Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 09/04/2006

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 24/2006/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 30 tháng 03 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN: "TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, THU THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG"

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND được Quốc hội nước CNXHCN Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ các Luật Thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật của Chính phủ và Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Thuế tỉnh tại Tờ trình số 124CT/THDT, ngày 13 tháng 3 năm 2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Tăng cường quản lý, thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang" (có đề án đính kèm)

Điều 2. Giao cho Cục trưởng Cục Thuế chủ trì phối hợp với Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các ngành liên quan, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Cục Thuế, Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở Thương mại và Du lịch, Kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. UBND TỈNH BẮC GIANG
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Công Bộ

 

ĐỀ ÁN

TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, THU THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NGOÀI QUỐC DOANH (NQD) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 24/2006/QĐ-UBND ngày 30/3/2006 của UBND tỉnh Bắc Giang)

MỞ ĐẦU

Những năm qua thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của Đảng và Nhà nước, khu vực kinh tế NQD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang phát triển mạnh. Khu vực hộ kinh doanh cá thể phát triển cả về số hộ và quy mô, ngành nghề kinh doanh, nhiều hộ phát triển thành các doanh nghiệp và Công ty, sự phát triển của khu vực ngoài quốc doanh đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước đã và đang trở thành một lực lượng kinh tế quan trọng trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Kinh tế NQD phát triển còn góp phần quan trọng thực hiện các chủ trương khác của Đảng và Nhà nước, như: Chủ trương xóa đói giảm nghèo, phân bố lại cơ cấu kinh tế, tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, xóa bỏ dần sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi với miền ngược, vv…

Hoạt động của khu vực kinh tế NQD rất năng động và phong phú, là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Doanh nghiệp cổ phần, kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng, trở thành hình thức tổ chức kinh tế phổ biến, là một trong những động lực thúc đẩy xã hội hóa sản xuất kinh doanh và sở hữu. Vì vậy trong những năm qua, Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất kinh doanh, trong đó có chủ trương phát triển mạnh các hộ kinh doanh cá thể và các lọai hình doanh nghiệp của tư nhân, khuyến khích mọi công dân có quyền tham gia các hoạt động đầu tư, kinh doanh với quyền sở hữu tài sản và quyền tự do kinh doanh được pháp luật bảo bộ; có quyền bình đẳng trong đầu tư kinh doanh, tiếp cận các cơ hội nguồn lực kinh doanh, vv; đồng thời tôn vinh những người sản xuất kinh doanh giỏi, chấp hành tốt các chính sách pháp luật, xóa bỏ mọi rào cản hữu hình và vô hình, tạo tâm lý xã hội và môi trường kinh doanh thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp cùng tư nhân phát triển không hạn chế quy mô trong mọi ngành nghề, lĩnh vực, kể cả lĩnh vực kinh doanh quan trọng của nền kinh tế mà Pháp luật không cấm.

Phần 1.

ĐẶC ĐIỂM, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH, THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THU THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NQD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TRONG NHỮNG NĂM QUA.

I. ĐẶC ĐIỂM, TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH KHU VỰC KINH TẾ NQD

Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực kinh tế NQD trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Từ năm 1990, khi thực hiện Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp tư nhân, số lượng các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế NQD tăng lên nhanh chóng, trong 5 năm (2001 - 2005) số lượng các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế NQD tỉnh Bắc Giang đã tăng bốn (04) lần so với số lượng doanh nghiệp ở thời điểm năm 2000 (Có biểu số 01 đính kèm).

Thành phần kinh tế hộ cá thể cũng phát triển, đến hết năm 2005 toàn tỉnh Bắc Giang có gần 17.000 hộ kinh doanh, trong đó đã và đang quản lý, thu thuế trên 16.000 hộ, còn lại là các hộ thuộc đối tượng có thu nhập thấp, được miễn thuế và những người kinh doanh vãng lai, những hộ nông dân tranh thủ làm thêm ngoài thời vụ nông nghiệp.

2. Đặc điểm công tác quản lý, thu thuế đối với khu vực kinh tế NQD trên địa bàn.

Tính đến hết ngày 31/12/2005, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã có 731 doanh nghiệp dân doanh, gần 17.000 hộ kinh doanh. Là một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bố lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Riêng về số thu ngân sách nhà nước (loại trừ thu tiền sử dụng đất) năm 2005, tổng thu 46,6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 17%; năm 2006 dự toán giao 55 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 20% trong tổng số thu ngân sách. Trong những năm tới khu vực kinh tế NQD sẽ tiếp tục phát triển mạnh, ước tính đến năm 2010 sẽ có 2.000 doanh nghiệp dân doanh và khoảng 30.000 hộ kinh doanh.

Tuy có số lượng lớn, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp dân doanh quy mô còn nhỏ bé, vốn bình quân một doanh nghiệp 1.182 triệu đồng, lao động bình quân 13 người/doanh nghiệp; các hộ kinh doanh, vốn bình quân một hộ kinh doanh khoảng 20 triệu đồng; lao động thuê ngoài chiếm số lượng nhỏ, chủ yếu là hộ sử dụng lao động trong gia đình. Lĩnh vực ngành nghề kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, số cơ sở sản xuất kinh doanh phân bổ không đều giữa các vùng miền. Trình độ kỹ thuật công nghệ còn lạc hậu, khả năng cạnh tranh thấp; năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, năng suất lao động, thu nhập của đại bộ phận người lao động còn thấp, nhận thức và việc chấp hành chính sách pháp luật về thuế chưa cao, v.v. (Có biểu số 02 đính kèm).

II. THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THU THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NQD TRONG 5 NĂM (2001 - 2005)

1. Kết quả đạt được.

1.1. Tổ chức công tác quản lý, thu thuế đối với khu vực kinh tế NQD

Từ năm 2001 đến nay, công tác quản lý, thu thuế đối với khu vực kinh tế NQD được ngành Thuế Bắc Giang đặc biệt coi trọng. Tổ chức quản lý thu thuế được tách thành 3 bộ phận độc lập: Bộ phận cấp đăng ký mã số thuế, nhận và kiểm tra tờ khai thuế; Bộ phận tính thuế, thông báo nộp thuế và đôn đốc nộp thuế và Bộ phận thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về thuế. Tổ chức quản lý theo 3 bộ phận độc lập này đã hạn chế được tiêu cực trong quản lý theo kiểu "khép kín" trước đây, từng bước thực hiện chuyên môn hóa quản lý thuế theo chức năng, nâng cao trình độ nghiệp vụ của công chức Thuế.

Công tác quản lý thuế khu vực kinh tế NQD đã có sự chuyển biến tích cực theo hướng rõ ràng, công khai, dân chủ và minh bạch hơn, từ đó tình trạng thất thu ngân sách đã giảm nhiều so với trước đây. Song cũng là lĩnh vực hết sức phức tạp, còn thất thu cả về đối tượng nộp thuế và đối tượng chịu thuế và rất dễ phát sinh tiêu cực liên quan đến cả đối tượng nộp thuế và công chức Thuế.

Để khắc phục được những hạn chế, thiếu sót, ngành Thuế đã áp dụng và tổ chức thực hiện nghiêm túc các Quy trình quản lý thu thuế, thực hiện phân cấp quản lý doanh nghiệp; mở rộng ủy nhiệm thu cho UBND các xã; đồng thời đẩy mạnh và phát huy vai trò của Hội đồng tư vấn Thuế xã, phường, thị trấn trong việc tham mưu cho UBND, phối hợp với cơ quan Thuế xác định số hộ kinh doanh, mức thuế khoán ổn định, thực hiện công khai, nhằm khắc phục sự tùy tiện, áp đặt của công chức Thuế.

1.2. Tổ chức công tác tuyên truyền, hỗ trợ

Cơ quan Thuế đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng từ tỉnh xuống cơ sở, thường xuyên tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các chế độ chính sách, pháp luật về thuế, thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế theo cơ chế một cửa, bãi bỏ các thủ tục hành chính gây phiền hà cho đối tượng nộp thuế, tổ chức đối thoại, tập huấn, từ đó đã củng cố, nâng cao nhận thức và hiểu biết, làm cơ sở cho việc thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào ngân sách nhà nước và tạo sự bình đẳng về nghĩa vụ thuế giữa các đối tượng nộp thuế.

1.3. Kết quả quản lý, thu thuế qua 5 năm (2001 - 2005) và nguyên nhân

1.3.1. Kết quả quản lý, thu thuế qua 5 năm (2001 - 2005)

Quản lý đối tượng nộp thuế

Năm

Doanh nghiệp NQD

Hộ quản lý thu thuế tháng

Hộ thu nhập thấp chỉ thu thuế MB

2001

164

8.933

3.895

2002

196

12.083

2.065

2003

317

12.315

3.900

2004

485

12.439

4.100

2005

636

12.569

4.300

Kết quả thu:

Đơn vị tiền: triệu đồng

Năm

Dự toán Pháp lệnh

Thực hiện

TH/DT (%)

Pháp lệnh

Cùng kỳ

2001

19.000

20.491

107,8

112,5

2002

22.000

22.910

104,1

111,8

2003

25.500

29.000

113,5

126,6

2004

32.500

35.600

109,5

122,7

2005

40.000

46.600

116,5

130,8

1.3.2. Nguyên nhân đạt được kết quả:

Thứ nhất, Nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển khá, nhiều doanh nghiệp dân doanh, hộ kinh doanh được thành lập và hoạt động có hiệu quả, cùng với sự tự giác chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhz nước của các đối tượng nộp thuế và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân trong tỉnh;

Thứ hai, Có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chính quyền các cấp, cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên, sự phối kết hợp chặt chẽ của các ngành chức năng, các đoàn thể trong tỉnh;

Thứ ba, Hệ thống chính sách, pháp luật về thuế, công tác quản lý thuế ngày càng được hoàn thiện, bao quát được các nguồn thu trên địa bàn, các hành vi trốn lậu thuế ngày càng được hạn chế và ngăn chặn; Có sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ công chức ngành Thuế đã tìm mọi biện pháp không ngại khó khăn, để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

2.1. Những tồn tại:

Một là, Về chính sách thuế, cơ chế quản lý, phối hợp thu thuế: Một số chính sách pháp luật thuế thiếu chặt chẽ, nhiều kẽ hở, dễ bị lợi dụng. Trình độ hiểu biết về thuế, ý thức chấp hành pháp luật thuế của một bộ phận đối tượng nộp thuế còn chưa cao, các giải pháp quản lý kinh tế - xã hội chưa được cải cách đồng bộ. Việc phối hợp giữa cơ quan Thuế với các cơ quan chức năng có liên quan, nhiều lúc chưa thường xuyên và có sự thống nhất cao, dẫn đến việc thu thuế chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ và hiệu quả chưa cao.

Hai là, Cơ quan Thuế các cấp chưa thường xuyên chủ động tham mưu cho UBND các cấp, phối hợp với các ngành chức năng để tổ chức công tác thu thuế. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ chính sách, pháp luật về thuế chưa được phong phú, đa dạng, nội dung hình thức tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn còn hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về thuế còn hạn chế, chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra còn thấp, kết quả xử lý vi phạm một số vụ việc kéo dài, chưa có tác dụng ngăn chặn, răn đe các đối tượng có hành vi cố tình trốn thuế, tình trạng thất thu về đối tượng nộp thuế vẫn còn nhiều, số thuế thu chưa sát với quy mô và thực tế kinh doanh, v.v…

Ba là, Công tác phối hợp giữa cơ quan Thuế với các ngành chức năng, các cấp chính quyền chưa chặt chẽ, thiếu những biện pháp cụ thể. Sự chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền một số huyện, thành phố còn chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp của các cơ quan chức năng trong việc hỗ trợ công tác thuế trên địa bàn, nhất là trong lĩnh vực vận tải NQD, xây dựng cơ bản trong dân cư, dẫn đến thất thu đối với các loại hoạt động này. Cụ thể là:

- Tình hình quản lý thu thuế đối với hoạt động vận tải NQD. (Có biểu số 05 đính kèm).

Căn cứ số liệu cơ quan chức năng cung cấp cùng với số liệu, kết quả quản lý thu thuế đối với các phương tiện vận tải NQD của cơ quan Thuế, cụ thể năm 2005 là:

+ Tổng số phương tiện vận tải NQD hiện có 3.850 phương tiện (kể cả ô tô từ 4 -7 chỗ ngồi của tư nhân và xe công nông không đủ tiêu chuẩn lưu hành);

+ Tổng số phương tiện vận tải NQD đã quản lý (lập bộ thuế hàng tháng) là: 945 phương tiện; tiền thuế ghi thu là: 1.047triệu đồng.

+ Tổng số phương tiện vận tải NQD chưa lập bộ hàng tháng là: 2.905 phương tiện;

+ Tổng số phương tiện, số hộ đã nộp thuế là: 346 phương tiện. Số thuế đã nộp NSNN là: 453 triệu đồng.

+ Tổng số phương tiện, số hộ chưa nộp thuế là: 569 phương tiện. Số thuế chưa nộp NSNN là: 594 triệu đồng

+ Số thuế phương tiện vận tải NQD hiện còn tồn đọng lũy kế đến năm 2005 là: 2.212 triệu đồng.

Tình hình quản lý thu thuế đối với hoạt động xây dựng cơ bản trong dân cư: qua điều tra khảo sát, số lượng giá trị công trình tập trung chủ yếu ở thành phố Bắc Giang, các thị trấn, thị tứ gần khu thương mại, gần đầu mối giao thông, cụm, khu công nghiệp, v.v, ước tính bình quân một năm, giá trị đầu tư xây dựng cơ bản trong dân cư từ 80 - 100 tỷ đồng, số thuế phải thu một năm ước tính từ 2,5 - 3 tỷ đồng, thực tế mới thu được 1.100 triệu đồng, trong đó tập trung thu từ các hộ dân cư trên địa bàn thành phố Bắc Giang là chủ yếu (chiếm gần 60%). Bình quân một công trình xây dựng cơ bản của hộ dân cư chỉ thu được từ 400.000 - 800.000 đồng, thất thu khoảng 60%.

2.2. Nguyên nhân tồn tại:

Thứ nhất, Do những đặc điểm cơ bản của kinh tế NQD là sở hữu tư nhân, trình độ văn hoá, chuyên môn nghiệp vụ, công nghệ, quản lý, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao, số lượng đối tượng đông, phân tán, không tập trung làm cho công tác quản lý thuế gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp; Do các cơ chế quản lý khác chưa đồng bộ, chưa hỗ trợ tích cực cho công tác quản lý thu thuế, có nhiều cơ chế quản lý còn quá thông thoáng dẫn đến sơ hở để cho các cơ sở kinh doanh lợi dụng; Việc phân định quản lý doanh nghiệp sau khi thành lập chưa rõ ràng, sau khi cấp đăng ký kinh doanh việc quản lý doanh nghiệp chưa được chặt chẽ, nề nếp. Nhiều doanh nghiệp không hoạt động, thay đổi địa chỉ, địa điểm kinh doanh, một số doanh nghiệp đã ngừng hoạt động, nhưng không khai báo với cơ quan Thuế, nên đã gây rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Thuế cũng còn nhiều hạn chế (như chưa có chức năng được điều tra, khởi tố các hành vi vi phạm về thuế như: trốn lậu thuế, nợ đọng tiền thuế, v.v.);

Thứ hai, Bản thân cơ quan Thuế các cấp chưa thực sự chủ động tích cực tham mưu cho cấp ủy, các cấp chính quyền những biện pháp cụ thể, thiết thực; chưa thường xuyên phối hợp với các ngành chức năng, để trao đổi cung cấp thông tin; việc đề xuất kiến nghị các giải pháp cụ thể nhằm hỗ trợ cơ quan Thuế trong việc quản lý, thu nộp thuế còn hạn chế; Năng lực quản lý, điều hành nghiệp vụ chuyên môn của một số công chức Thuế còn hạn chế, tinh thần trách nhiệm chưa cao, chưa năng động sáng tạo, chủ động xây dựng các giải pháp thiết thực, hiệu quả để tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao.

III. MỤC TIÊU, YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ, THU THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NQD TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG TRONG NHỮNG NĂM TỚI.

1. Mục tiêu:

Thực hiện tốt việc tổ chức, quản lý, thu thuế đối với khu vực kinh tế NQD. Thông qua công tác quản lý, thu thuế nhằm thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, khuyến khích và nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước, đáp ứng các nhu cầu chi ngân sách của địa phương, đảm bảo thu đúng, thu đủ và nộp kịp thời vào ngân sách Nhà nước.

2. Yêu cầu

Đảm bảo tăng thu cho ngân sách nhà nước, bao quát hết nguồn thu, tổ chức quản lý, thu thuế theo đúng pháp luật, vừa tăng thu cho ngân sách vừa đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế, chống thất thu thuế. Xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của các ngành, các cấp trong việc phối hợp với cơ quan Thuế để quản lý, thu thuế trên địa bàn.

3. Nhiệm vụ

Năm 2006 và những năm tiếp theo số thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn sẽ tăng theo sự phát triển kinh tế của tỉnh, với mục tiêu phấn đấu tổng thu NSNN giai đoạn 2006 - 2010 đảm bảo tăng gấp trên 02 lần so với giai đoạn 2001 - 2005, đến năm 2010 thu đạt 500 tỷ đồng, (không tính các khoản thu từ việc giao, đấu giá quyền sử dụng đất), theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, trong đó số thu từ khu vực kinh tế NQD đạt tốc độ tăng trưởng từ 20 - 25%. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn và nặng nề, đòi hỏi ngành Thuế phải nỗ lực phấn đấu, tăng cường các biện pháp quản lý, thu thuế, phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng, phấn đấu hoàn thành vượt dự toán thu ngân sách năm 2006 và những năm tiếp theo.

Phần 2.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ, THU THUẾ ĐỐI VỚI KHU VỰC KINH TẾ NQD

I. BIỆN PHÁP CHUNG

1. Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối với các đối tượng nộp thuế (ĐTNT)

Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách, pháp luật về Thuế, những quyền lợi nghĩa vụ của cá nhân, đơn vị trong việc chấp hành các Luật thuế. Hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú, thực hiện trên nhiều kênh, nhiều chiều, tuyên truyền phổ biến chính sách thuế phải kịp thời, thiết thực, khuyến khích và tăng cường công tác tập huấn đối thoại về chính sách pháp luật về thuế;

Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ đối tượng nộp thuế một cách thuận tiện, giảm thiểu các thủ tục phiền hà cho đối tượng nộp thuế, mở đường dây nóng để giải đáp kịp thời các vướng mắc của người nộp thuế;

2. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ công chức Thuế.

Tổ chức kiểm tra và đánh giá độ chuyên môn, chuyên nghiệp, trình độ lý luận của từng công chức để có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại; Tăng cường giáo dục, nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp thuế, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức Thuế, thực hiện 10 Điều kỷ luật của ngành Thuế; có chương trình bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại toàn bộ cán bộ, công chức ngành Thuế.

3. Kiện toàn công tác tổ chức, chỉ đạo và quản lý, thu thuế, thực hiện tốt Quy trình quản lý thu thuế.

Kiện toàn lại hệ thống quản lý thu thuế theo hướng cải cách hành chính thuế, nâng cao quyền hạn, trách nhiệm và hiệu lực của bộ máy quản lý thuế. Đổi mới công tác quản lý cán bộ theo hướng quy định rõ trách nhiệm của từng loại công chức thuế trên vị trí công tác. Đánh giá cán bộ chủ yếu căn cứ vào kết quả công tác, vào số lượng và chất lượng công việc được giao; coi trọng phẩm chất đạo đức, chính trị; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

4. Tăng cường công tác quản lý đối tượng nộp thuế, quản lý doanh thu và quản lý thuế.

4.1. Đối với các doanh nghiệp NQD

Phối hợp với các ngành chức năng tổ chức rà soát các doanh nghiệp đã được cấp giấy phép kinh doanh, để phát hiện và xử lý theo pháp luật những doanh nghiệp không hoạt động, không có địa điểm, không kê khai nộp thuế, trốn thuế. Đôn đốc các doanh nghiệp kê khai và nộp tờ khai đầy đủ, đúng thời gian quy định. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp giữa Cục Thuế và Sở Kế hoạch - Đầu tư về quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

4.2. Đối với hộ thực hiện chế độ kế toán

Mở rộng hộ thực hiện chế độ kế toán, đồng thời tăng cường hướng dẫn và kiểm tra chặt chẽ việc ghi chép, việc thực hiện chế độ hóa đơn chứng từ, kiểm tra việc kê khai hàng tháng; thường xuyên kiểm tra, kiểm soát doanh thu bán ra, giá bán ra hàng ngày của các hộ, phát hiện các hộ ghi hóa đơn bán ra không đúng với giá bán thực tế hoặc bán hàng không xuất hóa đơn để kịp thời xử lý theo đúng pháp luật về thuế;

4.3. Đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp ổn định 6 tháng hoặc 12 tháng

Tổ chức kiểm tra, rà soát theo địa bàn để phát hiện ra những hộ kinh doanh không kê khai nộp thuế, nhằm đưa vào quản lý, chống thất thu về hộ. Tiến hành điều tra doanh thu và tổ chức điều chỉnh thuế cho sát với thực tế kinh doanh, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế ở địa phương. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các đối tượng nghỉ, bỏ kinh doanh. Kiên quyết xử lý các hộ có đơn xin nghỉ kinh doanh nhưng thực tế vẫn kinh doanh.

4.4. Đối với các đối tượng kinh doanh vận tải và hoạt động xây dựng cơ bản trong khu vực dân cư

Tiếp tục tổ chức và triển khai các biện pháp chống thất thu trong lĩnh vực kinh doanh vận tải và hoạt động xây dựng cơ bản trong khu vực dân cư, cụ thể là phải thường xuyên phối hợp với UBND cấp xã và các ngành chức năng để kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các công trình xây dựng đang thi công trên địa bàn, các phương tiện vận tải đang hoạt động, để quản lý và thu thuế. Kiên quyết xử lý các đối tượng cố tình trây ỳ, trốn thuế.

5. Thực hiện có hiệu quả đề án ủy nhiệm thu cho UBND các xã

Xây dựng kế hoạch, biện pháp tổ chức thực hiện công tác ủy nhiệm thu trong năm 2006 và những năm tiếp theo, với mục tiêu thực hiện trên diện rộng đối với các xã đủ điều kiện.

6. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra

Kiện toàn bộ máy thanh tra, kiểm tra từ Cục Thuế xuống tới các Chi cục Thuế, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra, kiểm tra tại cơ sở kinh doanh, công tác thanh tra, kiểm tra, đối chiếu hóa đơn, chứng từ. Thực hiện tốt việc phân loại doanh nghiệp, xác định có trọng tâm, trọng điểm đối tượng thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo Quyết định số 1166/QĐ - TCT ngày 30/10/2005 của Tổng cục Thuế. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những sai phạm trong công tác quản lý, thu thuế của các Chi cục Thuế.

7. Đẩy mạnh đôn đốc thu, nộp thuế vào ngân sách Nhà nước

Tăng cường đôn đốc thu, nộp nhanh gọn số thuế phát sinh hàng tháng, hàng quý, kiên quyết không để số thuế nợ đọng phát sinh kỳ sau nhiều hơn kỳ trước. Đối với trường hợp chậm nộp tiền thuế phải áp dụng ngay các biện pháp phạt nộp chậm theo quy định; trường hợp đã áp dụng phạt nộp chậm, cơ sở kinh doanh vẫn không nộp thì phải áp dụng các biện pháp cưỡng chế buộc cơ sở kinh doanh phải nộp thuế; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 15/2005/CT - TTg ngày 15/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 983/KH - CT, ngày 06/7/2005 của UBND tỉnh Bắc Giang, xử lý nghiêm đối với các đối tượng nộp thuế cố tình không chấp hành quy định của Nhà nước.

8. Tăng cường ứng dụng tin học trong quản lý thuế

Đẩy mạnh việc ứng dụng các phần mềm tin học vào quản lý thuế. Phát huy và khai thác có hiệu quả những chương trình quản lý thuế đã và đang ứng dụng, đưa nhanh vào ứng dụng một số phần mềm mới, như chương trình phân tích tình trạng thuế, xử lý nợ đọng tiền thuế, v.v.

9. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự phối hợp của cơ quan chức năng

Cấp ủy, chính quyền các cấp phải thực sự coi trọng công tác thuế nói chung và nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn hàng năm nói riêng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cấp ủy, các cấp chính quyền, trên cơ sở chính sách pháp luật thuế và những tham mưu đề xuất của cơ quan Thuế, để lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan Thuế, các ngành chức năng, các đoàn thể phối hợp thực hiện. Kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc có liên quan đến thực hiện chính sách pháp luật về thuế; đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm chính sách pháp luật về thuế theo thẩm quyền.

II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CỤ THỂ THEO TỪNG ĐTNT

1. Đối với các doanh nghiệp NQD

Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các sở quản lý nhà nước, nắm danh sách toàn bộ các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã được cấp đăng ký kinh doanh đến thời điểm 31/3/2006. Tổ chức rà soát và đối chiếu với các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn, các doanh nghiệp đã được cấp đăng ký thuế, các doanh nghiệp đã bỏ kinh doanh…, để phát hiện ra những doanh nghiệp không có địa chỉ kinh doanh, những doanh nghiệp "Ma" thành lập nhằm mục đích mua bán hóa đơn để chiếm đoạt tiền thuế bất hợp pháp;

Đánh giá, phân loại việc thực hiện chế độ kế toán của các doanh nghiệp, kiến nghị với cấp có thẩm quyền xử lý các doanh nghiệp vi phạm chế độ kế toán theo quy định của pháp luật. Nắm bắt và phân tích được thực tế tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, để có biện pháp quản lý thích hợp, nhằm xác định chính xác số thuế phải nộp hàng tháng của từng doanh nghiệp. Tăng cường công tác đối chiếu hóa đơn, kịp thời phát hiện các hóa đơn có nghi vấn để tổ chức đối chiếu, xác minh, nếu thấy sai phạm phải xử lý theo đúng quy định;

Phối hợp chặt chẽ với chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh và các chi nhánh Ngân hàng Thương mại, thường xuyên kiểm tra, thông qua các tài khoản tiền gửi, tiền mặt của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động xây dựng cơ bản, để quản lý chặt chẽ doanh thu của doanh nghiệp;

2. Đối với các hộ thực hiện chế độ kế toán

Đối với hộ nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và trực tiếp trên GTGT, phải tiến hành kiểm tra, rà soát toàn bộ việc thực hiện chế độ kế toán và chế độ hóa đơn, chứng từ của các hộ, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát doanh thu bán ra, giá bán, nếu phát hiện các hộ ghi hóa đơn bán ra không đúng với giá bán thực tế hoặc bán hàng không xuất hóa đơn thì phải kịp thời lập biên bản để làm cơ sở ấn định thuế;

Đối với hộ nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu bán ra, phải tổ chức đánh giá thực trạng công tác quản lý, thu thuế các hộ kế toán trên địa bàn, đối với các hộ kế toán có quy mô kinh doanh và mức độ kinh doanh quá nhỏ hoặc các hộ không có khả năng thực hiện chế độ kế toán thì chuyển sang thu thuế theo doanh thu khoán ổn định.

3. Đối với các hộ ổn định thuế

Triển khai việc rà soát các đối tượng kinh doanh trên địa bàn cấp xã để đưa vào quản lý, thu thuế. Đối chiếu số hộ đang kinh doanh trên địa bàn với số hộ đã được cấp đăng ký kinh doanh, đã được cấp mã số thuế, nếu có sự chênh lệch thì phải xác định rõ số hộ chênh lệch và xác định nguyên nhân chênh lệch. Tiến hành lập sơ đồ hộ kinh doanh theo đúng quy định của Tổng cục Thuế.

Phối hợp với Hội đồng tư vấn Thuế, các ngành chức năng, UBND cấp xã thực hiện đầy đủ các bước công việc trong công tác điều tra doanh thu và dự kiến doanh thu cho từng hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp ổn định thuế 6 tháng hoặc 12 tháng, theo Quy trình nghiệp vụ do Tổng cục Thuế ban hành.

4. Đối với các hộ kinh doanh vận tải

Tăng cường quản lý đối tượng nộp thuế: Thường xuyên phối hợp với UBND cấp xã và các ngành chức năng, như: Giao thông vận tải, Công an, Phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn huyện thực hiện một số biện pháp quản lý như sau:

- Tổ chức điều tra phân loại phương tiện vận tải đang sử dụng, hoặc đăng ký hoạt động trên địa bàn, phối hợp với các ngành chức năng, cơ quan có thẩm quyền để nắm phương tiện vận tải đã đăng ký kinh doanh và chưa đăng ký kinh doanh, lập danh sách cụ thể, để có cơ sở đưa vào lập bộ, thu thuế hàng tháng;

- Tiến hành đối chiếu số phương tiện điều tra: căn cứ số liệu điều tra, đối chiếu với số phương tiện đã quản lý bộ thuế hàng tháng và số phương tiện quản lý thu thuế môn bài, nhằm quản lý chặt chẽ các đầu phương tiện, không bỏ sót đối tượng nộp thuế;

- Những phương tiện vận tải trước đây đã lập bộ, qua điều tra, xác định, phương tiện đó đã cũ nát, hết thời gian sử dụng không đủ điều kiện được cấp giấy phép lưu hành thì đưa ra khỏi bộ quản lý.

Phân loại các phương tiện vận tải: trên cơ sở điều tra đối chiếu, cơ quan Thuế tiến hành phân loại các phương tiện vận tải trên địa bàn theo loại hình vận tải để có biện pháp quản lý phù hợp.

Thực hiện tốt các Quy trình quản lý, thu thuế theo đúng quy định, đảm bảo công bằng, công khai, đúng pháp luật: Hầu hết các hộ kinh doanh vận tải chưa thực hiện chế độ kế toán, chưa sử dụng hóa đơn chứng từ, nên phương pháp thu thuế đối với đối tượng này áp dụng phương pháp ấn định doanh thu để tính thuế. Do vậy cơ quan Thuế phải triển khai các biện pháp quản lý, thu thuế theo đúng quy trình quản lý, thu thuế của Tổng cục Thuế ban hành và văn bản số 213/LN/CT - CA - GTVT ngày 24/4/2002 của Liên ngành Cục Thuế - Công an tỉnh và Sở Giao thông vận tải.

Tăng cường kiểm tra chống thất thu, chống đọng thuế: Cơ quan Thuế các cấp căn cứ bộ thuế, tình hình điều tra xác định số thuế phải nộp, số thuế còn tồn đọng, số thuế hiện chưa quản lý được đối với từng hộ kinh doanh vận tải, chủ động đề xuất với UBND huyện, thành phố, để UBND huyện, thành phố chỉ đạo các ngành chức năng, như: Công an, Quản lý thị trường, Thanh tra giao thông, UBND cấp xã, phối hợp hỗ trợ cơ quan thuế tổ chức kiểm tra, xử lý các hộ kinh doanh vận tải không đăng ký kinh doanh; trốn lậu thuế, dây dưa nộp chậm tiền thuế, nợ đọng thuế, v.v.

Đề nghị Sở Giao thông vận tải hỗ trợ cơ quan Thuế thông qua việc cung cấp danh sách các loại phương tiện vận tải ngoài quốc doanh, đăng ký kinh doanh, để cơ quan Thuế có cơ sở quản lý và thu thuế.

Đề xuất biện pháp điều tiết ngân sách xã hợp lý đối với số thu từ hoạt động kinh doanh vận tải: Để kịp thời động viên các đơn vị, cá nhân phối hợp với cơ quan Thuế trong việc tổ chức, thu thuế các hộ kinh doanh vận tải, các Chi cục Thuế chủ động tham mưu, đề xuất với UBND huyện, thành phố về tỷ lệ điều tiết hợp lý cho ngân sách cấp xã từ số thu về thuế kinh doanh vận tải và chế độ khen thưởng, bồi dưỡng cho những cán bộ phối hợp trong công tác tổ chức, thu thuế.

5. Đối với các đối tượng hoạt động xây dựng cơ bản

5.1. Đối với các công trình xây dựng cơ bản do các doanh nghiệp tỉnh ngoài thi công.

Theo quy định phân cấp nguồn thu của cơ quan Thuế:

Đối với các công trình xây dựng cơ bản do các doanh nghiệp NQD tỉnh ngoài thi công trên địa bàn, thì tổ chức đăng ký nộp thuế tại các Chi cục Thuế huyện, thành phố;

Đối với các công trình xây dựng cơ bản do các doanh nghiệp nhà nước Trung ương hoặc tỉnh ngoài thi công trên địa bàn, thì tổ chức đăng ký nộp thuế tại Cục Thuế;

Cục Thuế Bắc Giang phối hợp với các ban quản lý dự án, các chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang, tổ chức thực hiện thu thuế qua việc thanh toán vốn xây dựng cơ bản của các chủ đầu tư và bên thi công tại Kho bạc Nhà nước các huyện, và Kho bạc Nhà nước tỉnh.

Đối với hoạt động xây dựng cơ bản trong khu vực dân cư:

5.2.1. Doanh thu tối thiểu để tính thuế xây dựng cơ bản

Việc xác định doanh thu để tính thuế xây dựng cơ bản, phải xác định theo giá thực tế thanh toán giữa chủ đầu tư và bên thi công, nhưng không được thấp hơn mức giá tối thiểu quy định dưới đây:

Qua điều tra, khảo sát và tham khảo ý kiến của các ngành chức năng trong tỉnh, Cục Thuế Bắc Giang quy định đơn giá xây dựng tối thiểu để xác định doanh thu tính thuế đối với các đối tượng hoạt động xây dựng cơ bản nộp thuế theo phương pháp khoán doanh thu trên địa bàn toàn tỉnh như sau:

Đối với hoạt động xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu:

Đơn giá tối thiểu để xác định doanh thu tính thuế đối với hoạt động xây dựng cơ bản có thầu nguyên vật liệu áp dụng theo giá bồi thường về tài sản quy định tại "bảng giá số 3 ban hành kèm theo Quyết định số 06/2005/QĐ - UB ngày 31/01/2005 của UBND tỉnh Bắc Giang.

Đối với hoạt động xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu:

TT

Cấp nhà

Đơn giá 1m2 xây dựng (đồng)

I

Nhà cấp 3 (Công trình khép kín từ 4 -8 tầng)

220.000

II

Nhà cấp 4

Nhà cấp 4 loại 1: (Công trình khép kín từ 2-3 tầng có kết cấu khung chịu lực).

Nhà cấp 4 loại 2: (Công trình khép kín từ 1-2 tầng có kết cấu tường chịu lực)

Nhà cấp 4 loại 3: (Độc lập, không có công trình phụ, 1 tầng mái bằng)

Nhà cấp 4 loại 4: (Không có công trình phụ, một tầng, mái ngói hoặc các loại tấm lợp khác)

 

180.000

140.000

120.000

70.000

III

Các loại công trình phụ không liền nhà

60.000

5.2.2. Một số biện pháp tăng cường quản lý, thu thuế xây dựng cơ bản trong khu vực dân cư.

Nắm chắc đối tượng nộp thuế thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát địa bàn

Chi cục Thuế các huyện, thành phố tham mưu cho UBND huyện, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã, phối hợp với Đội Thuế xã thường xuyên kiểm tra, kiểm soát địa bàn, nắm chắc các đối tượng đang hoạt động xây dựng trên địa bàn, để có biện pháp tổ chức, thu thuế;

Đội Thuế xã tiến hành thống kê, phân loại các đối tượng đang hoạt động xây dựng trên địa bàn quản lý, nắm chắc quy mô xây dựng và các chủ đầu tư của từng công trình xây dựng, hàng tháng lập báo cáo gửi về Chi cục Thuế.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các đối tượng nộp thuế:

Chi cục Thuế các huyện, thành phố thường xuyên phối hợp với Đài Phát thanh huyện và Đài Truyền thanh các xã để tổ chức tuyên truyền các chính sách thuế để các đối tượng nộp thuế hiểu và chấp hành;

Trên cơ sở nắm chắc các đối tượng đang xây dựng trên địa bàn, Đội Thuế xã phải trực tiếp, tiếp xúc để tuyên truyền, giải thích và vận động đối tượng nộp thuế chấp hành các chính sách thuế đối với Nhà nước.

Thực hiện các quy trình tổ chức, thu thuế

Hướng dẫn các đối tượng hoạt động xây dựng cơ bản lập tờ khai, kê khai, nộp thuế theo đúng Quy trình quản lý, thu thuế đối với hộ kinh doanh cá thể.

Biện pháp phối hợp với các ngành, các cấp trong huỵện, thành phố:

Các chi cục Thuế tham mưu cho UBND huyện, thành phố chỉ đạo các ngành, như: Công an, Phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn, UBND cấp xã, căn cứ vào đặc điểm của từng địa phương, đề ra các quy định chung về quản lý công tác xây dựng cơ bản trên địa bàn, yêu cầu đơn vị thi công và chủ hộ ký cam kết thực hiện nghiêm túc việc nộp thuế trước khi cấp giấy phép xây dựng; đối với khu vực nông thôn (xây nhà không qua cấp giấy phép), vận động chủ nhà cam kết nộp thuế, thực hiện khấu trừ tiền thuế khi thanh toán với bên thi công;

Đối với khu vực thành phố Bắc Giang và một số trung tâm thị trấn các huyện: Các chi cục Thuế phải thường xuyên phối hợp với Phòng Quản lý đô thị, Phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn để nắm số lượng giấy phép xây dựng cấp ra và tổ chức thu thuế triệt để.

Thường xuyên phối hợp với UBND các xã và các lực lượng Công an, Thanh tra Giao thông công chính, để kiểm tra các công trình xây dựng đang thi công trên địa bàn. Kiên quyết xử lý các đối tượng cố tình trốn thuế theo đúng pháp luật hiện hành.

Phần 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đối với cơ quan Thuế các cấp

Lập kế hoạch triển khai Đề án, chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố và các ngành xây dựng qui chế phối hợp trình Chủ tịch UBND tỉnh quyết định. Chỉ đạo các ngành phối hợp với cơ quan Thuế trong công tác tổ chức thực hiện Đề án. Đánh giá hiệu quả thực hiện đề án.

2. Đối với các sở, ban, ngành ở tỉnh

2.1. Báo Bắc Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

Thường xuyên phối hợp với ngành Thuế, đẩy mạnh việc tuyên truyền các chính sách pháp luật về thuế; các chế tài xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm các chính sách thuế. Biểu dương kịp thời các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế; đồng thời phê phán mạnh mẽ các đối tượng có hành vi vi phạm, thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về các đối tượng vi phạm các chính sách thuế hoặc có số thuế nợ đọng lớn theo thông báo của cơ quan Thuế.

2.2. Kho bạc Nhà nước tỉnh:

Hỗ trợ, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc trên cơ sở đề nghị của cơ quan Thuế các cấp, tạo điều kiện và thực hiện khấu trừ nộp ngân sách Nhà nước tiền thuế phải nộp của các đơn vị, thanh toán thông qua tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, đặc biệt là các đơn vị xây dựng cơ bản khi chưa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan Thuế, giúp cơ quan Thuế thực hiện thu thuế nợ đọng kịp thời vào ngân sách, thực hiện tốt quy chế phối hợp giữa 2 Ngành đã được ký kết.

2.3. Các cơ quan nội chính

Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc, phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế để phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, thực hiện việc cưỡng chế thu các khoản nợ đọng; việc kiểm tra, kiểm soát các đối tượng kinh doanh vận tải và hoạt động xây dựng cơ bản trên địa bàn. Truy tố, xét xử kịp thời các vụ án liên quan đến lĩnh vực thuế đã phát hiện và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ để thu hồi nợ trong lĩnh vực thuế.

2.4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Phối hợp với cơ quan Thuế và cơ quan có liên quan để có biện pháp quản lý chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp sau khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có các biện pháp để khắc phục và ngăn chặn kịp thời tình trạng thành lập doanh nghiệp để buôn bán hóa đơn, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân; cung cấp để cơ quan Thuế nắm được phân bổ vốn đầu tư, địa điểm công trình đầu tư trên địa bàn.

2.5. Sở Tài chính

Tham mưu cho UBND và HĐND tỉnh, tăng tỷ lệ điều tiết cho ngân sách cấp xã những khoản do cấp xã trực tiếp thu, nhất là các khoản thu từ lĩnh vực hoạt động xây dựng cơ bản trong dân cư và kinh doanh vận tải.

2.6. Giao thông vận tải

Phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế trong việc kiểm tra, kiểm soát các đối tượng kinh doanh vận tải trên địa bàn, tạo điều kiện để cơ quan Thuế nắm được các phương tiện đăng ký kinh doanh để quản lý và thu thuế.

2.7. Chi cục quản lý thị trường tỉnh

Phối hợp với cơ quan Thuế và chỉ đạo Đội quản lý thị trường các huyện, thành phố trong việc kiểm tra, kiểm soát các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường, kiểm tra kiểm soát các phương tiện vận tải không đăng ký kinh doanh, không đăng ký thuế đang hoạt động trên địa bàn.

2.8. Sở Xây dựng

Phối hợp với cơ quan Thuế trong việc khảo sát, xây dựng đơn giá tối thiểu trong hoạt động xây dựng cơ bản, để tính thuế GTGT và thuế TNDN, tạo điều kiện để cơ quan Thuế nắm được các công trình xây dựng cơ bản khu vực dân cư khi Phòng Quản lý đô thị hoặc Phòng Kinh tế hạ tầng nông thôn cấp giấy phép xây dựng, để cơ quan Thuế phối hợp với chính quyền cấp xã quản lý và thu thuế khi công trình được xây dựng.

2.9. Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng Thương mại.

Trên cơ sở đề nghị của cơ quan Thuế, có trách nhiệm thông tin kịp thời số tiền trên tài khoản và thực hiện việc trích chuyển từ tài khoản tiền gửi của các đơn vị, cá nhân chưa thực hiện nghĩa vụ thuế để nộp tiền thuế vào ngân sách Nhà nước khi cơ quan Thuế yêu cầu.

3. Các cấp chính quyền

Chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các cấp phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế trong việc tạo điều kiện và triển khai thực hiện Đề án;

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các chính sách, Pháp luật về thuế, chỉ đạo các thôn, bản, tổ dân phố, các tổ chức đoàn thể tại địa phương để phối hợp với cơ quan Thuế trong việc kiểm tra, kiểm soát các đối tượng kinh doanh trên địa bàn, kịp thời phát hiện những đối tượng kinh doanh không đăng ký thuế, không nộp thuế, đặc biệt là các đối tượng kinh doanh vận tải và hoạt động xây dựng cơ bản trong khu vực dân cư, để cơ quan Thuế có cơ sở thực hiện công tác quản lý và thu thuế.

4. Các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm nộp thuế.

Các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân nộp thuế có trách nhiệm nghiêm túc thực hiện các chính sách pháp luật về thuế, đồng thời có ngay những giải pháp tích cực để xử lý, nộp ngân sách các khoản nợ đọng và toàn bộ số phát sinh hàng tháng phải nộp thuế kịp thời vào ngân sách Nhà nước.

BIỂU SỐ 01

BIỂU TỔNG HỢP DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG NĂM 2005

Đơn vị tiền: triệu đồng

TT

Đơn vị

Tổng số DN

Phân theo các ngành nghề kinh doanh

Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội

Sản xuất chế biến

XDCB

Vận tải

Th. mại dịch vụ

Doanh nghiệp khác

Vốn kinh doanh

Lao động

Doanh thu

Lãi, lỗ

Tổng số nộp NSNN

Lãi

Lỗ

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

Cục Thuế QL

180

32

29

8

90

21

552.900

5.970

2.242.820

5.345

3.689

12.320

2

Bắc Giang

202

60

26

13

94

9

163.039

2.025

252.658

760

1.426

2.187

3

Việt Yên

44

12

19

2

7

4

20.558

168

66.512

349

181

523

4

Hiệp Hòa

33

1

7

2

23

 

15.272

98

28.343

82

122

397

5

Yên Dũng

29

3

5

3

1

17

5.398

54

5.078

38

 

398

6

Lạng Giang

41

14

3

 

19

5

42.545

250

35.832

73

41

777

7

Tân Yên

22

2

3

1

14

2

6.020

85

7.112

16

 

45

8

Yên Thê

9

2

1

1

3

2

5.587

55

5.600

24

11

166

9

Lục Nam

37

4

12

1

15

5

36.280

380

150.735

148

436

383

10

Lục Ngạn

25

4

5

2

14

 

9.400

94

33.075

107

 

130

11

Sơn Động

14

5

4

 

3

2

7.600

260

15.670

106

5

492

 

Cộng

636

139

114

33

283

67

864.599

9.439

2.843.435

7.048

5.911

17.818

 

BIỂU SỐ 02

BIỂU TỔNG HỢP HỘ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG NĂM 2005

Đơn vị tiền: 1.000 đồng

STT

Đơn vị

Tổng số hộ kinh doanh đang quản lý thu thuế

Phân theo ngành, nghề kinh doanh (hộ)

Tổng số nộp NSNN

Thuế thực nộp NSNN bq/hộ/tháng

Sản xuất chế biến

Vận tải

Kinh doanh thương mại

Dịch vụ

Ăn uống

 

 

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

1

Bắc Giang

3.115

315

184

1.759

523

334

11.086.387

297

2

Việt Yên

1.704

62

327

905

320

90

1.858.667

91

3

Hiệp Hòa

1.571

69

113

1.058

218

113

2.604.569

138

4

Yên Dũng

1.763

12

181

1.245

180

145

1.172.857

55

5

Lạng Giang

1.885

153

129

1.312

78

213

2.843.535

126

6

Tân Yên

1.775

25

150

1.028

492

80

1.773.982

83

7

Yên Thế

1.352

43

361

643

242

63

1.805.903

111

8

Lục Nam

1.279

68

196

705

235

75

1.901.985

124

9

Lục Ngạn

1.790

105

164

953

323

245

2.827.384

132

10

Sơn Động

635

0

118

292

90

135

972.893

128

 

Cộng

16.869

852

1.923

9.900

2.701

1.493

28.848.162

143

 

BIỂU SỐ 03

BIỂU TỔNG HỢP QUẢN LÝ, THU THUẾ HỘ KINH DOANH (TRỪ HỘ VẬN TẢI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG NĂM 2005

Đơn vị tiền: 1.000 đồng

TT

Đơn vị

Số hộ lập bộ Thuế

Tổng số tiền thuế ghi thu

Số thực thu

Số nợ đọng lũy kế đến 31/12/2005

So sánh (%)

 

Tổng số

Trong đó

Số hộ

Số tiền

Số hộ

Số tiền

Số hộ

Số tiền

 

Đã ĐKKD

Chưa ĐKKD

 

 

 

 

 

 

 

 

A

B

2

3

4

5

6

7

8

9

10 =6:2

11 = 7:5

 

1

Bắc Giang

2.442

2.390

52

7.891.950

2.303

7.783.863

357

60.997

94,3

98,6

 

2

Việt Yên

885

885

 

1.205.842

865

1.193.284

45

21.038

97,8

99,0

 

3

Hiệp Hòa

1.488

1.447

41

1.358.395

1.355

1.312.433

120

42.045

91,0

964

 

4

Yên Dũng

778

737

41

620.350

708

613.259

80

22.340

91,0

98 2

 

5

Lạng Giang

1.125

835

290

2.041.322

1.077

2.003.819

63

73.658

95,7

98 ị

 

6

Tân Yên

1.141

1.005

136

1.062.833

1.044

997.654

87

34.730

91,5

93 ị

 

7

Yên Thê

595

595

 

1.295.188

552

1.285.651

17

10.751

92,8

99 3

 

8

Lục Nam

725

725

 

1.037.820

702

994.712

66

45.851

96,8

95.8

 

9

Lục Ngạn

833

833

 

1.504.437

797

1.426.951

35

33.636

95,7

94.8

 

10

Sơn Động

199

199

 

197.051

183

192.364

31

31.500

91,9

97 5

 

 

Tông cộng

10.211

9.651

560

18.215.188

9.586

17.803.990

903

376.546

93,9

91,1

 

 

BIỂU SỐ 04

BIỂU TỔNG HỢP QUẢN LÝ, THU THUẾ DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG NĂM 2005

Đơn vị tiền: 1.000 đồng

STT

Đơn vị

Tổng số DN đăng ký cấp Mã số thuế

Số nợ đọng năm 2004 chuyển sang

Số phát sinh phải nộp năm 2005

Số đã nộp năm 2005

Số tồn đọng lũy kế đến 31/12/2005 chuyển sang năm 2006

Ghi chú

A

B

1

2

3

4

5

6

1

Cục Thuế quản lý

201

5.184.000

13.115.172

11.973.172

6.326.000

 

2

Bắc Giang

198

45.200

2.027.428

2.027.428

45.200

 

3

Việt Yên

44

160.716

510.540

493.453

177.803

 

4

Hiệp Hòa

32

300.667

376.304

377.378

299.593

 

5

Yên Dũng

30

25.538

372.602

379.640

18.500

 

6

Lạng Giang

41

 

788.533

747.063

41.470

 

7

Tân Yên

22

47.281

53.271

30.073

70.479

 

8

Yên Thế

10

 

159.395

159.395

 

 

9

Lục Nam

37

10.000

396.780

346.780

60.000

 

10

Lục Ngạn

28

 

101.356

101.356

 

 

11

Sơn Động

15

354.399

467.842

480.477

341.764

 

 

Cộng

658

6.127.801

18.369.223

17.116.215

7.380.809

 

 

BIỂU SỐ 05

BIỂU TỔNG HỢP HỘ KINH DOANH VẬN TẢI TRÊN ĐỊẢ BÀN TỈNH BẮC GIANG NĂM 2005

Đơn vị tiền: 1.000 đồng

TT

Đơn vị

Số phương tiện vận tải hiện có

Số phương tiện quản lý bộ thuế

Số thuế ghi thu theo bộ

Số thuế thực nộp

Số thuế còn tồn đọng lũy kế

 

 

Tổng số

Trong đó

Tổng số

Trong đó

 

 

 

V tải H. hóa

Vận tải H. khách

Công nông

Tàu thuyền

 

V tải H. hóa

Vận tải H. khách

Công nông

 

 

 

 

 

A

B

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

 

 

1

Bắc Giang

398

109

32

172

85

169

106

 

63

181.750

37.934

746.503

 

 

2

Việt Yên

488

31

9

354

94

104

52

1

51

153.832

13.865

490.875

 

 

3

Hiệp Hòa

312

29

17

214

52

119

50

4

65

123.175

83.562

74.139

 

 

4

Yên Dũng

552

35

18

455

44

47

6

 

41

29.762

7.702

55.755

 

 

5

Lạng Giang

529

87

16

416

10

66

53

 

13

97.540

52.116

219.497

 

 

6

Tân Yên

217

48

13

147

9

76

48

 

28

101.863

70.441

23.607

 

 

7

Yên Thế

468

62

11

393

2

112

42

7

63

93.230

14.013

258.453

 

 

8

Lục Nam

354

51

18

276

9

105

23

 

82

110.831

72.587

44.989

 

 

9

Lục Ngạn

285

62

29

194

 

82

31

 

51

93.476

60.345

254.675

 

 

10

Sơn Động

247

67

24

156

 

65

50

 

15

58.845

40.012

43.567

 

 

 

Cộng

32.850

581

187

2.777

305

945

461

12

472

1.047.304

452.577

2.212.060

 

 

Ghi chú: Tổng số phương tiện hiện có, bao gồm ô tô từ 4 - 7 chỗ ngồi của tư nhân và xe công nông không đủ tiêu chuẩn lưu hành.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
24_2006_qd-ubnd_202512-doc-6656733521287023.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 09/04/2006
v/v phê duyệt Đề án: "Tăng cường quản lý, thu thuế đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn tỉnh Bắc Giang"
Số kí hiệu 24/2006/QĐ-UBND Ngày ban hành 30/03/2006
Loại văn bản Quyết định Ngày có hiệu lực 09/04/2006
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực Quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Ủy ban nhân dân tỉnh Chủ tịch UBND Tỉnh Nguyễn Công Bộ
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

09/04/2006

Lịch sử hiệu lực:

Quyết định 24/2006/QĐ-UBND

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
30/03/2006 Văn bản được ban hành 24/2006/QĐ-UBND
09/04/2006 Văn bản có hiệu lực 24/2006/QĐ-UBND
Văn bản liên quan
Văn bản căn cứ

Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân

  • Ngày ban hành: 26/11/2003
  • Ngày có hiệu lực: 10/12/2003
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản tiếng anh