Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 10/12/1986

THÔNG TƯ

Hướng dẫn về chế độ tài chính đối với các đơn vị chuyên trách kinh doanh vật tư thứ liệu

________________________

 Căn cứ nghị định số 190/ HĐBT ngày 27/6/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về cải tiến công tác quản lý vật tư;

Căn cứ quyết định số 408 - VT/ QĐ ngày 6/9/1985 của Bộ Vật tư thành lập Công ty thứ liệu Trung ương và Quyết định số 628 - VT/ QĐ ngày 1/11/1985 quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Công ty vật tư thứ liệu Trung ương;

 Căn cứ Nghị quyết (dự thảo) số 306 - TL/ HN ngày 8/4/1986 của Bộ Chính trị và các đề án cải tiến quản lý kinh tế, bảo đảm quyền tự chủ trong sản xuất - kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở;

 Sau khi thống nhất với Bộ Vật tư và Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số chế độ tài chính có tính chất đặc thù đối với các đơn vị chuyên trách kinh doanh vật tư thứ liệu như sau:

I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

 Chế độ tài chính hướng dẫn thực hiện trong thông tư này được áp dụng trong các tổ chức hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, chuyên trách kinh doanh vật tư thứ liệu thuộc tất cả các ngành, các cấp trong cả nước; bao gồm: công ty vật tư thứ liệu Trung ương, các công ty vật tư thứ liệu khu vực thuộc Bộ Vật tư, các Công ty khác (nếu có) của các ngành, các địa phương.

Các Công ty chuyên trách kinh doanh vật tư thứ liệu nói trên, chủ yếu là kinh doanh vật tư phế liệu, phế thải trong chiến tranh, trong sản xuất; vật tư thiết bị ứ đọng, chậm luân chuyển; vật tư cũ hỏng không thuộc chỉ tiêu phân phối trong kế hoạch Nhà nước  nhằm phục cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của các ngành, các địa phương.

Các cơ quan, đơn vị kinh tế có xử lý giải quyết vật tư ứ đọng nhưng không phải là đơn vị kinh tế chuyên trách kinh doanh vật tư ứ đọng thì không thuộc đối tượng thực hiện thông tư này mà phải áp dụng theo hướng dẫn tại thông tư số 14-TC/TNVT ngày 13/5/1983 của Bộ Tài chính.

II. PHÂN LOẠI CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VẬT TƯ THỨ LIỆU:

1. Các hoạt động mang tính chất lưu thôn vật tư:

- Tiếp nhận vật tư ứ đọng trong ngành để tiêu thụ theo sự phân công của Bộ chủ quản.

- Mua, bán vật tư ứ đọng, thiết bị cũ và hư hỏng của các cơ sở, các ngành các địa phương.

- Mua, bán và đại lý mua bán kim loại phế liệu cho Bộ Cơ khí và luyện kim; mua bán các loại phế liệu, phế thải khác.

- Mua, bán vật tư nhập khẩu phi mậu dịch theo sự phân công của Bộ chủ quản.

- Xuất nhập khẩu bằng phương thức hợp tác kinh tế với các nước Lào, Campuchia và các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế để trao đổi vật tư thứ liệu phù hợp với nhu cầu các bên nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế, thiết thực phục vụ sản xuất và tiêu dùng.

- Tiếp nhận, bảo quản và tiêu thụ phế thảo trong chiến tranh được Nhà nước  giao cho quản lý.

- Tiêu thụ các sản phẩm, vật tư do bộ phận sản xuất, gia công, sửa chữa cải chế phụ thuộc chuyển sang.

- Trao đổi vật tư hàng hoá không thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước  (bình điện cũ phục hồi, săm lốp cũ đắp lại...) để đối lưu thu mua thứ liệu.

2. Các hoạt động sản xuất, gia công:

- Sửa chữa, cải chế vật tư thứ liệu, thiết bị cũ hư hỏng để khôi phục và làm tăng giá trị và giá trị sử dụng.

- Gia công ... .... .... các vật tư chọn lọc trong vật tư thứ liệu để tạo nên sản phẩm mới và đồng bộ hoá vật tư.

- Dùng phế liệu, phế thải, vật tư ứ đọn để sản xuất ra sản phẩm cần thiết phục vụ sản xuất và tiêu dùng.

- Nghiên cứu để thay thế lắp lẫn... vật tư thứ liệu.

3. Những hoạt động mang tính chất dịch vụ:

- Làm môi giới, ghép mối giữa người mua và bán vật tư thứ liệu để hưởng hoa hồng.

- Nhận, bảo quản và bán vật tư thứ liệu ký gửi để hưởng hoa hồng.

Tất cả các khoản chi phí và lợi nhuận phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh, các đơn vị phải hạch toán riêng biệt theo 3 loại hình hoạt động trên đây.

III. CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH:

1. Về vốn lưu động:

Các Công ty vật tư thứ liệu mới thành lập, cần được cơ quan chủ quản, tài chính và ngân hàng Nhà nước cung cấp xét duyệt vốn lưu động định mức, kể cả nhu cầu vốn sản xuất gia công, để trên cơ sở đó phân chia theo tỷ lệ quy định: ngân sách cấp và ngân sách cho vay trong định mức. Phần Ngân sách Nhà nước  cấp và khoản vốn coi như tự có của đơn vị phải bảo đảm đạt mức 50% vốn lưu động định mức ban đàu, còn 50% Ngân hàng cho vay trong định mức đó.

Trong quá trình kinh doanh, nếu nhu cầu vốn lưu động tăng lên thì xí nghiệp tự bù đắp  bằng dành một phần vốn từ quỹ khuyến khích phát triển kinh doanh; nếu thiếu thì được vay Ngân hàn, Ngân sách không cấp bổ sung nữa.

Các đơn vị chuyên trách kinh doanh vật tư thứ liệu đang hoạt động cũng phải tiến hành xác định lại định mức vốn lưu động. Số vốn Ngân sách Nhà nước  đã cấp và các nguồn vốn khác “coi như tự có” hiện có ở xí nghiệp là “vốn tự có” của đơn vị; phần còn thiếu (nếu có) thì được bổ sung bằn vốn từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh và vay ngân hàng. Việc dùng quỹ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh hàng năm để bổ sung nhu cầu vốn lưu động do Giám đốc xí nghiệp quyết định (căn cứ nhu cầu thực tế) sao cho việc sử dụng quỹ này có hiệu quả nhất.

Đối với vật tư ứ đọng, trước đây Ngân sách Nhà nước  đã cấp vốn 100%, nay  nhận bàn giao theo phương thức ghi tăng giảm vốn (giảm đối với đơn vị giao,  tăng vốn đối với đơn vị nhận) thì đơn vị phải có kế hoạch và biện pháp khẩn trương tiêu thụ để hoàn vốn cho Ngân sách.

Các loại vật tư, thiết bị vô chủ, tồn đọng ở các cảng; các loại phế thải trong chiến tranh v.v... khi tiếp nhận đơn vị phải kiểm kê, xác định số lượng và giá trị (trên cơ sở xác định từng mặt hàng cụ thể và giá vật tư hiện hành) để ghi tăng vốn thuộc phần Ngân sách Nhà nước  cấp 100% và khi tiêu thụ được phải nộp hoàn vốn cho Ngân sách.

Đối với các hoạt động mang tính chất dịch vụ do đặc điểm của các hoạt động này nên không định mức được vốn lưu động. Vì vậy, nhu cầu cần thiết về vốn để bảo đảm hoạt động, đơn vị sử dụng quỹ khuyến khích phát triển kinh doanh, nếu còn thiếu thì vay ngân hàng.

2. Về giá thành và phí lưu thông:

Ngoài các khoản chi phí cần thiết đảm bảo hoạt động bình thườgn như các đơn vị kinh doanh vật tư chính phẩm, các đơn vị chuyên trách kinh doanh vật tư thứ liệu còn phải ci phí cho các hoạt động như:

- Chi phí tuyên truyền, quảng cáo

- Chi phí giao dịch, ghép mối

- Chi phí cho các dịch vụ nghiên cứu kinh tế - kỹ thuật

- Chi phí gia công, cải chế vật tư ứ đọng.

Để thống nhất cách xử lý và hạch toán các khoản chi phí nói trên, Bộ Tài chính tạm thời quy định.

a. Chi phí tuyên truyền, quảng cáo được hạch toán và phí lưu thông (mua “chí khác” trong khoản mục chi phí bảo quản thu mua tiêu thụ) như qyu định tại chế độ báo cáo kế toán thống kê định kỳ chính thức của các đn cung ứng vật tư ban hành kèm theo Quyết định số 343/TTg ngày 14/12/1971 của Thủ tướng Chính phủ.

b. Chi phí giao dịch, ghép mối được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh ngoài cơ bản và được bù đắp bằng tiền hoa hồng thu được do các đơn vị ký hợp đồng ghép mối thanh toán, trên nguyên tắc không bị lỗ.

c. Chi phí cho các dịch vụ nghiên cứu kinh tế, kỹ thuật như nghiên cứu các phương án xử lý một lố hàng ứ đọn, nghiên cứu cải chế lắp lẫn một mác xe máy v.v... được vận dụng xử lý theo hướng dẫn ở điểm 6, thôn tư số 186/TTg ngày 2/7/1971 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể là: trong quá trình nghiên cứu, kinh doanh của đơn vị để chi.

d. Chi phí gia công cải chế, thay thế, lắp lẫn... bao gồm toàn bộ những chi phí về nguyên vật liệu, phân công, sử dụgn may, chi phí quản lý... được hạch toán và giá thành sản phẩm gia công.

3. Về thặng số vật tư:

Thặng số vật tư là khoản được định mức bằng tỷ lệ phần trăm (%) tính trên giá mua vật tư để đảm bảo bù đắp chi phí lưu thông hợp lý và lợi nhuận định mức. Mức thặgn số cụ thể cho từng loại hình hoạt động kinh doanh do đơn vị xây dựng và trình cấp có thẩm quyền quyết định.

a. Đối với kim khí phế liệu, phế thải trong chiến tranh tồn kho, thu mua hoặc nhận bàn giao: trên cơ sở giá mua (hoặc trị giá lúc nhập kho), đơn vị được cộng thêm mức thặng số (bao gồm phí lưu thôn và lợi nhuận định mức) để hình thành giá bán tối thiểu. Hiệu số  giữa giá bán thực tế và giá bán tối thiểu là chênh lệch giá. Khoản chênh lệch giá này phải nộp vào Ngân sách Nhà nước .

b. Đối với hoạt động lưu thông vật tư thứ liệu khác cũng được tính tỷ lệ thăng số (%) bình quân trên giá mua.

 Đơn vị phải tính, cân nhắc giá mua hợp lý để có giá bán mà người tiêu thụ chấp nhận được. Giá bán tối thiểu không được thấp hơn giá mua công (+) thăng số; trường hợp cá bịt, có mặt hàng lỗ thì phải lấy lãi mặt hàng khác bù vào, đảm bảo toàn bộ hoạt động kinh doanh không bị lỗ.

 Khoản chênh lệch giữa trị giá thực tế vật tư thứ liệu bán ra với giá trị gia mua đã cộng thăng số là chênh lệch giá, phải nộp vào Ngân sách Nhà nước .

c. Đối với những hoạt động sản xuất, sửa chữa, cải chế v.v... đơn vị cần xây dựng giá thành cho từng loại (hay từng loạt) sản phẩm một cách hợp lý. Lợi nhuận định mức tạm thời được quy định 12% trên giá thành kế hoạch được duyệt. giá thành của sản phẩm cộng (+) với lợi nhuận định mức và thu quốc doanh (nếu có, khi xét từng trường hợp cụ thể do cơ quan tài chính quy định theo chế độ hiện hành của Nhà nước) là giá giao của sản phẩm.

Khi tiêu thụ sản phẩm (bán lẻ) đơn vị được cộng (+) thêm định mức thạng số (khẩu lưu thông như đã nói ở điểm 3b trên đây) để hình thành giá bán tối thiểu (giá vốn). Khoản chênh lệch giữa giá bán thực tế với giá bán tối thiểu là chênh lệch giá, phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

d. Các hoạt động dịch vụ như ghép mối, môi giới... thì đơn vị được hưởng một tỷ lệ hoa hồng thoả thuận với với các bên mua, bán. Tiền hoa hồng trừ đi (-) chi phí dịch vụ là lợi nhận của hoạt động này.

4. Về phân phối lợi nhuận:

 Lợi nhuận thực hiện của đơn vị chuyên trách kinh doanh vật tư thứ liệu là toàn bộ lợi nhuận thực tế đạt được của các loaị hình kinh doanh, sản xuất, gia công và dịch vụ.

- Lợi nhuận khâu lưu thông được xác định trên cơ sở doanh số bán ra thực thụ, trừ

(-) tri giá mua của hàng bán ra, trừ (-) chênh lệch giá phải nộp Ngân sách, trừ (-) chi phí lưu thông thực hiện phân bố cho hàng thực tế bán ra.

- Lợi nhuận khâu sản xuất được xác định trên cơ sở tổng doanh thu thực hiện theo giá giao của sản phẩm, trừ (-) giá thành thực tế được duyệt, trừ (-) thu quốc doanh phải nộp ngân sách.

- Lợi nhuận thuê ngoài, gia công được xác định trên cơ sở trị giá theo giá thành kế hoạch của sản phẩm, trừ (-) trị giá theo giá thành thực tế của sản phẩm.

- Lợi nhuận dịch vụ được xác định trên cơ sở doanh thu thực tế (hoa hồng), trừ (-) chi phí dịch vụ.

Tổng số lợi nhuận thực hiện của các thành phần sản xuất - kinh doanh nói trên được phân phối theo tỷ lệ (%) như sau:

+ 60% để lại đơn vị chuyên trách kinh doanh vật tư thứ liệu.

+ 40% nộp Ngân sách Nhà nước.

Phần lợi nhuận được để lại đơn vị theo tỷ lệ trên (60%) sau khi trừ đi các khoản nộp phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, các chế độ tín dụng, tiền mặt và cá khoản chi phí bất hợp lý, bất hợp lệ khác, đơn vị được trích vào 3 quỹ theo tỷ lệ sau đây:

+ Quỹ khuyến khích phát triển kinh doanh từ 35 - 40%

+ Quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi từ 65 - 60% trong đó khoảng 2/3 cho quỹ khen thưởng.

Nếu đơn vị không hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh chủ yếu kể dưới đây:

- Tổng doanh số bán ra của: kim khí phế liệu; vật tư ứ đọng, chậm luân chuyển; vật tư cũ hỏng;

- Lượng ban ra theo chỉ tiêu do cơ quan chủ quản cấp trên giao;

- Các khoản nộp Ngân sách (số thực nộp so với kế hoạch phải nộp và so với số thực tế phát sinh); thì cứ mỗi % không hoàn thành về 1 trong 2 chỉ tiêu thứ nhất và thứ hai phải trừ đi 2% số tiền được trích cho mỗi quỹ (3 quỹ) và mỗi % không hoàn thành chỉ tiêu thứ 3 phải trừ đi 3% số tiền được trích cho mỗi quỹ (3 quỹ). Ngoài ra, nếu xí nghiệp vi phạm các chế độ báo cáo kế toán, thống kê; nộp không đầy đủ và kịp thời các khoản phải nộp vào Ngân sách Nhà nước ; vi phạm chế độ thư mục, phân phối, giá cả v.v... của Nhà nước  thì cứ mỗi vi phạm, sẽ tùy theo mức độ vi phạm mà bị giảm trứ từ 2 - 5% số tiền được trích cho mỗi quỹ (3 quỹ).

Các khoản tiền phạt trừ nói trên phải nộp vào Ngân sách Nhà nước .

Để tạo cho đơn vị có thêm điều kiện mở rộng sản xuất - kinh doanh thứ liệu, khi xét duyệt hoàn thành kế hoạch Nhà nước và trích lập 3 quỹ xí nghiệp, nếu đơn vị thật sự có cố gắng, phấn đấu chủ quan mà hoàn thành vượt mức chỉ tiêu nộp tích luỹ vào Ngân sách thì tùy từng trường hợp cụ thể mà được cơ quan tài chính xem xét trích thưởng một phần từ số nộp vượt kế hoạch đó để bổ sung cho 3 quỹ,  trong đó quỹ khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh 70%.

5. Những bổ sung về việc trích lập và sử dụng các quỹ xí nghiệp:

Đơn vị được trích: 1% quỹ phúc lợi và quỹ khen thưởng để lập quỹ Bộ trưởng; 2% quỹ khuyến khích phát triển kinh doanh để lập quỹ dự trữ tài chính tập trung ở cơ quan chủ quản cấp trên.

Hàng năm đơn vị được sử dụng quỹ khuyến khích phát triển kinh doanh để bổ sung vốn lưu động, đầu tư xây dựng cơ bản theo chiều sâu, mở rống - kinh doanh...

Không hạn chế tối đa quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi nhưng khi tổng số trích vào 2 quỹ đó vượt quá 50% quỹ lương cơ bản thực hiện cả năm của công nhân viên chức đơn vị thì số trích vượt tính từ trên 50% đo được phân phối như sau:

- Từ trên 50 - 70% quỹ lương cơ bản thực hiện, đơn vị phải nộp Ngân sách 50% và 10% nộp cơ quan quản lý cấp trên để lập quỹ dự trữ tài chính tập trung; số còn lại 40% bổ sung vào các quỹ xí nghiệp do Giám đốc đơn vị quyết định.

- Từ trên 70% quỹ lương cơ bản thực hiện trở đi, đơn vị phải nộp Ngân sách 70% và 10% nộp cơ quan chủ quản cấp trên để lập quỹ dự trữ tài chính tập trung, số còn lại 20% bổ sung vào các quỹ xí nghiệp do Giám đốc đơn vị quyết định.

IV. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:

Thông tư này thay thế thông tư số 05-TC/TNVT ngày 06/3/1985 của Bộ Tài chính, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và được áp dụng cho việc phân phối lợi nhuận cho cả năm 1986.

Các quy định trước đây trái với thông tư này đều bãi bỏ.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504258838656_108041080664_48 TC.TNVT.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 10/12/1986
Hướng dẫn về chế độ tài chính đối với các đơn vị chuyên trách kinh doanh vật tư thứ liệu
Số kí hiệu 48 TC/TNVT Ngày ban hành 10/12/1986
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 10/12/1986
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Lý Tài Luận
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

10/12/1986

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 48 TC/TNVT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
10/12/1986 Văn bản được ban hành 48 TC/TNVT
10/12/1986 Văn bản có hiệu lực 48 TC/TNVT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh