Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 10/04/1992

 

 

 

 

 

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH

Hướng dẫn thực hiện về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch biên giới

Thi hành Quyết định số 115/HĐBT ngày 9-4-1992 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch biên giới, căn cứ Nghị định 110/HĐBT ngày 31-3-1992 quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của Hội đồng bộ trưởng, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch biên giới như sau:

 

I. ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ VÀ ĐỐI TƯỢNG NỘP THUẾ

1. Đối tượng chịu thuế:

Tất cả hàng hoá được phép xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới phù hợp với các quy định của Hội đồng bộ trưởng về xuất, nhập khẩu tiểu ngạch ở từng vùng biên giới đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch biên giới.

Hàng là quà biếu, quà tặng, hàng có tính chất thăm nhân thân của đồng bào dân tộc biên giới vượt quá tiêu chuẩn định mức miễn thuế do Tổng cục Hải quan quy định, đều là đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch biên giới.

2- Đối tượng nộp thuế:

Cư dân tại khu vực biên giới mua bán hàng hoá qua biên giới, các doanh nghiệp nhỏ tham gia xuất nhập khẩu các mặt hàng như quy định tại điểm 1, Điều 1 quyết định 115/HĐBT ngày 9-4-1992 của Hội đồng bộ trưởng đều là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch biên giới.

 

II. BIỂU THUẾ

1. Đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch có trong danh mục biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu chính ngạch thì áp dụng thuế suất trong biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu quy định kèm theo Nghị định 110-HĐBT ngày 31-3-1992 của hội đồng bộ trưởng (xem biểu thuế một số mặt hàng chính được trích từ biểu thuế xuất nhập khẩu chính ngạch kèm theo Thông tư này).

Riêng các mặt hàng xuất, nhập khẩu tiểu ngạch có trong danh mục biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chính ngạch có thuế suất dưới 5% thì áp dụng thống nhất 5%.

2. Các mặt hàng xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới không có trong danh mục biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu kèm theo Nghị định 110-HĐBT thì áp dụng thuế suất thống nhất 5%.

 

III. GIÁ TÍNH THUẾ, TỶ GIÁ TÍNH THUẾ VÀ CÁCH TÍNH THUẾ

1. Giá tính thuế:

a) Về nguyên tắc, giá tính thuê là giá theo hợp đồng. Tuy nhiên chỉ thực hiện được khi hợp đồng này có đầy đủ tính chất pháp lý như quy định tại Pháp lệnh hợp đồng Kinh tế ký ngày 29-9-1989 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16-1-1990 của Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng Kinh tế.

b) Trường hợp giá trên hợp đồng thấp hơn bảng giá tối thiểu hoặc hợp đồng không đủ tính chất pháp lý và tất cả các trường hợp mua bán trao đổi không có hợp đồng thì giá tính thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch là giá trong bảng giá tối thiểu do Bộ Tài chính quy định (xem bảng giá một số mặt hàng chính được trích từ hàng giá tối thiếu do Bộ Tài chính quy định tại Quyết định số ... TC/TCT ngày... năm 1992).

c) Đối với những mặt hàng không có trong bảng giá tối thiếu do Bộ Tài chính quy định căn cứ vào nguyên tắc xác định giá quy định tại Quyết định số... TC/TCT ngày... tháng... năm 1992. Cục thuế phối hợp với hải quan tỉnh xây dựng mức giá tối thiểu áp dụng cho việc tính và thu thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch ở địa phương mình.

2. Tỷ giá tính thuế:

Tỷ giá tính thuế là tỷ giá được quy định trên cơ sở tỷ giá mua vào giữa đồng tiền Việt Nam với tiền nước ngoài do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố.

3. Cách tính thuế:

- Căn cứ vào số lượng hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới đã được hải quan kiểm hoá xác nhận trên tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch.

- Căn cứ vào thuế suất tại biểu thuế.

- Căn cứ vào giá tính thuế và tỷ giá tính thuế để xác định số thuế phải nộp theo công thức sau:

Số lượng Giá tính thuế Tỷ giá Thuế

Số thuế = hàng hoá thực x (bằng ngoại x tính thuế x suất

phải nộp xuất khẩu tệ)

(nhập khẩu)

 

IV. CHẾ ĐỘ NỘP THUẾ

1. Thời gian nộp thuế: Tất cả hàng hoá được phép xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới đều phải nộp thuế ngay tại cửa khẩu, trước khi mang hàng qua biên giới theo đúng quy định tại Điều 5 Quyết định 115-HĐBT ngày 9-4-1992 của Hội đồng bộ trưởng.

2. Biên lai nộp thuế: Khi thu thuế, cơ quan thuế phải viết biên lai. Biên lai thu thuế tiểu ngạch biên giới được lập 4 liên (theo mẫu đính kèm).

- 1 liên lưu kèm tờ khai tại cơ quan thu thuế

- 1 liên lưu tại cuống biên lai.

- 2 liên giao cho người nộp thuế. Trong đó 1 liên để người nhập khẩu mang hàng trên đường hoặc lưu hàng tại kho, liên còn lại giao cho người mua lại số hàng hoá đã được nhập khẩu để họ sử dụng trong quá trình vận chuyển hàng hoá đã nộp thuế.

Riêng đối với hàng xuất khẩu tiểu ngạch thì người nộp thuế chỉ được cấp một liên.

Biên lai thu thuế được phát hành theo mẫu thống nhất (có mẫu đính kèm) do Bộ Tài chính phát hành. Đối với một số địa phương có nguồn thu lớn như: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bộ Tài chính uỷ quyền cho Cục thuế tỉnh tổ chức việc in ấn biên lai thu thuế và tờ khai hàng hoá xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới theo mẫu quy định để tổ chức việc thu thuế được kịp thời.

Trong khi chưa in kịp biên lai theo mẫu mới, các địa phương được tạm thời sử dụng biên lai thu tiền mẫu 01 T11AA/91 và phải đóng thêm dấu "tiểu ngạch biên giới" để thu thuế và vận chuyển hàng hoá đã nộp thuế.

Số tiền thuế thu được cuối mỗi ngày, tổ chức thu thuế phải nộp toàn bộ số thuế thực thu trong ngày vào kho bạc. Đối với một số cửa khẩu có số thu lớn, các địa phương có thể bố trí để kho bạc cử cán bộ trực tiếp thu tiền thuế tại cửa khẩu sau khi cơ quan thuế viết biên lai thu thuế.

 

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Tổ chức các lực lượng phối hợp:

Trên cơ sở quy định tại Điều 8 của Quyết định số 115-HĐBT ngày 09 tháng 4 năm 1992 của Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có biên giới trong việc tổ chức lực lượng phối hợp thu thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới cần bổ sung thêm lực lượng công an và bộ đội biên phòng tại các trạm thu thuế ở cửa khẩu.

2. Xây dựng quy chế tổ chức thu thuế:

Để việc tổ chức thu thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới được thống nhất giữa các lực lượng phối hợp, Uỷ ban nhân dân các tỉnh nghiên cứu ban hành quy chế tổ chức quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới ở địa phương mình, trong đó phân định rõ chức năng nhiệm vụ, và quyền hạn của từng lực lượng phối hợp theo các nguyên tắc sau đây:

- Bộ đội biên phòng: có trách nhiệm quản lý và làm thủ tục xuất nhập cảnh cho người qua lại biên giới theo đúng các quy định của Nhà nước.

- Hải quan: Có trách nhiệm phát tờ khai kê khai hàng hoá kiểm soát, kiểm hoá hàng hoá xuất nhập khẩu và xác nhận vào tờ khai của chủ hàng qua lại biên giới.

- Cơ quan thuế: Căn cứ kết quả kiểm hoá của hải quan để có trách nhiệm viết biên lai thu thuế theo đúng số lượng hàng hoá, giá tính thuế và thuế suất quy định.

- Công an: Có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn ở khu vực cửa khẩu.

3. Việc thu thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch cần được xây dựng và quy định theo một trình tự khoa học, bảo đảm thuận tiện an toàn trật tự cho chủ hàng, đồng thời bảo đảm sự phối hợp thống nhất giữa các lực lượng trong quá trình thu thuế.

 

VI. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO

1- Lập bảng kê chi tiết hàng ngày: Cuối mỗi ngày tổ chức thu thuế phải lập bàng kê chi tiết số thu thuế thu trong ngày (theo mẫu đính kèm).

Trên cơ sở các bảng kê chi tiết số thu hàng ngày, các trạm thu thuế có trách nhiệm lập báo cáo kết quả thu thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới theo từng tháng, quý, năm. Báo cáo gửi về Cục thuế và hải quan tỉnh.

2. Lập báo cáo hàng tháng, quý: hàng tháng, quý cục thuế, hải quan tỉnh có trách nhiệm tổng hợp, lập báo cáo gửi cho Tổng cục Thuế, Tổng cục hải quan và Uỷ ban nhân dân tỉnh về toàn bộ tình hình và kết quả thu thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch biên giới trên địa bàn địa phương, theo các nội dung chủ yếu sau:

- Số lượng từng loại hàng xuất khẩu, nhập khẩu.

- Tỷ trọng hàng xuất khẩu so với hàng nhập khẩu.

- Số lượt người tham gia xuất nhập khẩu.

- Số thuế thực thu.

- Tình hình thu thuế ở từng cửa khẩu.

- Những vấn đề tồn tại cần kiến nghị xử lý.

3. Thời hạn gửi báo cáo:

- Báo cáo tháng, gửi trước ngày 10 của tháng sau.

- Báo cáo quý, gửi trước ngày 15 của tháng đầu quý tiếp theo.

 

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Bộ Tài chính giao cho Tổng cục thuế theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thu thuế xuất nhập khẩu, tiểu ngạch biên giới theo đúng Quyết định 115/HĐBT và Thông tư này.

Những văn bản hướng dẫn trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

 

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Tổng cục thuế Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:

Ngày:

Hồi... giờ...

Nơi đăng ký:

TỜ KHAI HÀNG HOÁ XUẤT (NHẬP) TIỂU NGẠCH BIÊN GIỚI

Họ và tên chủ hàng:.............................................

Địa chỉ thường trú:.............................................

Giấy chứng minh thư số.... ngày.... tháng...... năm 199.........

Hàng nhập từ:........................ đến cửa khẩu..............

Lô hàng gồm:................ kiện trọng lượng ................

Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch số:..............


Số thứ

Tên hàng (ghi rõ tên hàng, số hiệu ký mã

Phần chủ hàng kê khai

Kết quả kiểm hóa của Hải quan

tự

hiệu từng loại hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá nhập

Số lượng

Giá tối thiểu

Tổng giá trị

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

 

 

 

 

 

 

 

 

Số hàng không được phép xuất nhập khẩu tiểu ngạch, số hàng không khai báo đã lập biên bản số ... ngày ... tháng... năm 199..

Ngày... tháng.... năm 199 Xác nhận kiểm hoá hải quan

Người khai (Ký tên, đóng dấu)

 

BỘ TÀI CHÍNH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TỔNG CỤC THUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN LAI THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH BIÊN GIỚI

Người nộp thuế:.................. Số CMT:.....................

Nơi ở, số nhà:...................... phố (xóm):................

Phường (xã):..................... huyện:.......................

Tỉnh:..........................................................

Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch số:.............

Nơi viết biên lai:.............................................

Mặt hàng

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá tính thuế

Tổng giá trị tính thuế

Thuế suất

Tổng số tiền thuế

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

Tổng số tiền thuế (bằng chữ)..................................

ngày...tháng.... năm 199...

Người thu tiền Người viết biên lai

(Ký tên đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)

 

TRẠM THU THUẾ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

.............. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

THỐNG KẾ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH

Ngày... tháng..... năm 199...

 

Thống kê tờ khai
và số thuế phải nộp

Phần thông kế các mặt hàng

Số TT

Tờ khai số

Tổng trị giá tính thuế

Tổng số thuế phải thu

Số TT

Loại hàng hóa

Đơn vị tính

Số lượng

Đơn giá tính thuế

Thuế suất

Tổng số thuế phải thu

I

Xuất khẩu

Cộng

 

 

I

Hàng xuất khẩu

 

 

 

Cộng XK

 

II

Nhập khẩu

Cộng

 

 

II

Hàng nhập khẩu

 

 

 

Cộng NK

 

 

Tổng cộng:

 

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng

 

Tổng số tiền bằng chữ..........................................

Cán bộ hải quan Người lập Trạm trưởng

(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)

 

Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 10/04/1992
Hướng dẫn thực hiện về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu tiểu ngạch biên giới
Số kí hiệu 09-TC/TCT Ngày ban hành 10/04/1992
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 10/04/1992
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực Kinh tế, Xã hội
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Bộ Trưởng Phan Văn Dĩnh
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

10/04/1992

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 09-TC/TCT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
10/04/1992 Văn bản được ban hành 09-TC/TCT
10/04/1992 Văn bản có hiệu lực 09-TC/TCT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh