Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 26/09/1990

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế nông nghiệp theo Quyết định số 72/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi.

_______________________________

 Căn cứ pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế nông nghiệp ngày 30/1/1989 của Hội đồng Nhà nước và Nghị định số 52-HĐBT ngày 27/5/1989 của Hội đồng Bộ trưởng;

Thi hành Quyết định số 72/HĐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng;

Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung trong chính sách thuế nông nghiệp cho phù hợp với các tỉnh miền núi như sau:

1) Những diện tích vườn rừng, trại rừng, vườn cây nông nghiệp, cây ăn quả, lương thực, thực phẩm, dược liệu, nông lâm kết hợp... do Nhà nước bỏ vốn đầu tư và các đơn vị quốc doanh, cơ quan quản lý sử dụng, nay thực hiện giao khoán, đấu thầu cho các tổ chức tập thể, cá nhân sản xuất kinh doanh theo điều 2 quyết định số 72 /HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng thì thuế nông nghiệp được thực hiện:

- Đối với vườn rừng, trại rừng do đơn vị quốc doanh quản lý mà thực hiện giao khoán, đấu thầu cho các tổ chức tập thể, cá nhân: nếu không phải nộp tiền nuôi rừng thì phải tính thuế nông nghiệp trên diện tích đất giao khoán, đấu thầu cho tổ chức tập thể, cá nhân theo điều 9 (mới). Pháp lệnh thuế nông nghiệp của Hội đồng Nhà nước.

- Đối với đất trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả và cây lương thực, thực phẩm, dược liệu, cây nông lâm kết hợp của các đơn vị quốc doanh, cơ quan thì phải kiểm kê diện tích, xác định sản lượng, hạng đất để giao đầy đủ số thuế nông nghiệp phải nộp trên diện tích giao khoán, đấu thầu cho các tổ chức tập thể, cá nhân đúng chính sách qui định.

2) Để khuyến khích nhân dân miền núi thực hiện luân canh, thâm canh, tăng vụ ổn định sản xuất trên nương rẫy, hạn chế đốt phá rừng làm nương rẫy mới, khi tính năng suất trung bình để xếp hạng đất tính thuế nông nghiệp đối với nương rẫy trồng cây hàng năm, thì chỉ tính sản lượng của một vụ chính.

3) Các trường hợp thay đổi phương hướng sản xuất được cấp có thẩm quyền xét duyệt, quyết định, chuyển đất trồng cây lương thực đạt năng suất thấp, khồng ổn định sang sản xuất kinh doanh các cây trồng khác để đạt hiệu quả cao hơn về các mặt kinh tế và xã hội mà lúc đầu thu nhập của các tổ chức, cá nhân bị giảm sút rất nhiều so với trước thì được xét giảm hoặc miễn thuế nông nghiệp theo điều 15, điểm b, chương II Pháp lệnh thuế nông nghiệp của Hội đồng Nhà nước và điểm b, điều 8, Nghị định số 52-HĐBT ngày 27/5/1989 của Hội đồng Bộ trưởng.

4) Đối với những nơi nhân dân mới chuyển sang định canh, định cư đời sống chưa ổn định, sản xuất còn nhiều khó khăn, đồng bào sống ở vùng cao, biên giới di cư do chiến tranh nay trở về quê cũ làm ăn, thì ủy ban Nhân dân tỉnh xét, quyết định  thời hạn được giảm, miễn thuế nông nghiệp theo điều 4, điều 5 và điều 16 (mới) Pháp lệnh thuế nông nghiệp của Hội đồng Nhà nước.

5) Các thành phần kinh tế đầu tư cải tạo các diện tích mặt nước sẵn có để nuôi trồng thủy sản được miến thuế như đất phục hoá; nếu diện tích hồ ao mới xây dựng để nuôi trồng thuỷ sản thì được miễn thuế như đất khai hoang, qui định tại điều 3 Pháp lệnh thuế nông nghiệp của Hội đồng Nhà nước.

6) Khi áp dụng rộng rãi cơ chế khoán hoặc đấu thầu theo nguyên tắc hộ xã viên là một đơn vị kinh tế tự chủ được Nhà nước giao đất, giao rừng quản lý để sản xuất kinh doanh là lâu dài thì việc tính thuế, lập sổ thuế được xác định theo từng hộ xã viên. Hộ xã viên có nghĩa vụ nộp thuế nông nghiệp đầy đủ đúng hạn, theo chính sách thuế nông nghiệp hiện hành.

7) Đối với ruộng bậc thang được miễn thuế nông nghiệp qui định ở Chỉ thị số 65/HĐBT ngày 12/6/1989 của Hội đồng Bộ trưởng và thông tư số 42 TC/CTN ngày 17/10/1989 của Bộ Tài chính, nay được qui định lại là: Những ruộng bậc thang ở sườn núi cao, có chiều rộng tới 1,5m, không dùng máy móc, trâu bò để làm đất được và hoàn toàn dựa vào nước tự nhiên để canh tác thì được miễn thuế nông nghiệp.

Các tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, rà soát diện tích tính thuế nông nghiệp ở địa phương, xác định cụ thể diện tích phải chịu thuế, diện tích được giảm, miễn thuế hoặc chưa đến thời hạn chịu thuế để tính thuế, lập sổ thuế trình cấp có thẩm quyền xét duyệt và thông báo kịp thời, đầy đủ cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế tổ, cá nhân đúng chính sách.

Thông tư này được thực hiện kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các địa phương phản ánh về Bộ Tài chính để kịp thời nghiên cứu giải quyết./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504670457183_107687700203_43 TC.KB.doc
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 26/09/1990
Hướng dẫn thực hiện chính sách thuế nông nghiệp theo Quyết định số 72/HÐBT ngày 13/3/1990 của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương chính sách cụ thể phát triển kinh tế - xã hội miền núi.
Số kí hiệu 43 TC/KB Ngày ban hành 26/09/1990
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 26/09/1990
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Phan Văn Dĩnh
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

26/09/1990

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 43 TC/KB

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
26/09/1990 Văn bản được ban hành 43 TC/KB
26/09/1990 Văn bản có hiệu lực 43 TC/KB
16/10/1999 Văn bản hết hiệu lực 43 TC/KB
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh