Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 20/10/1989

THÔNG TƯ

Hướng dẫn nghiệp vụ thu thuế doanh nghiệp và thuế lợi tức doanh nghiệp

______________________________

 Để đưa công tác quản lý thu thuế doanh nghiệp và thuế lợi tức doanh nghiệp vào nề nếp, đảm bảo thi hành đúng chính sách và nghiêm chỉnh chấp hành Pháp luật của Nhà nước và căn cứ vào các điều 6,7,8,30 và 42 của điều lệ thuế công thương nghiệp, điều 20 Nghị định số 53-HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1989 của HĐBT ; Bộ Tài chính hướng dẫn nghiệp vụ thu thuế doanh nghiệp và thuế lợi tức doanh nghiệp như sau:

1. Các đối tượng phải nộp thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức doanh nghiệp ghi tại điều 2, điều 11 của Điều lệ thuế công thương nghiệp bao gồm ; các tổ chức kinh tế tập thể xí nghiệp liên doanh, họ tiểu công nghiệp, hộ cá thể và tư doanh hoạt động trong các ngành sản xuất, vận tải xây dựng, phục vụ, lưu thông hàng hóa (dưới đây gọi chung là người nộp thuế) đều phải chấp hành đúng những quy định của Nhà nước về khai báo và nộp thuế theo hướng dẫn dưới đây:

a. Về khai báo kinh doanh

- Theo quy định tại điều 7 của Điều lệ thuế công thương nghiệp người nộp thuế có trách nhiệm khai báo bằng văn bản với cơ quan thuế huyện, quận, ít nhất là 10 ngày trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh, tạm ngừng hay là nghỉ hẳn sản xuất kinh doanh, hoặc có sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh (như thay đổi mặt hàng, quy mô phương thức kinh doanh ; di chuyển địa điểm kinh doanh ; thay đổi tổ chức và nhân sự như sát nhập, phân tán cơ sở sản xuất kinh doanh...).

Nội dung khai báo khi bắt đầu sản xuất kinh doanh có những điểm chủ yếu như: tên hiệu cơ sở ; hình thức tổ chức (hợp tác xã, tổ sản xuất, xí nghiệp tư nhân, xí nghiệp liên doanh, hộ cá thể...) ; tên chủ hộ hoặc đại diện cơ sở địa chỉ của cơ sở (nếu có nhiều địa điểm sản xuất kinh doanh cũng phải khai báo rõ: địa điểm chính, địa điểm phụ, nơi đặt cửa hàng, kho hàng)... ngành nghề, mặt hàng kinh doanh, phương thức kinh doanh (làm gia công hay tự sản tự tiêu, chuyên bán buôn hay bán lẻ) đã được cấp giấy phép kinh doanh hay chưa ?

Đối với trường hợp tạm ngừng nghỉ hẳn sản xuất kinh doanh hay là có sự thay đổi trong sản xuất kinh doanh đều phải khai báo cụ thể với cơ quan thuế lý do và nội dung cụ thể.

- Trường hợp ngừng sản xuất kinh doanh đột xuất (về mọi lý do) phải kịp thời báo cho cơ quan thuế biết và chịu trách nhiệm về nội dung đã khai báo.

- Người nộp thuế phải sao gửi đến cơ quan thuế các bản hợp đồng kinh tế đã ký kết (nếu có). Khi thay đổi nội dung trong từng hợp đồng kinh tế hoặc hủy bỏ, thanh lý hợp đồng kinh tế, đều phải thông báo kịp thời cho cơ quan thuế biết rõ lý do và những nội dung thay đổi.

b. Thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ

- Theo quy định tại điều 8, điều 30 của Điều lệ thuế công thương nghiệp, người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện đúng và đầy đủ những quy định về chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ của Nhà nước đã ban hành, cụ thể là:

+ Các tổ chức kinh tế tập thể, thực hiện chế độ kế toán, chứn từ theo quyết định của Bộ Tài chính số 393 -QĐCĐLKT ngày 30 tháng 9 năm 1968 và quyết định của Liên Bộ Tài chính - Tổng cục thống kê số 197-CĐKT ngày 14 tháng 4 năm 1975 (đã được các ngành cụ thể hó cho phù hợp với đặc điểm từng ngành sản xuất kinh doanh như: Liên hiệp xã T.TCN liên xã ngành vận tải, ngành xây dựng, Ban quản lý hợp tác xã mua bán Việt nam...)

+ Các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, hộ tiểu công nghiệp và tư doanh thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo quyết định số 229-TC/CĐKT ngày 29 tháng 2 năm 1988 của Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể về từng loại sổ sách kế toán áp dụng cho hộ cá thể, hộ sản xuất tiểu công nghiệp, hộ tiểu thương xí nghiệp tư doanh.

- Các sổ sách kế toán, hóa đơn thu tiền đều phải đăng ký với cơ quan thuế trước khi sử dụng:

Sổ sách kế toán phải đóng dấu giáp lai của Phòng thuế quận, huyện.

Phải sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế phát hành. Nếu sử dụng hóa đơn tự in hoặc mua hóa đơn của nơi khác thì phải đến đăng ký với cơ quan thuế trước khi sử dụng.

-Việc giữ gìn, bảo quản, ghi chép sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ phải tuân theo những quy định trong các chế độ kế toán. Phải ghi chép đầy đủ, kịp thời, rõ ràng và hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu đã ghi chép trong sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ.

c.Khai báo nộp thuế:

- Theo quy định tại điều 12 của Điều lệ thuế công thương nghiệp và điều 20 Nghị định số 53HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1989 của HĐBT thì thuế doanh nghiệp và thuế lợi tức doanh nghiệp có hai phương pháp thu thuế:

+ Thu theo kê khai

+ Thu theo phương pháp khoán

+ Những cơ sở đã chấp hành tốt chế độ kế toán mở đầy đủ sổ sách theo quy định, ghi chép rõ ràng, trung thực, bán hàng, thu tiền có xuất hóa đơn, chấp nhận nộp thuế theo kê khai thì thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức doanh nghiệp tính theo tờ khai của cơ sở sản xuất kinh doanh, sau khi cơ quan thuế đã kiểm tra phát hiện việc kê khai không đúng thực tế để trốn thuế thì cơ quan thuế có quyền ấn định doanh thu tính thuế theo kết quả kiểm tra ; đồng thời áp dụng biện pháp xử phạt theo điều 44 của Điều lệ thuế công thương nghiệp.

Tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh, có cơ sở nộp thuế theo tờ khai kết quả sản xuất kinh doanh từng tháng ; có cơ sở kê khai tạm nộp thuế hàng tháng và thanh toán thuế theo từng kỳ quyết toán lỗ lãi sản xuất kinh doanh (3 tháng, 6 tháng, cả năm).

Cơ sở nộp thuế theo phương pháp kê khai, trong vòng 5 ngày đầu tháng phải nộp cho cơ quan thuế tờ khai về kết quả sản xuất kinh doanh của tháng trước (theo mẫu của cơ quan thuế). Ngoài ra, tùy theo từng cơ sở sản xuất kinh doanh và từng kỳ thuế,cơ quan thuế có thể yêu cầu phải nộp các báo cáo kế toán có liên quan đến việc kiểm tra tính thuế như: bản kê các loại doanh thu, bản cân đối tài khoản, bảng tổng kết tài sản, bản quyết toán lỗ, lãi sản xuất kinh doanh...Phải nộp thuế theo đúng thông báo của cơ quan thuế (về số thuế phải nộp thời hạn nộp và địa điểm nộp thuế). Nếu có điểm nào chưa đồng ý thì cơ sở nộp thuế có quyền đề nghị lên cơ quan thuế các cấp xem xét, nhưng trong khi chờ giải quyết, cơ sở  vẫn phải nộp thuế theo đúng thông báo của cơ quan thuế.

+ Những cơ sở khác thì nộp theo phương pháp khoán, những cũng phải làm tờ khai kết quả sản xuất kinh doanh theo mẫu đơn giản (do cơ quan thuế hướng dẫn) gửi đến cơ quan thuế để có căn cứ xác định mức thuế khoán. Cơ quan thuế kiểm tra tờ khai, nếu thấy đúng sự thực thì tính thuế theo tờ khai ; nếu phát hiện kê khai không đúng để man lậu thuế thì cơ quan thuế có quyền ấn định doanh thu tính thuế theo kết quả kiểm tra, đồng thời áp dụng biện pháp xử phạt theo điều 44 của Điều lệ thuế CTN. Sau khi xác định đúng số thuế phải nộp trong tháng, cơ quan thuế có thể ổn định mức thuế đó trong thời hạn 3 tháng, 6 tháng. Khi tình hình sản xuất kinh doanh có sự thay đổi từ 20% trở lên thì phải xác định lại mức thuế cho sát với thực tế. Người nộp thuế theo phương pháp khoán phải nộp thuế theo đúng thông báo của cơ quan thuế (về số thuế thời hạn nộp và địa điểm nộp thuế). Nếu trong tháng người nộp thuế tạm ngừng sản xuất kinh doanh từ 5 ngày trở xuống (vì mọi lý do) thì vẫn phải nộp đủ mức thuế cả tháng. Nếu thời gian nghỉ kinh doanh kéo dài, có lý do chính đáng thì có thể được cơ quan thuế xem xét lại mức thuế trong tháng đó cho sát với thực tế kết quả sản xuất kinh doanh.

- Người nội thuế có trách nhiệm khai báo đúng sự thật, cung cấp những tài liệu cần thiết tạo mọi điều kiện dễ dàng cho cán bộ thuế kiểm tra sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, kho tàng, kiểm tra hàng hóa, vật tư, nguyên liệu... theo định kỳ và đột xuất ; không được từ chối hoặc trì hoãn việc kiểm tra của cơ quan thuế.

d. Khen thưởng, xử phạt:

Điều 44, điều 45 của Điều lệ thuế công thương nghiệp và điều 20 Nghị định số 53HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1989 của HĐBT đã quy định.

- Cơ sở sản xuất kinh doanh nào chấp hành tốt chế độ kế toán, mở sổ sách kế toán đúng quy định ghi chép đầy đủ đúng quy định, ghi chép đầy đủ kịp thời rõ ràng đúng thực tế ;nộp tiền thuế đúng thời hạn ghi trên thông báo thuế được tổ kiểm tra thuế xác nhận, đề nghị thì Trưởng phòng thuế có thể ra quyết định giảm từ 3% đến 5% số thuế lợi tức phải nộp trong tháng. Việc xét giảm thuế lợi tức được thực hiện từng tháng và có thể cho trừ vào số thuế phải nộp của tháng kế tiếp.

- Cơ sở nào vi phạm chế độ khai báo nộp thế đã quy định thì tùy theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử phạt theo một hoặc nhiều biện pháp sau đây:

+ Vi phạm về khai báo kinh doanh, khai báo nộp thuế thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, thì có thể bị phê bình, cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 100.000đồng.

+ Chậm nộp thuế thì mỗi ngày nộp chậm bị phạt bằng 1% trên số thuế nộp chậm ; ngoài ra vẫn phải nộp đủ số thuế theo thông báo của cơ quan thuế.

+ Kê khai không đúng thực tế đê trón lậu thuế thì ngoài việc phải nộp số thuế theo kết quả kiểm tra tính thuế của cơ quan thuế, còn bị phạt tiền đến 5 lần số thuế gian.

+ Nếu tái phạm nhiều lần hoặc vi phạm có tính chất nghiêm trọng như giả mạo chứng từ, sản xuất, buôn bán hàng giả, cản trở hoặc chống đối việc thi hành đúng Pháp luật thuế... sẽ bị xử lý theo điều 168, điều 169 của Bộ luật hình sự.

2. Theo quy định tại điều 40, điều 41 của Điều lệ thuế công thương nghiệp, cơ quan thuế, cán bộ thuế được giao nhiệm vụ quản lý thu thuế doanh nghiệp và thuế lợi tức doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện đúng những nghiệp vụ thu thuế theo hướng dẫn dưới đây:

a. Về quản lý đối tượng nộp thuế

- Yêu cầu đối với cơ quan thuế là phải phân công cán bộ quản lý từng khu vực kinh doanh: xã phường, đường phố, chợ, ngành hàng... có ranh giới cụ thể để quản lý nắm hết các cơ sở tập thể, cá thể có sản xuất kinh doanh và yêu cầu đối với mỗi cán bọ thuế khi được giao nhiệm vụ thu thuế ở địa bàn, hay ngành hàng nào là phải thường xuyên nắm được tất cả các cơ sở tập thể hộ cá thể có sản xuất, kinh doanh hàng ngày trên địa bàn. Trong đó số đã quản lý thu thuế số chưa quản lý thu thuế, nguyên nhân chưa thu được thuế đối với từng đối tượng (trong đó phân tích rõ số cơ sở không thuộc diện thu thuế như kinh tế gia đình, buôn bán trao tay những mặt hàng Nhà nước cấm tư nhân kinh doanh ; số cơ sở thuộc diện miễn thuế ; số hộ núp bóng quốc doanh v.v...)Yêu cầu chung là cán bộ thuế không được bỏ sót bất cứ một hộ nào có sản xuất kinh doanh.

- Đối với những tổ chức kinh tế tập thể và hộ cá thể thuộc diện phải thu thuế thì yêu cầu là:

+ Đưa 100% số hộ sản xuát, kinh doanh cố định, có đăng ký kinh doanh vào sổ bộ thuế và thu thuế bằng thông báo thuế. Hộ sản xuất kinh doanh cố định là hộ có cửa hàng, của hiệu, có địa chỉ kinh doanh rõ ràng, ổn định và có hoạt động sản xuất, kinh doanh thường xuyên.

+ Đối với hộ kinh doanh thời vụ lưu động, không thường xuyên thì phải giảm dần tỷ lệ thất thu về số hộ. Trước mắt phải thu được thuế khoảng 70%-80% số hộ có thực tế sản xuất kinh doanh.

Cán bộ thuế phải phói hợp chặt chẽ với công an hộ khẩu, quản lý thị trường, tổ trưởng dân phố, ban quản lý chợ, cán bộ thống kê và dựa vào chính quyền xã, phường để hàng ngày nắm được hết số hộ có sản xuất kinh doanh; có sổ theo dõi số hộ có kinh doanh, số hộ đã quản lý thu thuế, số hộ chưa thu thuế ; có phân tích ra từng đối tượng theo thành phần kinh tế (kinh tế tập thể, cơ quan ban ngành làm kinh tế, hộ cá thể, hộ tiểu chủ, xí nghiệp tư doanh, kinh tế gia đình) và theo ngành kinh doanh: sản xuất, phục vụ, thương nghiệp,ăn uống phải thường xuyên kiểm tra tất cả các đối tượng kinh doanh như hộ kinh doanh cố định, lưu động, vỉa hè, sáng, tối trao tay, hàng rong, hộ kinh tế gia đình, quầy hàng, cửa hàng của HTX mua bán, của thương nghiệp quốc doanh... để kịp thời phát hiện và xử lý đối với những trường hợp lợi dụng hoặc núp bóng quốc doanh để trốn thuế.

- Những hộ đã đưa vào sổ bộ để thu thuế phải phân ra hộ lớn, hộ vừa, hộ nhỏ tập trung quản lý chặt chẽ hộ loại lớn. Từng hộ thu thuế phải có hồ sơ theo dõi quản lý lưu giữ những tờ khai của cơ sở và những chỉ tiêu cơ bản phục vụ yêu cầu quản lý, kiểm tra, tính thuế và đôn đốc thu nộp thuế.

- Khi cơ sở khai báo nghỉ kinh doanh, cán bộ thuế phải thường xuyên kiểm tra để phục vụ cho việc quản lý thu thuế. Những cơ sở thôi kinh doanh,phân tán, sát nhập hoặc ngừng kinh doanh dài hạn thì phải kịp thời thanh toán đầy đủ số thuế còn thiếu (nếu có), kiểm kê kho hàng, kho nguyên vật liệu để cùng với các ngành giải quyết đúng chính sách. Nếu phát hiện những cơ sở xin nghỉ kinh doanh nhưng vẫn kinh doanh để trốn thuế thì phải truy thu thuế và kiên quyết xử phạt về tội trốn lậu thuế.

b. Về xác định doanh thu tính thuế và lập sổ bộ thuế

Yêu cầu là thu thuế theo kê khai hay theo phương pháp khoán cũng phải đảm bảo thu thuế sát doanh thu thực tế.

- Đối với cơ sở nộp thuê theo phương pháp kê khai có hai loại:

Thu dứt điểm từng tháng

Tạm thu hàng tháng và thành toán thuế theo kỳ quyết toán lỗ lãi của cơ sở (hàng quý, 6 tháng hoặc cả năm).

+ Cán bộ thuế trực tiếp quản lý phải thường xuyên theo dõi nẵm chắc tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, tình hình thực hiện các hợp đồng kinh tế, tình hình tiêu thụ và thanh toán, hướng dẫn cho cơ  sở thực hiện những quy định về kê khai và nộp thuế.

Khi nhận tờ khai nộp thuế của cơ sở, cán bộ thuế phải trực tiếp kiểm tra, đối chiếu với sổ sách kế toán của cơ sở với các tài liệu có liên quan và tình hình thực tế nắm được qua công tác quản lý thường xuyên ; sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để kiểm tra, phân tích từng chỉ tiêu liên quan đến việc tính thuế như: doanh thu, chi phí, lao động...

Có nhiều biện pháp để kiểm tra, nhưng tùy theo tình hình thực tế từng cơ sở kinh doanh để áp dụng biện pháp kiểm tra thích hợp. Thí dụ: kiểm tra doanh thu của cơ sở sản xuất thì đối chiếu giữa hóa đơn bán hàng với tình hình thực hiện các hợp đòng kinh tế, thực tế xuất nhập kho thành phẩm đối chiếu với định mức tiêu hao năng lượng và nguyên vật liệu đã xuất dùng kiểm ta chi phí thì có thể đói chiếu giữa sản phẩm tiêu thụ, sản phẩm tồn kho, sản phẩm dở dangvới định mức năng suất lao động, thực tế sản phẩm làm ra trong kỳ. Đối với cơ sở kinh doanh ngành phục vụ, thương nghiệp, ăn uống, thì có thể kiểm tra đối chiếu với lượng hàng hóa mua vào, bán ra hàng ngày,giá cả thị trường, tham khảo tình hình sinh hoạt, thu nhập hàng ngày để xác định mức doanh thu, chi phí sát thực tế.

Nếu kiểm tra phát hiện điểm nào kê khai không đúng với thực tế, cán bộ thuế lập biên bản xác minh cụ thể với cơ sở để cí căn cứ tính thuế và xử phạt.

Sau khi kiểm tra, cán bộ thuế ký tên mình dưới văn bản kiểm tra tính thuế và gửi hồ sơ tính thuế về bộ phận thanh tra tính thuế của Phòng thuế.

+ Cán bộ thanh tra tính thuế có trách nhiệm: thanh tra lại tờ khai nộp thuế của cơ sở sản xuất kinh doanh (phàn cơ sở kê khai và phần cán bộ thuê đã kiểm tra)về từng chỉ tiêu: doanh thu, chi phí, lao động... và nếu có nghi vấn phải đến thanh tra, trực tiếp ở cơ sở sản xuất kinh doanh, kết qủa thanh tra phải có biên bản xác minh là căn cứ tính thuế và xử phạt ; thanh tra lại bản tính thuế của cán bộ thuế trực tiếp quản lýcơ sở và nếu có điểm nào không thống nhất thì báo cáo trưởng phòng thuế quyết định tính toán lại số thuế phải nộp của từng cơ sở sản xuất kinh doanh và lập bộ thuế đưa lên Trưởng phòng thuế duyệt ký sau đó niêm yết công khai kết quả kinh doanh, mức thuế phải nộp thời hạn nộp thuế trong tháng của từng cơ sở để tất cả các cơ sở kinh doanh khác cũng biết. Đồng thời viết thông báo thuế giao cho cán bộ thuế quản lý từng địa bàn phát thông báo cho cơ sở và cung với chính quyền phường, xã đôn đốc các cơ sở kinh doanh nộp thuế.

- Đối với cơ sở nộp thuế theo phương pháp khoán:

+ Cán bộ thuế phải thường xuyên nắm tình hình hoạt động kinh doanh, giá cả thị trường, tình hình cung cầu của một số mặt hàng chính trong từng thời gian và hướng dẫn cho các cơ sở kinh doanh thực hiện những quy định về khai báo và nộp thuế.

Để nắm được doanh thu của những cơ sở này, phải phân lại hộ để tập trung quản lý điển hình một số hộ trong từng ngành hàng, làm căn cứ thực tế kiểm tra tờ khai doanh thu để các cơ sở khác. Việc điều tra xác định doanh thu thực tế của trong hộ cá thể bằng biện pháp điều tra thực hiện tiếp như căn cứ vào số lượng, giá cả hàng hóa mua vào, bán ra hàng ngày, khác nhau rồi tính doanh thu bình quân một ngày, sau đó nhân với số ngày kinh doanh trong tháng để xác định doanh thu cả tháng. Cũng có thể điều tra xác minh gián tiếp thông qua số lao động thực tế tham gia kinh doanh, số lượng tài sản cố định tự có hoặc đi thuê, số lượng vốn huy động hoặc đi vay mức thu nhập hay sinh hoạt bình thường một ngày... Cũng có thể đối chiếu với mức doanh thu của cơ sở khác cùng ngành nghề, cùng quy mô kinh doanhđể xác định doanh thu của cơ sở kê khai có đúng thực tế hay không.

Để xác định doanh thu cả tháng, hoặc điều tra một số ngày. Khi nhận tờ khai nộp thuế của cơ sở (tờ khai theo mãu đơn giản), cán bộ thuế phải tập hợp theo từng loại hộ đã phân loại và theo từng ngành hàng (sản xuất, phục vụ, thương nghiệp ăn uống) căn cứ vào kết quả quản lý điều tra trong hộ và tờ khai doanh thu, tỷ lệ lãi của từng cơ sở kinh doanh,cán bộ thuế lập bảng dự kiến doanh thu và tính thuế của từng hộ, gửi hồ sơ tính thuế về bộ phận thanh tra tính thuế của phòng thuế.

+ Cán bộ thanh tra tính thuế có trách nhiệm: thanh tra tờ khai nộp thuế của từng hộ và doanh thu tính thuế và tỷ lệ lãi (tham khảo cả phần dự kiến của cán bộ thuế quản lý cơ sở) đồng thời đi thanh tra xác minh doanh thu và tỷ lệ lãi thực tế của từng hộ thuộc từng ngành hàng. Kết quả thanh tra phải có biên bản xác minh với từng hộ để làm căn cứ tính thuế và xử phạt (nếu có) ; đưa ra tham khảo ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế của phường (gồm đại diện các tổ chức quần chứng, tổ dân phố, ban quản lý chợ và chính quyền phường xã) để xác định doanh thu tính thuế sát thực tế và nếu có ý kiến không thống nhất thì báo cáo Trưởng phòng thuế quyết định.

Tính toán mức thuế phải nộp của từng hộ sản xuất kinh doanh và lập bộ thuế đưa lên Trưởng phòng thuế duyệt ký làm căn cứ ra thông báo nộp thuế. Niêm yết công khai về doanh thu mức thuế, thời hạn nộp thuế của từng hộ để tất cả các hộ khác cùng biết. Mức thuế này sẽ được ổn định trong thời hạn (ba tháng, 6 tháng) đối với từng hộ do Phòng thuế công bố cụ thể (trừ khi có sự thay đổi trong sản xuất kinh doanh sẽ phải xác định lại mức thuế nộp trong tháng).

Viết thông báo thuế giao cho cán bộ quản lý thu thúe ở từng địa bàn đi phát thông báo cho từng hộ và cùng với chính quyền phường xã đôn đốc các hộ sản xuất kinh doanh nộp thuế.

c. Về lập sổ bộ thuế có 2 loại sổ bộ thuế

+ Sổ bộ chính: gồm những hộ kinh doanh cố định, thường xuyên, thu thuế bằng thông báo thuế.

+ Sổ bộ phụ: gồm những hộ kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, không thường xuyên hoặc mới ra kinh doanh tính chất nhất thời. Với lạo hộ này có thể thu thuế bằng biên lai 8-CTN. Những hộ ghi trong sổ bộ phụ nếu đã kinh doanh thường xuyên từ 3 tháng trở lên thì đến tháng thứ 4 phải chuyển sang sổ bộ chính để thu thuế bằng thông báo thuế.

Sổ bộ chính và sổ bộ phụ đều lập theo từng địa bàn kinh doanh (phường, xã, đừơng phố, chợ)... và mỗi loại lập thành 2 bản, có ký duyệt và đóng dấu của Phòng thuế. Một bản để ở Phòng thuế để có căn cứ viế thông báo thuế và theo dõi chấm bộ; một bản giao cho chính quyền xã phường để cùng với cán bộ thuế ở địa bàn kiểm tra đôn đốc các hộ và cơ sở nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế.

Sau khi lập xong sổ bộ thuế, các hồ sơ tính thuế phải được lưu trong hồ sơ quản lý thu thuế của từng cơ sở nộp thuế. Hồ sơ này do bộ phận thanh tra tính thuế của phòng thuế quản lý.

d. Về đôn đốc thu nộp thuế

- Cán bộ thuế quản lý địa bàn cùng với UBND xã, phường, Ban quản lý chợ chịu trách nhiệm đôn đốc thu nộp thuế theo đúng thông báo thuế của phòng thuế phát hành.

Tùy theo từng địa bàn, có thể quy định địa điểm thu nộp thuế cho từng khu vực (tại bàn thu của ngân hàng hoặc tại UBND xã, phường hay Ban quản lý chợ...) và quy định ngày nộp thuế cụ thể để thuận tiện cho người nộp thuế, người thu thuế và thu được nhanh gọn tiền thuế.

ở những nơi cơ quan ngân hàng trực tiếp thu nhận tiền thuế thì tổ chức thu thuế qua ngân hàng, ở những nơi khác cơ quan thuế phải trực tiếp thu thuế thì phải tổ chức lực lượng cán bộ và phương tiện cần thiết để đảm bảo quản lý chặt chẽ và kịp thời số tiền thuế đã thu trong ngày vào kho bạc.

- Đối với hộ chậm nộp thuế hoặc dây dưa thuế cán bộ thuế phải theo dõi ghi rõ ngày phát thông báo thuế, số ngày chậm nộp thuế, lý do chậm nộp hoặc không chịu nộp để kiểm tra đôn đốc, hoặc lập biên bản mấy lần... (có ý kiến xác nhận của UBND xã, phường hoặc Ban quản lý chợ ) để đề xuất với Phòng thuế về biện pháp xử lý.

- Cuối tháng, cán bộ thuế phải thống kê tổng hợp số hộ chưa nộp thuế, số thuế còn nợ đọng, phân loại theo từng đối tựơng để báo cáo Phòng thuế đồng thời cùng với chính quyền xã, phường có biện pháp thanh toán số thuế tồn đọng.

e. Về khen thưởng, xử phạt

- Cán bộ thuế thực hiện tốt các nghiệp vụ thu thuế quy định thì được xét khen thưởng theo chế độ chung của Bộ Tài chính đã hướng dẫn. Nếu tíhc cực chống thất thu với các hộ kinh doanh lưu động, chống trốn lậu thuế thì sẽ được trích thưởng theo chế độ đối với người có thành tích chống trốn thuế, lậu thuế.

- Cán bộ thuế nào không thực hiện đúng nhứng hướng dẫn về nghiệp vụ thu thuế thì tùy theo mức độ mà bị phê bình hoặc xét kỷ luật một cách thích đáng Nếu tham ô, xâm tiêu tiền thuế  hoặc  thông đồng với người nộp thuế để trống thuế, lậu thuế thì người việc phải  bồi thường đủ số tiền thuế cho Nhà nước còn bị thi hành kỷ luật. Nếu vi phạm nghiêm trọng có thể bị cho thôi việc hoặc bị truy tố trước pháp luật.

Trong quá trình thực hiện thông tư này, nếu có thấy điểm nào chưa rõ, các Sở Tài chính và Chi cục thuế kịp thời báo cáo cho Bộ Tài chính biết để hướng dẫn bổ sung thêm.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504670438842_107749138996_45 TC.CTN.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 20/10/1989
Hướng dẫn nghiệp vụ thu thuế doanh nghiệp và thuế lợi tức doanh nghiệp
Số kí hiệu 45 TC/CTN Ngày ban hành 20/10/1989
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 20/10/1989
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Chu Tam Thức
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

20/10/1989

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 45 TC/CTN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
20/10/1989 Văn bản được ban hành 45 TC/CTN
20/10/1989 Văn bản có hiệu lực 45 TC/CTN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh