Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 06/06/1989

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành pháp lệnh của HĐNN và nghị định của HĐBT sửa đổi, bổ sung một số điều trong các pháp lệnh, điều lệ về thuế công thương nghiệp và thuế hàng hoá

___________________________

 Thi hành Pháp lệnh ngày 3 tháng 3 năm 1989 của Hội đồng Nhà nước sửa đổi, bổ dung một số điều trong các Pháp lệnh, Điều lệ về thuế công thương, nghiệp và thuế hàng hoá, Nghị định số 53/HĐBT ngày 27/5/1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh, Điều lệ nói trên; Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau :

I. THUẾ HÀNG HOÁ

A. THUẾ HÀNG HOÁ NỘI  ĐỊA

1. Theo Điều 1, Điều 2 của Pháp lệnh ngày 3 tháng 3 năm 1989 vàĐiều 1 của nghị định số 53 - HĐbt ngày 27 tháng 5 năm 1989 thì :

a. Đối với những nhóm hàng, mặt hàng ghi ở điểm 15 mục I của Biểu thuế hàng hoá thì chỉ thu thuế hàng hoá vào những mặt hàng là tư liệu tiêu dùng; Không thu thuế hàng hoá vào tư liệu sản xuất và những dụng cụ có tính chất chuyên dùng của một số ngành, như : dụng cụ y tế, dụng cụ thí nghiệm, đồ dùng dạy học, dụng cụ học tập, dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ và phụ tùng, một số trang bị của lực lượng vũ trang như bao súng, kíp mìn, vỏ hòm đạn, phương tiện thông tin liên lạc.

Đối với hàng tiêu dùng bằng cao su : không thu thuế hàng hoá vào những mặt hàng làm bằng săm, lốp ô tô hỏng, như : thùng, chậu, gầu múc nước, dây cao su, dép lốp ...

b. Mặt hàng thuộc loại chịu thuế hàng hoá làm bằng nguyên liệu hoặc bán thành phẩm đã nộp thuế hàng hoá ở cơ sở sản xuất trước khi thu thuế hàng hoá ở cơ sở sản xuất sau được trừ số thuế hàng hoá đã nộp, nếu có chứng từ hợp lệ chứng minh đã nộp thuế hàng hoá ở cơ cở sản xuất trước.

c. Hàng công nghiệp sản xuất gia công ghi trong Pháp lệnh ngày 3/3/1989 và Nghị định số 53 - HĐBT ngày 27/5/1989 là phương thức giao nguyên liệu, thu hồi thành phẩm. Bên đưa gia công chỉ thanh toán cho bên nhận gia công số tiền gia công (bao gồm cả nhiên liệu, động lực, phụ liệu). Trường hợp này, đơn vị đưa gia công phải nộp thuế hàng hoá ngay khi nhận hàng, tại địa phương nơi bên nhận gia công đóng trụ sở, thuế hàng hoá tính trên trị giá hàng đưa gia công, gồm tiền gia công và trị giá nguyên liệu đưa gia công theo giá thực tế xuất kho của bên chủ hàng đưa gia công. Đơn vị kinh tế quốc doanh đã nộp thuế hàng hoá về số hàng đưa gia công thì không phải nộp thu quốc doanh hoặc chênh lệch giá gia công về số hàng đưa gia công đó.

Cơ sở nhận gia công phải tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế thu thuế hàng hoá đúng chính sách :

- Phải gửi cho cơ quan thuế các hợp đồng nhận làm gia công với từng chủ hàng.

- Thông báo trước về lịch giao hàng và địa điểm giao hàng để cơ quan thuế chủ động kiểm tra thu thuế với từng chủ hàng.

- Chỉ giao hàng cho những chủ hàng đã nộp thuế hàng hoá theo đúng quy định tại điều 2 của Pháp lệnh ngày 3/3/1989.

Mọi trường hợp vận chuyển hàng thuộc loại chịu thuế hàng hoá mà chưa nộp đủ thuế hàng hoá thì đều coi là trốn lậu thuế; ngoài việc phải nộp đủ số thuế hàng hoá còn bị xử phạt theo quy định tại Điều 15 của Điều lệ thuế hàng hoá :

- Nếu không nộp thuế đúng kỳ hạn quy định, thì mỗi ngày quá hạn phải nộp thêm 1% (một phần trăm) số thuế nộp chậm.

- Nếu vi phạm về trốn thuế, lậu thuế thì bị phạt tiền bằn từ 1 đến 2 lần số thuế gian lậu.

- Nếu tái phạm thì mức phạt có thể đến 5 lần số thuế gian lậu.

- Nếu vi phạm có tính chất nghiêm trọng thì sẽ bị truy tố theo Điều 168, Điều 169 của Bộ Luật hình sự.

Trường hợp dây dưa không nộp thuế theo đúng thông báo, cơ quan thuế được quyền thông báo với cơ quan Ngân hàng trích số tiền thuế trên tài khoản của đơn vị nộp thuế để chuyển nộp vào ngân sách nhà nước.

Nếu bán nguyên liệu, thu mua thành phẩm theo phương thức mua đứt bán đoạn thì không được coi là sản xuất theo phương thức gia công. Trường hợp này, cơ sở tập thể, cá thể phải nộp thuế hàng hoá. Phải tính đủ thuế hàng hoá vào trong giá bán hàng để có nguồn vốn nộp thuế hàng hoá cho Nhà nước. Đơn vị kinh tế quốc doanh không phải nộp thu quốc doanh trên số hàng thu mua của kinh tế tập thể, cá thể đã nộp thuế hàng hoá.

đ) Các cơ sở tập thể phải nộp thuế doanh nghiệp đối với hàng sản xuất bán cho các đơn vị kinh tế của Nhà nước theo hợp đồng kinh tế để xuất khẩu. Trường hợp cơ sở tập thể, cá thể bán hàng cho các đối tượng khác không phải để xuất khẩu thì ngoài việc nộp thuế doanh nghiệp, còn phải nộp thuế hàng hoá nếu là mặt hàng thuộc diện phải chịu thuế hàng hoá.

Những mặt hàng thuộc loại chịu thuế hàng hoá bán cho các đơn vị kinh tế của Nhà nước để xuất khẩu, nhưng sau đó không xuất khẩu mà tiêu thụ ở trong nước thì đơn vị xuất khẩu phải nộp ngân sách nhà nước thuế hàng hoá và thuế doanh nghiệp đối với lượng hàng không xuất khẩu để lại tiêu thụ trong nước.

Mọi vi phạm về chính sách, chế độ thu nộp thuế hàng hoá đều phải xử phạt theo quy định tại điều 15 của Điều lệ thuế hàng hoá hiện hành.

2. Thủ tục thoái trả thuế hàng hoá đối với hàng nông sản, hải sản thực tế xuất khẩu:

Theo Điều 3 của Nghị định số 53 - HĐBT, ngày 27 tháng 5 năm 1989, nguyên tắc thoái trả thuế hàng hoá là  :

- Hàng hoá nông sản, hải sản thực tế xuất khẩu và đã nộp thuế hàng hoá nội địa, có biên lai thuế hàng hoá kèm theo.

- Nguồn vốn để thoái trả thuế hàng hoá cho các đơn vị xuất khẩu do ngân sách Trung ương đảm nhận.

Do Ngân sách Trung ương chưa bố trí được số vốn thường xuyên ở các địa phương có cửa khẩu, việc thoái trả thuế hàng hoá chưa có điều kiện để thực hiện ngay tại cửa khẩu, nên tạm thời Bộ Tài chính trực tiếp thoái trả thuế hàng hoá chưa có điều kiện để thực hiện ngày tại cửa khẩu, nên tạm thời Bộ Tài chính trực tiếp thoái trả thuế hàng hoá cho các đơn vị xuất khẩu.

Hồ sơ xin thoái trả thuế hàng hoá gồm :

- Giấy xin thoái trả thuế hàng hoá, ghi rõ số thuế thoái trả.

- Tờ khai hàng xuất khẩu có xác nhận của hải quan cửa khẩu về số hàng thực tế xuất khẩu.

- Biên lai thuế hàng hoá của số hàng thực tế xuất khẩu, hoặc giấy xác nhận đã nộp thuế hàng hoá của cơ quan thuế nơi thu thuế hàng hoá.

Khi hoàn thành việc xuất khẩu, đơn vị xuất khẩu làm ngay hồ sơ nói trên gửi đến Bộ Tài chính (Vụ quản lý NSNN) để làm thủ tục thoái trả thuế hàng hoá.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Vụ quản lý NSNN phải làm xong việc thoái trả thuế hàng hoá cho đơn vị xuất khẩu.

Cách tính số thuế hàng hoá phải thoái trả như sau :

- Nếu số lượng, trọng lượng hàng thực xuất ghi trên tờ khai hàng xuất khẩu (có xác nhận của Hải quan cửa khẩu) khớp với số lượng, trọng lượng hàng đã nộp thuế hàng hoá ghi trên biên lai thuế hàng hoá (1 biên lai hoặc nhiều biên lai cộng lại), tức là số hàng thu mua được xuất khẩu hết, thì số thuế hàng hoá thoái trả bằng tống số thuế hàng hoá đã nộp ghi trên biên lai thuế hàng hoá.

- Nếu số lượng, trọng lượng hàng thực xuất ít hơn số lượng, trọng lượng hàng ghi trên biên lai thuế hàng hoá, tức là số hàng thu mua không xuất khẩu hết thì chỉ thoái trả thuế hàng hoá cho số hàng thực tế xuất khẩu, bằng cách tính bình quân gia quyền, như sau :

        Số lượng Số thuế hàng hoá  Số lượng thực tế  Số thuế hàng

                   thu mua      đã nộp    xuất khẩu       hoá thoái trả

Tổng số

2.000 tấn

2,25 triệu đồng

 

  Tính số thuế hàng hoá thoái trả : do giá tính thuế ở hai địa phương khác nhau nên mức thuế hàng hoá trên 1 tấn của hai địa phương cũng khác nhau, vì vậy phải tính số thuế hàng hoá thoái trả theo số bình quân gia quyền là :

2,25 triệu đồng

------------------ x 1.000 = 1,125 triệu đồng

     2.000 tấn

Mua ở địa phương A

1.500 tấn

1,50   -------

1.000 tấn

1,125 tr đồng

Mua ở địa phương B

500 tấn

0,75   -------

 

 

 

Nếu số lượng hàng thực xuất nhiều hơn số lượng hàng ghi trên biên lai thuế hàng hoá thì hoặc là có một số lượng hàng đơn vị thu mua chưa nộp thuế hàng hoá, do đó chỉ thoái trả thuế hàng hoá cho số lượng hàng đã nộp thuế hàng hoá ghi trên biên lai thuế; hoặc là đơn vị xuất khẩu có một số lượng hàng thu mua của kỳ trước, nhưng đến nay mới xuất khẩu, do đó đơn vị xuất khẩu phải chứng minh được là số hàng xuất khẩu đó đã nộp thuế hàng hoá nội địa thìmới được thoái trả thuế hàng hoá cho toàn bộ số hàng thực tế xuất khẩu. Trường hợp không chứng minh được thì chỉ thoái trả thuế hàng hoá cho số lượng hàng ghi trên biên lai thuế.

Thí dụ :

Số hàng thực tế xuất khẩu là 3.000 tấn.

Số hàng có biên lai thuế kèm theo là 2.000 tấn, trên biên lai thuế ghi số thuế hàng hoá đã nộp là 2 triệu đồng.

Số thuế hàng hoá thoái trả là 2 triệu đồng.

Đối với hàng nông sản, hải sản thuộc loại chịu thuế hàng hoá mà đơn vị thu mua xuất khẩu chưa chưa nộp thuế hàng hoá nội địa thì không những không được thoái trả thuế hàng hoá mà còn bị xử lý theo quy định tại Điều 15 của Điều lệ thuế hàng hoá có trách nhiệm kiểm tra, phát hiện và xử lý những trường hợp vi phạm chính sách thuế hàng hoá theo đúng quy định nói trên.

B. THUẾ HÀNG HOÁ ĐỐI VỚI HÀNG ĐƯỢC PHÉP XUẤT, NHẬP KHẨU PHI MẬU DỊCH

1. Theo quy định tại điểm 1 mục III của biểu thuế hàng hoá quy định tại Điều 1 Pháp lệnh ngày 3/3/1989 thì hàng sản xuất trong nước được phép xuất khẩu phi mậu dịch được hưởng thuế suất là 0%. Riêng các mặt hàng phải chịu thuế suất 20% là :

- Các mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao : sơn mài, hàng có khảm trai, hàng làm bằng ngà voi, làm bằng đồi mồi.

- Các mặt hàng làm toàn bộ bằng nguyên vật liệu chính nhập ngoại cấu tạo nên thực thể của mặt hàng đó phải nhập từ nước ngoài như vải để may quần áo hoặc các linh kiện điện tử /lắp/ để ráp thành tivi...., hoặc là trị giá nguyên vật liệu chính để làm ra mặt hàng đó (nhưng mặt hàng chỉ sử dụng vật liệu phụ nhập ngoại thì không thuộc đối tượng chịu thuế suất 20%, như chỉ khâu, thuốc nhuộm, men để làm đồ sành sứ...)

2. Điểm 2 mục III của biểu thuế hàng hoá ghi “hàng nhập tái xuất” là những mặt hàng do nước ngoài sản xuất, nhập vào Việt- nam, sau đó lại xuất ra nước ngoài.

3. Điều 5 của Nghị định số 53-HĐBT ngày 27/5/1989 quy định “không phải nộp thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch đối với hành lý mang theo trong tiêu chuẩn do Tổng cục Hải quan Việt nam quy định”. Hành lý là những đồ dùng phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày của cá nhân hoặc gia đình.

Những thứ không phải là hành lý đều phải chịu thuế hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu phi mậu dịch.

4. Theo quy định tại Điều 7 của Nghị định số 53 - HĐBT ngày 27/5/1989, hàng tạm nhập được miễn thuế hàng hoá nhập khẩu phi mậu dịch phải có :

- Giấy phép của UBND về quản lý đầu tư nước ngoài cấp, ghi rõ tên người hoặc tổ chức, số lượng (hoặc trọng lượng) từng mặt hàng và thời gian được phép tạm nhập. Các mặt hàng không ghi trong giấy phép đều phải chịu thuế nhập khẩu phi mậu dịch.

- Hết thời hạn ghi trong giấy phép tạm nhập, chủ hàng phải kê khai với cơ quan Hải quan về những mặt hàng tái xuất. Những mặt hàng chưa tái xuất hoặc đều phải chịu thuế nhập khẩu phi mậu dịch.

II. THUẾ DOANH NGHIỆP

1. Trong khấu sản xuất những mặt hàng phải chịu thuế doanh nghiệp là những mặt hàng không thuộc diện chịu thuế hàng hoá, những mặt hàng công nghiệp snả xuất ở trong nước để xuất khẩu và trong khâu lưu thông là các hoạt động kinh doanh phục vụ, thương nghiệp, ăn uống do các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sản xuất, khai thác, làm gia công, chế biến; khi tiêu thụ có doanh thu đều phải nộp thuế doanh nghiệp.

Thuế doanh nghiệp thu hàng tháng tính trên tổng doanh thu tháng của từng cơ sở và thuế suất đối với từng ngành hàng ghi ở Điều 3 của Pháp lệnh bổ sung sửa đổi ngày 3/3/1989 được quy định chỉ tiết tại Điều 8 của Nghị định số 53-HĐBT ngày 27/5/1989, được cụ thể hoá từng ngành hàng vào từng bậc thuế suất, như sau :

 

NGÀNH NGHỀ

Thuế suất (%)

trên doanh thu

 

I. NGÀNH SẢN XUẤT

 

1

Sản xuất tư liệu sản xuất phục vụ cho các ngành kinh tế

1

2

Các hoạt động dịch vụ cho sản xuất, sửa chữa các tư liệu sản xuất

1

3

Sản xuất cá giống, sản xuất giống gia súc, gia cầm, sản xuất thức ăn cho gia súc, gia cầm

1

4

Sản xuất các loại thuốc chữa bệnh, thuốc nam, thuốc dân tộc

1

5

Khai thác, nghiền sàng đất, cát, đá, sỏi

1

6

Sản xuất đồ dùng thí nghiệm, đồ dùng daỵ học, đồ dùng học tập, dụng cụ y tế, đồ chơi trẻ em

1

7

Sản xuất dụng cụ thể dục thể thao, nhạc cụ và phụ tùng

3

8

Xay xát lương thực để bán; khai thác chế biên lâm, thổ sản, thuỷ sản, hải sản, dược liệu

3

9

Sản xuất các mặt hàng công nghiệp thuộc loại chịu thuế hàng hoa để xuất khẩu

3

10

Những hoạt động kinh doanh chuyên nghiệp

3

11

Khai thác, chế biến than, củi, chất đốt

3

12

Sản xuất chế biến các mặt hàng tiêu dùng khác

5

13

Làm gia công các mặt hàng kể trên, thuế doanh nghiệp tính trên tiền gia công. 

5

 

II. NGÀNH XÂY DỰNG

 

1

Các hoạt động kinh doan h về xây dựng, như : khảo sát, thiết kế, xây dựng nhà cửa, kho tàng, đường xá, cầu cống, hầm lò, bến bãi; làm các nghề cưa xẻ, nề mộc, quét vôi, sơn cửa, trang trí nội thất. Thuế doanh nghiệp tính trên tiền công.

5

2

Làm các công việc trên có bao thầu cả nguyên vật liệu, thuế doanh nghiệp tính trên tổng số doanh thu có cả tiền nguyên, vật liệu.

3

 

III. NGÀNH VẬN TẢI

 

1

Kinh doanh, vận tải bằng phương tiện thô sơ ở miền núi, hải đảo

1

2

Kinh doanh xếp dỡ hàng hoá

3

3

Kinh doanh vận tải khác

5

 

IV. NGÀNH PHỤC VỤ

 

1

Sửa chữa các phương tiện vận tải, sưả chữa các tư liệu tiêu dùng.

Riêng: sửa chữa đồ điện dân dụng, sửa chữa ô tô, xe máy

3

5

2

Cắt tóc, vá mang quần áo, giặt là, quán trọ, giữ xe, rửa xe, nấu thuê cơm, nước sôi.

3

3

Làm các nghề khám bệnh, chữa bệnh tư, luật sư, dạy học, dạy nghề, dịch sách

3

4

Các nghề dịch vụ về hành chính, in Rôneoô, phôtôcopy, đánh máy chữ

3

5

Cho thuế phòng cưới, đồ cưới; cho thuê quần áo.

8

6

Kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch, tham quan, tắm hơi, uốn tóc, nhuộm tóc, sửa sắc đẹp.

8

7

Các dịch vụ cề vàng bạc, đồ trang sức.

8

8

Các dịch vụ về quảng cáo.

8

9

Các hoạt động dịch vụ khác (bao gồm cả văn hoá nghệ thuật, thể dục thể thao; kinh doanh tín dụng ngân hàng,...)

5

 

V. NGÀNH ĂN UỐNG

 

1

Bán quà bánh lặt vặt, nước chè, trà đá, hàng rong.

4

2

Bán giải khát thông thường.

6

3

Bán ăn, uồng thông thường.

8

4

Ăn uống đặc sản, cao cấp

10

 

VI. NGÀNH THƯƠNG NGHIỆP

 

1

Hợp tác xã tiêu thụ, HTX mua bán các cấp từ trung ương đến xã, phường kinh doanh các ngành hàng.

2

2

Kinh doanh các ngành hàng thiết yếu, tươi sống như: bán rau quả, lương thực, thực phẩm tươi sống, bán các loại thuốc dân tộc; bán các mặt hàng là tư liệu sản xuất

2

3

Chuyên kinh doanh bán buôn các ngành hàng

2

4

Bán các mặt hàng có trị giá lớn, lãi xuất thấp như: vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.

2

5

Đại lý bán lẻ các mặt hàng cho quốc doanh, đại lý bán vé xổ số, thuế doanh nghiệp tính trên tiền hoa hồng được hưởng

4

6

Bán các mặt hàng tiêu dùng sản xuất ở trong nước.

4

7

Bán các mặt hàng tiêu dùng khác nhập ngoại

Riêng : bán thuốc lá rươụ, bia, mỹ phẩm nhập ngoại

6

8

 

2. Những trường hợp sau đây không phải nộp thuế doanh nghiệp :

a. Trong khâu sản xuất, những mặt hàng đã nộp thuế hàng hoá thì không phải nộp thuế doanh nghiệp.

b. Kinh doanh buôn chuyến đã nộp thuế buôn chuyến, không phải nộp thuế doanh nghiệp.

c. Cơ sở kinh doanh giết mổ lợn; trâu, bò đã nộp thuế sát sinh thì không phải nộp thuế doanh nghiệp trên phần doanh thu bán thịt lợn, trâu bò đã nộp thuế phát sinh. Trường hợp đI mua thịt lợn, trâu bò của cơ sở khác về bán thì vẫn phải nộp thuế doanh nghiệp.

d.Đối với hợp tác xã mua bán, HTX tiêu thụ :

Phần doanh thu bán hàng đại lý và uỷ thác thu mua hàng cho kinh tế quốc doanh theo hợp đồng kinh tế, mua bán đúng giá quy định trong hợp đồng, HTX chỉ hưởng tiền hoa hông thì không phải nộp thuế doanh nghiệp. Tiền lãi trong hoa hồng được cộng vào lợi tức chịu thuế để tính thuế lợi tức. Các trường hợp mua đứt bán đoạn theo giá thoả thuận thì đều coi là hàng tự kinh doanh và phải nộp thuế doanh nghiệp.

Doanh thu điều động hàng trong nội bộ hệ thống HTX mua bán không phải nộp thuế doanh nghiệp. Thí dụ: HTX mua bán tỉnh, huyện đưa hàng xuống HTX mua bán phường, xã và ngược lại.

e. Hoạt động của bộ phận căng tin trong các xí nghiệp cơ quan như : mua hộ hàng hoá theo tiêu chuẩn cho cán bộ, công nhân viên, mua hàng về phân phối cho cán bộ trong đơn vị; tổ chức bếp ăn phục vụ cán bộ và khác đến làm việc thì không phải nộp thuế doanh nghiệp. Nếu bán hàng cho bên ngoài hoặc kinh doanh phục vụ cho bên ngoài thì phải nộp thuế doanh nghiệp.

III. THUẾ LỢI TỨC

1. Theo Điều 11 của Điều lệ thuế CTN, tất cả các cơ sở sản xuất, xây dựng, vận tải, kinh doanh phục vụ, thương nghiệp, ăn uống thuộc các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, nếu có lợi tức chịu thuế phải nộp thuế lợi tức. Những trường hợp không phải nộp thuế lợi tức là : người kinh doanh buôn chuyến đã nộp thuế buôn chuyến; các bộ phận sản xuất kinh doanh để cải thiện đời sống của cán bộ, công nhân viên trong các xí nghiệp, cơ quan, đoàn thể, đại lý bán vé xổ số kiến thiết.

2. Cách xác định lợi tức chịu thuế :

Theo Điều 5 của Pháp lệnh ngày3 tháng 3 năm 1989, lợi tức chịu thuế được xác định bằng (=) tổng số doanh thu tháng cộng (+) các khoản lợi tức phụ (nếu có) trừ (-) các khoản hao phí vật chất hoặc vốn mua hàng, các phí tổn quản lý hợp lệ, và tiền lương bình quân xã hội của những người lao động chính thuê ngoài, thực tế tham gia sản xuất kinh doanh, thực sự có hiệu quả kinh tế trong cơ sở.

Nội dung từng khoản như sau:

a. Tổng doanh thu tháng như đã nói ở Điều 4 của Điều lệ thuế công thương nghiệp, được cụ thể hoá thêm tại Điều 9 của Nghị định số 53/HĐBT ngày 27 tháng 5 năm 1989.

b. Lợi tức phụ là các khoản lãi tiền gửi ngân hàng, tiền chênh lệch do bán các vật tư, thiết bị, phương tiện, nguyên vật liệu không cần dùng, tiền thu về bán các phế liệu, phế phẩm của cơ sở, tiền lãi của các hoạt động kinh doanh phụ khác của cơ sở...

c. Hao phí vật chất hoặc vốn mua hàng :

- Đối với các cơ sở sản xuất, hao phí vật chất bao gồm :

Tiền khấu hao tính theo quy định của Nhà nước đối với TSCĐ thực tế sử dụng vào sản xuất, thực trích gửi vào tài khoản tại ngân hàng. Không tính vào hao phí vật chất tiền khấu hao những TSCĐ không sử dụng vào sản xuất trong kỳ (như tài sản cố định không sử dụng, TSCĐ thuộc phúc lợi tập thể của cơ sở ...).

Hao phí về nguyên vật liệu thực tế sử dụng vào sản xuất trong kỳ, có liên quan đến doanh thu và lợi tức chịu thuế trong tháng, tính theo định mức tiêu hao và giá thực tế xuất kho của cơ sở. Không tính vào hao phí vật chất phần nguyên, vật liệu không liên quan đến doanh thu và lợi tức chịu thuế trong tháng, như : xuất dùng cho XDCB trong nội bộ, xuất dùng cho công việc thuộc phúc lợi, nhượng bán cho bên ngoài, hư hỏng hao hụt, mất mát, phần nguyên vật liệu thuộc sản phẩm dở dang, sản phẩm chưa tiêu thụ hoặc xuất dùng cho kỳ sản xuất sau.

- Đối với cơ sở kinh doanh phục vụ, thương nghiệp, ăn uống, vốn mua hàng bao gồm số tiền thực tế mua hàng hoá, vật tư, nguyên, vật liệu, chi phí phân loại, bảo quản, bao bì, đóng gói hàng hoá,....có liên quan đến doanh thu và lợi tức chịu thuế trong tháng, không tính vào vốn mua hàng những chi phí không liên quan đến doanh thu và lợi tức chịu thuế trong tháng, như : hàng hoá tồn kho, hàng hoá chưa tiêu thụ, hàng hoá xuất dùng vào các mục đích phúc lợi, biếu tặng...

Các cơ sở kinh doanh phục vụ, thương nghiệp, ăn uống được tính vào chi phí kinh doanh phục vụ số tiền khấu hao những TSCĐ trực tiếp phục vụ hoạt động kinh doanh như đối với sơ sở sản xuất nói trên.

đ. Phí tổn quản lý hợp lệ bao gồm :

- Chi phí quản lý

- Chi phí tiêu thụ

- Trả lãi tiền vay theo lãi suất tiền vay ngân hàng.

- Chi phí báo hộ lao động, nóng, độc hại, tiền thuốc chữa bệnh thông thường, tiền BHXH.

- Các khoản thuế được tính : thuế hàng hoá hoặc thuế doanh nghiệp đã nộp trên phần doanh thu dùng để xác định lợi tức chịu thuế trong tháng. Đối với cơ sở kinh doanh giết mổ lợn, trâu, bò được tính vào chi phí quản lý hợp lệ, số thuế sát sinh đã nộp trên phần doanh thu tính lợi tức chịu thuế.

Không được tính vào phí tổn quản lý hợp lệ các khoản sau:

+ Kinh phí nộp cấp trên

+ Các khoản đóng góp do ngành hoặc địa phương tự quy định

+ Các khoản tiền phạt

+ Các khoản chi phí quản lý thuộc phúc lợi tập thể hoặc thuộc các hoạt động của các tổ chức đoàn thể .

+ Chi phí tiếp khách, hiếu hỉ, liên hoan, tổng kết mừng công, đón nhận huân chương.

+ Các khoản thuế đã nộp trong các trường hợp : không được phép buôn nhưng đi buôn chuyến phải nộp thuế buôn chuyến, giết mổ lợn để ăn phải nộp thuế sát sinh...

2. Tiền lương bình quân xã hội của những người lao động chính thuê ngoài thực tế tham gia sản xuất kinh doanh, thực sự mang lại hiệu quả kinh tế trong cơ sở.

Cách xác định như sau:

  

 Tổng số tiền lương

được tính vào chi phí     =

sản xuất kinhdoanh           

Mức lương bình quân xã hội của 1 người theo từng ngành (theo quy định tại Điều 5 của Pháp lệnh ngày 3 tháng 3 năm 1989)

                 Số lao động chính

x         thuế ngoài được tính

Lao động thuê ngoài là những người có thực tế tham gia sản xuất kinh doanh trong cơ sở nhưng không phải là chủ cơ sở. Thí dụ : những người trong gia đình cung tham gia sản xuất kinh doanh trong cơ sở như bố, mẹ, vợ, con, anh em và những người làm theo hợp đồng, những lao động thuê ngoài khác. Nhưng người này phải đạt được mức năng suất lao động xã hội trung bình thì mới được tính trừ bằng mức lương bình quân xã hội theo quy định. Mức năng suất lao động xã hội trung bình được tính cho từng cơ sở, căn cứ vào thời điểm snả xuất kinh doanh bình thường trong năm, được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm làm ra hoặc số doanh thu đạt được của một người của một tháng. Từng cơ sở sản xuất kinh doanh phải xây dựng định mức năng suất lao động xã hội trung bình để làm căn cứ tính lao động thuê ngoài; đồng thời mở đầy đủ sổ sách, chứng từ ghi chép số lao động thuê ngoài và kết quả tham sản xuất kinh doanh, khai báo với cơ quan thuế để khi tính thuế lợi tức, cơ quan thuế tính tiền lương của những người lao động thuê ngoài vào chi phí sản xuất kinh doanh của cơ sở. Trường hợp cơ sở hạch toán riêng được kết quả sản xuất kinh doanh của số lao động thuê ngoài thì cách tính như sau:

Thí dụ 1: Một cơ sở dệt vải, xây dựng định mức năng suất lao động xã hội trung bình là 100m/tháng. Cơ sở có 10 lao động thuê ngoài; trong tháng, số lao động thuê ngoài này dệt được 800 mét vải. Số lao động thuế ngoài được tính là : 800 mét : 100 mét/tháng = 8 người. Số tiền lương của lao động thuê ngoài được tính vào chi phí sản xuất là : 8 người x 40.000 đồng /tháng = 320.000 đồng.

Thí dụ 2: Cũng theo thí dụ trên, nhưng nếu số lao động thuê ngoài này dệt được 1.200 mét vài thì số lao động chính thuê ngoài được tính là : 1.200 mét : 100mét/người/tháng = 12 người. Số tiền lương của lao động thuê ngoài được tính vào chi phí sản xuất là : 12 người x 40.000 đồng/tháng = 480.000 đồng.

Trường hợp cơ sở không hạch toán riêng được kết quả sản xuất kinh doanh của số lao động thuế ngoài thì căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh chung của cả cơ sở để tính trừ tiền lương của số lao động thuê ngoài vào chi phí sản xuất kinh doanh.

Thí dụ 1: Một HTX dệt vải, xây dựng định mức năng suất lao động trung bình xã hội là 100 mét một người/tháng. HTX có 60 xã viên thực tế tham gia sản xuất và có 50 lao động thuế ngoài. Trong tháng, HTX sản xuất được 10.000 mét vải. Số lao động thuê ngoài được tính là :

 10.000 mét vải

--------------------   60 xã viên=   40 người

       100 mét/người/tháng

Số tiền lương của lao động thuê ngoài được tính vào chi phí sản xuất là :

  40 người x 40.000 đồng = 1.600.000 đồng

Thí dụ 2: Một hộ kinh doanh ăn uống, xây dựng định mức năng suất lao động trung bình xã hội là 400.000 đồng doanh thu 1 tháng. Trong hộ có 4 lao động thuê ngoài. Kết qủa kinh doanh một tháng được 2.000.000 đồng doanh thu. Số lao động thuê ngoài được tính là:

2.000.000 đồng

        ---------------------- - 1 người chủ hộ =     4 người

      400.000 đồng/người

Số tiền lương của lao động thuê ngoài được tính vào chi phí sản xuất là :

4 người x  30.000 đồng=  120.000 đồng.

3.Cách tính thuế lợi tức

Sau khi xác định được lợi tức chịu thuế, cách tính số thuế lợi tức phải nộp đối với từng loại cơ sở như sau:

a) Theo điều 12 của Nghị định số 53 - HĐBT ngày 27/5/1989, các HTX mua bán, HTX tiêu thụ, HTX tín dụng, các hình thức tín dụng khác ngoài hệ thống ngân hàng Nhà nước nộp thuế lợi tức bằng 30% số lợi tức chịu thuế.

Cách tính như sau :

Số thuế lợi tứcSố lợi tức

1 tháng của cơ =   chịu thuếx 30%  

sở phải nộp 1 tháng

b) Theo Điều 21 của Điều lệ thuế CTN, các HTX nông nghiệp, HTX nghề muối, nghề cá có kiêm sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, kiêm nghề vận tải, xây dựng, hoặc kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp được nộp thuế lợi tức về phần sản xuất kinh doanh kiêm thêm này theo thuế suất thấp nhất ghi trong biểu thuế lợi tức. Cách tính như sau :

Số thuế lợi tứcSố lợi tức

1 tháng của cả   =   chịu thuếx 6%  

cơ sở phải nộp 1 tháng

c) Đối với các cơ sở hợp doanh, cách tính số thuế lợi tức phải nộp như sau:

Số thuế lợi tứcSố lợi tức chịuThuế suất thuế lợi tức

1 tháng của cả   =   thuế 1 tháng     x luỹ tiến từng phần của    -  10%

cơ sở phải nộp của cả cơ sởngành nghề tương ứng

đ) Đối với hộ cá thể, hộ tiểu chủ, xí nghiệp tư doanh, cách tính số thuế lợi tức phải nộp như sau :

Số thuế lợi tứcSố lợi tức chịuThuế suất thuế lợi tức

1 tháng của cả   =   thuế 1 tháng     x luỹ tiến từng phần củacơ hộ phải nộp  của cả hộngành nghề tương ứng

e) Đối với HTX sản xuất TTCN, theo Điều 11 của Nghị định số 53- HĐBT ngày 27/5/1989, các HTX, tổ hợp tác, khi áp dụng vào biểu thuế để tính thuế lợi tức, được chia lợi tức chịu thuế bình quân cho từng xã viên, tổ viên thực tế có tham gia sản xuất kinh doanh trong cơ sở.

Cách tính số thuế lợi tức phải nộp như sau :

Lợi tức chịu        Số lợi tức chịu thuế 1 tháng của cả cơ sở

thuế b/q 1 tháng   = ----------------------------------------------------  của 1xã viên,               Số xã viên, tổ viên thực tế có tham gia sản            tổ viên xuất kinh doanh trong cơ sở

  Thuế lợi tứcLợi tức chịuthuế      Thuế suất thuế lợi tức

1 tháng của một  =   b/q 1 tháng của 1     x    luỹ tiến từng phần của xã viên, tổ viên xã viên, tổ viên              từng ngành nghề tương ứng

Thuế lợi tứcThuế lợi tức 1      Số xã viên, tổ viên

1 tháng của cả  =tháng của 1 xãx    thực tế có tham gia sản

cơ sở phải nộpviên, tổ viên       xuất kinh doanh trong cơ sở.

Xã viên, tổ viên thực tế có tham gia sản xuất kinh doanh trong cơ sở thể hiệnở số ngày công thực tế sản xuất kinh doanh trong cơ sở, hoặc kết quả sản xuất kinh doanh đạt được biểu hiện bằng năng suất lao động tính bằng hiện vật hay giá trị.

Tuỳ theo tính hình thực tế ở từng cơ sở, ở từng địa phưng mà áp dụng cách xác định xã viên, tổ viên có thực tế tham gia sản xuất kinh doanh theo hướng dẫn dưới đây :

- Đối với những cơ sở quản lý tôt lao động, có tổ chức theo dõi chấm công chính xác, thì căn cứ vào số ngày công của xã viên, tổ viên thực tế tham gia sản xuất trong kỳ kinh doanh để tính số người được chia lợi tức chịu thuế bình quân, bằng cách lấy tổng số ngày công của cơ sở chia cho ngày công chế độ của từng tháng. Khi chia, số ngày công lẻ trên 14 ngày được tính tròn là 1 người, từ 7 ngày đến 14 ngày tính là 1/2 người, dưới 7 ngày, không tính.

- Đối với những cơ sở không theo dõi chấm công được chính xác thì căn cứ vào định mức lao động (bằng hiện vật hoặc giá trị ) để tính số xã viên, tổ viên được chia lợi tức chịu thuế bình quân bằng cách lấy tổng số sản phẩm hoặc doanh thu trong tháng của cơ sở chia cho định mức năng suất lao động (tính bằng giá trị hoặc hiện vật).

Thí dụ: Một HTX làm hàng sơn mài có 55 xã viên, số ngày công của xã viên trong tháng là 1.300 ngày công và có 30 lao động thuê ngoài. Định mức năng suất lao động xã hội trung bình của HTX là 200.000 đồng doanh thu 1 người 1 tháng. Tổng số doanh thu tiêu thụ của HTX trong tháng là 14 triệu đồng, hao phí vật chất và phí tổn quản lý hợp lệ cho số doanh thu tiêu thụ đã tính được là 7,2 triệu đồng.

Cách tính số thuế lợi tức của HTX này như sau:

+ Số xã viên thực tế tham gia sản xuất được chia lợi tức chịu thuế bình quân là : 1.300 ngày công chia 26 ngày/người = 50 xã viên (ngày công theo chế độ quy định)

+ Số lao động thuê ngoài được trừ tiền lương là :

14. Triệu đồng

        ---------------------- -   50 xã viên      =     20 người

      200.000 đồng/người

Vậy số tiền lương của lao động thuê ngoài được tính vào chi phí sản xuất là :

20 người  x 40.000 đồng   = 800.000  đồng.

+ Lợi tức chịu thuế của cả HTX là :

14 triệu đồng  -   (7,2 triệu đồng + 0,8 triệu đồng)   = 6 triệu đồng.

+ Lợi tức chịu thuế bình quân 1 xã viên thực tế tham gia sản xuất là :

6 triệu đồng : 50 xã viên  = 120.000 đồng.

+ Số thuế lợi tức của 1 xã viên HTX 1 tháng là :

(120.000 đồng  x 11%)   -  5.200 đồng   = 8.000 đống

+ Số thuế lợi tức của cả HTX phải nộp trong tháng là :

8.000 đồng  x  50 xã viên =400.000 đồng.

Thí dụ về cách tính thuế lợi tức đối với hộ cá thể :

Một hộ cá thể kinh doanh ngành ăn uống có 10 lao động thực tế tham gia kinh doanh (trong đó có 5 lao động thuê ngoài). Doanh thu trong tháng của hộ là 4,5 triệu đồng, vốn mua hàng và các khoản phí tổn hợp lệ đã tính được là 3,5 triệu đống. Định mức năng suất lao động xã hội trung bình của hộ này là 500.000 đồng doanh thu 1 người 1 tháng.

Cách tính thuế lợi tức của hộ này như sau:

+ Số lao động thuê ngoài được tính trừ tiền lương vào chi phí kinh doanh là :

    4,5 triệu  

        ---------------------- -   1 người chủ hộ      =     8 người

      500.000 đồng/người

Vậy số tiền lương của lao động thuê ngoài được tính vào chi phí kinh doanh là :

8 người   x 30.000 đồng   = 240.000 đồng.

+ Lợi tức chịu thuế của cả hộ là

4,5 triệu - (3,5 triệu  +   240.000 đồng )     = 760.000 đồng.

+ Số thuế lợi tức phải nộp trong tháng của cả hộ là : (760.000 đồng  x 70%)  - 139.700  đồng   =  392. 300  đồng.

IV. THUẾ MÔN BÀI

1. Theo Điều 16 của Nghị định số 53-HĐBT ngày 27/5/1989, thuế buôn chuyến chỉ thu một lần đối với mỗi chuyến hàng và thu ở nơi hàng đI, theo trị giá tính thuế ở nơi hàng đI. Trường hợp người buôn chuyến không nộp thuế ở nơi hàng đi thì phải nộp thuế ở nới hàng đến theo trị giá tính thuế ở nơi hàng đến. Ngoài việc nộp thuế, người buôn chuyến còn bị xử phạt về hành vi trốn lậu thuế theo Điều 44 của Điều lệ thuế CTN.

2.Để phân biệt những trường hợp không phải là hoạt động buôn chuyến nên không phải nộp thuế buôn chuyến, cơ quan thuế cần phối hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thực hiện đúng các quy định dưới đây khi vận chuyển hàng hoá :

- Những cơ sở kinh doanh cố định đã đăng ký nộp thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức tại địa phương, khi cần đI mua hàng ở nơi khác phải có sổ mua hàng, đăng ký với cơ quan thuế trước khi sử dụng. Mỗi lần đi mua hàng phải ghi chép đầy đủ vào số mua hàng và khai báo với cơ quan thuế khi vận chuyển hàng về địa phương.

HTX mua bán, HTX tiêu thụ đi mua hàng về bán cho nhân dân địa phương phải được cơ quan thương nghiệp hoặc HTX mua bán cấp trên cho phép bằng văn bản, có hợp đồng mua hàng, khi vận chuyển hàng phải có các chứng từ hợp lệ kèm theo và thực hiện đúng nội dung đi mua hàng về bán cho nhân dân địa phương . Nếu trao đổi hàng hai chiều cũng phải có giấy phép, có hợp đống và các chứng từ hợp lệ kèm theo (như phiếu xuất kho, hoá đơn, biên lai thuế hàng hoá, biên lai thuế sát sinh..vv....).

Các trường hợp mua bán, vận chuyển, trao đổi hàng hoá theo hợp đồng kinh tế đã ký kết phải có các chứng từ hợp lệ  kèm theo như hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, biên lai thuế hàng hoá, biên lai thuế sát sinh...

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Cần quán triệt đầy đủ mục đích của Pháp lệnh thuế được bổ sung, sửa đổi lần này là nhằm làm cho chính sách thuế phù hợp với tình hình thực tế, tạo điều kiện  chống thất thu có kết quả hơn. Để thi hành đúng Pháp lệnh ngày 3/3/1989 , đảm bảo hoàn thành kế hoạch thu được giao, thì ngoài việc phải đưa hết số hộ có kinh doanh vào diện quản lý thu thuế, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xác định doanh thu tính thuế đối với từng hộ cho sát thực tế, không máy móc điều chỉnh doanh thu một cách đồng loạt.

2. Cùng với việc t]cj hiện chế độ sổ sách kế toán tư nhân và chế độ hoá đơn bán hàng, triển khai thực hiện ngay việc quản lý thu thuế theo phương pháp kê khai hoặc phương pháp khoán như đã quy định trong Nghị định số 53- HĐBT ngày 27/5/1989. Những cơ sở chấp hành tốt chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ, kê khai nộp thuế đúng, đủ và kịp thời thì sau khi đã kiểm tra, tuỳ theo thành tích cụ thể, phòng thuế có thể xem xét giảm từ 3% đến 5% số thuế lợi tức phải nộp.

Các tổ, đội quản lý thu thuế ở phường, xã phải thực hiện đúng nội dung 4 công khai trong việc thu thuế là : công khai số hộ thu thuế trên từng địa bàn, công khai mức doanh thu tính thuế của từng hộ, công khai cách tính thuế và mức thuế từng tháng của từng hộ, công khai kết quả thu nộp thuế hàng tháng (hộ nào đã nộp, hộ nào nộp chậm hoặc dây dưa thuế). Trên cơ sở đó tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của các ngành, các đoàn thể và quần chúng tốt để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu được giao, đúng chính sách.

3. Củng cố tổ chức bộ máy thu thuế ở địa phương và cơ sở theo đúng tinh thần quyết định số 156-HĐBT ngày 15/10/1988 của HĐBT và thông tư hướng dẫn số 04-TC-TCCB ngày 3/3/1989 của Bộ Tài chính.

4. Những hướng dẫn trước đây của Bộ Tài chính về thuế CTN và thuế hàng hoá trái với thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc hoặc có điểm nào còn chưa rõ, đề nghị các ngành, các địa phương kịp thời phản ánh cho Bộ Tài chính biết để nghiên cứu hướng dẫn thêm./.

Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 06/06/1989
Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh của HÐNN và Nghị định của HÐBT sửa đổi, bổ sung một số điều trong các Pháp lệnh, Ðiều lệ về thuế công thương nghiệp và thuế hàng hoá
Số kí hiệu 20 TC/CTN Ngày ban hành 06/06/1989
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 06/06/1989
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Bộ Trưởng Hoàng Quy
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

06/06/1989

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 20 TC/CTN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
06/06/1989 Văn bản được ban hành 20 TC/CTN
06/06/1989 Văn bản có hiệu lực 20 TC/CTN
01/10/1999 Văn bản hết hiệu lực 20 TC/CTN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh