Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 19/05/1986

 

 

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 67-NH/QĐ NGÀY 19-5-1986

BAN HÀNH THỂ LỆ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁ THỂ VÀ TƯ NHÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ.

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 35-CP ngày 9-2-1981 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Bộ trưởng và chức năng của Bộ trong một số lĩnh vực quản lý Nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 31-HĐBT ngày 28-3-1986 của Hội đồng Bộ trưởng về những chủ trương, biện pháp cấp bách để triển khai Nghị quyết số 31- NQ/ TƯ ngày 24-2-1986 của Bộ Chính trị.

Nhằm đẩy mạnh huy động vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm, mở rộng cho vay phát triển sản xuất, lưu thông và giải quyết khó khăn trong đời sống nhân dân,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. - Ban hành kèm theo quyết định này Thể lệ tín dụng đối với cá thể và tư nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Điều 2. - Thể lệ này có hiệu lực thi hành từ ngày ký, thay thế các thể lệ, biện pháp cho vay đối với cá thể, tư nhân đã ban hành từ trước.

Điều 3. - Đồng chí Giám đốc Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa Trung ương có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thi hành.

Điều 4. - Các đồng chí Chánh Văn phòng, Giám đốc Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa Trung ương, Giám đốc các Ngân hàng chuyên nghiệp Trung ương, Vụ trưởng các Vụ ở Ngân hàng Trung ương, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước và Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

THỂ LỆ

TÍN DỤNG

ĐỐI VỚI CÁ THỂ VÀ TƯ NHÂN SẢN XUẤT, KINH DOANH, DỊCH VỤ.

(ban hành kèm theo quyết định số 67-NH/QĐ ngày 19-5-1986

của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam).

Điều 1. - Phạm vi áp dụng:

Thể lệ này áp dụng trong quan hệ tín dụng giữa Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa, hợp tác xã tín dụng với cá thể và tư nhân sản xuất, kinh doanh dịch vụ bao gồm cán bộ, công nhân viên chức Nhà nước (kể cả cán bộ đã nghỉ hưu), xã viên các hợp tác xã và tập đoàn sản xuất, các tổ chức hợp tác, các hộ tư nhân và cá thể sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh dịch vụ.

Điều 2. - Mục đích:

Nhằm đẩy mạnh huy động vốn và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm trong nhân dân, trên cơ sở bảo đảm cân đối vốn và không bị lỗ. Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa và hợp tác xã tín dụng mở rộng cho vay phát triển kinh tế gia đình, giải quyết khó khăn trong đời sống, mua vật tư, nguyên liệu để sản xuất, kinh doanh, khai thác tiềm năng về lao động, đất đai, sản xuất ra của cải góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, đấu tranh chống nạn cho vay nặng lãi.

Điều 3. - Người vay vốn phải tôn trọng nguyên tắc:

Sử dụng vốn vay đúng mục đích ghi trong đơn xin vay, có hiệu quả kinh tế, trả nợ đúng hạn; và phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Người vay phải có hộ khẩu thường trú tại nơi đơn vị cho vay.

2. Có khả năng sản xuất và kỹ thuật sản xuất, làm các nghề hợp pháp; riêng (hộ, tổ chức) tư nhân sản xuất, kinh doanh phải có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

3. Người vay phải có một phần vốn tự có tuỳ theo từng đối tượng vay vốn.

Điều 4. - Vốn cho vay phân biệt vốn cho vay ngắn hạn và cho vay dài hạn.

- Đối tượng cho vay ngắn hạn, bao gồm:

- Nguyên, nhiên, vật liệu để sản xuất, kinh doanh;

- Cây giống, con giống, phân bón và thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi;

- Công cụ lao động, phương tiện sản xuất nhỏ;

- Các chi phí khác trong sản xuất, kinh doanh;

- Cho vay sinh hoạt, giải quyết khó khăn đời sống.

2. Đối tượng cho vay dài hạn, bao gồm:

- Chi phí làm mới, cải tạo nhà xưởng sản xuất chuồng trại chăn nuôi, cải tạo và xây dựng đồng ruộng, vườn, ao;

- Mua sắm công cụ, máy móc loại nhỏ và phương tiện vận tải thủ công (bao gồm cả công cụ và phương tiện đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản);

- Giống gia súc cơ bản, giống và chi phí trồng cây công nghiệp, cây ăn quả dài ngày;

- Các chi phí mua sắm, xây dựng cần thiết khác trực tiếp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh thuộc vốn cố định;

- Mua sắm, sửa chữa các phương tiện, tài sản phục vụ công tác và đời sống như xe đạp, thuyền xuồng, nhà ở, đồ dùng gia đình cần thiết (đối với cán bộ, công nhân viên).

Điều 5. - Người vay phải có ít nhất 20% vốn tự có tham gia vốn lưu động và 30% vốn tự có tham gia vốn cố định, thể hiện bằng tiền mặt, số dư trên sổ tiết kiệm tài khoản tiền gửi, hoặc thể hiện bằng nguyên, nghiên liệu, hàng hoá.

Cho vay ngắn hạn để giải quyết khó khăn đời sống không yêu cầu có vốn tự có.

Mức cho vay bằng tổng số vốn cần thiết cho sản xuất, kinh doanh, xây dựng, mua sắm, trừ đi vốn tự có và giá trị vật tư, tiền vốn nhận ứng trước của Nhà nước hoặc các tổ chức kinh tế, xã hội.

Điều 6. - Thời hạn cho vay cụ thể được ấn định căn cứ vào thời hạn thực hiện của một chu kỳ sản xuất kinh doanh, nhưng tối đa không quá 12 tháng đối với cho vay ngắn hạn và 36 tháng đối với cho vay dài hạn. Riêng thời hạn cho vay xây dựng nhà ở tới 5 đến 10 năm.

Điều 7. - Lãi suất cho vay do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu quy định cụ thể trong phạm vi khung lãi suất được Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.

Điều 8. - Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa và hợp tác xã tín dụng cho các đối tượng vay vốn theo tài khoản cho vay thông thường. Mỗi lần vay, người vay gửi tới đơn vị cho vay 1 đơn xin vay (theo mẫu quy định) được thủ trưởng cơ quan, đơn vị (đối với cán bộ, công nhân viên chức), chủ nhiệm hợp tác xã (đối với xã viên hợp tác xã), Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân phường, xã nơi cư trú (đối với cá thể, tư nhân) chứng nhận kèm theo giấy phép sản xuất, kinh doanh (nếu là tổ chức hoặc tư nhân sản xuất, kinh doanh dịch vụ).

Điều 9. - Nhận đơn xin vay kiêm khế ước nhận nợ, trong phạm vi 6 ngày làm việc, Quỹ tiết kiệm hoặc hợp tác xã tín dụng phải kiểm tra xem xét, tính toán cho vay (mức cho vay, kỳ hạn trả nơ, thời hạn trả hết nợ và làm các thủ tục phát tiền vay) và thông báo cho người vay biết về quyết định cho vay hoặc từ chối cho vay.

Tiền vay được phát 1 lần hoặc nhiều lần theo nhu cầu của đối tượng cho vay, bằng tiền mặt cho người vay hoặc bằng chuyển khoản cho đơn vị cung cấp vật tư hàng hoá. Mỗi lần nhận tiền vay, người vay phải ký khế ước nhận nợ.

Điều 10. - Thời hạn nợ quy định cho từng món vay trong phạm vi thời hạn tối đa quy định tại điều 6. Thu nợ khi người vay có thu nhập về bán sản phẩm, hoặc người vay cam kết trả nợ hàng tháng bằng nguồn thu nhập khác.

Những món vay khi đến hạn, không có lý do chính đáng, người vay chưa trả được nợ, thì chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng mức lãi suất bằng 200% mức lãi suất bình thường trên số tiền nợ quá hạn.

Trường hợp gặp khó khăn trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm vì thiên tai, dịch bệnh... v.v... người vay không có khả năng trả nợ đúng hạn thì phải làm đơn xin gia hạn nợ, có xác nhận của cơ quan, đơn vị hoặc Uỷ ban nhân dân địa phương nơi cư trú.

Giám đốc Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa quận, huyện, thị xã, tập thể ban thường trực hợp tác xã tín dụng được quyền kéo dài thêm hạn nợ, nhưng tối đa không quá 6 tháng đối với một món vay ngắn hạn, và 12 tháng đối với vay dài hạn.

Trong thời gian được gia thêm hạn nợ, không phải chịu lãi suất nợ quá hạn.

Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa và hợp tác xã tín dụng không cho vay món mới đối với người đang có nợ quá hạn.

Điều 11. - Quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa và hợp tác xã tín dụng phải thường xuyên kiểm tra tình hình và kết quả sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ đúng hạn. Nếu người vay sử dụng vốn vay sai mục đích, cần có biện pháp thu hồi vốn về trước hạn. Người vay có khả năng nhưng không trả nợ đúng hạn, phải lập biên bản đề nghị cơ quan, đơn vị hoặc Uỷ ban nhân dân phường, xã xử lý; trường hợp cần thiết, có thể khởi tố trước pháp luật.

 

Tải file đính kèm
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 19/05/1986
Ban hành Thể lệ tín dụng đối với cá thể và tư nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (kèm theo Thể lệ tín dụng đối với cá thể và tư nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ)
Số kí hiệu 67/NH-QĐ Ngày ban hành 19/05/1986
Loại văn bản Quyết định Ngày có hiệu lực 19/05/1986
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Ngân hàng nhà nước Chưa xác định Nguyễn văn Chuẩn
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

19/05/1986

Lịch sử hiệu lực:

Quyết định 67/NH-QĐ

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
19/05/1986 Văn bản được ban hành 67/NH-QĐ
19/05/1986 Văn bản có hiệu lực 67/NH-QĐ
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh