Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/01/1989

THÔNG TƯ

Qui định chế độ tài chính đối với Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam

___________________________

 Thực hiện Quyết định 217/HĐBT ngày 14/11/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về chính sách đối mới kế hoạch và hạch toán kinh doanh XHCN đối với đơn vị quốc doanh, Bộ Tài chính quy định chế dộ tài chính đối với Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam như sau :

I. ĐẶC ĐIỂM

Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam là đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán toàn ngành.  Các Công ty Bảo hiểm địa phương tuy không là đơn vị hạch toán độc lập nhưng được Tổng Công ty giao chỉ tiêu và phân cấp trách nhiệm theo tinh thần không ngừng cải tiến, nâng cao tính chủ động, hoạt động trên địa bàn mỗi công ty địa phương, đồng thời bảo đảm kết quả cao nhất cuối cùng của toàn thể Tổng Công ty.

Tổng Công ty Bảo hiểm được lập quỹ dự trữ bảo hiểm để bổ sung vốn cho những năm có tổn thất lớn mà số thu trong năm không đủ chi bồi thường.

II. KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH

A. Chỉ tiêu pháp lệnh

- Tổng số thu kinh doanh (trong đó có thu ngoại tệ trực tiếp từ các nghiệp vụ bảo hiểm).

- Lợi nhuận và lợi nhuận nộp ngân sách.

1. Tổng số thu kinh doanh

a- Thu phí bảo hiểm gốc

Phí bảo hiểm gốc được thu theo biểu phí bảo hiểm từng nghiệp vụ do Bộ Tài chính ban hành. Tuỳ theo tính chất và tình hình triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm mà Bộ có thể uỷ quyền cho Tổng Công ty ban hành hoặc điều chỉnh biểu phí một số nghiệp vụ theo những nguyên tắc chỉ đạo của Bộ (Phí bảo hiểm phải đảm bảo trạng thải các chi phí và có lãi).

b- Thu về hoạt động nhận tái bảo hiểm

Khoản thu này gồm phí nhận tái bảo hiểm và các khoản thu khác của hoạt động nhận tái bảo hiểm xác định qua phân tích thanh toán đối trừ.

c- Thủ tục phí tái bảo hiểm (hoa hồng tái bảo hiểm).

d- Thu khác, bao gồm :

- Thu phí giám định

- Thu hoa hồng đại lý

- Thu đòi người thứ ba

- Thu bán ngoại tệ

Tất cả số ngoại tệ thu được qua hoạt động kinh doanh bảo hiểm và liên kết đều được thống nhất quy ra tiền Việt Nam để thể hiện tổng doanh số. Số dư ngoại tệ ở tài khaỏn ngân hàng và phải thu ở các tổ chức kinh tế khác được định kỳ đánh giá theo tỷ giá ở từng thời điểm lập báo cáo kế toán.

2. Tổng số chi kinh doanh

- Chi bồi thường bảo hiểm gốc : Kế hoạch chi bồi thường bảo hiểm gốc được xác định trên cơ sở số liệu thống kê 5 năm trước về tỷ lệ chi bồi thường trong từng nghiệp vụ.

Chi bồi thường thực hiện là số thực chi bồi thường của các hợp đồng mà Tổng công ty đã thu phí trong năm kế hoạch.

- Chi nhận tái bảo hiểm.

- Trích lập quỹ dự trữ thuộc trách nhiệm bồi thường năm nay chưa hoàn thành chuyển sang năm sau.

- Trích lập quỹ đề phòng tổn thất.

Tổng Công ty Bảo hiểm trích lập quỹ đề phòng tổn thất theo tỷ lệ của từng nghiệp vụ. Trường hợp quỹ đề phòng tổn thất không đủ chi đề phòng tổn thất trong năm, Tổng Công ty đợc phép tạm rút quỹ dự trữ bảo hiểm để chi quỹ đề phòng tổn thất.

- Chi khác về kinh doanh, bao gồm :

* Chi giám định

* Chi đại lý và hoa hồng cộng tác viên

* Chi mua ngoại tệ .

- Chi quản lý : Bộ Tài chính khoán cho Tổng Công ty một tỷ lệ chi quản lý theo doanh thu.

3. Lợi nhuận và lợi nhuận nộp ngân sách

a- Lợi nhuận : Lợi nhuận kinh doanh bảo hiểm là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh bảo hiểm gốc và kinh doanh tái bảo hiểm. Lợi nhuận bảo hiểm được xác định như sau :

Lợi nhuận =  A  +   B   -  C   - D

“           “

“           “

“     b1+ b2 + b3

(a1 + a2) - (a3 + a4)

Trong đó :

A : Lợi nhuận bảo hiểm gốc

a1 : Tổng số thu kinh doanh

a2 : Quỹ dự trữ thuộc trách nhiệm bồi thường năm trước chuyển sang năm nay.

a3 : Tổng số chi kinh doanh năm kế hoạch

a4 : Chi bồi thường bảo hiểm gốc tồn đọng năm trước

B : Chênh lệch thu - chi tái bảo hiểm.

b1 : Tiền bồi thường của các nhà nhận tái bảo hiểm.

b2 : Thu khác tái bảo hiểm                      

b3 : Phí tái bảo hiểm

C : Khoản bổ sung quỹ dự trữ bảo hiểm

(Khoản C này - cách tính và mức trích được qui định ở phấn III).

D : Trả vốn vay Ngân hàng, phần phân bổ cho năm kế hoạch.

b- Lợi nhuận nộp ngân sách : 50% lợi nhuận thực hiện. Số lợi nhuận nộp ngân sách kế hoạch là chỉ tiêu pháp lệnh, là mức nộp thấp nhất phải đạt được.

B. Kế hoạch ngoại tệ

1. Tổng Công ty thực hiện chế độ tự cân đối thu chi ngoại tệ theo nội dung như sau :

a- Nội dung thu ngoại tệ

- Thu phí bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu, tàu biển, hàng không, trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới (chủ xe người nước ngoài) và các nghiệp vụ khác mà Tổng Công ty được phép triển khai.

- Phí nhận tái bảo hiểm.

- Thu tái bảo hiểm đi : Gồm tiền đòi bồi thường do các nhà nhận tái bảo hiểm trả hoa hồng tái bảo hiểm.

- Thu phí giám định, đại lý, đòi người thứ ba.

- Thu ngoại tệ trong kinh doanh ngoài cơ bản (nếu có)

+ Bán hàng đã bồi thường 100% giá trị

+ Bán hàng do nước ngoài từ bỏ

+ Bán hàng do nước ngoài uỷ thác cho Tổng công ty xử lý.

- Thu do mua ngoại tệ của Ngân sách nhà nước, Ngân hàng ngoại thương hoặc của các đơn vị khác.

b- Chi ngoại tệ

- Chi trả nước ngoài về tái bảo hiểm : bao gồm chi phí tái bảo hiểm và chi khác tái bảo hiểm.

- Chi trả nước ngoài về nhận tái bảo hiểm : tiền do bồi thường cho các hợp đồng nhận tái bảo hiểm và chi khác nhận tái bảo hiểm.

- Chi bồi thường hàng xuất nhập khẩu, tàu biển, hàng không, khách du lịch, trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giớiv.v...

- Chi hoa hồng cho các hãng bảo hiểm nước ngoài.

- Chi đoàn ra : Họp, đàm phán, đào tạo.

- Chi mua sắm phương tiện làm việc

- Chi trả ngoại tệ trong trường hợp bán hộ hàng cho nước ngoài.

- Bán ngoại tệ cho quỹ ngoại tệ tập trung của Nhà nước hoặc cho Ngân hàng ngoại thương.

2. Sử dụng ngoại tệ

Ngoài nội dung chi ngoại tệ nêu trên, Tổng công ty được sử dụng ngoại tệ trong liên doanh, góp vốn với các đơn vị khác (đơn vị được phép sử dụng ngoại tệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh). Các khoản thu nhập về ngoại tệ do liên doanh, Tổng công ty bổ sung quỹ ngoại tệ của mình.

Nhà nước không cấp bù vốn cho Tổng công ty khi thay đổi tỷ giá.

C. Kế hoạch quỹ tiền lương

Tổng công ty xây dựng và thực hiện quỹ tiền lương trên cơ sở định mức lao động và đơn giá tiền lương cho từng nghiệp vụ. Đơn giá tiền lương được xây dựng trên cơ sở chế độ lương cơ bản thống nhất của Nhà nước vận dụng phù hợp với ngành bảo hiểm. Việc chi trả lương cho người lao động được thực hiện theo đơn giá, năng suất và chất lượng hoàn thành công việc.

D. Kế hoạch XDCB và mua sắm tài sản cố định

1. Hàng năm, Tổng công ty báo cáo Bộ Tài chính (là Bộ chủ quản) về nhu cầu XDCB, mua sắm tài sản và khả năng nguồn vốn tự có XDCB để Bộ Tài chính duyệt khối lượng đầu tư XDCB.

2. Nguồn vốn tự có về đầu tư XDCB

- Toàn bộ vốn khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn.

Tất cả các tài sản hiện có của Tổng công ty phải trích khấu hao. Tỷ lệ khấu hao cơ bản được áp dụng thống nhất theo quy định của Bộ Tài chính. Tỷ lệ khấu hao sửa chữa lớn phải phản ánh đúng về chi phí sửa chữa tài sản.

- Tổng công ty trích một phần quỹ phát triển bảo hiểm và quỹ phúc lợi để bổ sung vốn tự có XDCB.

- Tiền thanh lý tài sản cố định hết thời hạn sử dụng.

III. CÁC QUỸ ĐẶC THÙ CỦA NGÀNH BẢO HIỂM

1. Quỹ dự trữ bảo hiểm

- Quỹ được thành lập và bổ sung từ nguồn thu hàng năm và một phần lãi trong liên doanh. Mức bổ sung hàng năm do Bộ Tài chính quy định và bằng trị gía tổn thất lớn bình quân một năm mà BAOVIET phải gánh chịu.

Không khống chế mức tối đa của quỹ dự trữ bảo hiểm.

- Quỹ được dùng để bổ sung cho những năm mà thu không đủ chi. Mức bổ sung vốn trong năm bằng :

( Tổng số tiền chi phí )        ( Tổng doanh           Quỹ dự trữ thuộc trách nhiệm )

(bồi thường         +      khác )   -    (thu năm             +    năm trước chuyển sang năm nay)

- Trường hợp lợi nhuận thực hiện nhỏ hơn hoặc bằng lợi nhuận định mức thì năm đó BAOVIET không bổ sung quỹ dự trữ bảo hiểm.

2. Quỹ dự trữ thuộc trách nhiệm bồi thường năm trước chuyển sang năm sau

Để đánh giá đúng kết quả kinh doanh của năm hoạt động, Tổng Công ty Bảo hiểm phải tính trước một khoản để chuyển sang năm sau nhằm trang trải những tổn thất đã xẩy ra nhưng chuyển sang năm sau giải quyết theo trách nhiệm của hợp đồng đã thu phí trong năm trước mà hiệu lực của hợp đồng còn kéo dài sang năm sau.

Cơ sở để tính là :

- Số liệu về các vụ tổn thất đã xảy ra, chắc chắn phải giải quyết.

- Tỷ lệ bồi thường bình quân của từng loại nghiệp vụ; số phí đã thu của các hợp đồng chưa hết hiệu lực.

3. Quỹ đề phòng tổn thất

BAOVIET trích từ phí thu hàng năm (theo một tỷ lệ đã thiết kế trong phí) để dùng vào mục đích đề phòng tổn thất. BAOVIET dùng quỹ này để cùng các cơ quan chức năng tiến hành các công việc :

- Nghiên cứu các biện pháp đề phòng tổn thất.

- Tuyên truyền đề phòng tai nạn, tổn thất như panô, áp phích, in tài liệu về bảo hiểm...

- Trang bị hệ thống đèn hiệu, phao cứu sinh, kính bảo hộ, mua thuốc thú ý.

- Thưởng cho các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc đề phòng tổn thất.

IV. LIÊN DOANH LIÊN KẾT

Tổng công ty được phép góp vốn (đồng Việt nam và ngoại tệ)lên doanh với các đơn vị khác với điều kiện không ảnh hưởng đến kinh doanh cơ bản. Hợp đồng liên doanh cần ghi rõ điều kiện thanh toán vốn và lãi.

Lãi tiền Việt Nam do Liên doanh được phân tích :

- Phần bù đắp đồng tiền mất giá (theo biến động chỉ số giá cả của thời gian sử dụng vốn ) được gộp vào doanh số vốn của nguồn mà Tổng công ty lấy ra sử dụng.

- Phần lãi ròng thì phân phối 3 quỹ : quỹ phát triển bảo hiểm 70%, bổ sung 2 quỹ khen thưởng phúc lợi 30%.

V. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN

1. Lợi nhuận kinh doanh cơ bản:

- Nộp ngân sách Nhà nước 505 lợi nhuận thực hiện.

- 50% bổ sung 3 quỹ.

2. Lợi nhuận kinh doanh ngoài cơ bản :

a- Dịch vụ bán hàng đã bồi thường 100% giá trị.

Toàn bộ chênh lệch thu trừ (-) chi, bổ sung quỹ dự trữ bảo hiểm Nhà nước. Phần chiết khấu cấp I đơn vị được hưởng lợi nhuận định mức (30% nộp ngân sách, 70% bổ sung 3 quỹ).

b- Dịch vụ bán hàng do nước ngoài từ bỏ.

+ 50% nộp ngân sách.

+ 50% bổ sung 3 quỹ

c) Dịch vụ bán hộ hang nước ngoài

- Chênh lệch thu chi : bổ sung quỹ dự trữ bảo hiểm Nhà nước

- Phần lợi nhuận trong chiết khấu cấp I

+ 30% nộp ngân sách

+ 70% bổ sung 3 quỹ

3. Phần lợi nhuận để lại Tổng công ty được sử dụng như sau :

a- Thanh toán các khoản nộp phạt : như vi phạm hợp đồng kinh tế, vi phạm kỷ luật tiền mặt, tín dụng, thanh toán; thanh toán lãi vay qua hạn.

b- Số còn lại 100% được phân phối như sau :

- 50 % cho quỹ phát triển bảo hiểm

- 50% cho 2 quỹ khen thưởng phúc lợi.

Nếu 2 quỹ khen thưởng phúc lợi lớn hơn 6 tháng lương thực hiện thì phần vượt khống chế bổ sung quỹ phát triển bảo hiểm 35% ; cho 2 quỹ khen thưởng phuc lợi 15%; bổ sung quỹ dự trữ bảo hiểm Nhà nước 50%.

VI. CÁC QUY ĐỊNH KHÁC

1. Nếu một năm nào đó có nhiều tổn thất, quỹ dự trữ bảo hiểm không đủ bù đắp, Tổng Công ty phải vay ngân hàng vốn. Lãi vay ngân hàng được hạch toán vào chi phí các năm sau.

Không khống chế mức tối đa của quỹ dự trữ bảo hiểm nhưng nếu sau 5 năm tỷ lệ chi bồi thường của một nghiệp vụ nào đó thấp hơn hoặc cao hơn tỷ lệ dự kiến trong phí thì Tổng công ty phải điều chỉnh cho hợp lý. Trường hợp biểu phí đó do Bộ Tài chính ban hành thì Tổng công ty trình Bộ sửa đổi.

2. Chế độ báo cáo

Hàng quý Tổng Công ty lập báo cáo gửi Bộ Tài chính về tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh. Bộ Tài chính sẽ duyệt mức tạm trích các quý cho Tổng Công ty (thấp nhất là 70% số kế hoạch).

Thời hạn báo cáo chậm nhất là ngày 20 của tháng đầu quý sau.

- Báo cáo quyết toán 6 tháng và cả năm phải phản ánh toàn bộ hoạt động kinh doanh cơ bản, ngoài cơ bản, sản xuất phụ, liên doanh, cho vay vốn...

VII. HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ĐỂ TỔNG CÔNG TY BAOHIỂM TIẾN ĐẾN HẠCH TOÁN KINH TẾ ĐẦY ĐỦ HƠN NỮA

Tổng công ty sẽ cùng Cục thuế Công thương nghiệp, Vụ TCĐN, Viện Khoa học Tài chính nghiên cứu khả năng dùng hình thức thuế để nộp ngân sách Nhà nước thay cho phương thức quan hệ hiện nay với ngân sách Nhà nước.

Trên cơ sở thực hiện chế độ nộp thuế Tổng Công ty sẽ tự quyết định chế độ trích khấu hao để bảo toàn vốn cố định, tự quyết định biên chế tiền lương và quản lý việc kinh doanh một cách tối ưuỷ nhiệm thu, có điều kiện chủ động phát triển kinh doanh theo kịp yêu cầu quản lý trong nước và thị trường bảo hiểm thế giới, nâng cao phúc lợi vật chất cán bộ công nhân viên trong Tổng Công ty.

VIII.  ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Thông tư này có hiệu lực từ năm kế hoạch 1989. Các văn bản quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504258895261_107762161850_26.TCBH-89.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/01/1989
Qui định chế độ tài chính đối với Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam
Số kí hiệu 26/TCBH-89 Ngày ban hành 14/07/1989
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/01/1989
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Ngô Thiết Thạch
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/01/1989

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 26/TCBH-89

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
14/07/1989 Văn bản được ban hành 26/TCBH-89
01/01/1989 Văn bản có hiệu lực 26/TCBH-89
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh