Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 28/10/1988

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành Quyết định số 141/HĐBT ngày 6/9/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi tỷ lệ điều tiết  một số khoản thu về thuế cho ngân sách địa phương

__________________________

 Thực hiện quyết định số 141/HĐBT ngày 6/9/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi tỷ lệ điều tiết khoản thu thuế công thương nghiệp và thuế nông nghiệp cho ngân sách địa phương, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1. Số thuế công thương nghiệp và thuế nông nghiệp thực thu quy định tại quyết định số 141/HĐBT ngày 6/9/1988 của Hội đồng Bộ trưởng là số thuế thu được đã thanh toán nộp vào ngân sách Nhà nước.

2. Toàn bộ số thu thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp (kể cả 10% để lại cho xã bằng hiện vật) đều phải phản ánh đầy đủ vào ngân sách Nhà nước.

3. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương (dưới đây gọi tắt là tỉnh) căn cứ vào tỷ lệ (%) điều tiết số thu thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp cho ngân sách địa phương theo quyết định số 141 HĐBT ngày 6/9/1988 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn này để quy định tỷ lệ điều tiết cụ thể các khoản thu nói trên cho ngân sách quận, huyện và xã, phường (đối với thuế công thương nghiệp).

4. Số thuế công thương nghiệp và thuế nông nghiệp đã thu từ 30/6/1988 trở về trước nhưng chưa được thanh toán thì khi thanh toán nộp vào ngân sách Nhà nước đều phải thực hiện đúng tỷ lệ điều tiết giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương theo quyết định số 141/HĐBT ngày 6/9/1988.

Đối với số thu thuế công thương nghiệp và thuế nông nghiệp thực nộp vào ngân sách Nhà nước từ 1/7/1988 trở đi được phản ánh trên sổ sách kế toán và báo cáo thu ngân sách của cơ quan Tài chính - Ngân hàng các cấp theo tỷ lệ điều tiết dành cho ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương quy định tại công văn số 354 TC/NSĐP ngày 28/5/1986 của Bộ Tài chính, cơ quan Tài chính, Ngân hàng các cấp phải phối hợp chặt chẽ, tiến hành điều chỉnh theo tỷ lệ điều tiết mới và làm thủ tục thoái thu để thanh toán giữa các cấp ngân sách.

5. Thời gian điều chỉnh và thoái thu số thuế công thương nghiệp, nông nghiệp giữa các cấp ngân sách, chậm nhất đến ngày 30/11/1988 phải xử lý xong và phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi nói trên vào ngân sách các cấp trước khi khoá sổ thu chi ngân sách Nhà nước cuối năm 1988.

II. THỰC HIỆN TỶ LỆ ĐIỀU TIẾT SỐ THU THUẾ CÔNG THƯƠNG NGHIỆP VÀ THUẾ NÔNG NGHIỆP GIỮA CÁC CẤP NGÂN SÁCH

1. Về thuế công thương nghiệp

a. Số thu về thuế công thương nghiệp nộp vào NSNN (bao gồm thuế môn bài, thuế hàng hoá, thuế muối, thuế doanh nghiệp, thuế lợi tức danh nghiệp, trích lãi hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tín dụng, thuế buôn chuyến, thuế sát sinh, thuế nhà đất, lệ phí trước bạ và các khoản thu khác về thuế công thương nghiệp) theo tỷ lệ điều tiết mới quy định tại quyết định số 141/HĐBT ngày 6/9/1988 của Hội đồng Bộ trưởng thì ngân sách Trung ương được hưởng 50% và ngân sách địa phương được hưởng 50% (bao gồm cả phần điều tiết lại cho ngân sách xã, phường quy định và hướng dẫn tại thông tư số 08 TC/NSĐP ngày 7/3/1984 của Bộ Tài chính về điều tiết thuế muối và thuế công thương nghiệp cho ngân sách xã, phường).

b. Căn cứ vào tỷ lệ điều tiết mới nếu trên và các chứng từ nộp tiền thuế công thương nghiệp vào ngân sách Nhà nước, cơ quan Ngân hàng và Tài chính quận, huyện có trách nhiệm điều tiết số thu cho ngân sách trung ương 50% và địa phương 50%. Đồng thời phân chia 50% số thu ngân sách địa phương được hưởng cho ngân sách tỉnh và ngân sách quận, huyện theo tỷ lệ điều tiết do Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định và hạch toán, phản ánh số thu ngân sách Nhà nước theo chương, loại, khoản, hạng, mục của mục lục NSNN.

c. Phòng Tài chính quận, huyện căn cứ vào số thu thuế công thương nghiệp của từng xã, phường đã nộp vào ngân sách Nhà nước, trích tồn quỹ ngân sách quận, huyện chuyển trả cho ngân sách từng xã, phường theo tỷ lệ điều tiết từng loại thuế đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh hoặc quận, huyện quy định và ghi vào chương 99 loại 14 khoản 01 hạng 9 mục 97 (chi trả các mục thuế công thương nghiệp cho ngân sách xã, phường). Đồng thời ghi thu vào ngân sách xã, phường theo chương, loại, khoản, hạng và các mục thu về thuế công thương nghiệp tương ứng dành cho ngân sách xã, phường được hưởng theo mục lục ngân sách xã.

2. Về thuế nông nghiệp:

Toàn bộ số thuế nông nghiệp thu bằng tiền và bằng hiện vật (kể cả 10% để lại cho xã) được thanh toán nộp vào NSNN và phân chia giữa các cấp ngân sách theo tỷ lệ điều tiết mới quy định tại quyết định số 141/HĐBT ngày 6/9/1988 của Hội đồng Bộ trưởng như sau:

a. Số thuế nông nghiệp thực thu bằng tiền Ban thuế nông nghiệp xã, phường không được giữ lại 10% mà phải nộp kịp thời toàn bộ số tiền thu được vào ngân sách Nhà nước (Tài khoản 630) tại Ngân hàng quận, huyện.

Cơ quan Tài chính, Ngân hàng quận, huyện căn cứ vào số tiền thuế nông nghiệp của từng xã, phường đã nộp vào Ngân sách Nhà nước phân chia số thu giữa các cấp ngân sách được hưởng như sau:

- Ghi thu cho ngân sách ngân sách Trung ương 50% (Tài khoản 640).

- Ghi thu cho ngân sách xã, phường 10% (Tài khoản 700 tiền gửi ngân sách xã).

- Còn lại 40% ghi thu cho ngân sách tỉnh (Tài khoản 660) và ngân sách huyện (Tài khoản 680) theo tỷ lệ (%) điều tiết do UBND tỉnh quy định cho ngân sách tỉnh, ngân sách huyện được hưởng.

b. Số thuế nông nghiệp thực thu bằng hiện vật (bao gồm thóc, màu, lương thực và các loại nông sản khác) được trích để lại cho ngân sách xã, phường 10% bằng hiện vật. Số còn lại phải nộp đầy đủ vào kho lương thực của Nhà nước (đối với thóc và các loại màu lương thực) và giao nộp cho cơ quan thu mua (đối với các loại nông sản khác).

Đối với số thuế thu bằng hiện vật từ 1/7/1988 đến khi thực hiện Thông tư này đã nhập kho lương thực của Nhà nước (thóc và màu) và giao cho cơ quan thu mua (các loại nông sản khác) đã được thanh toán nộp ngân sách Nhà nước hoặc chưa được thanh toán, thì không phải trích 10% bằng hiện vật trả cho ngân sách xã, mà có thể trừ vào số thuế nông nghiệp thu bằng hiện vật của vụ sắp tới.

Sau khi kết thúc vụ thu thuế nông nghiệp (chậm nhất là 15 ngày) UBND và Ban thuế nông nghiệp xã, phường phải lập báo cáo quyết toán gửi UBND và Phòng Tài chính quận, huyện về tình hình thu thuế nông nghiệp bằng các loại hiện vật và bằng tiền; số thuế để lại 10% cho xã, phường bằng hiện vật; số thuế bằng hiện vật nhập kho lương thực của Nhà nước và giao cho cơ quan thu mua; số tiền thuế nộp vào Ngân sách Nhà nước ...; kèm theo biên bản xác nhận của các cơ quan lương thực, thu mua, Ngân hàng... để Phòng Tài chính quận, huyện kiểm tra, đối chiếu và đôn đốc thanh toán tiền thuế nộp vào ngân sách Nhà nước; đồng thời tổng hợp tình hình thu thuế nông nghiệp trên địa bàn huyện báo cáo UBND quận, huyện và Sở Tài chính tỉnh.

c. Số thuế nông nghiệp thu bằng hiện vật sau khi đã trừ 10% để lại cho ngân sách xã, phường đã nhập kho lương thực của Nhà nước, ngành lương thực và Cục quản lý dự trữ Nhà nước nộp vào ngân sách Nhà nước theo giá quy định tại quyết định số 161-CT ngày 24/5/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về giá thanh toán thóc và màu lương thực thu từ thuế nông nghiệp. Đối với các loại nông sản khác, cơ quan thu mua thanh toán theo khung giá hoặc mức giá thu mua của Nhà nước ở địa phương tại thời điểm thanh toán.

Để phản ánh đầy đủ số thu thuế nông nghiệp bằng các loại hiện vật vào ngân sách Nhà nước (kể cả 10% để lại cho ngân sách xã), cơ quan Tài chính - Ngân hàng quận, huyện căn cứ vào số thuế để lại 10% cho từng xã, phường bằng hiện vật (theo báo cáo quyết toán của Ban Thuế nông nghiệp xã, phường) để ghi thu vào ngân sách Nhà nước theo giá quy định tại quyết định số 161 CT ngày 24/5/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (đối với thóc và màu lương thực) và theo giá thu mua (đối với các loại nông sản khác) do vq thu mua thanh toán.

Sau đó, UBND xã, phường thực tế bán số hiện vật 10% để lại cho ngân sách xã (lương thực và nông sản khác) theo giá nào thì ghi thu vào ngân sách xã, phường theo giá đó.

d. Căn cứ vào số tiền thu thuế nông nghiệp bằng hiện vật do cơ quan lương thực, dự trữ Nhà nước thanh toán (đối với thóc và màu lương thực) hoặc cơ quan thu mua thanh toán (đối với các loại nông sản khác) đã nộp vào ngân sách Nhà nước, Phòng Tài chính quận, huyện lập chứng từ thay UBND các xã, phường nộp vào ngân sách Nhà nước số tiền thu thuế nông nghiệp bằng các loại hiện vật để lại cho xã, phường theo mức giá nói trên tương ứng với 10% các loại hiện vật đã được các cơ quan lương thực và thu mua thanh toán. Ngân hàng quận, huyện sau khi nhận được chúng từ nộp tiền thuế nông nghiệp của các xã, phường do Phòng Tài chính chuyển đến, tiến hành hạch toán ghi nợ Tài khoản 700 (tiền gửi của ngân sách xã) và ghi có tài khoản 630 (thu ngân sách Nhà nước); đồng thời phân chia số thu thuế nông nghiệp (bao gồm số tiền do cơ quan lương thực thu mua thanh toán và số tiền các xã, phường nộp vào Ngân sách Nhà nước) cho các cấp ngân sách được hưởng theo tỷ lệ điều tiết quy định như sau:

- Ghi thu cho ngân sách Trung ương 50% (Tài khoản 640)

- Ghi thu cho ngân sách các xã, phường 10% (Tài khoản 700 tiền gửi của ngân sách xã).

- Còn lại 40% ghi thu cho ngân sách tỉnh và ngân sách quận, huyện (theo tỷ lệ (%) điều tiết do UBND tỉnh quy định cho ngân sách tỉnh, ngân sách huyện được hưởng).

3. Sở Tài chính các tỉnh căn cứ vào tỷ lệ điều tiết các khoản thu về thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp quy định tại quyết định số 141/HĐBT ngày 6/9/1988 của Hội đồng Bộ trưởng, tiến hành xác định tỷ lệ (%) số thu dành cho ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của từng quận huyện được hưởng trình UBND tỉnh quyết định gửi cho UBND, Phòng Tài chính và Ngân hàng quận, huyện, đồng gửi Ngân hàng Nhà nước tỉnh.

4. Sở Tài chính tỉnh hướng dẫn các Phòng Tài chính và Ngân hàng quận, huyện bắt đầu từ 1/7/1988 phải thi hành đúng việc phân chia các khoản thu thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp giữa các cấp ngân sách theo tỷ lệ (%) mà Hội đồng Bộ trưởng và UBND tỉnh đã quy định cho từng cấp ngân sách được hưởng.

5. Đối với các khoản thu thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp thực thu vào Ngân sách Nhà nước từ 1/7/1988 trở đi đã phân chia theo tỷ lệ điều tiết cũ sẽ được điều chỉnh trên sổ sách và báo cáo kế toán thu ngân sách Nhà nước của cơ quan Tài chính và Ngân hàng từ quận, huyện đến Trung ương theo trình tự sau đây:

a. Phòng Tài chính và Ngân hàng chuyên doanh quận, huyện tổng hợp theo luỹ kế của chương, loại, khoản, hạng, mục thu thuế công thương nghiệp và mục thu thuế nông nghiệp (theo mẫu số 1 đính kèm). Số liệu phản ánh trên báo cáo này chia làm 2 phần:

- Tổng số thu thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp thực thu vào Ngân sách Nhà nước 6 tháng đầu năm 1988 và số thu vào mỗi cấp ngân sách (ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách quận, huyện và ngân sách xã, phường).

- Tổng số thu thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp từ 1/7/1988 đến ngày thực hiện điều chỉnh theo thông tư hướng dẫn này và số thực thu vào mỗi cấp ngân sách như trên theo tỷ lệ điều tiết cũ quy định tại công văn số 354 TC/NSĐP ngày 28/5/1986 của Bộ Tài chính.

Báo cáo này phải có cơ quan Tài chính, Ngân hàng quận, huyện xác nhận và gửi về Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước tỉnh chậm nhất vào ngày 31/10/1988. Nếu trong tháng 10/1988 còn có các quận, huyện vẫn thực hiện theo tỷ lệ điều tiết cũ thì khi lập báo cáo (theo mẫu số 2) phải tổng hợp số lũy kế thu thuế công thương nghiệp và thuế nông nghiệp từ 1/7/1988 đến ngày lập báo cáo và sau ngày lập báo cáo phải thực hiện theo tỷ lệ điều tiết mới đã quy định giữa các cấp ngân sách.

b. Sở Tài chính tỉnh căn cứ số liệu báo cáo thu thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp từ 1/7/1988 đến ngày báo cáo của các quận, huyện gửi lên, kiểm tra đối chiếu với tỷ lệ (%) điều tiết quy định cho mỗi cấp ngân sách được hưởng và thông báo điều chỉnh các loại thuế có quan hệ đến sửa đổi tỷ lệ điều tiết số thu giữa các cấp ngân sách (theo mẫu số 2 đính kèm), gửi cho Ngân hàng Nhà nước tỉnh xác nhận; sau đó gửi cho các Phòng Tài chính và Ngân hàng chuyên doanh quận, huyện chậm nhất vào ngày 10/11/1988 để thực hiện việc điều chỉnh. Sở Tài chính phải gửi thông báo điều chỉnh này kèm theo báo cáo tổng hợp điều chỉnh toàn bộ số thu thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp giữa các cấp ngân sách trên địa bàn theo tỷ lệ điều tiết mới từ 1/7/1988 (theo mẫu số 2 đính kèm) có xác nhận của Ngân hàng Nhà nước tỉnh gửi về Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Trung ương (Vụ chấp hành quỹ Ngân sách Nhà nước) chậm nhất vào ngày 20/11/1988, để kiểm tra và xử lý quan hệ giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương.

c. Ngân hàng chuyên doanh và Phòng Tài chính quận, huyện sau khi nhận được thông báo điều chỉnh số thu thuế công, thương nghiệp, thuế nông nghiệp giữa các cấp ngân sách do Sở Tài chính tỉnh gửi, thực hiện việc điều chỉnh sổ sách kế toán và phản ánh đầy đủ, chính xác vào báo cáo thu ngân sách Nhà nước phát sinh trên địa bàn quận, huyện trong tháng đó.

6. Đối với số thu thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp thực hiện tại các quận, huyện chưa phân cấp quản lý ngân sách, hàng tháng vẫn do Sở Tài chính thực hiện tổng hợp và lập báo cáo kế toán thu, chi vào ngân sách cấp tỉnh, thì nay Sở Tài chính cũng phải lập bảng điều chỉnh (theo mẫu số 1 và số 2 đính kèm) gửi Ngân hàng Nhà nước tỉnh thực hiện việc điều chỉnh như Ngân hàng chuyên doanh các quận, huyện.

7. Việc điều chỉnh số thu thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp giữa các cấp ngân sách theo tỷ lệ điều tiết mới từ 1/7/1988 phải bảo đảm đúng số thu vào của mỗi cấp ngân sách theo quy định của Hội đồng Bộ trưởng tại quyết định số 141-HĐBT ngày 6/9/1988 và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Đây là trách nhiệm và những công việc nghiệp vụ cụ thể của cơ quan Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng chuyên doanh các cấp phải làm xong trước ngày 30/11/1988.

8. Tổng số thu về thuế công thương nghiệp, thuế nông nghiệp trong quỹ ngân sách Nhà nước không thay đổi, chỉ thay đổi số thu của từng cấp ngân sách và từ đó có ảnh hưởng đến tồn quỹ của mỗi cấp ngân sách. Để bảo đảm tồn quỹ ở mỗi cấp ngân sách không âm (-) việc xuất quỹ của ngân sách cấp dưới để thoái trả số thu cho ngân sách cấp trên được xử lý như sau:

a. Việc điều chỉnh các khoản thu thuế nông nghiệp và thuế công thương nghiệp giữa các cấp ngân sách theo tỷ lệ điều tiết mới từ 1/7/1988, cơ quan Ngân hàng chuyên doanh quận, huyện lập bút toán điều chỉnh trên sổ sách kế toán thu Ngân sách Nhà nước theo chương, loại, khoản, hạng, mục thu và đúng nội dung thông báo điều chỉnh của Sở Tài chính tỉnh đã có xác nhận của Ngân hàng Nhà nước tỉnh. Trên báo cáo thu ngân sách Nhà nước tháng 9 hoặc tháng 10 phải thể hiện số liệu điều chỉnh này, không được kéo dài sang tháng 12 năm 1988 hoặc trong thời gian chỉnh lý quyết toán.

b. Khi điều chỉnh số thu giữa các cấp ngân sách, Ngân hàng Nhà nước tỉnh căn cứ báo cáo điều chỉnh (theo mẫu số 2 đính kèm) của Sở Tài chính gửi đến làm chứng từ để điều chỉnh sổ sách kế toán và báo cáo thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, tính theo chương, loại, khoản, hạng mục của mục lục ngân sách Nhà nước; đồng thời lập chứng từ ghi nợ tài khoản 670 Ngân sách tỉnh và giấy báo có liên hàng đi cho Vụ chấp hành quỹ ngân sách (Ngân hàng Trung ương) để ghi có cho tài khoản 640 thu ngân sách Trung ương.

Trường hợp tồn quỹ ngân sách tỉnh không đủ để thoái trả cho ngân sách trung ương, Sở Tài chính phải báo cáo UBND tỉnh xin tạm vay Quỹ dự trữ tài chính của địa phương để thanh toán. Nếu Quỹ dự trữ tài chính của tỉnh không còn thì UBND tỉnh báo cáo Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Trung ương, (Vụ chấp hành quỹ ngân sách) (theo mẫu số 3 đính kèm) xem xét giải quyết trợ cấp cho ngân sách địa phương (nếu có kế hoạch trợ cấp quý IV và năm 1988), hoặc cho ngân sách địa phương vay số tiền chênh lệch thiếu để thanh toán.

Đề nghị UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc trung ương tổ chức hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan Tài chính - Ngân hàng các cấp thực hiện đúng thông tư hướng dẫn này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ảnh hoặc trao đổi trực tiếp với Bộ Tài chính để giải quyết kịp thời.

Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 28/10/1988
Hướng dẫn thi hành quyết định số 141/HÐBT ngày 6/9/1988 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi tỷ lệ điều tiết một số khoản thu về thuế cho ngân sách địa phương.
Số kí hiệu 46-TC/NSNN Ngày ban hành 28/10/1988
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 28/10/1988
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Bộ Trưởng Hoàng Quy
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

28/10/1988

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 46-TC/NSNN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
28/10/1988 Văn bản được ban hành 46-TC/NSNN
28/10/1988 Văn bản có hiệu lực 46-TC/NSNN
16/10/1999 Văn bản hết hiệu lực 46-TC/NSNN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh