Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 20/12/1988

THÔNG TƯ

Quy chế tạm thời chế độ tài chính đối với các đoàn thể, hội quần chúng

_______________________

 Để tạo điều kiện và khuyến khích các đoàn thể, hội quần chúng, từng bước tổ chức tăng các nguồn thu để tự trang trải bảo đảm cho các hoạt động của mình hoặc giảm dần mức trợ cấp hàng năm của ngân sách Nhà nước, Bộ Tài chính quy định tạm thời chế độ quản lý tài chính đối với các đoàn thể, hội quần chúng như sau:

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG:

1/ Các đoàn thể, hội quần chúng được các cấp trên có thẩm quyền cho phép thành lập mới có đủ tư cách pháp nhân để giao dịch, đăng ký hoạt động của mình với các cơ quan tài chính và các cơ quan hữu quan khác.

2/ Các đoàn thể, hội quần chúng thực hiện chế độ quản lý tài chính theo phương thức "gán thu bù chi" phải lập kế hoạch thu chi tài chính hàng năm, hàng quý, chấp hành các chế độ quản lý tài sản vật tư, tiền vốn, kinh phí, chế độ kế toán, báo cáo quyết toán và các chế độ chi tiêu tài chính... theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

3/ Trường hợp đoàn thể và hội quần chúng được Nhà nước trợ cấp tài chính phải có các điều kiện sau đây:

a) Trong quy định cho phép thành lập được xếp vào dodói tượng Nhà nước trợ cấp về tài chính.

b) Phải đăng lý với cơ quan tài chính đồng cấp kèm đủ các hồ sơ, tài liệu cần thiết như quyết định thành lập, điều lệ tổ chức, địa điểm đóng trụ sở, tài khoản giao dịch với ngân hàng, thời gian đề nghị được hưởng trợ cấp tài chính.

Tuỳ theo mục đích, tính chất hoạt động, khả năng các nguồn thu có thường xuyên và không thường xuyên, yêu cầu chi tiêu cần thiết mà Nhà nước sẽ quyết định mức và thời gian trợ cấp tài chính cho các đoàn thể, hội quần chúng.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CHẾ ĐỘ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC ĐOÀN THỂ,

HỘI QUẦN CHÚNG.

1/ Quỹ của các đoàn thể, hội quần chúng được hình thành từ các nguồn sau:

a) Thu đoàn phí, hội phí là khoản đóng góp hàng tháng của các thành viên được kết nạp vào tổ chức đoàn thể, hội quần chúng. Mức thu này có thể thay đổi trong từng thời kỳ do đại hội đại biểu các đoàn thể, hội quần chúng quyết định.

b) Thu về lãi và các khoản khác ở các đơn vị sản xuất , dịch vụ do đoàn thể, hội quần chúng tổ chức hoạt động theo đúng quy định của cấp có thẩm quyền cho phép.

c) Thu về trích nộp của các đơn vị sản xuất dịch vụ hạch toán kinh tế độc lập trực thuộc đoàn thể, hội quần chúng (nếu có).

d) Khoản thu từ các hoạt động xã hội có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ hoặc có sự tác động của đoàn thể, hội quần chúng trong việc thúc đẩy hoạt động đó phát triển, do luật pháp quy dịnh hoặc Hội đồng Bộ trưởng cho phép.

e) Các khoản thu bằng tiền (kể cả ngoại tệ), hàng hoá và các tài sản khác do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ hoặc viện trợ, được các cơ quan thẩm quyền cho phép tiếp nhận và sử dụng.

g) Các khoản thu khác theo chế độ quy định (nếu có).

h) Khoản trợ cấp của ngân sách Nhà nước.

2/ Nội dung chi tiêu của các đoàn thể, hội quần chúng:

a) Chi về tiền lương, phụ cấp lương, trợ cấp, bù giá, bảo hiểm xã hội, phúc lợi tập thể, tiền thưởng... theo đúng chế độ quy định.

b) Các khoản chi cho các hoạt động nghiệp vụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đoàn thể, hội quần chúng nhằm thúc đẩy các hoạt động xã hội phát triển.

c) Các khoản chi phục vụ nhu cầu sinh hoạt về văn hoá tinh thần cho các thành viên, trợ cấp hoặc cho vay đối với các thành viên và gia đình họ khi gặp khó khăn.

d) Mua sắm, xây dựng, sửa chữa cơ sở làm việc, câu lạc bộ, nhà điều  dưỡng cho các thành viên của đoàn thể, hội quần chúng.

e) Trong trường hợp đặc biệt cần thiết có thể đầu tư vốn ban đầu cho một số cơ sở sản xuất  dịch vụ thuộc đoàn thể, hội quần chúng mới thành lập hoặc hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị sự nghiệp đào tạo, nghiên cứu khoa học trực thuộc đoàn thể, hội quần chúng.

3/ Chế độ quản lý tài chính đối với các đơn vị sản xuất dịch vụ thuộc các đoàn thể, hội quần chúng không hạch toán kinh tế độc lập phải theo đúng các quy định sau:

a) Về nguốn vốn hoạt động:

- Huy động vốn góp của các thành viên đoàn thể, Hội quần chúng; vay vốn của tư nhân hoặc các tổ chức tập thể theo luật pháp cho phép và sự cam kết thoả thuận giữa đôi bên.

- Liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất  kinh doanh dịch vụ khác theo luật pháp cho phép và đúng quy định của Nhà nước để tạo nguồn vốn hoạt động.

- Vay vốn ngân hàng chuyên doanh theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Hỗ trợ vốn cần thiết từ quỹ của đoàn thể, hội quần chúng.

b) Về công tác quản lý tài chính

- Các tổ chức sản xuất, dịch vụ của đoàn thể, hội quần chúng hoạt động  phải được cấp có thẩm quyền cho phép, phải đăng ký với cơ quan tài chính đồng cấp, và phải tiến hành công tác quản lý tài chính theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước, chấp hành đúng các quy định về hạch toán sổ sách chứng từ, báo cáo quyết toán.

- Sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ phải theo đúng chế độ phân cấp quản lý giá của Nhà nước, theo đúng quy định của Hội đồng Trọng tài kinh tế Nhà nước trong việc ký kết hợp đồng kinh tế và phải làm đaày đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước về chế độ thuế hoặc thu quốc doanh.

Tuy từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở đề nghị của đoàn thể, hội quần chúng, cơ quan tài chính có thẩm quyền sẽ xem xét quyết định miễn, giảm mức thu quốc doanh hoặc thuế theo đúng chế độ Nhà nước quy định.

a) Về phân phối khoản chênh lệch thu chi (hoặc lãi):

- Các hoạt động sản xuất  dịch vụ có chênh lệch thu chi (hoặc lãi) được phân phối như sau:

- 50% được trích vào các quỹ khen thưởng, phúc lợi, phát triển sản xuất kinh doanh.

- 20% trích nộp vào quỹ đoàn thể, hội quần chúng.

- 30% trích nộp ngân sách Nhà nước.

Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của từng đoàn thể, hội quần chúng; cơ quan Tài chính đồng cấp trên cơ sở kế hoạch tài chính (dự toán thu, chi) của đơn vị mà có thể xam xét cho phép giữ lại một phần hoặc toàn bộ số chênh lệch thu, chi (hoặc lãi) phải nộp ngân sách (được tính trong kế hoạch và theo quyết toán thực tế) để bổ sung kinh phí hoạt động của đoàn thể, hội quần chúng nhằm giảm dần mức trợ cấp hàng năm của ngân sách Nhà nước.

4/ Về lập kế hoạch và báo cáo quyết toán:

a) Các đoàn thể, hội quần chúng lập kế hoạch dự toán thu, chi tài chính và báo cáo quyết toán hàng quý, năm (phản ảnh đầy đủ nội dung thu, chi nói với điểm 1, 2 của phần II thông tư này) theo đúng mục lục ngân sách hiện hành, các biểu mẫu và thời gian quy định của Nhà nước, kèm theo bản thuyết minh cụ thể gửi cho cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) và cơ quan tài chính đồng cấp.

Đối với các cơ sở sản xuất , dịch vụ và sự nghiệp thuộc đoàn thể, hội quần chúng cũng lập kế hoạch và báo cáo quyết toán hàng quý, năm theo đúng mẫu biểu và thời gian theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước để đoàn thể, hội quần chúng tổng hợp, lập báo cáo chung nói trên.

b) Trường hợp đoàn thể, hội quần chúng không phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi vào kế hoạch và quyết toán hàng quý, năm mà để ngoài sổ sách chi tiêu thì sẽ bị xử lý theo quy định tại thông tư số 55 TC/NSNN ngày 31/10/1987 của Bộ Tài chính về việc xử lý các quỹ trái phép theo quyết định số 140/HĐBT ngày 15/9/1987 của Hội đồng Bộ trưởng về triệt để tiết kiệm.

c) Đoàn thể, hội quần chúng thuộc diện còn được Nhà nước trợ cấp thì mức trợ cấp được duyệt hàng quý, năm là mức tối đa để đoàn thể, hội quần chúng chủ động sắp xếp, bố trí bảo đảm hoạt động của mình.

Trong phạm vi tổng số thu theo kế hoạch và mức ngân sách Nhà nước trợ cấp được duyệt; đoàn thể, hội quần chúng cần sắp xếp các khoản chi tiêu tiết kiệm, hợp lý theo đúng chế độ quy định của Nhà nước, đồng thời tích cực khai thác tăng các nguồn thu để đáp ứng yêu cầu chi tiêu của mình. Cuối năm, nếu kinh phí còn thừa thì được chuyển sang năm sau để tiếp tục chi tiêu không phải nộp lại ngân sách Nhà nước; ngược lại, nếu thiếu thì ngân sách Nhà nước không trợ cấp thêm,.

5/ Cơ quan tài chính các cấp có trách nhiệm

a) Hướng dẫn, giúp đỡ các đoàn thể, hội quần chúng trong việc xây dựng kế hoạch thu, chi hàng quý, năm và tạo điều kiện cho đoàn thể, hội quần chúng thực hiện được kế hoạch, tích cực khai thác nguồn thu để đáp ứng yêu cầu chi tiêu, bảo đảm hoạt động của đoàn thể, hội quần chúng, từng bước giảm dần mức trợ cấp của Nhà nước.

b) Tổng hợp, xem xét xác định kế hoạch trợ cấp hàng quý, năm cho đoàn thể, hội quần chúng để ghi vào ngân sách Nhà nước trình Hội đồng Bộ trưởng xét duyệt (đối với đoàn thể, hội quần chúng cấp trung ương), Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố (đối với đoàn thể, hội quần chúng cấp tỉnh, thành  phố), Uỷ ban nhân dân quận huyện (đối với đoàn thể, hội quần chúng cấp quận, huyện). Trên cơ sở kế hoạch đã được duyệt cần sắp xếp chuyển trợ cấp đều đặn để bảo đảm điều kiện hoạt động bình thường đoàn thể, hội quần chúng.

c) Giám sát, kiểm tra thường xuyên việc chấp hành chế độ quản lý tài chính của đoàn thể, hội quần chúng như công tác hạch toán kế toán, quản lý và sử dụng các quỹ tài sản, vật tự, tiền vốn, chấp hành chế độ chi tiêu tài chính... nhằm giúp các đoàn thể, hội quần chúng từng bước tằng các nguồn thu theo đúng chính sách, chế độ của Nhà nước, quản lý chi tiêu đúng mục đích, chặt chẽ, tiết kiệm, bảo đảm hoạt động có hiệu quả.

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế văn bản số 40 TC/HCVX ngày 16/2/1981 của Bộ Tài chính.

Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời cho Bộ Tài chính biết để nghiên cứu giải quyết./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504258879498_107788309798_52 - TC.HCVX.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 20/12/1988
Quy chế tạm thời chế độ tài chính đối với các đoàn thể, hội quần chúng
Số kí hiệu 52-TC/HCVX Ngày ban hành 20/12/1988
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 20/12/1988
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực Kinh tế, Xã hội
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Lý Tài Luận
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

20/12/1988

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 52-TC/HCVX

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
20/12/1988 Văn bản được ban hành 52-TC/HCVX
20/12/1988 Văn bản có hiệu lực 52-TC/HCVX
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh