Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/07/1990

THÔNG TƯ

Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 212 TC/CĐKT ngày 15/12/1989 của Bộ Tài chính về công tác hạch toán kế toán ngành xổ số kiến thiết

______________________________

 Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 212/TC-XSKT ngày 15/12/1989 về việc ban hành "Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất" áp dụng cho tất cả các đơn vị sản xuất-kinh doanh, thuộc các thành phần kinh tế quốc doanh, công tư hợp doanh, tập thể, tư nhân và các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức, xã hội đoàn thể quần chúng...

Căn cứ vào đặc điểm của hoạt động XSKT, các văn bản hướng dẫn của Bộ đã ban hành trước đây; Nay hướng dẫn "Hệ thống Tài khoản kế toán" áp dụng cho hoạt động xổ số kiến thiết và một số điểm bổ sung về phương pháp hạch toán kế toán và báo cáo kế toán như sau:

I- HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Stt

Tài khoản

Tiểu khoản

 

Số hiệu

Tên gọi Số hiệuTên gọi

1

2

345

 

 

Loại I: Tài sản có định

1

10

Tài sản cố định 101TSCĐ dùng trong SXKD

 

 

103TSCĐ phúc lợi

 

 

104TSCĐ chờ thanh lý

2

11

Hao mòn TSCĐ

 

 

Loại II: Dự trữ SXKD

3

21

Nguyên liệu, vật liệu 211 Nguyên liệu, vật liệu chính

 

 

212Vật liệu phụ

 

 

213Nhiên liệu

 

 

214Phụ tùng

 

 

215 Thiết bị xây dựng cơ bản

 

 

217 Vật liệu khác

4

22

Công cụ lao động nhỏ 221 Công cụ lao động nhỏ

 

 

222Bao bì luân chuyển

 

 

223 Đồ dùng cho thuê

5

23

Hàng hóa 231 Vé xổ số kiến thiết

 

 

232 Hàng hóa trả thưuởng

6

24

Thành phẩm

7

25

Hàng gửi bán

 

 

Loại III: Chi phí

8

30

Chi trả thưởng 301 Trả thưởng xổ số định kỳ

 

 

302 Trả thưởng xổ số bóc

 

 

303 Trả thưởng xổ số điện tử

 

 

304 Trả thưởng hình thức xổ số khác

9

31

Sản xuất, kinh doanh phụ

10

34

Chi phí phát hành xổ số 341 Chi phí phát hành xổ số định kỳ

 

 

342 Chi phí phát hành xổ số bóc

 

 

343 Chi phí phát hành xổ số điện tử

 

 

344 Chi phí phát hành hình thức xổ số khác

11

35

Chi phí đầu tư XDCB

12

36

Chi phí theo dự toán 361 Chi phí chờ phân bổ

 

 

362 Chi phí trích trước

 

 

Loại IV: Tiêu thụ và kết quả

13

40

Tiêu thụ và kết quả 401 Hoạt động phát hành XSKT (chi tiết theo từng loại hình xổ số)

 

 

402 Hoạt động SXKD phụ

 

 

403 Hoạt động liên doanh

 

 

404 Nghiệp vụ tài chính

 

 

405 Kết quả khác

 

 

Loại V: Vốn bằng tiền

14

50

Tiền mặt 501 Tiền Việt nam

 

 

502 Tín phiếu, vàng bạc

 

 

503 Ngoại tệ

15

51

Tiền gửi Kho bạc Nhà nước 511 Tiền gửi bằng đồng VN

 

 

512 Gửi ngoại tệ

 

 

513 Tiền gửi về đầu tư XDCB

 

 

514 Tiền gửi khác

16

52

Tiền đang chuyển

 

 

Loại VI: Thanh toán

17

60

Thanh toán với người  bán Chi tiết theo từng người bán

18

61

Thanh toán với đại lý Chi tiết theo từng đại lý

19

62

Các khoản phải thu, phải trả 621 Tạm ứng

 

 

622 Phải thu, phải trả

20

64

Thanh toán với Ngân sách 641 Thuế

 

 

642 Lợi nhuận

 

 

...

 

 

647 Khấu hao cơ bản

 

 

648 Trợ giá

 

 

649 Thanh toán khác

21

65

Chênh lệch tỷ giá và chỉ số giá 651 Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ

 

 

652 Chỉ số giá

22

66

Vốn tham gia liên doanh 661 Vốn liên doanh

 

 

662 Thanh toán thu nhập liên doanh

23

67

Tài sản chờ xử lý 671 Tài sản thiếu

 

 

672 Tài sản thừa

24

68

Thanh toán Bảo hiểm xã hội 681 Bảo hiểm xã hội

 

 

682 Kinh phí công đoàn

25

69

Thanh toán với CNVC 691 Thanh toán lương

 

 

692 Thanh toán các khoản khác

 

 

Loại VII: Thu nhập

26

70

Thu nhập 701 Thu nhập hoạt động XSKT

 

 

702 Thu nhập hoạt động phụ

 

 

703 Thu nhập hoạt động liên doanh

 

 

704 Thu nhập của nghiệp vụ tài chính

 

 

705 Thu nhập khác

27

71

Phân phối thu nhập 711 Nộp Ngân sách

 

 

712 Chia liên doanh

 

 

713 Lập quỹ xí nghiệp

 

 

714 Phân phối khác

 

 

Loại VIII: Nguồn vốn

28

80

Nguồn vốn cố định 801 Nguồn vốn pháp định

 

 

802 Nguồn vốn tự bổ sung

 

 

803 Nguồn vốn liên doanh

29

81

Nguồn vốn lưu động 811 Nguồn vốn pháp định

 

 

812 Nguồn vốn tự bổ sung

 

 

813 Nguồn vốn liên doanh

30

82

Nguồn vốn XDCB 821 Nguồn vốn cấp phát

 

 

822 Nguồn vốn XDCB tự có

31

83

Quỹ xí nghiệp 831 Quỹ phát triển nghiệp vụ

 

 

832 Quỹ dự phòng tài chính

 

 

833 Quỹ khen thưởng

 

 

834 Quỹ phúc lợi

 

 

Loại IX: Nguồn vốn tín dụng

32

90

Vay ngắn hạn 901 Vay tiền Việt nam

 

 

902 Vay ngoại tệ

Tài sản ngoài bảng tổng kết tài sản:

01- Tài sản cố định thuê ngoài

02- Vật tư, hàng hóa giữ hộ, nhận gia công

03- Hàng hóa nhận bán hộ, ký gửi

04- Nợ khó đòi đã xử lý

05-Nguồn vốn liên doanh

06-Vốn cổ phần

07-Ngoại tệ các loại vàng bạc, kim khí, đá quý

II. QUY ĐỊNH BỔ SUNG NỘI DUNG VÀ CÁCH VẬN DỤNG MỘT SỐ TÀI KHOẢN CHỦ YẾU TRONG HỆ THỐNG TÀI KHOẢN KẾ TOÁN ÁP DỤNG CHO NGÀNH XSKT

Nguyên tắc chung là thực hiện đúng, thống nhất theo quy định trong chế độ tài khoản kế toán thống nhất ban hành kèm theo Quyết định số 212 TC/CĐKT ngày 15/12/1989 của Bộ Tài chính; Thông tư này chỉ quy định một số điểm cụ thể, bổ sung cho phù hợp với đặc thù của hoạt động XSKT. Cụ thể là:

1/ Tài khoản 23 "Hàng hóa"

* Tài khoản này phản ánh mọi biến động của hàng hóa, bao gồm vé xổ số kiến thiết, hàng trả thưởng và hàng hóa kinh doanh khác (nếu có)

- Bên nợ:

+ Giá trị thực tế hàng hóa nhập kho do mua ngoài; tự sản xuất, gia công hoặc phát hiện thừa trong kiểm kê và các trường hợp tăng khác

+ Các khoản điều chỉnh chênh lệch giá tăng hàng háo so với giá hạch toán lúc nhập kho hoặc kiểm kê đánh giá lại hàng hóa.

+ Chi phí vận chuyển bốc dỡ hàng hóa từ nơi mua về đơn vị.

- Bên có:

+ Giá trị thực tế hàng hóa xuất kho để phát hành, nhượng bán, trả thưởng, để sản xuất gia công hoặc bị hao hụt.

+ Các khoản điều chỉnh chênh lệch giá hàng hóa so với giá hạch toán lúc nhập kho hoặc do kiểm kê đánh giá lại hàng hóa.

- Số dư nợ: Giá trị thực tế hàng hóa hiện còn của đơn vị. Tài khoản này có 2 tiểu khoản:

231 Vé xổ số kiến thiết

232 Hàng hóa trả thưởng, hàng hóa khác.

* Phương pháp kế toán một số trường hợp chủ yếu:

- Nhập hàng hóa: (giá mua và chi phí vận chuyển hàng hóa)

Nợ TK 23/ Có TK 50, 51, 60, 62

- Xuất hàng hóa:

a)    Nợ TK 31               Nếu dùng cho XSKD phụ

       Nợ TK 34               Xuất vé xổ số phát hành

       Nợ TK 40               Nếu xuất để nhượng bán (405)

       Nợ TK 30               Nếu xuất hàng để trả thưởng

               Có TK 23               Giá trị hàng xuất

b) Nếu xuất để nhượng bán, đồng thời phản ảnh giá bán:

Nợ TK 62/ Có TK 40 (405)           Theo giá bán

c) Khi xuất hàng để trả thưởng, nếu phát sinh chênh lệch giữa giá trả thưởng và giá nhập kho thì phản ảnh chênh lệch đó vào tài khoản 70.

Nợ TK 30               Giá trả thưởng

Có TK 23               Giá nhập kho

Có TK 70               Chênh lệch

Trường hợp lỗ thì hạch toán Nợ TK 70

2/ Tài khoản 24 "Thành phẩm"

Tài khoản này phản ánh giá trị thực tế sản phẩm do bộ phận sản xuất phụ của công ty sản xuất xong được kiểm nghiệm và nhập kho, xuất kho (chỉ áp dụng cho những công ty có sản xuất phụ như: Sản xuất gạch, ngói, giấy...)

Kết cấu tài khoản và phương pháp kế toán đã nêu trong "Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất" theo Quyết địng số 212TC/CĐKT của Bộ Tài chính.

3/ Tài khoản 25 "Hàng gửi bán"

+ Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình phát hành XSKT (Doanh thu phát hành, doanh thu tiêu thụ thực tế) của công ty.

Bên nợ:   Phản ánh doanh thu phát hành

Bên có:   - Phản ánh doanh thu tiêu thụ thực tế

               - Giá trị vé bán không hết trả lại

Số dư nợ: Phản ánh số doanh thu phát hành của những đợt chưa quay số mở thưởng (chưa xác định được doanh thu tiêu thụ thực tế) .

+ Phương pháp kế toán một số trường hợp chủ yếu:

- Khi xuất vé phát hành (giao cho đại lý và vé tồn trong kho)

Doanh thu phát hành              =     Số lượng vé phát hành   x      Giá vé phát hành

của từng đợt                  (theo cơ cấu đã thông báo)

Ghi: Nợ TK 25/ Có TK 40             Theo doanh thu phát hành

- Khi xác định được số vé bán thực tế, số vé không bán hết (căn cứ vào biên bản thanh hủy vé) kế toán tính toán doanh thu tiêu thụ và giá trị vé bán không hết đã thanh hủy.

Nợ TK 61               Theo doanh thu thực tế

Nợ TK 40               Giá trị vé bán không hết đã thanh hủy

       Có TK 25               Doanh thu phát hành

4/ Tài khoản 30 "Chi trả thưởng"

+ Tài khoản này để phản ánh tình hình trả thưởng thực tế của công ty trong hoạt động XSKT.

Bên nợ:   Phản ánh giá trị trả thưởng thực tế trong kỳ

Bên có:   - Phản ánh số tiền trả thưởng hộ các tỉnh về giải đặc biệt (nếu có)

               - Số tiền trả thưởng thực tế trong kỳ kết chuyển  sang TK40

               Tài khoản 30 cuối tháng không có số dư

               Tài khoản này có 4 tiểu khoản:

       301  Trả thưởng vé xổ số định kỳ

       302  Trả thưởng xổ số bóc

       303  Trả thưởng xổ số điện tử

       304  Trả thưởng cho các loại hình xổ số khác (nếu có)

+ Phương pháp kế toán một số trường hợp chủ yếu:

- Chi trả thưởng thực tế:

Nợ TK 30               Tổng số trả thưởng thực tế

Có TK 50               Nếu xuất quỹ tiện mặt trả

Có TK 61               Nếu đại lý trả thưởng hộ

Có TK 62               Nếu thanh toán tạm ứng để trả thưởng hoặc các tỉnh thanh toán số tiền trả                                 thưởng hộ Công ty

Có TK 23               Nếu xuất hàng trả thưởng

Có TK 70               Chênh lệch lãi về xuất hàng trả thưởng

- Phân bổ giải đặc biệt cho các tỉnh trong khối liên kết

Nợ TK 62 / Có TK 30

- Kết chuyển số tiền trả thưởng thực tế sang TK 40

Nợ TK 40 / Có TK 30

5/ Tài khoản 31 "Sản xuất kinh doanh phụ"

Tài khoản này áp dụng để phản ánh chi phí SXKD phụ nhằm tận dụng khai thác hết năng lực SXKD, tăng thêm thu nhập cho Công ty.

Tài khoản này chỉ áp dụng cho các Công ty có bộ phận sản xuất phụ. Kết cấu tài khoản và phương pháp kế toán áp dụng theo quyết định số 212 TC/CĐKT ngày 15/12/1989 của Bộ Tài chính.

6/ Tài khoản 34 "Chi phí phát hành xổ số"

+ Tài khoản này dùng để phản ánh chi phí phát hành thực tế chi ra trong kỳ:

Bên nợ:   Phản ánh những khoản chi phí phát hành thực tế phát sinh.

Bên có:           - Những khoản được hạch toán giảm chi phí phát hành trong những kỳ như tiền bán giấy vụn...

- Chi phí phát hành phân bổ cho những đợt đã quay số mở thưởng trong kỳ được kết chuyển sang TK 40.

Số dư nợ:       Phản ánh chi phí tiền vé... của những đợt đã phát hành nhưng chưa quay số mở thưởng trong kỳ.

Tài khoản này có 4 tiểu khoản:

341  Chi phí phát hành vé xổ số định kỳ

342  Chi phí phát hành xổ số bóc

343  Chi phí phát hành xổ số điện tử

344  Chi phí phát hành các hình thức vé khác (nếu có)

+ Phương pháp kế toán một số trường hợp chủ yếu:

- Chi phí phát hành phát sinh thực tế:

Nợ TK 34               Tổng số chi phí thực tế

       Có TK 21, 22         Giá trị VL, CCLĐ xuất phục vụ cho phát hành

       Có TK 23 (231)              Giá trị tiền vé xuất hành trong kỳ

       Có TK 50, 51, 62    Các khoản chi phí bằng tiền

       Có TK 61                       Số tiền hoa hồng trả cho đại lý

       Có TK 82                       Số tiền Khấu hao cơ bản trích trong kỳ

       Có TK 36                       Trích trước khấu hao SCL trong kỳ

- Thu tiền bán giấy vụn thu hồi được hạch toán giảm chi phí tiền vé Nợ TK 50, 51, 62/ Có TK 34.

- Cuối tháng kết chuyển chi phí sang TK 40

Nợ TK 40/ Có TK 34

Số chi phí phát hành xổ số    =     Chi phí    +     Chi phí phát + Chi phí tiền vé của

kết chuyển sang TK 40          phát hành        hành sinh                những đợt chưa quay

                                             dư đầu kỳ               trong kỳ          số mở thưởng trong kỳ

Số chi phí tiền vé của            =     Tổng số vé phát hành nhưng   x  Giá thành thực tế của

những đợt chưa quay                     chưa quay số mở thưởng        1 tờ vé phát hành

số mở thưởng trong kỳ           trong kỳ                                 trong kỳ

7/ Tài khoản 35 "Chi phí đầu tư XDCB"

Tài khoản này phản ánh chi phí đầu tư XDCB và tình hình quyết toán vốn đầu tư ở các đơn vị có tiến hành đầu tư XDCB theo phương thức cho thầu hoặc tự làm.

Tài khoản này chỉ áp dụng cho những công ty có hoạt động XDCB như: xây dựng trụ sở làm việc, kho tàng, kiot bán vé...

Nội dung kết cấu tài khoản và phương pháp kế toán áp dụng theo QĐ số 212 TC/CĐKT ngày 15/12/1989 của Bộ Tài chính.

8/ Tài khoản 40 "Tiêu thụ và kết quả"

+ Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ chi phí của hoạt động SXKD và khối lượng hàng hóa xuất đi tiêu thụ, toàn bộ doanh thu tiêu thụ vé XSKT và hàng hóa để làm cơ sở xác định kết quả hoạt động SXKD của công ty.

Bên nơ:   + Giá trị vé bán không hết trả lại đã thanh hủy.

               + Toàn bộ chi phí phát hành, trả thưởng XSKT trong kỳ.

               + Toàn bộ chi phí về SXKD phụ, khác trong kỳ.

               + Thuế phải nộp Ngân sách (nếu có).

               + Kết quả hoạt động SXKD (Thu nhập > chi phí).

Bên có:   + Doanh thu phát hành trong kỳ.

               + Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phụ, khác trong kỳ (nếu có).

               + Kết quả hoạt động SXKD (Thu nhập < chi phí).

Số dư có:       Phản ánh doanh thu phát hành của những đợt chưa quay số mở thưởng trong kỳ.

Tài khoản này có 5 tiểu khoản:

401         Hoạt động phát hành XSKT

402         Hoạt động SXKD phụ (nếu có)

403         Hoạt động liên doanh (nếu có)

404         Nghiệp vụ tài chính

405         Hoạt động khác

+ Phương pháp kế toán một số trường hợp chủ yếu:

- Phản ánh doanh thu phát hành trong kỳ:

Nợ TK 25 / Có TK 40 (401)

- Phản ánh số tiền đã thu hoặc phải thu về tiêu thụ khác như nhượng bán vé, hàng hóa (nếu có):

Nợ TK 50, 51, 62 / Có TK 40

- Phản ánh giá trị vé bán không hết đã thanh hủy (theo biên bản):

Nợ TK 40/ Có TK 25

- Giá trị hàng hóa xuất tiêu thụ, nhượng bán:

Nợ TK 40/ Có TK 23, 24

- Kết chuyển chi phí phát hành, trả thưởng trong kỳ:

Nợ TK 40/ Có TK 30, 34

- Xác định kết quả phát hành, tiêu thụ:

Nợ TK 40/ Có TK 70

- Thuế phải nộp Ngân sách (Nếu áp dụng chế độ nộp Thuế doanh thu)

Nợ TK 40/ Có TK 64 (641)

- Khi góp vốn liên doanh bằng tài sản, vật tư, hàng hóa, vàng bạc, nếu giá trị góp vốn được đánh giá thấp hơn giá trị ghi trên sổ sách:

Nợ TK 66 (661)             Giá trị vốn tham gia liên doanh được đánh giá lại.

Nợ TK 40 (403)             Chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ sách với đánh giá lại.

Có TK 21, 22, 23, 50, 51       Giá trị thực tế đóng góp.

Trường hợp giá trị góp vốn được đánh giá cao hơn giá trị ghi trên sổ sách kế toán thì ghi bút toán ngược lại: Có TK 40 (403).

- Các chi phí tham gia liên doanh phát sinh:

Nợ TK 40 (403) / Có TK 21, 22, 23, 50, 51, 68, 69

- Khi xác định số thu nhập được phân chia từ kết quả của hoạt động liên doanh:

Nợ TK 66 (662) / Có TK 40 (403)

- Căn cứ vào biên bản xử lý vật tư hàng hóa thừa, hư hỏng mất mát thiếu hụt:

Nếu thừa:        Nợ TK 67 (672) / Có TK 40 (405)

Nếu thiếu:               Nợ TK 40 (405) / Có tK 67 (671)

- Căn cứ vào biên bản xử lý các khoản nợ khó đòi:

Nợ TK 40 (405) / có TK 60, 61, 62

Đồng thời ghi: Nợ TK 04 (tài khoản ngoài bảng TKTS), Nợ khó đòi đã xử lý và theo dõi trong 10 năm tiếp theo. Nếu thu được ghi: Nợ TK 50, 51 / Có TK 40 (405), đồng thời ghi: Có TK 04.

9/ Tài khoản 61 "Thanh toán với đại lý"

+ Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình thanh toán giữa công ty với đại lý bán vé XSKT.

Bên nợ:   Phản ánh số Tiền thanh toán

Bên có:           - Số tiền đại lý đã thanh toán (bao gồm thanh toán bằng mặt, séc, vé trúng thưởng, trích nộp Ngân sách huyện (nếu có))

               - Số hoa hồng được hưởng trừ ngay vào tiền bán vé

Số dư nợ:       Số tiền đại lý còn nợ Công ty.

Kế toán phải mở sổ chi tiết cho từng đại lý bán vé XSKT.

+ Phương pháp kế toán một số trường hợp chủ yếu:

- Căn cứ vào bảng kê, biên bản thanh hủy vé phải thanh toán (Doanh thu tiêu thụ XSKT):

       Nợ TK 61/ Có TK 25

- Đại lý thanh toán tiền bán vé:

Nợ TK 30               Đại lý thanh toán bằng vé trúng thưởng

Nợ TK 34               Số hoa hồng đại lý được hưởng trừ ngay vào tiền bán vé

Nợ TK 50               Nộp bằng tiền mặt

Nợ TK 51               Nộp bằng séc, chuyển khoản

Nợ TK 71               Số lãi phân phối cho ngân sách huyện (nếu có)

       Có TK 61               Tổng số đại lý thanh toán

III- BÁO CÁO KẾ TOÁN

Báo cáo kế toán áp dụng cho Công ty XSKT bao gồm:

1- Báo cáo nhanh                                         Biểu số 01 BC/SX

2- Bảng tổng kết tài sản                                 Biểu số 02 BC/XS

3- Báo cáo kết quả kinh doanh                             Biểu số 03 BC/XS

4- Báo cáo chi tiết chi phí phát hành xổ số            Biểu số 04 BC/XS

5- Bản giải trình kết quả hoạt động kinh doanh      Biểu số 05 BC/XS

Về nội dung kết cấu của các biểu mẫu báo cáo kế toán xem phụ lục đính kèm.

IV- HỆ THỐNG SỔ KẾ TOÁN

Vẫn áp dụng theo thông tư số 08 TC/CĐKT ngày 16/1/1987 của Bộ Tài chính đã ban hành.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/1990 áp dụng cho các công ty xổ số kiến thiết tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương. Các quy định khác không đề cập trong thông tư này phải áp dụng, thực hiện thống nhất theo Quyết định số 212 TC/CĐKT ngày 15/12/1989 của Bộ Tài chính đã ban hành.

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc gì, đề nghị các đơn vị kịp thời phản ảnh về Bộ Tài chính (vụ Chế độ kế toán và Công ty xổ số kiến thiết Bộ) để nghiên cứu có ý kiến giải quyết./.

Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/07/1990
Hướng dẫn thực hiện Quyết định số 212 TC/CĐKT ngày 15/12/1989 của Bộ Tài chính về công tác hạch toán kế toán ngành xổ số kiến thiết
Số kí hiệu 27 TC/CĐKT Ngày ban hành 17/07/1990
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/07/1990
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Thủy sản Thứ trưởng Lý Tài Luận
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/07/1990

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 27 TC/CĐKT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
17/07/1990 Văn bản được ban hành 27 TC/CĐKT
01/07/1990 Văn bản có hiệu lực 27 TC/CĐKT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh