Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 24/12/1988

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Hướng dẫn việc khoá sổ thu chi ngân sách cuối năm và quyết toán ngân sách nhà nước năm 1988

___________________________

 Công tác khoá sổ thu chi ngân sách cuối năm và quyết toán ngân sách Nhà nước hàng năm đã được quy định tại Thông tư số 33/TT-LB ngày 1/2/1982 của Liên bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước Việt nam và các văn bản hướng dẫn bổ sung của Bộ Tài chính.

Năm 1988 do có nhiều thay đổi trong công tác quản lý tài chính và ngân sách Nhà nước như thực hiện mục lục ngân sách Nhà nước mới; từ 1/7/1988 ngành Ngân hàng chuyển sang hạch toán kinh doanh theo tinh thần Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; thực hiện chế độ kế toán quỹ ngân sách Nhà nước ban hành theo Quyết định số 56/NH-QĐ ngày 1/7/1988 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam và thông tư số 32 TT/LB ngày 30/6/1980 của Liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn công tác chấp hành ngân sách Nhà nước về phương diện quỹ và thực hiện mục lục ngân sách Nhà nước..., để tạo điều kiện cho các Bộ, các ngành, các địa phương và các cơ quan đơn vị dự toán thực hiện tốt công tác khoá sổ thu chi ngân sách cuối năm và lập quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1988; Liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước nhắc lại một số quy định trong Thông tư số 33 TT/LB và hướng dẫn bổ sung thêm một số vấn đề sau đây:

A. KHOÁ SỔ SÁCH CUỐI NĂM:

1/ Thời hạn chuyển kinh phí

Thời hạn cuối cùng để giải quyết việc phê chuẩn hạn mức, chuyển thông báo phân phối hạn mức và chuyển kinh phí của các cấp được ấn định căn cứ vào thời gian luân chuyển chứng từ trên đường đi từ nơi phê chuẩn hạn mức đến nơi nhận kinh phí nhằm đảm bảo cho hạn mức hoặc kinh phí chuyển đến cơ sở có thể sử dụng được kịp thời, trong năm 1988 Liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước quy định như sau:

a) Đối với ngân sách Trung ương:

Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Trung ương thống nhất thời hạn cuối cùng để giải quyết việc phê chuẩn hạn mức, chuyển thông báo và giấy báo phân phối hạn mức cho các đơn vị dự toán Trung ương và chuyển các khoản trợ cấp, kinh phí uỷ quyền của ngân sách Trung ương cho ngân sách tỉnh, thành phố là:

- Trước cuối giờ làm việc ngày 18/12: đối với các đơn vị dự toán Trung ương đóng tại các tỉnh: Hà Tuyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Bắc Thái, Hoàng Liên Sơn, Quảng Ninh, Nghệ Tĩnh (Phía Bắc) và các tỉnh ở phía Nam từ Bình Trị Thiên trở vào.

- Trước cuối giờ làm việc ngày 20/12: đối với các đơn vị đóng ở các tỉnh khác (trừ thành phố Hà Nội).

- Trước cuối giờ làm việc ngày 23/12: đối với các đơn vị đóng ở thành phố Hà Nội.

Các đơn vị dự toán cấp I Trung ương căn cứ vào thời hạn quy định trên và tình hình thực tế của ngành mình để có kế hoạch phân phối hạn mức kinh phí cho các đơn vị trực thuộc.

b) Đối với ngân sách địa phương:

Các Sở Tài chính cùng với Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố; các Phòng Tài chính quận, huyện cùng với Ngân hàng chuyên doanh cơ sở thống nhất quy định thời hạn cuối cùng giải quyết việc phê chuẩn, phân phối hạn mức và chuyển kinh phí của ngân sách cấp mình cho các đơn vị dự toán trực thuộc, phù hợp với tình hình cụ thể của từng điạ phương.

2/ Cấp phát hạn mức kinh phí hoặc chuyển hạn mức kinh phí vào tài khoản tiền gửi dự toán:

a) Đối với các đơn vị quốc phòng, an ninh: thực hiện theo quy định tại Thông tư Liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước số 25/CT-LB nagỳ 28/12/1961.

b) Đối với các đơn vị dự toán tuyệt đối không được rút kinh phí từ tài khoản hạn mức kinh phí chuyển vào tài khoản tiền gửi dự toán. Không được dùng hạn mức kinh phí từ loại, khoản, hạng, mục này chi cho các loại, khoản, hạng, mục khác.

c) Số hạn mức kinh phí của đơn vị dự toán thuộc Trung ương và địa phương còn lại đến cuối ngày 31/12, sẽ huỷ bỏ không được chuyển sang năm sau để chi tiêu (kể cả quốc phòng và an ninh).

d) Cơ quan tài chính và Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng chuyên doanh các cấp phối hợp tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ để ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp chi chạy vốn chính sách cuối năm dưới hình thức tạm ứng thanh toán tiền vật tư, hàng hoá... ngoài kế hoạch hoặc không có hợp đồng kinh tế.

3/ Phát hành séc

Cơ quan tài chính và ngân hàng các cấp không chịu trách nhiệm giải quyết những trường hợp "Séc" đã phát hành quá thời hạn hoặc các chừng từ chuyển tiền quá số dư hạn mức kinh phí và số dư tài khoản tiền gửi. Để đảm bảo cho "Séc" phát hành có đủ thời gian quay trở lại ngân hàng nơi lưu ký hạn mức kinh phí trước ngày 31/12; tất cả các đơn vị dự toán thuộc các cấp ngân sách cần phải tổ chức đối chiếu sổ sách chứng từ để nắm chắc số dư kinh phí còn lại tại Ngân hàng để chủ động bố trí kế hoạch chi tiêu và đình chỉ việc phát hành các loại "séc" của niên độ hiện hành chậm nhất là ngày 25/12.

I. Đối chiếu, xét duyệt, trích nộp và báo cáo số dư tồn khoản tiền gửi các đơn vị dự toán.

1/ Các đơn vị dự toán các cấp phải chấp hành nghiêm chỉnh chế độ đối chiếu số dư tài khoản tiền gửi của đơn vị mình với Ngân hàng nơi giao dịch hàng ngày, làm thủ tục nộp hết vào ngân sách những số tiền thuộc nguồn vốn và kinh phí ngân sách cấp thừa, các khoản thu của ngân sách chưa nộp (thu sự nghiệp, thu khác, tạm gửi, tiền phạt...) trước ngày 31/12. Số dư ở tài khoản tiền gửi dự toán còn lại nếu muốn chuyển sang năm sau để sử dụng (kinh phí đươcj cấp trước cho năm sau, các khoản không thuộc nguồn vốn ngân sách...) đơn vị làm công văn kèm theo bảng kê chi tiết ghi rõ nguồn gốc từng khoản tiền thuộc số dư trên, có xác nhận của Ngân hàng nơi mở tài khoản; trực tiếp đến cơ quan tài chính để làm thủ tục chuyển số dư sang năm sau, thời gian từ 26/12 đến cuối giờ làm việc ngày 31/12.

2/ Việc xét chuyển số dư tài khoản tiền gửi dự toán của các đơn vị được quy định như sau:

- Bộ Tài chính (Vụ NSNN) duyệt cho các đơn vị dự toán Trung ương đóng trên địa bàn Hà Nội.

- Sở Tài chính tỉnh, thành phố duyệt cho các đơn vị dự toán thuộc ngân sách tỉnh, thành phố và được Bộ Tài chính uỷ quyền duyệt cho các đơn vị dự toán Trung ương đóng trên địa bàn (trừ thành phố Hà Nội).

- Phòng Tài chính quận, huyện, thị duyệt cho các đơn vị dự toán thuộc ngân sách quận, huyện, thị quản lý.

Các đơn vị quân đội, công an muốn chuyển số tiền không thuộc nguồn vốn và kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp phát để tiếp tục chi tiêu cho năm sau thì làm văn bản đề nghị với cơ quan Ngân hàng nơi đơn vị giao dịch hàng ngày.

3/ Đến cuối giờ giao dịch ngày 31/12 các ngân hàng nơi đơn vị mở tài khoản, chỉ cho chuyển sang năm sau những khoản tiền đã được cơ quan tài chính xét duyệt. Số dư tài khoản tiền gửi còn lại được trích nộp vào ngân sách các cấp (ngân sách cấp kinh phí dự toán). Các khoản đơn vị không kê khai, đối chiếu; Ngân hàng cũng làm thủ tục chuyên nộp vào ngân sách các cấp.

4/ Ngân hàng cơ sở (nơi đơn vị dự toán giao dịch) lập bảng kê chi tiết  số đã trích nộp vào ngân sách của các đơn vị dự toán thuộc từng cấp ngân sách để gửi cho Ngân hàng Nhà nước tỉnh (hoặc Ngân hàng chuyên doanh tỉnh nơi không có ngân hàng Nhà nước) và phòng Tài chính quận, huyện như sau:

+ Gửi Phòng Tài chính quận, huyện, thị xã bảng kê số dư tiền gửi dự toán đã nộp vào ngân sách quận, huyện, thị xã.

+ Gửi Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố (hoặc Ngân hàng chuyên doanh tỉnh nơi không có Ngân hàng Nhà nước) bảng kê số dư tiền gửi dự toán đã nộp vào ngân sách tỉnh, thành phố và ngân sách Trung ương.

- Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố hoặc Ngân hàng chuyên doanh (tỉnh, thành phố) tổng hợp bảng kê của các ngân hàng cơ sở để gửi trước ngày 20/1 năm sau cho:

+ Sở Tài chính: số tiền gửi của các đơn vị dự toán đã trích nộp vào ngân sách tỉnh, thành phố.

+ Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ quỹ ngân sách Nhà nước) số dư tiền gửi của các đơn vị dự toán; đơn vị quân đội, công an đã trích nộp vào ngân sách Trung ương (2 bản) để Ngân hàng Nhà nước Trung ương lưu 1 bản và gưỉ Bộ Tài chính 1 bản.

II. Xử lý các khoản có liên quan đến ngân sách năm trước và năm sau:

1/ Chuẩn bị kinh phí chi tiêu cho đầu năm sau: ngay từ đầu tháng 12 năm trước các Bộ, các ngành, các Sở chủ quản có trách nhiệm lập kế hoạch thu, chi quý I năm sau và làm việc với cơ quan tài chính, ngân hàng Nhà nước đồng cấp để kịp thông báo, phân phối hạn mức hoặc chuyển kinh phí bằng lệnh chi tiền cho đơn vị trực thuộc có kinh phí chi tiêu ngay từ đầu năm sau.

2/ Thuế nông nghiệp vụ đông thu trước cho năm sau: riêng năm 1988, cơ quan tài chính  - ngân hàng Nhà nước các cấp đều ghi thu ngoài ngân sách. Đến 1/1/1989 chuyển vào thu trong ngân sách thuộc niên độ ngân sách năm 1989 và phân chia số thu giữa các cấp ngân sách (Trung ương, tỉnh, huyện, xã) theo quy định tại quyết định số 141/HĐBT ngày 6/9/1988 của Hội đồng Bộ trưởng và theo tinh thần thông tư hướng dẫn số 46 TC/NSNN ngày 28/10/1988 của Bộ Tài chính. Từ năm 1989 trở đi, các khoản thu thuế nông nghiệp nộp năm nào ghi thu vào niên độ ngân sách năm đó. Số thu này sẽ nằm trong số dư ngân sách cuối năm để dùng cho việc chi tiêu ngay từ đầu năm sau; vì vậy các địa phương cần kế hoạch hoá việc chi tiêu cho đúng mục đích.

3/ Vốn đầu tư XDCB tập trung năm 1987, (ngoài kế hoạch) do ngân sách Trung ương chuyển về tài khoản kinh phí uỷ quyền trong năm 1988, các địa phương quyết toán thu, chi vào niên độ ngân sách năm 1988; nhưng phải ghi chú riêng tổng số vốn ngoài kế hoạch này và có phân tích đầy đủ chương, loại, khoản, hạng, mục theo mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành. (Bản ghi chú này kèm theo quyết toán thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn toàn tỉnh).

4/ Số vốn đầu tư XDCB do địa phương vay NHNN chỉ được phép quyết toán chi trong niên độ ngân sách 1988 nếu địa phương đã thanh toán vốn này với NHNN trong năm 1988.

5/ Số thu thuế nông nghiệp vụ chiêm xuân và hè thu đã nhập kho năm 1988 nhưng ngành lương thực chưa thanh toán với ngân sách thì không ghi thu khống cho niên độ ngân sách năm 1988; sang năm 1989, ngành lương thực thanh toán với ngân sách thì địa phương ghi vào thu ngân sách niên độ 1989.

6/ Các khoản kinh phí uỷ quyền thuộc niên độ ngân sách 1988 như vốn XDCB tập trung, trợ cấp khó khăn, bù giá 6 mặt hàng định lượng, trả nợ dân, sửa chữa các di tích lịch sử... Ngân sách Trung ương chuyển về cho địa phương quá muộn (từ 15/12 đến 31/12/1988) đều được phép chuyển sang năm sau để tiếp tục chi tiêu vào những mục đích trên.

III. Thời hạn khoá sổ, điện báo:

1/ Việc khoá sổ thu, chi ngân sách Nhà nước cuối năm tại các cơ quan Ngân hàng thống nhất tiến hành vào cuối ngày 31/12 hàng năm.

2/ Việc điện báo kết quả thu, chi, tồn quỹ ngân sách các cấp đến cuối ngày 31/12 thực hiện như sau:

- Ngân hàng chuyên doanh quận, huyện, thị xã điện về NHNN hoặc NH chuyên doanh tỉnh, thành phố vào nagỳ 2/1 năm sau.

- NHNN và NHCD tỉnh, thành phố điện về NHNN Trung ương (Vụ quỹ NSNN) trong ngày 5/1 năm sau.

Sau khi NH các cấp điện báo về NH cấp trên phải gửi bản sao điện báo đó cho cơ quan tài chính đồng cấp (chú ý, tính toán chính xác sẽ tồn quỹ của cấp ngân sách do mình quản lý).

3/ Nội dung điện báo:

- Thu ngân sách huyện, chi ngân sách huyện, tồn quỹ ngân sách huyện.

- Thu ngân sách tỉnh, chi ngân sách tỉnh.

 - Thu ngân sách trung ương, chi ngân sách trung ương.

Riêng NHNN tỉnh, thành phố điện thêm chỉ tiêu tồn quỹ ngân sách tỉnh, thành phố, NHNN Trung ương bổ sung thêm chỉ tiêu tồn quỹ ngân sách Trung ương.

B - QUYẾT TOÁN THU CHI NGÂN SÁCH:

I. Thời gian chỉnh lý quyết toán: được quy định ở mỗi cấp ngân sách như sau:

- Hết tháng 1 năm sau đối với ngân sách huyện.

- Hết tháng 2 năm sau đối với ngân sách tỉnh.

- Hết tháng 3 năm sau đối với ngân sách Trung ương.

Trong thời gian chỉnh lý quyết toán mỗi cấp ngân sách cần:

1/ Tiếp tục điều chỉnh số thu chi ngân sách theo đúng tỷ lệ điều tiết quy định giữa cấp ngân sách và ghi theo đúng chương, loại, khoản, hạng, mục của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

Từ 1/7/1988 khoản thu thuế công thương nghiệp và thuế nông nghiệp, các địa phương phải thực hiện theo tinh thần thông tư số 46 TC/NSNN ngày 28/10/1988 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành quyết định số 141 - HĐBT ngày 6/9/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa dodỏi tỷ lệ điều tiết 1 số khoản thu về thuế cho ngân sách địa phương.

Các tỉnh, thành phố vay của ngân sách trung ương, nếu tồn quỹ ngân sách không đủ trả ngân sách trung ương thì phải làm việc cụ thể với Bộ Tài chính để giải quyết.

2/ Đôn đốc nộp hết các khoản kinh phí thừa vào ngân sách, đảm bảo số kinh phí đã cấp là số đã thực chi và sẽ tổng hợp vào quyết toán năm. Nguồn kinh phí thừa này nếu bằng tiền mặt còn gửi ở quỹ đơn vị làm thủ tục nộp hết vào ngân sách, nếu bằng hiện vật để ở kho thì hoặc là lấy kinh phí năm sau hoàn lại kinh phí năm trước và nộp giảm cấp phát kinh phí năm trước hoặc là trừ vào kinh phí năm sau:

3/ Thanh toán hết các khoản tạm ứng, cho vay, đi vay các khoản phải thu, phải trả của các đơn vị và của các cấp ngân sách.

II. Đối chiếu số liệu:  Để đảm bảo số liệu quyết toán được chính xác, Liên Bộ quy định việc đối chiếu số liệu như sau:

- Trong nội bộ từng cơ quan (Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, đơn vị dự toán) đối chiếu giữa hạch toán chi tiết và hạch toán tổng hợp, giữa số liệu của phòng kế toán với sổ sách của các phòng có liên quan.

- Đơn vị dự toán với cơ quan tài chính và Ngân hàng Nhà nước nơi giao dịch đối chiếu số thực thụ, thực nộp, số cấp phát, số kinh phí thừa đã nộp và chưa nộp, số tạm ứng, cho vay, đi vay; phải có xác nhận của Ngân hàng Nhà nước trước khi khoá sổ làm quyết toán năm.

- Cơ quan tài chính với Ngân hàng đầu tư và xây dựng đối chiếu số tiền vốn ngân sách đã cấp phát và tạm ứng, số tiền vốn Ngân hàng đầu tư và xây dựng đã cấp phát và thanh toán, giải quyết số vốn ngân sách cấp thừa hoặc thiếu.

- Cơ quan  tài chính với ngân hàng Nhà nước đối chiếu về:

+ Số thu chi ngân sách (Năm trước chuyển sang, trong năm, thu chi trước cho năm sau).

+ Số thu chi điều chỉnh đối với ngân sách cấp trên và cấp dưới (trợ cấp hoặc nộp lên ngân sách cấp trên).

+ Số thu trong và ngoài ngân sách.

+ Số đi vay, đã trả; cho vay hạc tạm ứng, đã thu hồi; số cấp phát và nộp giảm cấp phát.

+ Số kinh phó uỷ quyền: đã nhận, đã cấp, còn lại.

+ Tồn quỹ ngân sách, số bội thu hoặc bội chi, phân tích số kết dư và quỹ dự trữ tài chính địa phương.

- Giữa Sở Tài chính với Bộ Tài chính; Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố với Ngân hàng Nhà nước trung ương đối chiều về:

+ Số thu chi điều chỉnh giữa các cấp ngân sách (chương 99, loại 14, khoản 01, hạng 2, mục 48, 49).

+ Số thu chi ngoài ngân sách: đi vay, cho vay, tạm ứng và thanh toán giữa các cấp ngân sách.

+ Số kết dư năm trước ghi thu vào năm nay (chương 99, loại 14, khoản 01, hạng 3, mục 47) và số kết dư năm nay.

+ Quỹ dự trữ tài chính đã trích lập.

III. Biểu số liệu quyết toán thu, chi:

- Các đơn vị dự toán: Biểu quyết toán phải đầy đủ theo chương, loại, khoản, hạng, mục của mục lục ngân sách Nhà nước hiện hành.

- Cơ quan Ngân hàng Nhà nước các cấp: Biểu quyết toán thu theo chương và tất cả các mục phát sinh, biểu quyết toán chi theo chương và các nhóm mục.

- Kèm theo các biểu quyết toán trên là báo cáo thống kê cả năm theo loại, khoản, hạng của mục lục Ngân sách Nhà nước. Riêng Ngân hàng đầu tư và xây dựng phải quyết toán theo chương, loại, khoản, hạng, mục của mục lục ngân sách Nhà nước.

- Cơ quan Tài chính các cấp: quyết toán theo chương loại, khoản, hạng, mục; chia theo 2 hệ thống biểu khác nhau: theo ngành kinh tế quốc dân (loại, khoản, hạng, mục) và theo nganh chủ quản (chương, mục); ngoài ra phải có bảng cân đối tài khoản sau thời gian chỉnh lý quyết toán và nhất thiết phải có bản thuyết minh quyết toán bằng lời văn giải thích rõ số quyết toán so với số kế hoạch, nguyên nhân đạt hay không đạt kế hoạch tác động của các yếu tố  ảnh hưởng đến các hoạt động thu, chi ngân sách...

- Các loại báo cáo hàng năm của các cơ quan tài chính và ngân hàng gửi lên cấp trên đều phải có ký xác nhận cuả 2 ngành đảm bảo số liệu khớp đúng, nếu chênh lệch phải được thuyết minh đầy đủ.

IV. Thời hạn gửi tổng quyết toán:

- Các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách quận, huyện gửi quyết toán của mình đến Phòng tài chính quận, huyện trước ngày 31 tháng 1 năm sau.

- Các đơn vị thuộc ngân sách tỉnh, thành phố (ngân sách các quận, huyện, các đơn vị dự toán cấp I thuộc ngân sách tỉnh, thành phố) gửi quyết toán của mình đến Sở Tài chính trước ngày 28 tháng 2 năm sau.

- Các đơn vị thuộc ngân sách Trung ương (gồm các đơn vị dự toán cấp I của ngân sách Trung ương và ngân sách các tỉnh, thành phố) gửi quyết toán của mình đến Bộ Tài chính trước ngày 31 tháng 3 năm sau,.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Các cơ quan tài chính, Ngân hàng Nhà nước các cấp, các đơn vị dự toán, ngân hàng đầu tư và xây dựng các cấp cần có kế hoạch chuẩn bị thật chu đáo, bồi dưỡng huấn luyện do đơn vị cơ sở để việc khoá sổ và quyết toán thu, chi ngân sách cuối năm được nhanh gọn chính xác.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc gì đề nghị phản ánh để Liên Bộ bàn bạc giải quyết./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1505122149794_107787497696_54 TT.LB.doc
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 24/12/1988
Hướng dẫn việc khoá sổ thu chi ngân sách cuối năm và quyết toán ngân sách Nhà nước năm 1988
Số kí hiệu 54 TT/LB Ngày ban hành 24/12/1988
Loại văn bản Thông tư liên tịch Ngày có hiệu lực 24/12/1988
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Ngân hàng nhà nước Phó Thống đốc Nguyễn Văn Đạm Bộ Tài chính Thứ trưởng Chu Tam Thức
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

24/12/1988

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư liên tịch 54 TT/LB

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
24/12/1988 Văn bản được ban hành 54 TT/LB
24/12/1988 Văn bản có hiệu lực 54 TT/LB
01/07/2000 Văn bản hết hiệu lực 54 TT/LB
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh