Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 06/08/1986

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Hướng dẫn một số điểm về kế toán, thống kê và phương pháp tính toán thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh nhằm bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh

________________________

Thi hành chỉ thị số 155/CT ngày 26 tháng 6 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng về “Bảo đảm quyền tự chủ sản xuất , kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở” Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính sau khi thống nhất với Uỷ ban kế hoạch Nhà nước hướng dẫn một số điểm về công tác kế toán, thống kê và phương pháp tính toán thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh nhằm bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh như sau:

 Phần một

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN,

THỐNG KÊ Ở ĐƠN VỊ KINH TẾ CƠ SỞ QUỐC DOANH

1. Kế toán và thống kê là hai công tác nghiệp vụ có nhiệm vụ chung là ghi chép, tính toán, phản ánh,kiểm kê, kiểm soát quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, trước hết là sản xuất và phân phối sản phẩm xã hội; là công cụ chủ yếu phục vụ công tác quản lý kinh tế và công tác kế hoạch hoá trong phạm vi đơn vị cơ sở cúng như toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

2. Số liệu kế toán và thống kê trong các báo cáo chính thức là căn cứ pháp lý đề đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở , ngành kinh tế kỹ thuật và vùng lãnh thổ, đồng thời là căn cứ để đánh giá thực trạng kinh tế-xã hội của đất nước, qua đó Nhà nước  quản lý, giám đốc ngân sách, kiểm tra, cấp phát và quyết toán Tài chính , kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

3. Mọi đơn vị kinh tế cơ sở  phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ kế toán, thống kê , bao gồm cả hạch toán ban đầu và báo cáo thống kê, kế toán định kỳ. Vi phạm chế độ báo cáo thống kê, kế toán định lỳ, coi như vi phạm quy chế quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa

4. Mỗi đơn vị kinh tế cơ sở  đều phải có tổ chức bộ máy kế toán, thống kê và phải coi đó là điều kiện tiên quyết khi tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Các đơn vị được quyền chủ động tổ cức bộ máy kế toán, thống kê phù hợp với quy mô, trình độ tổ chức, trang bị kỹ thuật và tính chất hoạt động của mình, trên cơ sở tuân theo những nguyên tắc chung đã được quy định trong điều lẹ Tổ chức kế toán, thống kê xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, ban hành theo nghị định số 288/CP ngày 29-10-1977 của Hội đồng Chính phủ.

5. Trong điều kiện mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh, xí nghiệp phải thực sự củng cố tăng cường công tác hạch toán kinh tế nội bộ; phải hạch toán chi tiết theo từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh, theo từng loại sản phẩm, đơn đặt hàng, từng cây, com, từng công việc, từng công trình; phải tổ chức hạch toán đến từng phân xưởng, tổ, đội sản xuất, từng quầy hàng, kho, trạm và từng người lao động; phải thực hiện chế độ tài chính công khai; phải thường xuyên kiểm tra công tác hạch toán trong nội bộ đơn vị, đặc biệt là hạch toán ban đầu.

6. Các đơn vị kinh tế cơ sở  phải nghiêm chỉnh chấp hành hệ thống chứng tù, sổ sách kế toán, thống kê  do Nhà nước ban hành, trong trường hợp cần thiết thì được quyền mở thêm các chứng từ và sổ sách tổng hợp trung gian để phục vụ cho yêu cầu hạch toán và thông tin kinh tế nội bộ. Nghiêm cấm việc lập các chứng từ, sổ sách giả mạo để hợp pháp hoá các việc sai trái trong quản lý kinh tế của đơn vị

7. Kế toán trưởng cùng với giám đốc xí nghiệp phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước  về sự trung thực của các chứng từ, sổ sách và các báo cáo thống kê, kế toán của đơn vị mình. Mọi số liệu trong các báo cáo thống kê , kế toán chính thức đều phải được tổng hợp từ chứng từ, sổ sách hợp pháp và đảm bảp tính rõ ràng, khi cần thiết có thể kiểm tra được nhanh chóng.

8. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, chỉ đạo sản xuất kinh doanh , điều kiện các đơn vị phụ thuộc phân tán trên các địa bàn khác nhau, xí nghiệp(đơn vị kinh tế cơ sở  ) có quyền ban hành chế độ báocáo nội dung áp dụng cho các đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình.

9. Theo tinh thần Nghị quyết số 306/TLHN(dự thảo) của Bộ Chính trị ngày 08 tháng 4 năm 1986 và quyết định số 76/HDBT ngày 26 tháng 6 năm 1986 của Hội đồng Bộ Trưởng, Tổng cục Thống kê phối hợp với Bộ Tài chính đang khẩn trương nghiên cứu cải tiến, hoàn thiện chế độ hạch toán ban đầu, chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ cho các đơn vị cơ sở theo hướng tinh giảm các chỉ tiêu và biểu mẫu để áp dụng trong năm 1987.

Cơ quan Tài chính, thống kê Nhà nước các cấp, cơ quan chủ quản cấp trên của xí nghiệp cần chỉ đạo, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho xí nghiệp làm tốt công tác hạch toán như: Cung cấp đủ chứng tù và biểu mẫu in sẵn, hướng dẫn nghiệp vụ, đào tạo bồi dưỡng cán bộ kế toán, thống kê , thực hiện kiểm tra kế toán thường xuyên các đơn vị trực thuộc theo đúng chế độ kế toán, thống kê Nhà nước.

 PHẦN HAI

NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THỰC HIỆN CÁC NHỈ TIÊU PHÁP LỆNH ÁP DỤNG CHO CÁC XÍ NGHIỆP QUỐC DOANH

I.CHỈ TIÊU PHÁP LỆNH TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ

Trong hệ thống chỉ tiêu kế hoạch, Nhà nước chọn và phê chuẩn một số chỉ tiêu quan trọng nhất để giao kế hoạch và bắt buộc các đơn vị kinh tế cơ sở(gọi tắt là xí nghiệp) phải thực hiện, được gọi là chỉ tiêu pháp lệnh.

Tuỳ theo yêu cầu quản lý và công tác kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân trong từng thời kỳ, văn cứ vào tính chất hoạt động sản xuất kinh doanh , Nhà nước quy định cụ thể một số chỉ tiêu dùng làm pháp lệnh cho từng loại hình xí nghiệp. Về bản chất kinh tế, các chỉ tiêu pháp lệnh phản ánh tập trung mối quan hệ kinh tế then chốt giữa Nhà nước và các đơn vị kinh tế cơ sở. Sử dụng các chỉ tiêu này để giao và kiểm tra kế hoạch vừa phát huy được quyền chủ động, sáng tạo của đơn vị cơ sở trong sản xuất kinh doanh vừa thể hiện được vai trò trung tâm của kế  hoạch hoá trong quản lý kinh tế của Nhà nước, gắn kế hoạch với hạch toán kinh tế và kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Để phát huy hiệu quả của công tác quản lý và kế toán hoá của các đơn vị kinh tế cơ sở, các cơ quan quản lý cấp trên, trong công tác hạch toán, quyết toán kế hoạch và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch Nhà nước, đòi hỏi phải sử dụng một hệ thống chỉ tiêu báo cáo phản ánh đầy đủ quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế quốc dân và từng đơn vị kinh tế cơ sở.

Do vậy Nhà nước yêu cầu các đơn vị kinh tế cơ sở  không chỉ hạch toán, báo cáo chính xác kịp thời và đầy đủ các chỉ tiêu pháp lệnh mà còn phải chấp hành nghiêm ngặt chế độ hạch toán và báo cáo thống kê, kế toán định kỳ do Nhà nước ban hành cho các đơn vị kinh tế cơ sở .

II. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU PHÁP LỆNH

A. Đối với các xí nghiệp công nghiệp:

Căn cứ vào số lượng chỉ tiêu pháp lệnh được giao cho từng loại hình xí nghiệp, xí nghiệp công nghiệp được xét duyệt một đến ba chỉ tiêu sau đây:

- Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện(trong đó gi rõ kim ngạch xuất khẩu, nếu có)

- Số lượng sản phẩm chủ yếu với quy cách và chất lượng quy định, tiêu thụ theo kế hoạch và hợp đồng (trong đó ghi rõ phần giao cho quốc phòng và xuất khẩu, nếu có)

- các khoản nộp ngân sách (gồm lợi nhuận và các khoản thu khác)

1. Giá trị sản lượng hành hoá thực hiện là giá trị của khối lượng sản phẩm hàng hoá do xí nghiệp sản xuất ra và đã tiêu thụ trong kì báo cáo tức là đã xuất kho và đã được thanh toán hoặc đã được khách hàng chấp thuận thanh toán bằng văn bản.

Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện theo giá bán buôn công nghiệp(hoặc giá bán) khi giao kế hoạch

Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện bao gồm:

- Giá trị thành phẩm, nửa thành phẩm, bao gồm cả sản phẩm ngoài thiết kế của xí nghiệp, được sản xuất bằng nguyên vật liệu của xí nghiệp, kể cả nguyên vật liệu do xí nghiệp tự cân đối theo hợp đồng kinh tế.

- Giá trị gia công, chế biến sản phẩm bằng nguyên vật liệu của khách hàng

- Giá trị công việc có tính chất công nghiệp làm cho bên ngoài

- Các trường hợp sau đây không được tính vào giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện của xí nghiệp kì báo cáo:

- Giá trị các sản phẩm mua đi bán lại do trao đổi, liên kết ...không cho xí nghiệp gia công, chế biến kể cả sản phẩm thue ngoài gia công.

- Giá trị tiêu thụ vật tư, phế liệu, phế phẩm và doanh thu tiêu thụ các hoạt động không phải công nghiệp.

- Tiền nhận của khách hàng nhưng chưa giao sản phẩm

Giá trị sản phẩm sản xuất ra và đã tiêu thụ nhưng không đúng quy cách và chất lượng theo hợp đồng, bị khách hàng trả lại kì nào phải trừ vào giá trị hàng hoá thực hiện của kỳ đó.

Đối với xí nghiệp điện(nhà máy điện, xí nghiệp phân phối điện) xí nghiệp nước(kể cả xí nghiệp cung cấp nước) giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện về điện và nước được tính căn cứ vào sản lượng điện, nước ghi trên các đồng hồ tiêu thụ của khách hàng.

2. Số lượng sản phẩm củ yếu với quy cách và chất lượng quy định tiêu thụ theo kế hoạch và hợp đồng.

Được tính vào sản phẩm chủ yếu tiêu thụ là số lượng các laọi sản phẩm thuộc danh mục sản phẩm chủ yếu do cơ quan quản lý cấp trên giao cho xí nghiệp phù hợp với quy cách và chất lượng quy định và đã tiêu thụ theo kế hoạch và hợp đồng đã kí kết với khách hàng, không phân biệt nguồn vật tư để sản xuất các sản phẩm đó.

Các sản phẩm chủ yếu sau đây không được tính vào số lượng sản phẩm tiêu thụ của xí nghiệp kì báo cáo:

- Các sản phẩm đã xuất kho nhưng chưa được thanh toán hoặc chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán bằng văn bản.

- Sản phẩm đã tiêu thụ nhưng không đúng quy cách, chất lượng theo hợp đồng bị khách hàng trả lại.

- Sản phẩm dã tiêu thụ không đúng kế hoạch cấp trên duyệt và hợp đồng kinh tế đã ký kết

Đối với các xí nghiệp điện và nước, số lượng điện và nước, số lượng sản phẩm điện và nước tiêu thụ tính theo số ghi ở đồng hồ tiêu thụ của khách hàng.

Được tính là hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu số lượng sản phẩm chủ yếu tiêu thụ khi hoàn thành tất cả các sản phẩm chủ yếu ghi trong kế hoạch tiêu thụ được duyệt của xí nghiệp, không được lấy sản phẩm này, bù cho sản phẩm kia.

Để đánh giá tổng hợp mức độ hoàn thành kế hoạch, các sản phẩm chủ yếu đã được tiêu thụ tính như sau:

 

Tiêu thụ

 

Tên sản phẩm chủ yếu

Kế hoạch

Thực hiện% hoàn thành kế hoạch

- Sản phẩm A(cái)

100

110110

- Sản phẩm A(cái)

60

70116,6

- Sản phẩm A(cái)

50

4080,0

 

Giá bán buôn công nghiệp của sản phẩm A=100đ, sản phẩm B=70đ, sản phẩm C=40đ

(100x100đ)+(60x70)+(40x40đ)

Mức hoàn thành kế hoạch:=--------------------------------------x100%=97%

(100x100đ)+(60x70)+(50x40đ)

3. Các khoản nộp ngân sách bao gồm:

- Nộp lợi nhuận

- Nộp thu quốc doanh

- Nộp khấu hao cơ bản

- Các khoản nộp khác có ghi trong kế hoạch nộp

- Lợi nhuận nộp ngân sách năm báo cáo báo gồm lợi nhuận nộp ngân sách năm trước chuyển sang và lợi nhuận phát sinh nộp ngân sách trong năm được tính toán theo quy định của Bộ Tài chính

- Thu quốc doanh được tính theo chế độ thu quy định của Bộ Tài chính.

- Khấu hao cơ bản nộp ngân sách là số trích khấu hao cơ bản theo tỷ lệ quy định sau khi trừ phần khấu hao cơ bản được để lạ xí nghiệp để bổ sung vốn tự có về đàu tư xây dựng cơ bản hoặc trả nợ ngân hàng, theo quy định của Bộ Tài chính.

- Các khoản nộp khác như nộp chênh lệch giá,...

Khi tính mức độ hoàn thành kế hoạch phải lấp số thực nộp trong năm, sau khi đã loại trừ yếu tố biến động giá cả so với số phải nộp theo kế hoạch năm.

B.-Đối với xí nghiệp nông nghiệp và lâm nghiệp:

Xí nghiệp nông nghiệp, kể cả xí nghiệp dịch vụ kĩ thuật nông nghiệp và lâm nghiệp xét duyệt một đến ba chỉ tiêu sau đây:

- Giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện(trong đó ghi rõ kim ngạch xuất khẩu nếu có).

- Số lượng sản phẩm chủ yếu với quy cách và chất lượng quy định tiêu thụ theo kế hoạch và hợp đồng

- Các khoản nộp ngân sách(gồm lợi nhuận và các khoản thu khác)

1. Giá trị sản lượng hàng hoá nông nghiệp, lâm nghiệp thực hiện là giá trị khối lượng sản phẩm nông nghiệp và lâm nghiệp do xí nghiệp sản xuất và giá trị các dịch vụ nông nghiệp đã t tiêu thụ, tính theo giá bán hoặc giá thanh toán với khách hàng trong khung fía quy định của cấp có thẩm quyền khi giao kế hoạch.

Các trường hợp sau đây không được tính vào giá trị sản lượng hàng hoá thực hiện kì báo cáo của xí nghiệp nông nghiệp và lâm nghiệp:

- Giá trị các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp đã xuất kho nhưng chưa được thanh toán nhưng chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán bằng văn bản.

- Giá trị các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp đã tiêu thụ nhưng không phù hợp với quy cách, chất lượng theo hợp đồng hoặc văn bản thoả thuận giữa hai bên, bị khách hàng trả lại

- Giá trị các sản phẩm sản xuất ra dùng cho lưu chuyển nội bộ và để lại sử dụng(hạt giống, cây giống, con giống, thức ăn gia súc ... để lại sử dụng...)

2. Số lượng sản phẩm chủ yếu nông nghiệp,lâm nghiệp tiêu thụ là các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp thuộc danh mục sản phẩm chủ yếu cấp trên giao kế hoạch, do xí nghiệp sản xuất ra, phù hợp với quy cách, chất lượng quy định và đã tiêu thụ theo kế hoạch và hợp đồng đã ký với khách hàng.

Các trường hợp sau đây không được tính vào số lượng sản phẩm chủ yếu tiêu thụ kì báo cáo của xí nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp:

- Sản phẩm đã sản xuất kho nhưng chưa được thanh toán học chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán bằng văn bản..

- Sản phẩm đã tiêu thụ nhưng không phù hợp quy cách, chất lượng quy định theo hợp đồng bị khách hàng trả lại.

- Sản phẩm tiêu thụ không theo đúng kế hoạch được duyệt và hợp đồng đã ký kết.

3. Các  khoản nộp ngân sách gồm có nộp lợi nhuận, nộp khấu hao cơ bản, tiền nuôi rừng và các khoản nộp khác có ghi trong kế hoạch(nội dung, phương pháp tính toán xem chỉ tiêu này phần xí nghiệp công nghiệp)

C. Đối với xí nghiệp xây lắp

Xí nghiệp xây lắp, thăm dó, khảo sát, thiết kế xây dựng xét duyệt một đến ba chỉ tiêu sau đây:

- Giá trị sản lượng xây lắp thực hiện đã được nghiệm thu

- Danh mục các công trình, hạng mục các công trình hoàn thành bàn giao

- Các khoản nộp ngân sách(gồm lợi nhuận và các khoản thu khác)

1. Giá trị sản lượng xây lắp thực hiện đã được nghiệm thu là giá trị khối lượng sản phẩm xây lắp hoàn thành toàn bộ hoặc hoàn thành đến giai đoạn kỹ thuật hợp lý hoặc phần việc xây lắp ghi trong kế hoạch được duyệt theo thiết kế quy định của các công trình, hạng mục công trình tính theo giá dự toán khi giao kế hoạch, do đơn vị xây lắp nhận thầu thực hiện theo hợp đồng đã được bên A và ngân hàng xác nhận theo biên bản nghiệm thu, bao gồm khối lượng xây lắp đã thu tiền và chưa thu tiền.

Giá trị sản lượng xây lắp thực hiện phải tính toán đúng tiêu chuẩn, nội dung, phương pháp được quy định theo thông tư số 02/TCTK-XDCB ngày 15 tháng 12 năm 1985 của Tổng cục Thống kê và các văn bản hướng dẫn cụ thể của các Bộ chuyên ngành.

2. Danh mục công trình, hạng mục công trình hoàn thành và bàn giao là công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc nhận thầu xây lắp đã thi công xong phần việc cuối cùng theo hợp đồng kinh tế giữa bên giao thầu và nhận thầu theo đúng thiết kế dự toán được cấp có thẩm quyền duyệt và đã bàn giao cho đơn vị giao thầu theo đùng chế độ nghiệm thu quy định.

3. Các khoản nộp ngân sách gồm có nộp lợi nhuận, nộp khấu hao cơ bản và các khoản nộp khác có ghi trong kế hoạch(nội dung và phương  pháp tính toán, xem chỉ tiêu này phần xí nghiệp công nghiệp)

D. Đối với xí nghiệp thương nghiệp và cung ứng vật tư:

Xí nghiệp thương nghiệp (bao gồm thương nghiệp lương thực, ăn uống công cộng, dược phẩm, phát hành sách) và xí nghiệp cung ứng vật tư xét duyệt một đến ba chỉ tiêu sau đây:

- Doanh số mua vào, bán ra(trong đó kim ngạch xuất, nhập khẩu, nếu có)

- Khối lượng mặt hàng chủ yếu mua vào, bán ra theo kế hoạch hợp đồng(trong đó khối lượng mặt hàng chủ yếu xuất, nhập khẩu nếu có)

- Các khoản nộp ngân sách(gồm lợi nhuận và các khoản thu khác, trong đó ngoại tệ nộp ngân sách nếu có).

1.Được tính vào doanh số mua, khi bên mua đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán bằn văn bản và đã nhận hàng. Được tính vào doanh số bán khi bên bán đã xuất hàng và đã được thanh toán hoặc đã được khách hàng chấp nhận thanh toán bằng văn bản. Doanh số mua vào, bán ra được tính theo giá mua, bán khi giao kế hoạch.

Không được tính vào doanh số mua vào bán ra kì báo cáo các trường hợp sau:

- Giá trị hàng hoá đã xuất kho nhưng chưa được thanh toán hoặc chưa được khách hàng chấp nhận thanh toán bằng văn bản.

- Giá trị hàng hoá đã tiêu thụ nhưng không phù hợp quy cách, chất lượng theo hợp đồng hoặc thoả thuận giữa hai bên bị khách hàng trả lại.

- Giá trị hàng hoá mua vào không phải để bán hoặc gia công, chế biến mà để sử dụng nội bộ.

- Giá trị hàng mua để làm bao bì, vật đóng gói

- Tiền ứng trước cho khách hàng để mua hàng hoá hoặc tiền nhận trước của khách hàng về bán hàng hoá.

Hàng nhận kí gửi chỉ tính vào doanh số bán ra phần hoa hồng mà xí nghiệp được hưởng.

2. Khối lượng mặt hàng chủ yếu mua vào, bán ra theo kế hoạch và hợp đồng là số lượng những mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng chủ yếu trên giao kế hoạch, do xí nghiệp đã mua vào, bán ra.

Riêng các xí nghiệp cung ứng vật tư, doanh số bán ra trong kì báo cáo được cộng giá trị vât tư đã tạm ứng cho khách hàng thuộc chỉ tiêu năm sau. Khối lượng mặt hàng chủ yếu bán ra của năm báo cáo cũng được tính như vậy.

3. Các khoản nộp ngân sách bao gồm nộp lợi nhuận, nộp khấu hao cơ bản, nộp chênh lẹch giá và các khoản nộp khác có ghi trong kế hoạch(nội dung, phương pháp tính toán, xem chỉ tiêu này phần xí nghiệp công nghiệp).

G. Đối với xí nghiệp kinh doanh hàng xuất nhập khẩu:

Các xí nghiệp kinh doanh hàng xuất nhập khẩu xét duyệt một đến ba chỉ tiêu sau đây :

- Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu(tính theo đồng rúp hoặc đôla)

- Khối lượng mặt hàng chủ yếu xuất, nhập khẩu

- Các khoản nộp ngân sách(trong đó nộp ngoại tệ nếu có)

1. Tổng kim ngạch xuất khẩu tính theo giá FOB. Được tính là hàng xuất khẩu khi hàng hoá đã xếp xong lên phương tiện vận chuyển và được chủ phương tiện kí xác nhận trên vận đơn.

Xí nghiệp ngoại thương được cộng khoản ngoại tệ ưu đãi về giá đối với một số mặt hàng được thị trường thế giới ưa thích và được khách hàng nước ngoài thanh toán thêm vào kim ngạch xuất khẩu và trừ đi khoản ngoại tệ phải bồi thường cho khách hàng do hàng hoá xuất không đảm bảo quy cách, chất lượng ra khỏi kim ngạch xuất khẩu.

Tổng kim ngạch xuất khẩu tính theo giá CIF. Hàng nhập khẩu tính theo thời điểm ghi trên tờ khai hàng nhập khẩu, được hải quan xác nhận.

2. Khối lượng mặt hàng chủ yếu xuất, nhập khẩu là số lượng mặt hàng chủ yếu nhập khẩu và xuất khẩu được cấp trên giao kế hoạch. Thời điểm nhập khẩu và xuất khẩu tính như quy định ở chỉ tiêu tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu.

3. Các khoản nộp ngân sách gồm có nộp chênh lệch ngoại thương, nộp khấu hao cơ bản, ngoại tệ nộp ngân sách và các khoản nộp khác có ghi trong kế hoạch(nội dung, phương pháp, tính toán, xem chỉ tiêu này phần xí nghiệp công nghiệp).

H. Đối với các xí nghiệp vận tải, bốc xếp:

Các xí nghiệp vận tải (ô tô, sông, biển, đường sắt, hàng không) bao gồm vận tải hàng hoá và vận tải hành khách, xí nghiệp bốc xếp, xét duyệt một đến ba chỉ tiêu sau đây:

1. Khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hoá (hoặc hành khách hoặc khối lượng hàng hoá thông qua).

2. Khối lượng vận chuyển những mặt hàng chủ yếu theo kế hoạch và hợp đồng(hoặc khối lượng vận chuyển hành khách trên các tuyến đường chủ yếu hoặc khối lượng vận chuyển hành khách trên các tuyến đường chủ yếu hoặc khối lượng mặt hàng chủ yếu bốc xếp).

3. Các khoản nộp ngân sách(gồm lợi nhuận và các khoản thu khác).

Nội dung, phạm vi tính toán chỉ tiêu một và hai phải phù hợp với kế hoạch đã được duyệt, phương pháp tính toán phải theo đúng quy định đã ban hành trong quyết định số 611/TCTK-PPCĐ  ngày 01 tháng 11 năm 1978 của Tổng cục Thống kê riêng chỉ tiêu 3, xem phần xí nghiệp công nghiệp

I. Đối với xí nghiệp bưu điện:

Xí nghiệp bưu điện xét duyệt một đến ba chỉ tiêu sau đây:

1. Giá trị nghiệp vụ bưu điện

2. Sản lượng chủ yếu nghiệp vụ bưu điện

3. Các khoản nộp ngân sách (gồm lợi nhuận và các khoản thu khác).

Đối với chỉ tiêu một và hai, nội dung, phạm vi, giá cả tính toán phải phù hợp với kế hoạch được duyệt, phương pháp tính toán phải theo đúng quy định đã ban hành trong quyết định số 512/TCTK-PPCĐ  ngày 22 tháng 11 năm 1984 của Tổng cục Thống kê. Riêng chỉ tiêu các khoản nộp ngân sách, xem chỉ tiêu này phần xí nghiệp công nghiệp.

K. Đối với các xí nghiệp kinh doanh phục vụ như khách sạn du lịch, chiếu bóng, nghệ thuật,...xét duyệt một đến hai chỉ tiêu sau đây:

1. Doanh thu phục vụ

2. Các khoản nộp ngân sách

1/ Doanh thu phục vụ là số tiền đã được thanh toán hoặc đã được khách hàng chấp nhận thanh toán bằng văn bản về phục vụ tính theo giá được duyệt của cấp có thẩm quyền khi giao kế hoạch

2/ Các khoản nộp ngân sách gồm có nộp lãi, nộp khấu hao cơ bản và các khoản nộp khác có ghi trong kế hoạch.

 III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Căn cứ văn bản hướng dẫn nội dung, phương pháp tính toán thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh  trước đây trái với văn bản này đều bãi bỏ.

Căn cứ vào thông tư này, các Bộ quản lý chuyên ngành, các Uỷ ban nhân dân Tỉnh, thành phố ra các văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện trong Bộ, địa phương mình, nếu có quy định nào trái với thông tư này thì phải trao đổi với Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính trước khi ban hành.

Các cơ quan Thống kê , Tài chính của Bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ.

Trong quá trình thực hiện, có gì khó khăn, cần báo cáo với Tổng cục Thống kê và Bộ Tài chính để giải quyết.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504258834321_108064680655_03.TK-TC.TT.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 06/08/1986
Liên Bộ Tổng cục Thống kê - Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về kế toán, thống kê và phương pháp tính toán thực hiện các chỉ tiêu pháp lệnh nhằm bảo đảm quyền tự chủ sản xuất, kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở quốc doanh
Số kí hiệu 03/TK-TC/TT Ngày ban hành 06/08/1986
Loại văn bản Thông tư liên tịch Ngày có hiệu lực 06/08/1986
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Hồ Tế Tổng cục Thống kê Phó Tổng Cục trưởng Nguyễn Lực
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

06/08/1986

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư liên tịch 03/TK-TC/TT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
06/08/1986 Văn bản được ban hành 03/TK-TC/TT
06/08/1986 Văn bản có hiệu lực 03/TK-TC/TT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh