Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 13/10/1986

THÔNG TƯ

Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách nhà nước năm 1987

________________________

Năm 1987 là năm thứ hai của kế hạch 5 năm 1986-1990, đồng thời cũng là năm đầu tiên thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu về kinh tế - xã hội mà Đại hội lần thứ VI của Đảng đề ra.

Nhiệm vụ chủ yếu của tài chính là phải góp phần tích cực thúc đẩy sản xuất phát triển, hoàn thành cải tạp XHCN, mở rộng lưu thông, phân phối, tăng thu nhập quốc dân và tăng tích luỹ các nguồn thu để phục vụ sản xuất đời sống nhân dân; đồng tời phấn đấu giảm mức bội chi ngân sách.

Trong việc xây dựng kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách Nhà nước năm 1987, yêu cầu các ngành, các địa phương nắm vững yêu cầu như sau:

1/ Phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của các ngành, các địa phương và các đơn vị cơ sở nhằm khai thác đến mức cao nhất mọi nguồn khả năng về lao động, đất đai, thiết bị, vật tư, tiền vốn hiện có để đẩy mạnh sản xuất , kinh doanh, xây dựng, vận tải và nghiên cứu khoa học kỹ thuật nhằm tăng năng suất lao động, hạ gái thành và phí lưu thông trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách Nhà nước năm 1987 theo phương châm tích cực, hiện thực và vững chắc.

2/ Triệt để tiết kiệm chi trong sản xuất, xây dựng và tiêu dùng; sử dụng vốn một cách hợp lý nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao. Tập trung các nguồn vốn tài chính và ngân sách cho những mục tiêu trọng yếu của nền kinh tế quốc dân về phát triển sản xuất và ổn định đời sống nhân dân.

3/ Quán triệt và thực hiện nghiêm chỉnh các Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về đảm bảo quyền chủ động của cơ sở về tiếp tục cải tạo XHCN và quản lý thị trường, cung ứng vật tư hàng hoá và ký hợp đồng kinh tế để nắm lương thực, nông sản hàng hoá nhằm ngăn chặn tình trạng giá cả tăng vọt, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Đặc biệt là thực hiện kết luận của Hội nghị Bộ Chính trị và các quyết định của Hội đồng Bộ trươngr tháng 9/1986 về giá, lương, tiền để làm căn cứ tính toán kế hoạch tài chính và thu chi ngân sách.

4/ Cải tiến công tác kế hoạch hoá theo tinh thần quy định tạm thời về quyền tự chủ của các đơn vị kinh tế cơ sở trong lĩnh vực kế hoạch hoá (ban hành kèm theo Quyết định số 76 - HĐBT ngày 26/6/1986 của Hội đồng bộ trưởng), kết hợp kế hoạch tài chính với kế hoạch kinh tế ngay từ cơ sở, đảm bảo xây dựng bảo vệ và tổng hợp kế hoạch kinh tế và tài chính - ngân sách từ cơ sở lên.

Để bảo đảm việc tổ chức xây dựng kế hoạch tài chính - ngân sách vùng, với việc xây dựng kế hoạch kinh tế quốc dân từ cơ sở lên và thể hiện các yêu cầu mới của kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách năm 1987, Bộ Tài chính dẫn một số điểm sau đây:

I. VỀ DỰ TOÁN CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH:

1/ Thu từ khu vực kinh tế quốc doanh:

a) Thu quốc doanh: Kế hoạch thu quốc doanh được xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất - kinh doanh năm 1987 theo tinh thần nội dung Quyết định số 76-HĐBT về lĩnh vực kế hoạch hoá và các mức thu tối thiếu cụ thể quy định trong Thông tư số 47-TC/TQD ngày 27/2/1986 và Thông tư bổ sung số 21-TC/TQD ngày 21/8/1986 của Bộ Tài chính.

Đối với các mặt hàng đã điều chỉnh giá giao từ cuối năm 1986, phân chênh lệch do điều chỉnh giá được coi là khoản thu quốc doanh bổ sung và đưa vào kế hoạch nộp thu quốc doanh cho ngân sách Nhà nước.

b) Trích nộp lợi nhuận: Cần tổng hợp đầy đủ số lợi nhuận phát sinh từ các nguồn khác nhau: lợi nhuận sản xuất bằng vật tư do Nhà nước cung ứng, do xí nghiệp cân đối, do hoạt động liên doanh, liên kết kinh tế, lợi nhuận của sản xuất phụ,  của kinh doanh cơ bản và ngoài  cơ bản... xác định phần thu nộp

cho ngân sách Nhà nước  theo các Thông tư của Bộ Tài chính qui định mức trích nộp cho từng ngành.

c) Thu chênh lệch giá: Trên cơ sở kế  hoạch hoá quĩ hàng hoá, xác định quĩ hàng bán lẻ theo giá kinh doanh thương nghiệp năm 1987, tính toán hết các yếu tố thay đổi về giá bán lẻ, giá giao của trung ương cho địa phương, từ đó xây dựng kế hoạch  thu chênh lệch giá có căn cứ từ cơ sở của từng cấp ngân sách.

d) Thu khấu hao cơ bản:  Căn cứ vào quyết định số 507-TC/ĐTX này 22/7/1986 của Bộ Tài chính để tính kế hoạch trích khấu hao cơ bản và căn cứ  vào các tỷ lệ qui định trong Thông tư số 10-TC/ĐTX ngày 22/7/1986 để tính phần khấu hao cơ bản được để lại cho xí nghiệp, số còn lại phải đưa vào kế hoạch nộp ngân sách Nhà nước.

2/ Thu từ khu vực kinh tế tập thể và cá thể:

a)  Thuế công thương nghiệp: Thực hiện nghiêm chỉnh  pháp lệnh về thuế công thương nghiệp, gắn công tác thuế với công tác cải tạo công thương nghiệp, quản lý thị trường và qua đó tổ chức nắm lại số hộ hộ kinh doanh, định lại doanh thu và thu thuế sát với giá thị trường .

b) Thuế nông nghiệp: việc tính toán kế hoạch thu thuế nông nghiệp phải trên cơ sở thực hiện nghiêm chỉnh pháp lệnh cuả  Nhà nước, kiểm tra và xử lý thu hết các khoản nợ thuế trong những năm trước, xác định đầy đủ sản lượng, tính sát với giá thị trường để thu thuế cây lâu năm và đất vườn, bảo đảm động viên 10% sản lượng chịu thuế.

3/ Các khoản thu khác: Cần dự kiến tích cực, có biện pháp khai thác nguồn thu cho ngân sách.

II- VỀ DỰ TOÁN CÁC KHOẢN THU NGÂN SÁCH:

1/ Chi về đầu tư xây dựng cơ bản:

Việc bố trí các công trình đầu tư xây dựng cơ bản năm 1987 phải căn cứ vào các kết quả phân tích đánh giá công tác đầu tư  xây dựng trong 5 năm (1981-1985) và năm 1986, xem xét cụ thể hiệu quả của các công trình và khả năng cân đối vật tư, lao động, tiền vốn, tập trung vốn cho các mục tiêu sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và xuất khẩu...

Toàn bộ các nguồn vốn xây dựng cơ bản (Vốn tập trung của ngân sách TW, vốn tự có của địa phương và cơ sở, vốn tín dụng phải thể hiện vào cân đối trong kế hoạch của ngành,  của địa phương và của cơ sở.

2/Vốn lưu động: Các cơ sở phải căn cứ vào nhiệm vụ kế hoạch sản xuất-kinh doanh, tình hình dự trữ vật tư hàng hoá khả năng và yêu cầu tăng vòng quay vốn lưu động để xác định lại vốn lưu động định  mức, tính toán nhu cầu vốn tăng thêm. Ngân sách nhà nước chỉ cấp một phần vốn lưu động cho những cơ sở mới đưa vào hoạt động.

3/ Chi bù lỗ sản xuất-kinh doanh: Các ngành địa phương khẩn trương tổ chức sắp xếp lại sản xuất, có biện pháp khắc phục tình trạng sản xuất kinh doanh bị lỗ ở các đơn vị. Ngân sách chỉ cấp bù cho xí nghiệp những khoản lỗ do chính sách của Nhà nước và phải thưê cơ sở tính toán chặt chẽ giá thành và phí lưu thông.

4/Chi bù giá : Địa phương nào có điều kiện nắm được hàng hoá, nắm được tiền mặt và quản lý tốt thị trường thì bán một giá theo kinh doanh thương nghiệp và bù giá vào lương cho cán bộ CNVC đối với 6 mặt hàng do Hội đồng Bộ trưởng đã qui định. Nhà nước bù lỗ cho ngành thương nghiệp. Nơi nào chưa đủ hàng hoá phải bán 6 mặt hàng theo giá ổn định cho cán bộ,  CNVC  và lực lượng vũ trang thì nhà nước bù lỗ cho ngành thương nghiệp.

Về đối tượng, tiêu chuẩn và định lượng vẫn áp dụng theo qui định trong Thông tư số 02 nghệ thuật ra ngày 15/4/1986 của Bộ Nội thương. Về mức giá bù hợp lý cho từng vùng áp dụng theo qui định thống nhất của Bộ Tài chính, Uỷ ban vật giá.

Ngân sách Nhà nước chỉ cấp bù chênh lệch giá hàng cung cấp theo định lượng cho các đối tượng thuộc khu vực hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang và các đối tượng chính sách. Khoản chênh lẹch giá bù cho cán bộ CNVC thuộc khu vực sản xuất -kinh doanh được hạch toán vào giá thành và phí lưu thông.

5/ Chi hành chính sự nghiệp: Cần tính toán hết sức chặt chẽ và tiết kiệm, tránh phô trương, lãng phí và trên cơ sở sắp xếp lại tổ chức, giảm biên chế hành chính sự nghiệp, đưa về cơ sở sản xuất. Kiên quyết giảm các khoản chi về quản lý hành chính, mua sắm tài sản, hội nghị... Tận dụng số vật tư tồn kho hiện có ở các đơn vị, phấn đấu giữa hoặc giảm mức chi so với năm 1986.

III.  VỀ TIẾN ĐỘ LẬP VÀ TỔNG HỢP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 1987:

1/ Đến 25 tháng 10/1986 các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương tổng hợp kế hoạch tài chính cà dự toán ngân sách gửi Hội đồng bộ trưởng và Bộ Tài chính, Bộ tài chính sẽ tổ chức thảo luận kế hoạch với các Bộ, các địa phương (lịch làm việc thông báo sau).

2/ Căn cứ vào dự toán ngân sách Nhà nước được Quốc hội quyết định và các chỉ tiêu pháp lệnh do Hội đồng Bộ trưởng giao, Bộ Tài chính thông báo chỉ tiêu thu, chi ngân sách cụ thể cho các Bộ, các ngành, các địa phương, để triển khai thực hiện ngay từ đầu năm.

Đề nghị các Bộ, Tổng cục, Uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và đặc khu chỉ đạo kịp thời các đơn vị cơ sở phối hợp chặt chẽ với cơ quan tài chính các cấp bàn bạc, giải quyết các vướng mắc cụ thể để lập kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách năm 1987 kịp thời gian nêu trên./.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504258836653_108058689904_30-TC.NSNN.doc
Hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 13/10/1986
Hướng dẫn lập kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách nhà nước năm 1987
Số kí hiệu 30-TC/NSNN Ngày ban hành 13/10/1986
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 13/10/1986
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực Kinh tế, Xã hội
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Bộ Trưởng Vũ Tuân
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Hiệu lực:

Ngưng hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

13/10/1986

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 30-TC/NSNN

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
13/10/1986 Văn bản được ban hành 30-TC/NSNN
13/10/1986 Văn bản có hiệu lực 30-TC/NSNN
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh