Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/01/1990

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc thực hiện quyền tự chủ tài chính của các đơn vị kinh doanh, dịch vụ trong ngành du lịch theo Quyết định số 04-CT ngày 03/01/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

_________________________________

 Thi hành quyết định số 217-HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về đổi mới kế hoạch hoá và quyết định số 04-CT ngày 03/01/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi quyết định số 342 - CT ngày 9/12/1987 về quyền tự chủ tài chính của các đơn vị kinh doanh, dịch vụ du lịch; sau khi tham khảo ý kiến của Tổng cục Du lịch, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:

PHẦN I:

QUAN HỆ NGOẠI TỆ VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN CỦA CÁC ĐƠN VỊ KINH DOANH DỊCH VỤ TRONG NGÀNH DU LỊCH ĐỐI VỚI NHÀ NƯỚC.

I. VỀ NGOẠI TỆ:

Tất cả các đơn vị kinh doanh dịch vụ có thu ngoại tệ đề có nghĩa vụ bán ngoại tệ cho Nhà nước theo Quyết định số 218-CT ngày 18/8/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư hướng dẫn số 54-TC/TCĐN ngày 22/11/1989 của Bộ Tài chính. Căn cứ vào đặc điểm kinh doanh của ngành du lịch, Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể như sau:

1/Đối với doanh thu là rúp chuyển nhượng thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 54 TC/TCĐN ngày 22/11/1989 của Bộ Tài chính.

2/Đối với doanh thu là ngoại tệ tự do chuyển đổi thì các đơn vị bán cho quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước theo các mức sau:

a.Bán 30% doanh thu về các dịch vụ du lịch (ăn uống, buồng...) mà các chi phí gốc được thực hiện bằng tiền Việt nam.

b.Đối với ngoại tệ thu trọn gói của khách du lịch trong và ngoài nước (kể cả Việt kiều) thì bán 30% số còn lại sau khi chuyển trả cước phí vận chuyển và các chi phí thuộc các ngành kinh doanh khác ngoài hệ thống du lịch (nếu có) bằng ngoại tệ.

c. Ngoại tệ bán hàng thu ngoại tệ, bán hàng hưởng học bổng, làm đại lý uỷ thác mà các đơn vị kinh doanh du lịch phải bỏ vốn ngoại tệ (vốn tự có và vốn vay) thì bán 30% sau khi trừ vốn và các chi phí khác bằng ngoại tệ.

d. Trong trường hợp hợp đồng đơn vị vay vốn ngoại tệ của nước ngoài thì cũng thực hiện bán nghĩa vụ như quy định tại điểm b nhưng đơn vị được ưu tiên dùng ngoại tệ thu được để trả nợ trước.

e. Nếu các đơn vị kinh doanh, dịch vụ du lịch nộp thuế, TQD... bằng ngoại tệ thì sau khi đã trừ các khoản nói trên bằng ngoại tệ, số thu còn lại sẽ là cơ sở để tính mức bán nghĩa vụ cho Nhà nước.

II. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN VÀ CHẾ ĐỘ NỘP NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

1. Xác định lơị nhuận phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ xí nghiệp.

a. Lợi nhuận của đơn vị kinh doanh, dịch vụ ngành du lịch được xác định trên cơ sở tổng doanh thu trừ (-) tổng chi phí và các khoản phảinộp vào ngân sách nhà nước (thuế thu quốc doanh...)

b. Phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ:

Lợi nhuận thực hiện của các đơn vị kinh doanh - dịch vụ trong ngành du lịch không phân biệt trong và vượt kế hoạch được phân phối như sau:

- 50% lợi nhuận nộp ngân sách nhà nước

- 50% lợi nhuận được để lại đơn vị.

c. Lợi nhuận thu được từ kinh doanh, sản xuất chính, nếu hoàn thành kế hoạch lợi nhận của kinh doanh, sản xuất chính, thì 70% để lại xí nghiệp và 30% nộp ngân sách Nhà nước; nếu không hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của kinh doanh, sản xuất chính, thì 50% để lại đơn vị và 50% nộp ngân sách Nhà nước.

d. Lợi nhuận từ sản xuất, kinh doanh chính và phụ sau khi nộp nghĩa vụ cho ngân sách Nhà nước, phần để lại cho đơn vị sau khi (-) các khoản lãi vay Ngân hàng về vốn lưu động trên định mức giao kế hoạch, các khoản trả tiền lãi vay tập thể hoặc tư nhân theo các cam kết chia lãi của đơn vị, thanh toán các khoản nộp phạt như sau: vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm kỷ luật tiền mặt, tín dụng, nộp ngân sách ... sẽ được phân phối cho các quỹ theo nguyên tắc sau: (coi là 100%).

+ Trích cho quỹ phát triển sản xuất tối thiểu là 35% và không khống chế mức tối đa, trong đó trích nộp 1% trên mức/qũy PTSX cho quỹ tập trung của ngành (Tổng cục Du lịch).

+ Số còn lại được phân chia cho 2 quỹ phúc lợi và khen thưởng theo quyết định của giám đốc.

Nếu tổng số trích quỹ 2 quỹ phúc lợi và khen thưởng của đơn vị vượt quá 6 tháng lương thực hiện cả năm (trừ các khoản hợp lý trong quỹ lương) của cán bộ công nhân viên thì Nhà nước điều tiết lại một phần của các quỹ này theo tỷ lệ luỹ tiến như sau:

+ Từ trên 6 tháng lương đến 8 tháng lương thực hiện cả năm thì số vượt đó (coi là 100%), đơn vị nộp ngân sách Nhà nước 50% và 10% nộp cơ quan quản lý ngành cấp trên (Tổng cục Du lịch) để đưa và quỹ tập trung của ngành, ố còn lại 40% bổ sung vào các quỹ do giám đốc quyết định.

+ Từ trên 8 tháng lương thực hiện cả năm thì số vượt đó (coi là 100%) đơn vị nộp ngân sách Nhà nước 70%, 10% nộp cơ quan quản lý ngành cấp trên (Tổng cục du lịch) để đưa vào quỹ tập trung của ngành, số còn lại 20% bổ sung vào các quỹ do giám đốc quyết định.

Việc sử dụng các quỹ được thực hiện theo các quy định hiện hành.

a.Điều khoản phạt trừ các quỹ:

Nếu đơn vị không hoàn thành các chỉ tiêu pháp lệnh thì phần để lại đơn vị sẽ bị giảm trừ 2% tổng mức trích 3 quỹ cho mỗi % không hoàn thành về chỉ tiêu pháp lệnh.

2. Chế độ thu nộp với ngân sách Nhà nước:

a. Trích nộp lợi nhuận vào ngân sách Nhà nước:

Việc trích nộp lợi nhuận theo số phát sinh hàng tháng và quyết toán theo thực tế quý, năm.

b. Nộp thu quốc doanh:

-Đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng phải nộp thu quốc doanh thì thực hiện chế độ/thu quốc doanh theo biểu mức thu quy định tại quyết định số 163 TC/TQD ngày 23/9/1989 của Bộ Tài chính.

-Đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh có doanh thu bằng ngoại tệ, đơn vị có thể nộp thu quốc doanh bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt nam tính theo tỷ giá do Ngân hàng  Nhà nước công bố tại thời điểm nộp TQD.

Trường hợp các đơn vị có khó khăn do nguyên nhân khách quan nếu áp dụng mức thu trên mà bị lỗ thì đơn vị phải làm đầy đủ các thủ tục xin giảm thu quốc doanh theo Thông tư số 29 TT/QD ngày 9 tháng 7 năm 1988 của Bộ Tài chính.

PHẦN II:

CẤP PHÁT VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN VÀ KINH PHÍ HÀNH CHÍNH - SỰ NGHIỆP

I. VỀ CẤP PHÁT VỐN ĐẦU TƯ XDCB.

Ngân sách Nhà nước sẽ cấp phát vốn đầu tư XDCB cho  ngành du lịch đối với những công trình hạ tầng cơ sở, còn đối với các công trình mang tính chất sản xuất, kinh doanh... đơn vị phải dùng vốn vay ngân hàng và các nguồn vay, huy động khác theo như chế độ hiện hành.

II. VỀ CẤP PHÁT KINH PHÍ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP.

Căn cứ vào chế độ quản lý tài chính chung, ngân sách nhà nước sẽ cấp kinh phí đảm bảo duy trì các hoạt động của văn phòng Tổng cục Du lịch, bao gồm các khoản chi sau:

1. Chi quản lý Nhà nước: Gồm các khoản chi về lương và phụ cấp, côngtác phí, công vụ phí, mua sắm và sửa chữa nhỏ tài sản cố định.

Chi hợp tác quốc tế và tuyên truyền quảng cáo của ngành du lịch được qui định như sau:

+ Việt chi cho các đoàn ra, đoàn vào, kể cả đi học tập, khảo sát trao đổi kinh nghiệm giữa ngành du lịch với nước ngoài, việc đóng góp niêm liêm OMT... và chi phí tuyên truyền quảng cáo mang tính chất toàn ngành thì các đơn vị dịch vụ du lịch phải đóng góp 0,1% (một phần nghìn) trên tổng số doanh số cho quy tập trung của ngành (Tổng cục Du lịch) khoản đóng góp này được hạch toán vào giá thành và chi phí lưu thông của đơn vị.Định kỳ Tổng cục Du lịch có trách nhiệm báo cáo quyết toán gửi Bộ Tài chính theo quy định.

+ Việc chi cho các đại diện du lịch Việt nam ở nước ngoài hoặc ở các tổ chức quốc tế do các đơn vị cử đại diện trang trải.

2/ Chi sự nghiệp:

a. Chi sự nghiệp đào tạo:

Bao gồm việc chi cho công tác đao tạo của các Trường trực thuộc Tổng cục Du lịch trên cơ sở chi tiêu đào tạo hệ chính quy do UBKHNN phân bổ hàng năm.

b. Chi sự nghiệp nghiên cứu khoa học:

Gồm chi cho các đề tài cấp nhà nước sau khi được UBKHKTNN và cơ quan tài chính cùng cấp xét duyệt trên cơ sở áp dụng phương thức gán thu bù chi.

PHẦN III.

CHI PHỤC VỤ TRONG NGÀNH DU LỊCH

Việc thu và sử dụng phí phục vụ đã được áp dụng theo Thông tư Liên Bộ Tài chính - Tổng cục Du lịch số 1108/TT/LB ngày 24/11/1986, nay được quy định lại như sau:

1.Đối tượng thu:

Đối tượng thu là khách nước ngoài (kể cả Việt kiều) và khách trong nước tự trả, ngoài đối tượng trên các đơn vị du lịch tuyệt đối không được phép thu của các đối tượng do NSNN chi trực tiếp hoặc gián tiếp hạch toán vào chi phí, giá thành sản phẩm của các được vị sản xuất kinh doanh.

2. Phạm vi thu phí phục vụ:

Phí phục vụ thu trên giá các dịch vụ mà người phục vụ phải bỏ công sức của mình gồm có:

- Phục vụ phòng ngủ,

- Phục vụ tiệc, ăn món, ăn cơm đĩa,

- Cho thuê xe có lái xe, và các phương tiện có người phục vụ.

- Giặt là, may đo, cắt uốn tóc, bán hàng mỹ phẩm.

- Phục vụ uống (tại quầy, tại bàn)

- Bán thuốc lá lẻ, bán bánh kẹo cho khách dùng tại bàn.

- Cho thuê điện thoại, đánh điện, khám chữa bệnh, dạy học, dạy nghề, hướng dẫn du lịch, hướng dẫn vui chơi giải trí, tắm hơi...

3. Mức thu:

Không quá 10% trên giá các dịch vụ.

4. Phân phối và sử dụng:

a. Phân phối:

Số tiền thu được tại các cơ sở được phân phối như sau:

- Quỹ phát triển sản xuất: 45% (trong đócó 5% dùng để bồi thường).

- Quỹ tập trung của ngành: 5%

- Số còn lại được phân chi vào 2 quỹ phúc lợi và khen thưởng theo quyết định của giám đốc.

b. Sử dụng:

- Quỹ khen thưởng: Dùng để thưởng cho cán bộ, công nhân viên có thành tích trong lao động, sản xuất.

- Quỹ phúc lợi dùng để:

+ Xây dựng và sửa chữa nhà ở cho cán bộ, công nhân viên, xây dựng các công trình phúc lợi tập thể.

+ Tổ chức cho cán bộ , công nhân viên của đơn vị đi thăm quan, học tập ở các đơn vị bạn.

- Quỹ phát triển sản xuất: Dùng để mua sắm thêm trang thiết bị khách sạn, cải tạo và sửa chữa cơ sở làm việc.

Tất cả các khoản thu-chi sai đều phải nộp vào ngân sách Nhà nước.Đối với khoản thu sai đối tượng, ngoài việc đơn vị phải nộp trả vào ngân sách nhà nước, còn phải trả thêm một khoản tiền phạt theo lãi suất tiền vay của ngân hàng tính trên số tiền thu sai, từ thời điểm thu của khách đến thời điểm nộp phạt.

PHẦN IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 01/01/1990 và được áp dụng đối với tất cả các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch của các ngành, các cấp trong cả nước. Yêu cầu các Bộ, Uỷ ban nhân dân bãi bỏ các quy định trái với nội dung quản lý thống nhất trên đây theo đúng tinh thành Nghị quyết số 196/HĐBT ngày 11/12/1989 của Hội đồng Bộ trưởng./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504258898014_107711513116_06 TC.CTDN.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/01/1990
Hướng dẫn việc thực hiện quyền tự chủ tài chính của các đơn vị kinh doanh, dịch vụ trong ngành du lịch theo Quyết định số 04-CT ngày 03/01/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng
Số kí hiệu 06 TC/CTĐN Ngày ban hành 01/01/1990
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/01/1990
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Ngô Thiết Thạch
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/01/1990

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 06 TC/CTĐN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
01/01/1990 Văn bản được ban hành 06 TC/CTĐN
01/01/1990 Văn bản có hiệu lực 06 TC/CTĐN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh