Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 30/03/1983

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thi hành Pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng về Thuế công thương nghiệp

_______________________

 Thi hành pháp lệnh của Hội đồng Nhà nước và Nghị định của Hội đồng Bộ trưởngvề thuế công thương nghiệp, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

I. Thuế môn bài:

1/Thuế môn bài đặt ra nhằm thực hiện yêu cầu kiểm kê, kiểm soát và phân loại các cơ sở kinh doanh công thương nghiệp riêng lẻ và tập thể.

Mọi tổ chức và cá nhân dinh doanh công thương nghiệp chuyên nghiệp và nửa chuyên nghiệp đều phải nộp thuế môn bài. Cơ quan thuế thu Thuế môn bài  và cấp môn bài cho các cơ sở kinh doanh công thương nghiệp căn cứ vào giấy phép kinh doanh do các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cấp.

2/ Thuế môn bài thu mỗi năm một lần vào đầu năm dương lịch. Đến ngày 31/5/1983 việc thu Thuế môn bài năm 1983 phải làm xong. Để kết hợp giữa việc cấp giấy phép kinh doanh và việc thu Thuế môn bài , UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, cần chỉ đạo và đôn đốc các ngành có liên quan ở địa phương tổ chức một đợt xét duyệt việc cấp giâý phép kinh doanh cho tất cả những cơ sở chưa có giấy phép, chậm nhất là đến ngày 16/5/1983 phải xong.

Từ ngày 1/6/1983 trở đi, những cơ sở kinh doanh không có môn bài sẽ bị xử lý  theo điều 44 của điều lệ thuế công thương nghiệp đã được sửa đổi theo điều 6 của Pháp lệnh ngày 26/2/1983 của Hội đồng Nhà nước . UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương cần công bố ngay thời hạn này cho các cơ sở kinh doanh trong địa phương biết để làm thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh và môn bài.

3/ Căn cứ để xác định mức thuế môn bài là thu nhập về kinh doanh (doanh thu từ chi phí nhưng chưa trừ suất miễn thu). Mức Thuế môn bài do cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh định cho từng cơ sở, mỗi năm một lần.

Cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, căn cứ vào nguyên tắc trên, tham khảo doanh thu của các hộ sản xuất, kinh doanh năm 1982 để xác định mức Thuế môn bài mà mỗi hộ sẽ phải nộp năm 1983. Cần chú ý kiểm tra để nắm đúng số doanh thu năm 1982 của mỗi cơ sở.

Đối với các cơ sở mới khai trương trong năm 1983, cơ quan thuế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh căn cứ vào quy mô của cơ sở kinh doanh , đối chiếu với cơ sở kinh doanh tương đương cùng ngành, nghề mà định mức thuế phải nộp năm 1983. Sang năm 1984 sẽ căn cứ vào thực tế kinh doanh năm 1983 mà điều chỉnh lại mức thuế phải nộp cùng một lần với việc thu thuế môn bài năm 1984.

4/ Việc đổi môn bài chỉ áp dụng đối với những cơ sở kinh doanh đã nộp Thuế môn bài mà muốn thay đổi ngành, nghề, mặt hàng kinh doanh hoặc địa bàn kinh doanh theo hướng Nhà nước khuyến khích. Việc đổi môn bài chỉ áp dụng cho năm diễn ra sự thay đổi về ngành, nghề, mặt hàng và địa bàn kinh doanh ; sang năm sau, cơ quan thuế sẽ xác định lại mức Thuế môn bài cho phù hợp với thu nhập về kinh doanh .

II. Thuế Doanh nghiệp:

1/ Việc sắp xếp các ngành, nghề kinh doanh vào các bậc thuế suất thuế doanh nghiệp phải theo đúng điều 4 Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng.

2/Đối với những cơ sở sản xuất làm gia công dưới bất cứ hình thức nào, đều thu thuế doanh nghiệp trên tổng số tiền công hoặc doanh thu theo thuế suât áp dụng cho ngành sản xuất đó.

Ngoài ra, vì thuế suất thuế doanh nghiệp áp dụng đối với các cơ sở kinh doanh các ngành phục vụ, thương nghiệp và ăn uống vừa căn cứ vào quy mô của cơ sở kinh doanh , vừa căn cứ vào mặt hàng kinh doanh , cho nên UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc TW cần căn cứ vào tình hình ở địa phương mà hướng dẫn cụ thể các tiêu chuẩn về quy mô và về mặt hàng kinh doanh để làm căn cứ xếp bậc thuế doanh nghiệp cho các cơ sở kinh doanh  ở địa phương, Cục thuế công thương nghiệp cần theo dõi, hướng dẫn các địa phương trong công thương nghiệp  cần theo dõi, hướng dẫn các địa phương trong việc này để bảo đảm tính thống nhất của chính sách trong cả nước.

III. Thuế lợi tức doanh nghiệp

1/ Phương thức thu thuế lợi tức doanh nghiệp đối với từng loại cơ sở kinh doanh tập thể cũng như riêng lẻ quy định như sau:

- Đối với những cơ sở nộp Thuế môn bài bậc 6: chỉ thu thuế doanh nghiệp , không thu thuế lợi tức doanh nghiệp , Thuế doanh nghiệp  thu hàng tháng.

- Đối với những cơ sở nộp Thuế môn bài bậc 5: thu thuế doanh nghiệp  hàng tháng gộp với thuế lợi tức doanh nghiệp hàng tháng theo mức cố định cho từng quý.

- Đối với những cơ sở nộp Thuế môn bài bậc 4: thu thuế doanh nghiệp  hàng tháng và thuế lợi tức doanh nghiệp hàng tháng căn cứ vào kết quả kinh doanh của tháng đó.

- Đối với những cơ sở nộp Thuế môn bài  bậc 3: thu thuế doanh nghiệp  hàng tháng và thuế lợi tức doanh nghiệp hàng tháng căn cứ vào kết quả kinh doanh của tháng đó. Cơ sở kinh doanh bắt buộc phải ghi chép kế toán theo mẫu đơn giản.

- Đối với những cơ sở nộp Thuế môn bài  bậc 2 và bậc 1: thu thuế doanh nghiệp  hàng tháng; tạm thu thuế lợi tức doanh nghiệp hàng tháng và quyết toán vào cuối quý (phải điều chỉnh số thuế lợi tức doanh nghiệp  phải nộp cho phù hợp với thực tế kinh doanh cả quý). Cơ sở kinh doanh bắt buộc phải ghi chép kế toán theo đúng thể thức Nhà nước quy định.

2/ Những cơ sở kinh doanh mới tạm nộp thuế lợi tức doanh nghiệp quý I/1983, đến cuối năm mới quyết toán, thì khi quyết toán phải tính thuế lợi tức doanh nghiệp cả năm theo quy định của Pháp lệnh.

3/ Thuế lợi tức doanh nghiệp có 3 biểu thuế: biểu thuế đối với ngành sản xuất , vận tải; biểu thuế đối với ngành phục vụ và biểu thuế đối với ngành thương nghiệp, ăn uống.

Ngành ăn uống trước đây chịu thuế theo biểu thuế của ngành phục vụ thì từ nay chịu thuế theo biểu thuế của từng ngành thương nghiệp, ăn uống mới ban hành.

4/ Thuế suất bổ sung:

Các hộ riêng lẻ kinh doanh công thương nghiệp (kể cẩ các tổ hợp tác tiểu thương) nếu lợi tức chịu thuế vượt 3.000đ/tháng thì nộp thuế theo thuế suất luỹ tiến toàn phần (gồm thuế suât tối đa ghi trong biểu thuế cộng với thuế suất bổ sung) như sau:

LỢI TỨC CHỊU THUẾ 1 THÁNG

THUẾ SUẤT LUỸ TIẾN TOÀN PHẦN (%)

 

Nghành sản xuất  vận tảiNgành phục vụNgành thương nghiệp ăn uống

Trên 3.000 đến 5.000

35%50%70%

Trên 5.000đ

40%60%80%

5/ Thuế suất đặc biệt 100%:

Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng đã quy định căn cứ xác định lợi tức thu được do đầu cơ, nâng giá để áp dụng thuế suất đặc biệt 100% và thẩm quyền xử lý lợi tức đầu cơ nâng giá.

Để pháp huy tác dụng của điều khoản này, cơ quan thuế phải phối hợp vùng các cơ quan công an, thương nghiệp, quản lý thị trường, vật giá sử dụng các biện pháp nghiệp vụ, kết hợp dựa vào quần chúng ở phường, xã, điều tra phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp đầu cơ nâng giá.

Khi kiểm tra các hoạt động kinh doanh trên thị trường, gặp trường hợp người bán hoặc thu tiền dịch vụ cao hơn giá đã niêm yết thì cán bộ thuế (có thể kết hợp cùng cảnh sát kinh tế hoặc cán bộ quản lý thị trường, cán bộ giá ..) tuỳ theo mức độ vi phạm nghiêm trọng hay không nghiêm trọng mà xử lý: thu toàn bộ khoản chênh lệch giữa giá bán thực tế và giá niêm yết miễn phạt hoặc phạt theo chế độ quy định. Mọi trường hợp xử lý đều phải có biên bản hợp pháp.

6/ Khi tính thuế lợi tích, gặp trường hợp chuẩn cấp thuế suất thì tính thuế theo bảng thuế tính sẵn kèm theo thông tư này.

7/ Theo Pháp lệnh, các cơ sở kinh doanh những ngành nghề, mặt hàng cần hạn chế phải nộp thêm 10% số thuế lợi tức doanh nghiệp đã tính theo biểu thuế. Ví dụ 1 hộ buôn bán mỹ phẩm (là mặt hàng cần hạn chế) có lợi tức chịu thuế là 4.500đ/tháng, thuế lợi tức tính theo biểu thuế là: 4.500đ x 70% (thuế suất tối đa 60% + thuế suất bổ sung 10%) = 3.150đ; phải nộp thêm 10% là 315đ; cộng số thuế lợi tức doanh nghiệp hộ này phải nộp là 3.456đ (3.150đ + 315đ).

UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc TW quy định danh mục những ngành, nghề, mặt hàng mà địa phương xét cần hạn chế trong địa phương. Cục thuế công thương nghiệp cần theo dõi, hướng dẫn các địa phương trong việc này để bảo đảm tính thống nhất của chính sách trong cả nước.

8/ Giảm thuế lợi tức:

a) Việc xác định hợp tác xã trình độ vừa (để giảm thuế lợi tức 5%) hay trình độ cao (để giảm thuế lợi tức 10%) phải dựa theo các tiêu chuẩn quy định trong Điều lệ tổ chức hợp tác xã và các văn bản hướng dẫn hiện hành của Bộ Tài chính và các ngành có liên quan.

b) Để có căn cứ giảm thuế lợi tức 10% cho các hợp tác xã phục vụ và 5% cho các tổ phục vụ (kể cả các tổ phục vụ nấu nước sôi, nấu cơm v.v..) kinh doanh theo gia chỉ đạo của Nhà nước , UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc TW cần quy định giá hoặc khung giá tiền công phục vụ; trước hết là giá công may quần áo, uốn tóc, cắt tóc, sửa chữa xe đạp, giữ xe đạp và xe máy...

c) Việc xác định mức độ quan hệ kinh tế với Nhà nước để áp dụng tỷ lệ giảm thuế 5% (nếu có quan hệ kinh tế với Nhà nước  từ 30% đến 60%) hay 10% (nếu có quan hệ kinh tế với Nhà nước trên 60%) đối với các cơ sở tập thể cũng như riêng lẻ, phải căn cứ vào sản lượng làm ra. (trường hợp chỉ có 1 loại sản phẩm) hoặc giá trị sản lượng (trường hợp có nhiều loại sản phẩm) hoặc doanh thu (trường hợp doanh thu có quan hệ với Nhà nước và với ngoài đều cùng một tính chất là doanh thu bán hàng hay doanh thu phục vụ) hoặc thu nhập về kinh doanh . Công thức tính như sau:

Mức độ quan hệ       =

Sản lượng (hoặc giá trị sản lượng, hoặc doanh thu, hoặc thu nhập) có quan hệ kinh tế với Nhà nước

kinh tế với Nhà nước

Tổng sản lượng (hoặc tổng giá trị sản lượng, hoặc tổng doanh thu, hoặc tổng thu nhập).

Khi xét một số cơ sở nào là có quan hệ kinh tế với Nhà nước, phải dựa vào những căn cứ sau đây:

- Được Nhà nước giao nguyên liệu làm gia công hoặc bán nguyên liệu (toàn bộ nguyên liệu hoặc chỉ những nguyên liệu chủ yếu) thu mua thành phẩm; làm đại lý bán hàng hoặc uỷ thác thu mua hàng cho Nhà nước , hưởng hoa hồng.

- Có hợp đồng được ký kết theo đúng nguyên tắc Nhà nước quy định về quản lý nguyên liệu, giá cả, công thức sản xuất , phẩm chất, quy cách hàng hoá...

9/ Các hợp tác xã nông nghiệp, nghề cá, nghề muối kiêm sản xuất tiểu, thủ công nghiệp, kiêm vận tải, kiêm xây dựng hoặc kiêm kinh doanh nông nghiệp không thuộc diện nộp thuế nông nghiệp, từ nay nộp thuế lợi tức doanh nghiệp  theo thuế suất thấp nhất ghi trong biểu thuế mới: 12%.

IV. Thế buôn chuyến:

1/ Trong việc thu thuế buôn chuyến, cần có biện pháp quản lý chặt chẽ tại gốc và trên đường vận chuyển. Đối với những cơ sở buôn chuyến lớn, phải có biện pháp chống thủ đoạn phân tán hàng hoá để hạ thấp thuế suất. Đối với  những cơ sở buôn chuyến mang tính chất thường xuyên hoặc buôn chuyến từng kỳ hạn với những chuyến hàng lớn thì phải chuyển sang phương thức thu thuế doanh nghiệp và thuế lợi tức doanh nghiệp .

2/ Hợp tác xã mua bán, hợp tác xã tiêu thụ phải lấy xã viên và nhân dân trong địa phương làm đối tượng phục vụ chính. Hợp tác xã  đi cất hàng (được cơ quan thương nghiệp có thẩm quyền cho phép) về bán cho nhân dân trong địa phương thì không coi là buôn chuyến và không phải nộp thuế buôn chuyến. Nhưng nếu buôn bán mang tính chất buôn chuyến để kiếm lời (không bán cho nhân dân trong địa phương) thì phải nộp thuế buôn chuyến.

V. Thuế hàng hoá:

1/ Biểu thuế hàng hoá đã được Hội đồng Nhà nước ban hành phải được thi hành thống nhất trong cả nước.

Trong biểu thuế hàng hoá mới ban hành, có 4 mặt hàng mới bổ sung. Đối với những mặt hàng này và những mặt hàng khác phải chịu thuế hàng hoá, phải kiểm kê hàng tồn kho và thu thuế theo biểu thuế mới.

2/ Đối với những hàng hoá xuất nhập khẩu phi mậu dịch vượt quá tiêu chuẩn được miễn thuế cũng phải tiến hành kiểm kê để thu thuế theo biểu thuế và giá tính thuế mới.

Liên Bộ Tài chính - Ngoại thương đã ra thông tư  Liên Bộ số 09 - TTLB/TC-BNgT ngày 25/3/1983 hướng dẫn cụ thể việc thu thuế đối với những hàng này.

Để thi hành nghiêm chỉnh Pháp lẹnh của Hội đồng Nhà nước  về thuế công thương nghiệp,UBND tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc TW và Cục thuế công thương nghiệp cần tăng cường hơn nữa sự chỉ đạo và kiểm tra công tác thuế công thương nghiệp, đặc biệt là trong bước triển khai việc thi hành Pháp lệnh.

Cần chú ý những khâu công tác lớn sau đây:

1/ Tổ chức việc tuyên truyền phổ biến chính sách và pháp luật về thuế công thương nghiệp  rộng rãi trong các ngành, các cấp, các đoàn thể trong mặt trận và các tầng lớp nhân dân, nâng cao ý thức tự giác làm nghĩa vụ đóng thuế cho Nhà nước , tạo ra một phong trào quần chúng ủng hộ chính sách thuế; tích cực đấu tranh chống trốn thuế, lậu thuế, đầu cơ, nâng giá.

2/Làm tốt một số cộng tác cần thiết để triển khai việc thi hành Pháp lệnh: kịp thời ban hành các quy định chi tiết thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân địa phương (danh mục ngành, nghề, mặt hàng và dịch vụ cần hạn chế; giá chỉ đạo áp dụng cho các nghề phục vụ ở địa phương....); sớm hoàn thành việc điều tra, phân loại các sơ sở kinh doanh  cải tiến công tác quản lý các cơ sở kinh doanh , đặc biệt là quản lý các cơ sở trọng điểm (cac cơ sở nộp Thuế môn bài bậc 1, bậc 2, bậc 3) v.v...

3/ Chấn chỉnh và tăng cường tổ chức thuế công thương nghiệp ở địa phương , từ Chi cục đến phòng thuế quận huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các trạm, đội công tác thuế công thương nghiệp ;soát xét lại việc tuyển chọn các uỷ nhiệm thu thuế. Tăng cường kiểm tra công tác thuế, giám sát hoạt động của cán bộ thuê uỷ nhiệm thu thuế; đồng thời bảo vệ và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ thuế hoàn thành nhiệm vụ.

4/ Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thế với các cơ quan có liên quan (thương nghiệp, công an, quản lý thị trường, vật giá, liên hiệp xã tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải...) để làm tốt công tác quản lý thu thuế, đảm bảo thực hiện đúng chính sách của Nhà nước , chống thất thu thuế, kịp thời ngăn chặn và trừng trị mọi hành vi đầu cơ nâng giá, phao tin đồn nhảm, pháo rối thị trường.

Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 30/03/1983
hướng dẫn thi hành pháp lệnh của hội đồng nhà nước và nghị định của Hội đồng Bộ trưởng về thuế công thương nghiệp
Số kí hiệu 10 TC/CTN Ngày ban hành 30/03/1983
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 30/03/1983
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Chu Tam Thức
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

30/03/1983

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 10 TC/CTN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
30/03/1983 Văn bản được ban hành 10 TC/CTN
30/03/1983 Văn bản có hiệu lực 10 TC/CTN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh