Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/08/1982

THÔNG TƯ

Hướng dẫn bù tiền các mặt hàng cung cấp định lượng theo quyết định số 134-HĐBT ngày 17-8-1982 của Hội đồng Bộ trưởng

__________________________

 Thi hành Quyết định số 134-HĐBT ngày 17/8/1982 của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ đãi ngộ đối với công nhân viên chức, sau khi trao đổi thống nhất với Bộ Nội thương và Bộ Lương thực, Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về tài chính như sau:

I- MỨC BÙ CHÊNH LỆCH GIÁ

Đơn giá bù tiền các mặt hàng cung cấp là khoản chênh lệch giữa mức giá làm căn cứ bù do Nhà nước quy định với giá cung cấp. Mức giá làm căn cứ bù do Chủ nhiệm Ủy ban Vật giá Nhà nước công bố, mức giá này là mức khống chế tối đa cho từng địa phương. Căn cứ mức giá được Ủy ban Vật giá Nhà nước quy định cho tỉnh, thành phố. Chủ tịch ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có thể căn cứ vào giá thu mua ở từng khu vực, từng huyện sản xuất ra hàng hoá đó để quy định mức giá làm căn cứ bù cho từng khu vực, từng huyện.

, nhưng mức giá ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố, quy định cụ thể không được cao hơn mức giá của Ủy ban Vật giá Nhà nước quy định cho tỉnh, thành phố.

II- NGUỒN TIỀN ĐỂ BÙ

Là một phần trong quỹ bù giá hàng cung cấp đã được kế hoạch hoá trong dự toán chi hàng năm của Ngân sách Nhà nước. Riêng những tháng cuối năm 1982 nếu thực hiện bù tiền tăng thêm do giá mới công bố cao hơn giá đã kế hoạch hoá và quỹ bù giá không đủ chi thì các tỉnh, thành phố được đưa số chi tăng thêm đó vào cân đối Ngân sách năm 1982.

III- KẾ HOẠCH HOÁ BÙ TIỀN

Trên cơ sở cân đối hàng hoá trong toàn quốc, Bộ Lương thực, Bộ Nội thương,  sẽ quy định lượng hàng hoá bù tiền cho từng địa phương. Căn cứ lượng hàng hoá bù tiền đã được quy định, căn cứ vào đơn giá bù do Ủy ban Vật giá Nhà nước công bố và mức giá cụ thể ở từng khu vực do Chủ tịch ủy ban Nhân dân quy định. Sở Ty chủ quản lập kế hoạch bù tiền hàng năm, quý (có chia tháng) ở từng huyện trong tỉnh, trình ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố xét duyệt.

Để tránh việc cung cấp hiện vật và bù tiền trùng lắp nhiều lần; do đó yêu cầu kế hoạch này phải xác định những mặt hàng nào bù bằng tiền thay hiện vật thì phải tính cho cả tháng hoặc cho cả quý và bù tiền thay hiện vật cho tất cả cán bộ công nhân viên trên địa bàn một huyện hoặc một khu vực (gồm nhiều huyện). Các ngành chủ quản phải gửi kế hoạch này cho Sở. Ty tài chính, Ngân hàng tỉnh, thành phố làm căn cứ thực hiện; đồng thời sao gửi cho Bộ Tài chính và Bộ chủ quản để theo dõi.

IV- THỂ THỨC BÙ TIỀN

A. Đối với mặt hàng lương thực:

Ngành lươgn thực đảm nhiệm việc bù tiền trực tiếp cho các đối tượng. Thể thức bù tiền và hạch toán thi hành theo hướng dẫn tại điểm III Thông tư số 14-LT/TV ngày 21/12/1981 và Thông tư số 1396-LT/TV ngày 25/12/1981 của Bộ Lương thực và Bộ Lương thực sẽ có hướng dẫn cụ thể bổ sung về vấn đề này.

B. Đối với các mặt hàng cung cấp định lượng do ngành Nội thương quản lý.

1/ Cơ quan thực hiện việc bù tiền:

Để cho ngành Nội thương tập trung lực lượng thu mua va bán cung cấp cho các đối tượng, việc bù tiền sẽ do ngành tài chính tiến hành. Tuy nhiên ở tỉnh nào đó nếu việc bù tiền do ngành Nội thương thực hiện thuận lợi hơn thì ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố cân nhắc và quyết định.

Sau đây là hướng dẫn thể thức bù tiền do cơ quan tài chính tiến hành:

Sở, Ty tài chính bù tiền trực tiếp cho các cơ quan, xí nghiệp, trường học (sau đây gọi chung là cơ quan xí nghiệp) đóng trên địa bàn thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh. Các Ban tài chính giá cả huyện bù cho các cơ quan đóng trên địa bàn huyện. Những cá nhân không thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan tài chính trực tiếp bù cho từng người.

2/ Căn cứ vào thủ tục bù:

Căn cứ bù tiền là tem phiếu đã phát hành hoặc sổ mua hàng đã được cơ quan thương nghiệp cấp (theo đúng đối tượng và định lượng hàng cung cấp đã được Nhà nước quy định).

Những tháng quy định trả tiền các cơ quan lập danh sách kê khai số cán bộ công nhân viên thuộc cơ quan mình và số người ăn theo của những cán bộ công nhân viên đó; tính toán số hàng, số tiền được bù theo giá và định lượng quy định. Đối với người về hưu, người ăn theo của họ và những người thuộc diện chính sách thì do Ty, Phòng thương binh xã hội kê khai. Số người ăn theo được kê khai theo người nữ cán bộ công nhân viên của gia đình. Trường hợp người nữ cán bộ công nhân viên này không ở cùng hộ khẩu thì kê khai ở cơ quan người nam cán bộ công nhân viên (bảng kê 1a, 1b, 2 kèm theo). Các bảng kê do thủ trưởng cơ quan ký và gửi cho cơ quan tài chính, kèm theo bảng kê khai là các ô tem phiếu quy định trả tiền, cắt dán thành tờ theo loại phiếu, theo định lượng. Số tem phiếu này phải khớp với bảng kê gửi cho cơ quan tài chính. Riêng bảng kê số 2 phải gửi cho Ngân hàng Nhà nước mà cơ quan xí nghiệp có quan hệ giao dịch, để Ngân hàng có căn cứ kiểm tra, trả tiền. Trường hợp ở những nơi dùng sổ mua hàng do thương nghiệp cấp cho cơ quan, xí nghiệp . . . thì các cơ quan, xí nghiệp phải mang sổ đến để cơ quan tài chính đối chiếu với bảng kê. Bảng kê chi tiết mỗi năm làm một lần vào đầu năm. Hàng tháng có biến động đối tượng và định lượng thì thay đổi ở bảng kê tổng hợp kèm các chứng từ xác nhận sự tăng giảm đó.

Căn cứ các bảng kê của các cơ quan xí nghiệp đã được xem xét, đối chiếu, cơ quan tài chính chuyển tiền bằng lệnh chi (hoặc hạn mức chuyển tiền đặc biệt) cho các cơ quan xí nghiệp qua Ngân hàng  có quan hệ giao dịch. Ngân hàng căn cứ số tiền tài chính chuyển đến và căn cứ bẳng kê số 2 của cơ quan, xí nghiệp để trả tiền cho các cơ quan xí nghiệp đó.

Cơ quan, xí nghiệp chịu trách nhiệm thanh toán cho từng người.

Các cá nhân được cung cấp không thuộc cơ quan xí nghiệp nào quản lý thì mang tem phiếu và hộ khẩu đến cơ quan tài chính để lĩnh tiền. Các cơ quan tài chính lập bảng kê thu hồi các ô tem phiếu quy định và thanh toán tiền cho các đối tượng này, các ô tem phiếu thu hồi được cũng dán thành tờ như các cơ quan khác đã làm.

Các cơ quan tài chính phải lập kế hoạch tiền mặt hàng năm, quý (có chia tháng) về khoản bù tiền thay cung cấp định lượng bằng hiện vật gửi đến Ngân hàng cùng cấp để Ngân hàng bố trí kế hoạch cân đối tiền mặt và cấp phát.

3/ Hạch toán:

Khi cấp phát lệnh chi hoặc hạn mức đặc  biệt cho các cơ quan, xí nghiệp và cấp bù tiền trực tiếp cho từng cá nhân đều ghi theo mục lục Ngân sách như sau:

Loại 11: Chi bù chênh lệch giá bán hành cung cấp.

Khoản 88: Bù tiền thay hiện vật.

4/ Huỷ tem phiếu sau khi đã thanh toán tiền cho cán bộ công nhân viên.

Từng huyện phải lập hội đồng huỷ tem phiếu do Ban tài chính giá cả chủ trì với sự tham gia của Ban thương nghiệp đời sống, công an, ngân hàng, công đoàn huyện. Hàng tháng định ngày làm việc của hội đồng báo cáo sở, ty tài chính biết để theo dõi, kiểm tra.

Hội đồng gồm đại diện các cơ quan chức năng ở huyện, hội đồng làm nhiệm vụ kiểm tra đối chiếu đối tượng định lượng, giá cả với bảng kê khai của cơ quan xí nghiệp, với tem phiếu với sổ mua hàng. Sau khi kiểm tra, xem xét, hội đồng kết luận việc bù tiền so với tem phiếu là đúng đắn thì hội đồng ký vào biên bản để làm chứng từ cho cơ quan  tài chính quyết toán với cấp trên. Đồng thời chứng kiến tại chỗ cho cơ quan tài chính huỷ số tem phiếu đã thu hồi xong.

Các Sở, Ty tài chính cũng tiến hành huỷ tem phiếu theo thủ tục như quy định đối với ban tài chính giá cả huyện.

V- QUYẾT TOÁN BÙ CHÊNH LỆCH GIÁ CUNG CẤP

a. Ban tài chính giá cả huyện quyết toán với Sở, Ty tài chính:

Hàng quý, năm, Ban tài chính giá cả quyết toán số cấp bù chênh lệch giá bao gồm:

- Phần bù cho các cơ quan xí nghiệp để cơ quan  xí nghiệp trả tiền trực tiếp cho cán bộ công nhân viên và người ăn theo trên địa bàn huyện.

- Phần bù tiền trực tiếp cho các đối tượng cung cấp không thuộc cơ quan nào quản lý (Biểu số 3 kèm theo).

- Phần cấp bù cho Công ty thương nghiệp tổng hợp huyện (nếu Sở, Ty phân cấp).

b. Sở Ty tài chính quyết toán với Bộ Tài chính:

Hàng quý, năm Sở Ty hạch toán số cấp bù chênh lệch giá gửi cho Bộ Tài chính bao gồm:

- Phần cấp bù chênh lệch giá hàng cung cấp bằng hiện vật cho các ngành lương thực, nội thương.

- Phần bù bằng tiền thay hiện vật cho các đối tượng (kể cả ngành lương thực bù và phần tài chính bù).

- Phần bù cho lực lượng vũ trang (Biểu mẫu số 4 kèm theo).

Các cơ quan tài chính cần mở sổ theo dõi ghi chép đầy đủ số cơ quan xí nghiệp đóng trụ sở trên địa bàn mình phụ trách, số cán bộ công nhân viên có phân loại theo tiêu chuẩn tem phiếu, số người ăn theo và các đối tượng khác được bù tiền.

Cơ quan tài chính thường xuyên kiểm tra đối chiếu số người kê khai xin cấp bù với số tem phiếu mua hàng của cơ quan thương nghiệp, với bảng thanh toán lương của các cơ quan, bảng thanh  toán trợ cấp của Ty, Phòng thương binh xã hội để loại trừ các đối tượng không đúng quy định, bảo đảm quyết toán chính xác, kịp thời.

VI- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Các cơ quan tài chính phải phối hợp chặt chẽ với cơ quan lương thực, nội thương, ngân hàng, vật giá dưới sự chỉ đạo của ủy ban Nhân dân các cấp tổ chức việc cấp bù chênh lệch giá cung cấp nói chung cấp bù tiền cho những mặt hàng cung cấp định lượng nói riêng theo đúng các Quyết định số 218-CP, 221-CP ngày 29/5/1981 của Hội đồng Chính phủ, Thông tư số 13-TC/VP ngày 1/6/1981 của Bộ Tài chính, và các quy định trong Thông tư này. Nếu có trường hợp bù tiền không đúng đối tượng, không đúng định lượng thì cơ quan tài chính được phép không chấp nhận và xuất toán, không cấp bù phần chi không đúng nói trên.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01/08/1982. Trong quá trình thực hiện các ngành, các cấp, các xí nghiệp có vướng mắc gì xin báo cáo về Bộ Tài chính giải quyết./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
24-tc-tnvt-doc-1819335524064324.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/08/1982
Hướng dẫn bù tiền các mặt hàng cung cấp định lượng theo quyết định số 134-HĐBT ngày 17-8-1982 của Hội đồng Bộ trưởng
Số kí hiệu 24-TC/TNVT Ngày ban hành 04/10/1982
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/08/1982
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Trần Tiêu
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/08/1982

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 24-TC/TNVT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
04/10/1982 Văn bản được ban hành 24-TC/TNVT
01/08/1982 Văn bản có hiệu lực 24-TC/TNVT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh