Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 05/11/1981

THÔNG TƯ

Về việc thi hành điều lệ thuế hàng hoá ở các tỉnh, thành phố phía Nam

_______________________

 Tiếp theo công điện số 75-TC/CTN ngày 26 tháng 9 năm 1981 của Bộ Tài chính

Quyết định số 327-CP ngày 30/12/1978 của Hội đồng Chính phủ đã cho thi hành ở miền Nam Điều lệ thuế hàng hoá ban hành theo quyết nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội số 487/NQ/QH/K4 ngày 26/9/1974, và giao cho Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định ngày thi hành thu thuế đối với từng mặt hàng cụ thể.

Chấp hành quyết nghị nói trên, Bộ Tài chính đã ra thông tư số 07 ngày 19/1/1979 quy định từ 01/3/1979 thu thuế hàng hoá vào 5 mặt hàng là: thuốc hút, trà, đường, rượu nấu bằng hoa quả, mỹ phẩm. Đồng thời đề ra phương hướng là nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy thu để bao quát được diện phải thu và chống thất thu có hiệu quả, trên cơ sở đó, từng bước mở rộng diện thu thuế vào các mặt hàng phải chịu thuế hàng hoá, ưu tiên là những mặt hàng sản xuất tập trung và có chênh lệch lớn giữa giá thành và giá bán.

Đến nay, bộ máy quản lý thu thuế ở miền Nam đã được chấn chỉnh và tăng cường một bước, việc thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế hàng hoá đã có những tiến bộ bước đầu, trong khi đó thì nhiều mặt hàng (cau, đồ nhôm, đồ nhựa, miến dong, phụ tùng xe đạp....) do chưa chưa phải chịu thuế hàng hoá, nên có chênh lệch giá lớn và các cơ sở kinh doanh tư nhân thu được quá nhiều lãi.

Để chính sách thuế hàng hoá thi hành được thống nhất trong cả nước, điều tiết đúng mức lợi nhuận kinh doanh, góp phần tăng thu cho Ngân sách Nhà nước, Bộ quyết định cho mở rộng một bước việc thu thuế hàng hoá vào các mặt hàng dưới đây, theo thuế suất quy định trong biểu thuế, ngoài 05 mặt hàng đang thu hiện nay.

STT

Mặt hàng

Thuế suất

1

2

3

1

Dầu ăn như dầu lạc, dầu cám, dầu đỗ tương....

10%

2

Miến làm bằng lương thực phụ như miến dong riềng...

10%

3

Mắm tôm làm bằng ruốc biển, thể lỏng hay thể đặc

10%

4

Nước mắm làm bằng cá biển hay cá đồng (ở những nơi mậu dịch không thu mua) và các thứ nước chấm như ma gi, xì dầu, xẳng xấu....

15%

5

Cau tươi hay bổ thành miếng phơi khô để ăn trầu

20%

6

Hải sản đặc biệt : Yến, vây, bào ngư, hải sản hâu xi, tôm he khô, mực khô (ở những nơi mậu dịch không thu mua)

30%

7

Hạt tiêu: hạt tiêu đen, hạt tiêu vỏ, hạt tiêu sọ (ở những nơi mậu dịch không thu mua)

40%

8

Hàng bằng sừng, vỏ trai: loại thông thường như lược sừng, quân cờ bằng sừng, khuy trai...

10%

9

Hàng thông thường bằng sành, gồm tráng men như bát, đĩa, ấm, chén, liễn bình, lọ, ống nhổ, gạch, ngói men

10%

10

Hàng thông thường bằng thuỷ tinh, nấu từ cát hay từ thuỷ tinh vụn như kính tấm, gương, chai lọ, bóng đèn, cốc, bát, đĩa, ấm, chén, ống đựng thuốc tiêm...

10%

11

Hàng thông thường bằng gỗ (gỗ tạp loại 5,67, 8 hoặc gỗ phế liệu) kiểu thông thường như giường, tủ chè, sập gụ, giường kiểu mới...

10%

12

Hàng đắt tiền bằng gỗ (lim, lát, gụ...) kiểu cầu kỳ như tủ gương, tủ chè, sập gụ, giường kiểu mới...

20%

13

Hàng thông thường bằng nhôm (phế liệu) được Nhà nước cho phép sản xuất như nồi, xoong, mâm...

15%

14

Hàng bằng đồng (đồng phế liệu) được Nhà nước cho phép sản xuất

20%

15

Hàng bằng cao su (kể cả cao su tái sinh) bằng da giả như vet-si bóng, ống cao su, thắt lưng, giầy dép, dây đeo đồng hồ...

15%

16

Hàng bằng nhựa, bằng ni lông (kể cả tái sinh hay phế liệu) như bát, đĩa, hộp, nút chai, chai, dép, guốc, dây đeo đồng hồ...

15%

17

Đồ điện dùng trong sinh hoạt như bàn là, bếp lò sưởi, đui đèn, công tắc điện...

15%

18

Phụ tùng xe đạp các loại

15%

19

Phụ tùng mô tô các loại

20%

20

Bài lá các loại như tổ tôm, tam cúc, tu lơ khơ...

50%

21

Nến

40%

22

Hương, vàng, mã, pháo

50%

 

Để việc thu thuế hàng hoá vào các mặt hàng nói trên đạt kết quả tốt, Bộ lưu ý các địa phương về một số điểm dưới đây trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện:

a) Cần làm cho các cấp, các ngành nhận thức được đầy đủ ý nghĩa và tác dụng của thuế hàng hoá: đây là loại thuế thu vào sản phẩm, nhằm kết hợp với chính sách giá cả, động viên việc đóng góp công bằng và hợp lý của nhân dân; điều tiết lợi nhuận của người kinh doanh, góp phần hướng dẫn sản xuất và hướng dẫn tiêu dùng nhiều mặt hàng đang mất cân đối hiện nay, việc phát huy mạnh mẽ hơn nữa tác dụng của thuế hàng hoá có ý nghĩa quan trọng và cấp thiết, nhất là tác dụng thu hồi ngay vào tay Nhà nước một phần khoản chênh lệch giữa giá bán và giá thành và thu hồi tiền mặt, góp phần ổn định giá cả và tiền tệ. Cần khắc phục nhận thức tư tưởng không đúng thu thuế hàng hoá sẽ làm cho giá cả thị trường tăng, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

b) Cần có kế hoạch triển khai việc mở rộng diện thu thích hợp với tình hình cụ thể từng nơi. Yêu cầu đặt ra là phải thu thuế cả 22 mặt hàng chịu thuế hàng hoá đã quy định mở rộng tại thông tư này, nhưng trước mắt cần tập trung thu vào một số mặt hàng có khối lượng sản xuất lớn, nguồn thu tương đối tập trung; rồi sau đó mở rộng diện thu vào các mặt hàng khác.

c) Cần vận dụng thích hợp giá tính thuế: đặc biệt chú ý khuyến khích mặt hàng cần thiết cho đời sống, cụ thể là bước đầu có thể lấy giá lẻ bình quân trên thị trường trừ 10% làm giá tính thuế, rồi sau sẽ tuỳ theo tình hình biến động của giá cả thị trường sau khi đã có thuế để điều chỉnh dần giá tính thuế. Đối với các mặt hàng như mỹ phẩm, hương, vàng mã, pháo; phải bám sát giá thị trường để kịp thời điều chỉnh giá tính thuế, từ đó mà phát huy tác dụng của thuế điều tiết lợi nhuận.

d) Khi công bố thu thuế vào mặt hàng nào, cần tổ chức việc kê khai hàng hoá tồn kho, tính toán thuế theo thuế suất Nhà nước quy định và giá tính thuế do cơ quan thuế công bố, và có biện pháp thu thuế hàng hoá nhanh gọn, tập trung vào các địa bàn trọng điểm các cơ sở kinh doanh có số lượng tồn kho tương đối lớn. Sau đó, cần có biện pháp đưa ngay việc quản lý tại các cơ sở sản xuất và trên khâu lưu thông vào nền nếp.

Yêu cầu  Uỷ ban nhân dân  các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương giao trách nhiệm cho các Chi cục thuế tổ chức triển khai ngay công tác thu thuế trên đây và báo cáo kế hoạch về Bộ trước ngày 15 tháng 11 năm 1981. Sau đó, báo cáo kết quả từng bước công tác vào ngày 15 và 30 hàng tháng./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504670358327_108425167661_31.TC.CTN.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 05/11/1981
Về việc thi hành Ðiều lệ thuế hàng hoá ở các tỉnh, thành phố phía Nam
Số kí hiệu 31-TC/CTN Ngày ban hành 05/11/1981
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 05/11/1981
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Võ Trí Cao
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

05/11/1981

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 31-TC/CTN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
05/11/1981 Văn bản được ban hành 31-TC/CTN
05/11/1981 Văn bản có hiệu lực 31-TC/CTN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh