán trên tổng số lệ phí trước bạ nhà, đất phải thu 03 năm là: 8.910.773.000 (3.393.528.000 + 5.517.245.000) đồng so với số thu được ba năm là: 6.230.931.000 đồng thì số chưa thu được từ khoản thu này khoảng: 2.679.842.000 đồng.

3. Tồn tại do cơ chế, chính sách:

Cơ chế, chính sách ở một số lĩnh vực liên quan đến công tác quản lý thu phí, lệ phí chưa được cải cách đồng bộ.

Phí, lệ phí gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại phí, lệ phí có một văn bản qui định, hướng dẫn thực hiện cụ thể và thường xuyên bổ sung, thay đổi, cho phù hợp với điều kiện thực tế từng thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội nên trong quá trình tổ chức, thực hiện, nếu không cập nhật kịp thời rất dễ dẫn đến vi phạm.

Các loại phí để lại cho đơn vị sử dụng 100% ( như học phí, viện phí...) thì việc quản lý của cơ quan Thuế đối với lĩnh vực này là bất cập giữa yêu cầu của công tác quản lý và cơ chế, chính sách đối với các lĩnh vực này.

III- NGUYÊN NHÂN

1. Nguyên nhân đạt được kết quả:

1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, tốc độ tăng trưởng đạt khá, tạo tiềm năng cho công tác thu NSNN trên địa bàn nói chung trong đó có thu phí, lệ phí.

1.2. Cơ quan Thuế luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng, các tổ chức đoàn thể tại địa phương.

1.3. Có sự đồng tình, ủng hộ và tự giác thực hiện của các tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí đã góp phần quan trọng trong công tác tổ chức thu, nộp phí, lệ phí trên địa bàn.

1.4. Hệ thống các chính sách, pháp luật về phí, lệ phí; qui trình quản lý thu phí, lệ phí ngày càng được hoàn thiện bao quát được nguồn thu, ngăn chặn được việc trốn, lậu phí, lệ phí gây thất thoát cho NSNN. Quán triệt chủ trương xã hội hoá và cải cách hành chính của Đảng, Nhà nước trong công tác thu phí, lệ phí đã phát huy được tiềm năng đầu tư và phát triển các dịch vụ công của các thành phần kinh tế vào địa phương.

1.5. Có sự nỗ lực phấn đấu trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan Thuế các cấp, với đội ngũ cán bộ, công chức luôn khắc phục mọi khó khăn, vướng mắc tìm mọi biện pháp để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2. Nguyên nhân của những tồn tại:

2.1.Về cơ chế, chính sách:

Một số cơ chế quản lý khác chưa đồng bộ và hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý thu phí, lệ phí đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tồn tại trong công tác quản lý phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh (các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội như việc quản lý chi trả, thanh toán không dùng tiền mặt; quản lý về hoạt động khai thác khoáng sản; quản lý về thú y; ....).

2.2. Phí, lệ phí có tác động liên quan đến mọi đối tượng trong xã hội nhưng do sự nhận thức, ý thức chấp hành của một bộ phận người dân ( kể cả cơ quan nhà nước ) về pháp luật nói chung, về những qui định về phí, lệ phí nói riêng còn hạn chế, dẫn đến công tác quản lý thu phí, lệ phí còn nhiều bất cập, hạn chế.

2.3. Một số cấp uỷ, chính quyền các cấp nhất là cấp xã chưa thực sự quan tâm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan tham gia thu phí, lệ phí bằng các phương án, biện pháp tổ chức, quản lý phù hợp. Công tác phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc tổ chức, quản lý phí, lệ phí chưa thật sự chặt chẽ, đồng bộ.

2.4. Trình độ quản lý, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của một số cán bộ được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí còn hạn chế, còn bất cập với yêu cầu của công tác quản lý cũng như việc cải cách và hiện đại hoá ngành Thuế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Phần II

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ THU PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

I. BIỆN PHÁP CHUNG.

1. Tăng cường công tác tuyên truyền chính sách phí, lệ phí:

1.1. Tuyên truyền qua các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan chức năng:

Ngành Thuế thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh như: Báo Bắc Giang; Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Giang và các cơ quan chức năng có liên quan đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn về chính sách thu phí, lệ phí trên địa bàn.

Các đơn vị tham gia thu phí, lệ phí chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng về việc tuyên truyền các loại phí, lệ phí thuộc chức năng nhiệm vụ của ngành mình đang tổ chức thu và có các biện pháp tuyên truyền riêng của từng ngành, từng đơn vị nhằm nâng cao hơn nữa sự hiểu biết của các tổ chức và nhân dân đối với chính sách, pháp luật về phí, lệ phí.

1.2. Tuyên truyền, hỗ trợ tại cơ quan Thuế:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ các đối tượng nộp thuế nói chung và công tác thu, nộp phí, lệ phí nói riêng.

+ Công tác tuyên truyền:

Thực hiện tuyên truyền bằng tờ rơi, ấn phẩm, cung cấp các tài liệu , tủ sách hướng dẫn thủ tục hành chính về thuế liên quan đến công tác thu thuế, phí, lệ phí trên địa bàn toàn tỉnh.

Đưa lên phương tiện thông tin đại chúng các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Pháp lệnh Phí và Lệ phí và các tổ chức, cá nhân vi phạm các qui định về phí, lệ phí, nhằm tạo ra sự công bằng trong chấp hành pháp luật về phí, lệ phí.

Công khai các thủ tục hành chính thu phí, lệ phí tại trụ sở cơ quan Thuế các cấp tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đăng ký, kê khai thu, nộp phí, lệ phí.

+ Công tác hỗ trợ:

Định kỳ cơ quan Thuế có kế hoạch tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết cho các đơn vị tham gia thu phí, lệ phí. Khắc phục các hiện tượng vi phạm do chưa hiểu biết đầy đủ các qui định của pháp luật về phí, lệ phí hiện hành. Kịp thời phổ biến chính sách mới về phí, lệ phí khi có thay đổi, bổ sung.

Tổ chức đối thoại với các tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí để nắm bắt những vướng mắc về chính sách, chế độ trong quá trình thực hiện và những đề xuất kiến nghị với các cơ quan chức năng.

Áp dụng các hình thức hỗ trợ đa dạng, phong phú: qua điện thoại, bằng văn bản hoặc hướng dẫn cho các đơn vị tại cơ quan Thuế.

Bố trí đội ngũ cán bộ, công chức Thuế có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để hỗ trợ các đối tượng nộp thuế, phí, lệ phí trên địa bàn.

2. Nâng cao năng lực về chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí:

Mở các lớp tập huấn qui trình nghiệp vụ thu cho các cá nhân trực tiếp làm công tác thu phí, lệ phí nhằm nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác này. Tránh tình trạng thiếu hiểu biết đầy đủ về qui trình nghiệp vụ thu dẫn đến vi phạm các qui định của pháp luật đối với lĩnh vực phí, lệ phí hiện hành.

Quan tâm tạo điều kiện đối với cán bộ làm công tác kế toán của các đơn vị để thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán phí, lệ phí đảm bảo đúng những qui định của pháp luật về tài chính, kế toán hiện hành.

3. Bố trí, tổ chức công tác thu phí, lệ phí:

3.1. Các cơ quan, đơn vị tham gia thu phí, lệ phí bố trí một bộ phận trực tiếp thu gồm những cán bộ có hiểu biết các qui định của pháp luật về phí, lệ phí và chế độ tài chính hiện hành để trong quá trình hành thu đảm bảo đúng chế độ, chính sách; các cá nhân, tổ chức không có chức năng thu phí, lệ phí tuyệt đối không được tổ chức thu.

3.2. Thực hiện đúng qui trình thu, nộp; quản lý, sử dụng phí, lệ phí:

100% các đơn vị tham gia thu phải tiến hành đăng ký kê khai thu, nộp và đăng ký mã số thuế cơ quan thu theo qui định.

Khi thu phí, lệ phí phải cấp ngay chứng từ thu theo qui định của Bộ Tài chính cho đối tượng nộp phí, lệ phí.

Số tiền phí, lệ phí thu được phải gửi vào “ tài khoản tạm giữ tiền phí, lệ phí ” đơn vị thu mở tại Kho bạc Nhà nước địa phương nơi giao dịch.

Hàng tháng lập tờ khai phí, lệ phí gửi cơ quan Thuế trực tiếp quản lý và nộp vào NSNN phần phải nộp theo tỷ lệ qui định đã được xác định trên tờ khai, đúng thời gian qui định.

Quản lý, sử dụng, mở sổ sách kế toán và quyết toán phí, lệ phí theo đúng qui định của Pháp lệnh Phí và lệ phí hiện hành.

3.3. Thực hiện tỷ lệ điều tiết: Tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia thu phải thực hiện đúng tỷ lệ điều tiết phần phải nộp NSNN và phần được để lại đơn vị sử dụng.

Đối với các tổ chức, cá nhân đang tổ chức thu các loại phí, lệ phí do địa phương qui định được để lại sử dụng 100%, cơ quan Thuế phối hợp với các cơ quan chức năng, đơn vị thu và căn cứ vào tình hình thu nộp các năm liền kề nếu số thu có sự tăng trưởng cao, đã đảm bảo được chi phí thì tham mưu cho cấp có thẩm quyền điều chỉnh tỷ lệ nộp NSNN, góp phần tăng huy động các nguồn thu vào NSNN.

3.4. Thực hiện mức thu phí, lệ phí: Cơ quan Thuế các cấp trực tiếp quản lý các đơn vị tham gia thu, tăng cường kiểm tra việc áp dụng biểu thu phí, lệ phí của các đơn vị, kịp thời chấn chỉnh và kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm theo đúng qui định của pháp luật. Các trường hợp không thu phí, lệ phí thì đề nghị thủ trưởng, hoặc người đứng đầu các tổ chức tham gia thu xử lý theo đúng qui định hiện hành.

Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan có liên quan và các đơn vị tham gia thu, để tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND quyết định về việc điều chỉnh mức thu phí thuộc thẩm quyền của địa phương phù hợp với tình hình, đặc điểm của từng thời kỳ và đáp ứng yêu cầu bù đắp đủ chi phí phục vụ công tác thu phí cũng như yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

3.5. Chấp hành dự toán thu, chi về phí, lệ phí:

Các tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí phải chấp hành nghiêm việc lập dự toán thu, chi về phí, lệ phí và phải cân đối vào kế hoạch tài chính năm của đơn vị gửi cấp có thẩm quyền và phải chấp hành tốt khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và giao dự toán thu, chi cho đơn vị. Nếu đơn vị trong năm không hoàn thành dự toán thu phí, lệ phí thì phần thiếu hụt so với dự toán sẽ phải trừ vào dự toán chi năm kế hoạch.

3.6. Việc bố trí, tổ chức công tác thu phí, lệ phí nêu trên yêu cầu các tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí phải chấp hành nghiêm túc, nếu có hành vi cố tình vi phạm thì kiên quyết xử lý theo đúng qui định tại Nghị định số 106/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính phủ về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phí, lệ phí (sau đây gọi tắt là Nghị định số 106/2003/NĐ-CP) và các qui định khác của pháp luật có liên quan.

4. Tăng cường công tác quản lý nguồn thu:

Cơ quan Thuế phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia thu, các cơ quan chức năng có liên quan kiểm tra, rà soát nguồn thu đối với từng loại phí, lệ phí đang tổ chức thu để có biện pháp đưa vào quản lý thu đạt hiệu quả cao, góp phần tăng thu cho NSNN và đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Đối với một số khoản thu thực tế có phát sinh nhưng chưa có qui định cụ thể về mức thu, tỷ lệ điều tiết như: sử dụng lề đường kinh doanh sáng tối, bên bãi kinh doanh vật liệu... (phí thuộc thẩm quyền địa phương qui định); cơ quan Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan khảo sát thực tế, trình HĐND tỉnh có quyết định cụ thể.

Căn cứ vào danh mục phí, lệ phí được ban hành theo Nghị định số 24/2006/NĐ-CP ngày 06/3/2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 57/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ qui định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và Lệ phí rà soát, đối chiếu với các loại phí, lệ phí đang tổ chức thu nếu còn loại phí, lệ phí nào đã có hướng dẫn triển khai thực hiện chưa triển khai thu thì tổ chức triển khai thu ngay. Các loại phí, lệ phí có số thu còn thấp so với nguồn thu thì yêu cầu đơn vị thu phải có biện pháp tổ chức, triển khai phù hợp, đảm bảo quản lý hết nguồn thu.

5. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí:

5.1. Cơ quan Thuế: đẩy mạnh và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác thu, nộp phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh. Trên cơ sở đánh gía tình hình thực hiện của từng khu vực thu; lĩnh vực thu; loại phí, lệ phí đang thực hiện thu; hàng năm cơ quan Thuế các cấp xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí.

Nội dung tập trung vào: thanh tra, kiểm tra việc thực hiện qui trình thu, nộp phí, lệ phí; sử dụng ấn chỉ thuế; tỷ lệ điều tiết giữa nộp NSNN và để lại đơn vị sử dụng; áp dụng mức thu; các chính sách, chế độ thu phí, lệ phí có liên quan. Thông qua kết quả thanh tra, kiểm tra kiên quyết xử lý vi phạm, truy thu số phí, lệ phí theo đúng Nghị định số: 106/2003/NĐ-CP và các qui định khác của pháp luật có liên quan. Nếu phát hiện tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí có hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu phạm tội thì chuyển hồ sơ cho cơ quan Công an để điều tra, xử lý về hình sự.

Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng lực, nghiệp vụ công tác thanh tra, kiểm tra, tăng cường cả về số lượng, chất lượng làm công tác thanh tra, kiểm tra. Tổ chức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng qui định của pháp luật. Kịp thời tham mưu với chính quyền các cấp, phối hợp với các ngành có liên quan đẩy mạnh các biện pháp đấu tranh chống trốn lậu phí, lệ phí hoặc chiếm đoạt tiền phí, lệ phí.

5.2. Cơ quan Tài chính và các cơ quan chức năng có liên quan của tỉnh, huyện, thành phố: căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, hàng năm lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị có thu phí, lệ phí thuộc ngành quản lý, cần tập trung chú trọng đối với các lĩnh vực, khoản thu còn có những biểu hiện thất thu, dễ nảy sinh tiêu cực .

6. Tăng cường đôn đốc thu, nộp, chống nợ đọng, toạ chi tiền phí, lệ phí:

Tăng cường đôn đốc nộp NSNN chống nợ đọng: hàng tháng cơ quan Thuế các cấp căn cứ vào tờ khai, tình hình chấp hành chế độ thu, nộp của các đơn vị đôn đốc nộp ngay số phí, lệ phí phải nộp vào NSNN hạn chế để tồn đọng, dây dưa kéo dài. Áp dụng đúng qui trình quản lý thu nợ thuế ban hành theo Quyết định số 1123/QĐ-TCT ngày 24/10/2005 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế.

7. Thực hiện nghiêm việc sử dụng biên lai, ấn chỉ thuế đối với việc thu phí, lệ phí :

Yêu cầu tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí phải đăng ký và hàng năm lập kế hoạch sử dụng ấn chỉ thuế với cơ quan Thuế để sử dụng trong quá trình thu, nộp phí, lệ phí. Cơ quan Thuế các cấp có trách nhiệm rà soát toàn bộ các tổ chức, cá nhân đang tham gia thu phí, lệ phí trên địa bàn để đôn đốc các đơn vị chưa đăng ký, sử dụng ấn chỉ thuế, kịp thời đăng ký sử dụng ngay. Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiên quỉ trình sử dụng ấn chỉ thuế đối với các đơn vị, chấn chỉnh việc sử dụng chứng từ thu phí, lệ phí sai qui định như: sử dụng phiếu thu tiền, không cấp chứng từ khi thu, viết chứng từ thu sai qui định (tẩy xoá, sửa chữa, viết gộp nhiều đối tượng nộp, nhảy cóc thời gian...); việc bảo quản, lưu giữ; kiên quyết xử lý vi phạm theo đúng qui định hiện hành.

Yêu cầu các đơn vị chấp hành nghiêm chế độ báo cáo, thanh quyết toán, kiểm kê ấn chỉ định kỳ đồng thời mở đầy đủ các loại sổ sách theo dõi ấn chỉ thuế theo qui định của pháp luật.

Kiên quyết xử lý các đơn vị cố tình vi phạm các qui định về quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế được qui định tại Quyết định số 30/2001/QĐ-BTC ngày 13/4/2001 của Bộ Tài chính v/v Ban hành chế độ in, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế và Nghị định số 106/2003/NĐ-CP và các văn bản khác có liên quan. Toàn bộ số tiền thu được do vi phạm hành chính mà có phải bị tịch thu, nộp NSNN 100% và tước giấy phép hành nghề, hoạt động theo qui định của pháp luật (nếu là các tổ chức, cá nhân); không được cân đối bổ sung chi đối với các cơ quan, đơn vị sự nghiệp, các xã, phường, thị trấn.

Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 85/2005/QĐ-BTC ngày 30/11/2005 về việc in, phát hành và sử dụng các loại chứng từ thu tiền phí, lệ phí theo hướng thuận tiện, dễ dàng hơn trong quá trình sử dụng cho các tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí.

8. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp trong công tác thu phí, lệ phí:

Cấp uỷ, chính quyền các cấp phải thực sự quan tâm, coi công tác thu phí, lệ phí trong cơ cấu thu ngân sách nhà nước trên địa bàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cấp uỷ, chính quyền các cấp, trên cơ sở chính sách, pháp luật về phí, lệ phí để lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan Thuế, các cơ quan chức năng, các tổ chức đoàn thể tại địa phương phối hợp thực hiện.

Cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp thông qua việc đánh giá, sơ kết, tổng kết công tác hàng năm của các đơn vị có tham gia thu phí, lệ phí cần coi trọng hơn nữa đến việc đánh giá mức độ hoàn thành công tác thu phí, lệ phí và xác định đây là một nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương qua đó có chế độ khen thưởng, động viên đối với các cá nhân, đơn vị có thành tích tốt, đồng thời xử lý nghiêm đối với các đơn vị chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ này.

9. Phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng trong việc triển khai thực hiện Pháp lệnh phí, lệ phí:

Cơ quan Thuế các cấp thường xuyên tham mưu cho UBND các cấp trong việc chỉ đạo các cơ quan chức năng về trách nhiệm và quyền hạn trong việc đồng bộ triển khai thực hiện Pháp lệnh Phí và Lệ phí, đồng thời chỉ đạo các tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí quán triệt, thực hiện nghiêm túc Pháp lệnh Phí và lệ phí. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân làm thủ tục đề nghị hoàn trả các khoản phí, lệ phí (nếu có) theo qui định.

Đề nghị Kho bạc Nhà nước thực hiện việc mở tài khoản “tạm giữ tiền phí, lệ phí” cho các đơn vị theo đúng chế độ mở và sử dụng tài khoản của Bộ Tài chính; tập trung thu nhanh, thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu phí, lệ phí vào tài khoản của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước; phối hợp cùng đơn vị trích nộp NSNN và phần để lại cho đơn vị thu sử dụng theo đúng chế độ; xác nhận số thu theo định kỳ, thực hiện tốt qui chế phối hợp giữa hai đơn vị.

Đề nghị cơ quan Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc tham mưu cho UBND các cấp trong việc giao dự toán thu, chi và kiểm tra quyết toán hàng năm của các cơ quan thu phí và lệ phí đảm bảo việc giao dự toán về phí, lệ phí sát với thực tế, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương và có sự tăng trưởng. Đôn đốc các đơn vị thuộc phạm vi ngành quản lý có tham gia thu phí, lệ phí nộp đầy đủ, kịp thời các khoản phải nộp NSNN vào Kho bạc Nhà nước.

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤ THỂ

1. Đối với các tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí:

1.1. Xây dựng qui chế thu, nộp phí, lệ phí trong đó qui định rõ vai trò, trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong quá trình tham gia thu phí, lệ phí. Tiến hành khảo sát, kiểm tra thường xuyên cũng như đột xuất đối với bộ phận trực tiếp thu phí, lệ phí; đối chiếu số thu với các bộ phận có liên quan để kịp thời ngăn chặn, chấn chỉnh những vi phạm (nếu có) hoặc biểu dương, khen thưởng cá nhân, đơn vị có thành tích trong công tác thu nhằm giúp đơn vị thực hiện tốt các qui định của pháp luật về phí, lệ phí hiện hành.

Định kỳ thực hiện đầy đủ việc công khai tài chính, trong đó có tình hình quản lý, sử dụng số thu từ phí, lệ phí của đơn vị.

Trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm công tác thu phí, lệ phí của đơn vị trong thời gian qua, kịp thời có các biện pháp tổ chức, quản lý công tác thu phí, lệ phí đạt hiệu quả cao và đúng qui định của pháp luật.

1.2. Công khai các thủ tục hành chính về thu, nộp phí, lệ phí và bố trí hòm thư góp ý, đường dây nóng của đơn vị tại nơi thu phí, lệ phí.

1.3. Lưu giữ đầy đủ hồ sơ thu phí, lệ phí theo qui định để làm căn cứ xác định chính xác số thu, nộp và phục vụ yêu cầu công tác quản lý của các cơ quan chức năng.

1.4. Đối với các công việc, dịch vụ liên quan đến công chứng, chứng thực, xác nhận, khi tổ chức, cá nhân có nhu cầu thì gửi kèm theo hồ sơ Giấy đề nghị số lượng văn bản hoặc công việc để làm cơ sở thu phí, lệ phí và được lưu vào hồ sơ thu.

Người có thẩm quyền ký xác nhận văn bản, kết quả công việc căn cứ vào hồ sơ theo qui định của pháp luật đối với từng lĩnh vực và việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của đối tượng nộp phí, lệ phí, ký đúng số lượng theo yêu cầu và ký trực tiếp trên văn bản chuyển cho bộ phận trả kết quả cho đối tượng nộp phí, lệ phí.

1.5. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, các bộ phận tại nơi nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa tại các cấp chính quyền, các cơ quan chuyên môn để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả của công tác thu thuế, phí, lệ phí trên địa bàn, đơn vị.

1.6. Các tổ chức, cá nhân vi phạm chính sách, pháp luật về phí, lệ phí bị xử lý theo qui định tại Nghị định số 106/2003/NĐ-CP và các qui định khác của pháp luật có liên quan.

Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thu phí, lệ phí, cơ quan Thuế khen thưởng động viên hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng theo chế độ hiện hành.

2. Đối với cơ quan Thuế:

Thực hiện tốt qui trình quản lý, qui trình tổ chức thu phí, lệ phí.

Bố trí đội ngũ công chức Thuế có đủ năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác quản lý thu phí, lệ phí.

Tăng cường giáo dục nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện nghiêm 10 điều kỷ luật của ngành Thuế và nội qui, qui định của cơ quan cho đội ngũ cán bộ, công chức thuế.

Tăng cường ứng dụng tin học trong quản lý thuế để nâng cao hiệu quả công tác quản lý.

3. Tăng cường công tác quản lý thu lệ phí trước bạ nhà, đất; phí cầu đường bộ; phí an ninh trật tự:

Các loại phí, lệ phí này ngoài việc tăng cường các biện pháp quản lý nêu trên, được cụ thể bằng một số biện pháp:

3.1 Quản lý thu lệ phí trước bạ nhà, đất:

Cơ quan Thuế phối, kết hợp với cơ quan Tài nguyên và Môi trường cùng cấp thực hiện đồng bộ các chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến đất đai. Trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất hàng năm, 5 năm ngành Thuế xây dựng kế hoạch thu phí, lệ phí cho từng địa bàn, từng khu vực đồng thời có biện pháp tổ chức, thực hiện thu được chặt chẽ, đồng bộ, hiệu quả.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ và luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất để xác định nghĩa vụ tài chính gửi cho cơ quan Thuế theo qui định tại Thông tư số 30/2005/TTLT/BTC-BTNMT ngày 18/4/2005 của liên Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tài chính hướng dẫn việc luân chuyển hồ sơ của người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; đồng thời có biện pháp cải tiến phương pháp tiếp nhận và luân chuyển thông tin Địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Cơ quan Tài nguyên và Môi trường chỉ giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất xuất trình đủ chứng từ đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính hoặc văn bản được cấp có thẩm quyền đồng ý ghi nợ nghĩa vụ tài chính.

Cục Thuế chỉ đạo Chi cục Thuế các huyện, thành phố, các Phòng chuyên môn, phối hợp với các cơ quan hữu quan, UBND các cấp trong việc thực hiện các chính sách về đất đai của Nhà nước nhất là việc thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai của các đối tượng sử dụng đất. Hướng dẫn cụ thể, chi tiết quy trình nghiệp vụ về thu lệ phí trước bạ nhà, đất và các nghĩa vụ tài chính khác nhằm thực hiện thống nhất, đồng bộ và chống thất thu có hiệu quả từ nguồn thu này. Đồng thời triển khai việc thu lệ phí trước bạ nhà, đất theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 95/2005/TT-BTC ngày 26/10/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện các qui định của pháp luật về lệ phí trước bạ. Hàng năm rà soát việc thực hiện thu lệ phí trước bạ nhà, đất; đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra các biện pháp thực hiện được tốt hơn.

3.2. Quản lý phí cầu đường bộ:

Thực hiện theo Thông tư số 90/2004/TT-BTC ngày 07/9/2004 hướng dẫn chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ và Nghị quyết số 74/2003/NQ-HĐND.

Cơ quan Thuế phối hợp với Sở Giao thông vận tải chỉ đạo Đoạn Quản lý đường bộ tỉnh: triển khai thực hiện các chính sách về tổ chức, quản lý thu phí cầu đường bộ đảm bảo thực hiện thống nhất, chặt chẽ, đúng qui định của pháp luật và tăng thu cho NSNN; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm về thu, nộp phí cầu đường bộ và có các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực trong quá trình thu phí, cụ thể:

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan nơi có trạm thu phí trong việc quản lý, giám sát, xử lý các vụ việc vi phạm của các đối tượng nộp phí.

Nâng cao phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, nghiệp vụ thu phí cho cán bộ, công nhân viên các trạm thu phí.

Kịp thời khen thưởng, động viên đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Từng bước đầu tư, hiện đại hoá cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý thu phí như: xây dựng trạm, các phương tiện giám sát; barie tự động; thiết bị đếm phương tiện và các trang thiết bị đồng bộ khác.

3.3. Quản lý phí an ninh, trật tự:

Chi cục Thuế tham mưu cho UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Ban quản lý các chợ, UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn rà soát việc thực hiện và triển khai thu theo đúng qui định của pháp luật về phí, lệ phí và Nghị quyết số 74/2003/NQ-HĐND.

Chi cục Thuế các huyện, thành phố phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn, Ban Quản lý chợ dựa trên kết quả phân loại hộ nghèo, hộ gia đình các xã ở vùng cao, hộ có hàng để trong chợ, để phân loại hộ theo mức thu và số phải thu trên toàn xã, phường, thị trấn để lập kế hoạch thu phí an ninh, trật tự trong năm.

Giao cho các tổ trưởng, cụm trưởng, trưởng xóm, thôn, bản thực hiện thu đối với các hộ gia đình trên địa bàn và Ban quản lý chợ hoặc UBND cấp xã thu đối với các hộ có chỗ ngồi cố định tại các chợ, qui trình thu, nộp theo qui định của pháp luật về phí, lệ phí hiện hành.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với cơ quan Thuế:

1.1 Cục Thuế tỉnh:

Lập kế hoạch triển khai Đề án, phối hợp với các ngành trong công tác quản lý thu phí, lệ phí. Chỉ đạo các Chi cục Thuế các huyện, thành phố, các đơn vị trực tiếp thu, thực hiện Đề án. Định kỳ đánh giá hiệu quả thực hiện Đề án báo cáo UBND tỉnh.

1.2. Chi cục Thuế các huyện, thành phố:

Lập kế hoạch cụ thể báo cáo với UBND huyện, thành phố để UBND huyện, thành phố chỉ đạo các ban, ngành phối hợp với Chi cục Thuế tổ chức thực hiện Đề án, đồng thời chỉ đạo trực tiếp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tham gia thu, thực hiện tốt Đề án này.

2. Đối với các cơ quan chức năng ở tỉnh:

2.1. Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh:

Thường xuyên phối hợp với cơ quan Thuế: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về thuế, phí, lệ phí để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc nộp thuế, phí, lệ phí cho nhà nước; các qui định của pháp luật trong việc xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các chính sách, pháp luật về thuế, phí, lệ phí; biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thu, nộp thuế, phí, lệ phí cũng như các cá nhân, tổ chức thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí cho Nhà nước; đồng thời phê phán, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về các đối tượng vi phạm các chính sách thuế, phí, lệ phí.

2.2. Các cơ quan nội chính:

Đề nghị Sở Tư pháp phối hợp với cơ quan Thuế tuyên truyền, phổ biến pháp luật về thuế, phí, lệ phí.

Đề nghị cơ quan Công an, Viện Kiểm sát nhân dân,Toà án nhân dân, cơ quan Thi hành án dân sự phối hợp với cơ quan Thuế bảo đảm việc phát hiện, khởi tố, truy tố, xét xử và thi hành các vụ án về phí, lệ phí theo qui định của pháp luật.

2.3. Cơ quan Tài chính:

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế trong việc triển khai các vấn đề liên quan được nêu trong Đề án. Chỉ đạo Phòng Tài chính - Kế hoạch các huyện, thành phố tham mưu cho UBND các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị tham gia thu phí, lệ phí chấp hành tốt dự toán thu, chi về phí, lệ phí cũng như tỷ lệ điều tiết các khoản thu liên quan đến phí, lệ phí trên địa bàn.

2.4. Cơ quan Kho bạc Nhà nước:

Thực hiện tốt qui chế phối hợp giữa hai cơ quan đã được ký kết, chỉ đạo Kho bạc Nhà nước các huyện, thành phố thực hiện việc mở tài khoản “tạm giữ tiền phí, lệ phí” và thực hiện tốt nhiệm vụ thu, chi về phí, lệ phí qua Kho bạc Nhà nước.

2. Các cấp chính quyền:

3.1. UBND các huyện, thành phố:

Đề nghị UBND huyện, thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND cấp xã phối hợp chặt chẽ với Chi cục Thuế trong việc triển khai Đề án; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện. Phát động phong trào thi đua giữa các đơn vị tham gia thu phí, lệ phí, các xã, phường, thị trấn và có sơ, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện kịp thời động viên, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong công tác thu phí, lệ phí.

3.2. UBND các xã, phường, thị trấn:

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế, các ngành trong huyện, thành phố và tạo điều kiện để thực hiện Đề án, đồng thời chỉ đạo Ban Tài chính triển khai tốt việc thực hiện Đề án vào nhiệm vụ thu của địa phương.

Tổ chức tuyên truyền các chính sách, pháp luật về phí, lệ phí, chỉ đạo các thôn, bản, các tổ dân phố, các tổ chức đoàn thể tại địa phương phối hợp với cơ quan Thuế trong việc kiểm tra, rà soát các cá nhân, tổ chức có tham gia các hoạt động dịch vụ phải đăng ký thu, nộp phí như: dịch vụ trông giữ xe máy, ô tô, xe đạp; sử dụng lề đường, bến bãi...

3.3. Các thôn, bản, tổ dân phố:

Tổ chức triển khai các nhiệm vụ liên quan do UBND các xã, phường, thị trấn chỉ đạo triển khai, thực hiện.

Thường xuyên nắm chắc tình hình biến động an ninh, xã hội trên địa bàn cũng như công tác dân số để tham gia thu phí an ninh trật tự khi được UBND cấp xã chỉ đạo thực hiện.

Phối hợp với các đoàn thể trên địa bàn tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện tốt Pháp lệnh Phí và Lệ phí, đồng thời phát hiện các tổ chức, cá nhân trên địa bàn có hoạt động dịch vụ chưa đăng ký, kê khai thu, nộp phí, lệ phí.

4. Các tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí:

Có trách nhiệm nghiêm túc thực hiện các chính sách, pháp luật về phí, lệ phí hiện hành, đồng thời thực hiện ngay theo Đề án khi được chính quyền địa phương các cấp triển khai thực hiện trên địa bàn.

Có các biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý các khoản thu về phí, lệ phí theo đúng qui định của pháp luật

Trong quá trình thực hiện giữ mối liên hệ chặt chẽ với cơ quan Thuế để được giải đáp những khó khăn, vướng mắc và được hướng dẫn cụ thể.

5. Tiến độ triển khai Đề án:

5.1. Từ ngày 01/8/2006 đến ngày 15/8/2006:

- Cục Thuế :

Lập kế hoạch triển khai Đề án.

Tố chức cho công chức nghiên cứu, quán triệt nội dung Đề án và phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về phí, lệ phí và mục đích, ý nghĩa của Đề án.

- Chi cục Thuế các huyện, thành phố:

Lập kế hoạch triển khai cụ thể báo cáo UBND huyện, thành phố.

Tổ chức tuyên truyền rộng rãi cho các tổ chức, cá nhân tham gia thu phí, lệ phí và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn về mục đích, ý nghĩa của việc tăng cường quản lý thu phí, lệ phí.

Tổ chức lực lượng cả vật chất và con người để triển khai thực hiện.

5.2. Từ ngày 15/8/2006 đến ngày 30/8/2006:

Cơ quan Thuế tham mưu cho UBND các cấp tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch thực hiện Đề án tới các ngành, các cấp chính quyền, các tổ chức tham gia thu phí, lệ phí.

Xác định rõ nhiệm vụ cụ thể của từng ngành, từng cấp chính quyền.

5.3. Từ ngày 01 tháng 9 năm 2006: Triển khai đồng bộ các biện pháp tăng cường quản lý thu phí, lệ phí trên đia bàn tỉnh. Định kỳ hàng năm Cục Thuế sơ kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án và báo cáo UBND tỉnh.

Trong quá trình thực hiện Đề án nếu có vướng mắc đề nghị các tổ chức, cá nhân; các đơn vị tham gia thu phí, lệ phí kịp thời phản ánh về Cục Thuế để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết./.

 

 

CỤC TRƯỞNG




Phan Mạnh Cường

 

Biểu số: 01

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH DỰ TOÁN THU PHÍ, LỆ PHÍ TRÊN ĐỊA BÀN 3 NĂM 2003, 2004, 2005

Đơn vị: 1000 đồng

STT

Tên đơn vị

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Dự toán

Thực hiện

% TH/DT

Dự toán

Thực hiện

% TH/DT

Dự toán

Thực hiện

% TH/DT

1

Văn phòng Cục Thuế

3.350.000

6.476.730

193%

5.800.000

8.462.549

146%

9.300.000

9.605.243

103%

2

Chi cục Thuế TP Bắc Giang

1.730.000

1.731.342

100%

1.130.000

1.137.037

100,6%

1.150.000

1.285.570

112%

3

Chi cục Thuế Việt Yên

585.000

654.737

112%

550.000

748.048

136%

550.000

585.828

106%

4

Chi cục Thuế Tân Yên

470.000

450.655

96%

490.000

477.373

97%

490.000

484.449

99%

5

Chi cục Thuế Hiệp Hoà

590.000

624.909

106%

540.000

621.380

115%

550.000

696.610

127%

6

Chi cục Thuế Yên Thế

245.000

245.316

100%

360.000

315.135

88%

310.000

359.269

116%

7

Chi cục Thuế Lạng Giang

690.000

1.010.098

146%

790.000

1.078.791

137%

790.000

1.100.933

139%

8

Chi cục Thuế Yên Dũng

410.000

588.474

144%

420.000

588.654

140%

420.000

453.886

108%

9

Chi cục Thuế Lục Nam

655.000

675.653

103%

670.000

728.189

109%

670.000

733.145

109%

10

Chi cục Thuế Lục Ngạn

500.000

461.767

92%

520.000

611.714

118%

540.000

641.216

119%

11

Chi cục Thuế Sơn Động

175.000

246.740

141%

230.000

308.540

134%

230.000

313.470

136%

 

Tổng cộng

9.500.000

13.166.421

139%

11.500.000

15.077.410

131%

15.000.000

16.253.933

108%

 

Biểu số: 02

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THU PHÍ CẦU ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG NĂM 2004 VÀ 2005

Đơn vị tính: 1000 đồng

STT

Chỉ tiêu

Năm 2004

Năm 2005

Theo lập đề án

Dự toán Sở GTVT giao

Thực hiện

Theo lập đề án

Dự toán Sở GTVT giao

Thực hiện

I

Cầu Vát

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số thu:

2.092.000

1.046.000

843.351

 

2.600.000

1.769.667

2

Số nộp NSNN:

1.002.044

627.600

506.010,6

 

1.560.000

1.061.800,2

3

Số để lại đơn vị sử dụng:

1.089.956

418.400

337.340,4

 

1.040.000

707.866,8

II

Cầu Bố Hạ

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số thu:

1.870.000

935.000

545.642

 

1.400.000

1.180.929

2

Số nộp NSNN:

973.144

561.000

327.385,2

 

840.000

708.557,4

3

Số để lại đơn vị sử dụng:

896.856

374.000

218.256,8

 

560.000

472.371,6

III

Cầu Lục Nam

 

 

 

 

 

 

1

Tổng số thu:

 

 

 

2.042.000

 

1.287.582

2

Số nộp NSNN:

 

 

 

1.225.524

 

772.549,2

3

Số để lại đơn vị sử dụng:

 

 

 

816.476

 

515.032,8

 

Biểu số: 03

TỔNG HỢP THU PHÍ, LỆ PHÍ THEO KHU VỰC CÁC ĐƠN VỊ THAM GIA THU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 3 NĂM 2003, 2004, 2005

Đơn vị: 1000 đồng

STT

Tên đơn vị

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp

Xã, phường, thị trấn

Tổng số

Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp

Xã, phường, thị trấn

Tổng số

Các cơ quan, đơn vị sự nghiệp

Xã, phường, thị trấn

Tổng số

1

Văn phòng Cục thuế

6.476.730

 

6.476.730

8.462.549

 

8.462.549

9.605.243

 

9.605.243

2

Chi cục Thuế TP Bắc Giang

1.071.706

659.636

1.731.342

535.590

601.447

1.137.037

586.931

698.638

1.285.570

3

Chi cục Thuế Việt Yên

183.945

470.792

654.737

153.746

594.302

748.048

168.512

417.316

585.828

4

Chi cục Thuế Tân Yên

184.937

265.718

450.655

196.704

280.669

477.373

226.297

258.152

484.449

5

Chi cục Thuế Hiệp Hoà

182.511

442.398

624.909

223.150

398.230

621.380

262.260

434.350

696.610

6

Chi cục Thuế Yên Thế

51.932

193.384

245.316

52.352

262.783

315.135

67.801

291.468

359.269

7

Chi cục Thuế Lạng Giang

573.670

436.428

1.010.098

642.936

435.855

1.079.244

666.589

428.658

1.095.247

8

Chi cục Thuế Yên Dũng

141.248

447.226

588.654

141.428

447.226

545.276

90.264

363.622

453.886

9

Chi cục Thuế Lục Nam

206.776

468.877

672.653

208.337

519.852

728.189

188.799

544.346

733.145

10

Chi cục Thuế Lục Ngạn

119.186

342.581

461.767

243.707

368.007

611.714

220.117

421.099

641.216

11

Chi cục Thuế Sơn Động

27.080

219.660

246.740

52.780

255.760

308.533

59.470

254.000

313.470

 

Tổng cộng

9.219.721

3.946.700

13.166.421

10.913.279

4.164.131

15.077.410

12.142.283

4.111.650

16.253.933

Biểu số: 04

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THU PHÍ AN NINH TRẬT TỰ VÀ LỆ PHÍ TRƯỚC BẠ NHÀ ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG 3 NĂM 2003, 2004, 2005.

Đơn vị tính: 1000 đồng

STT

Tên đơn vị

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Phí an ninh, trật tự

Lệ phí TB nhà đất

Phí an ninh, trật tự

Lệ phí TB nhà đất

Phí an ninh, trật tự

Lệ phí TB nhà đất

1

Chi cục Thuế TP Bắc Giang

0

479.566

12.325

1.363.402

25.157

1.925.885

2

Chi cục Thuế Việt Yên

25.829

15.251

37.087

70.082

29.585

76.827

3

Chi cục Thuế Tân Yên

2.797

46.500

2.476

146.325

914

223.475

4

Chi cục Thuế Hiệp Hoà

1.934

64.526

1.400

181.561

4.706

107.027

5

Chi cục Thuế Yên Thế

62.830

19.607

1.121

58.823

5.128

230.870

6

Chi cục Thuế Lạng Giang

96.778

40.376

109.512

148.861

79.936

136.180

7

Chi cục Thuế Yên Dũng

33.093

13.042

25.305

149.865

6.351

115.002

8

Chi cục Thuế Lục Nam

48.951

55.736

46.542

60.420

17.028

99.522

9

Chi cục Thuế Lục Ngạn

12.640

79.159

16.780

108.641

7.548

115.680

10

Chi cục Thuế Sơn Động

0

21.089

4.450

34.676

34.130

42.955

 

Tổng cộng

284.852

834.852

256.998

2.322.656

210.483

3.073.423

Biểu số: 05

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG SỐ HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 03 NĂM 2003 ĐẾN NĂM 2005

STT

Chỉ tiêu

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

Tổng số

Thành thị

Nông thôn

1

Thành phố Bắc Giang

24395

17038

7357

25031

17309

7722

25470

17586

7884

2

Huyện Hiệp Hoà

47091

1316

45775

47575

1346

46229

48042

1403

46639

3

Huyện Việt Yên

36297

3374

32923

36678

3386

33292

37440

3469

33971

4

Huyện Tân Yên

39734

2094

37640

40210

2126

38084

40472

2166

38306

5

Huyện Yên Thế

22265

1642

20623

23156

2394

20762

23227

2459

20768

6

Huyện Lạng Giang

48015

2122

45893

48529

2633

45896

49773

2656

47117

7

Huyện Lục Nam

44787

2252

42535

45550

2305

43245

46301

2416

43885

8

Huyện Lục Ngạn

41021

1682

39339

41974

1688

40286

42661

1759

40902

9

Huyện Sơn Động

13986

914

13072

14347

924

13423

14647

926

13721

10

Huyện Yên Dũng

39085

1358

37727

39293

1367

37926

39799

1368

38431

 

Cộng toàn tỉnh

356676

33792

322884

362343

35478

326865

367832

36208

331624

(Số liệu trong biểu do Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang cung cấp)

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
55_2006_qd-ubnd_198881-doc-7887168005609723.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 25/08/2006
về việc phê duyệt Đề án “ Một số biện pháp tăng cường quản lý thu phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ”
Số kí hiệu 55/2006/QĐ-UBND Ngày ban hành 15/08/2006
Loại văn bản Quyết định Ngày có hiệu lực 25/08/2006
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực Quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Ủy ban nhân dân tỉnh Phó Chủ tịch Nguyễn Công Bộ
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

25/08/2006

Lịch sử hiệu lực:

Quyết định 55/2006/QĐ-UBND

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
15/08/2006 Văn bản được ban hành 55/2006/QĐ-UBND
25/08/2006 Văn bản có hiệu lực 55/2006/QĐ-UBND
Văn bản liên quan
Văn bản căn cứ

Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

  • Ngày ban hành: 26/11/2003
  • Ngày có hiệu lực: 10/12/2003

Phí và lệ phí

  • Ngày ban hành: 28/08/2001
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2002
Văn bản dẫn chiếu

Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Phí và lệ phí

  • Ngày ban hành: 03/06/2002
  • Ngày có hiệu lực: 01/01/2002
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản tiếng anh