Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/01/1985

THÔNG TƯ

Hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với các đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng

_________________________

  Căn cứ vào tinh thần và nội dung của chỉ thị số 316 TTg ngày 19 tháng 9 năm 1979 của Thủ tướng Chính phủ, chỉ thị số 67-CT ngày 9 tháng 3 năm 1983 của Hội đồng Bộ trưởng.

 Căn cứ vào các yêu cầu thực tế của các đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư tồn kho ứ đọng hiện nay.

 Sau khi trao đổi và thống nhất ý kiến với Ngân hàng Nhà nước và Bộ Vật tư, Bộ Tài chính hướng dẫn một số chế độ tài chính đối với các đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng như sau:

A- NGUYÊN TẮC CHUNG:

1- Thông tư này bổ xung và hoàn thiện một bước những thể chế hiện hành về tài chính nhằm đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vật tư tồn kho ứ đọng ra sử dụng.

2- Đối tượng thực hiện thông tư này là những tổ chức kinh tế chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ.

3- Các cơ quan, đơn vị kinh tế có giải quyết vật tư ứ đọng nhưng không phải là đơn vị kinh tế chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng thì không phải thực hiện thông tư này mà thực hiện theo hướng dẫn tại thông tư số 14 TC/TLVT ngày 13/5/1983 của Bộ tài chính.

B- NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN

 I- Quản lý vốn lưu động.

 Vốn lưu động của đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng bao gồm vốn lưu động định mức và vốn lưu động không định mức như các đơn vị kinh doanh vật tư chính phẩm, nhưng do tính chất đặc thù của công tác kinh doanh vật tư ứ đọng nên vốn lưu động định mức được hướng dẫn thêm một số điểm như sau:

 Vốn lưu động định mức là số vốn cần thiết tối thiểu cho các hoạt động kinh doanh vật tư ứ đọng được tiến hành bình thường.

 1- Các hoạt động kinh doanh vật tư ứ đọng của các đơn vị chuyên trách gồm có:

 Tổ chức tiếp nhận vật tư hàng hoá ứ đọng theo quyết định của cấp trên.

 

- Tổ chức thu mua vật tư ứ đọng

 - Dự trữ và bảo quản hàng hoá ứ đọng.

 - Tổ chức gia công cải chế, nghiên cứu việc thay thế lắp lẫn vật tư thiết bị nhăm khôi phục giá trị sử dụng và đồng bộ hoá vật tư ứ đọng.

 - Tiêu thụ vật tư hàng hoá ứ đọng.

 2- Thành phần vốn lưu động định mức của đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng.

 a) Vốn hàng hoá nhận bàn giao là giá trị thực tế của những vật tư hàng hoá đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng nhận được theo quyết định bàn giao của cấp trên.

 Vốn hàng hoá nhận bàn giao được chia thành 2 trường hợp:

 - Trường hợp vật tư hàng hoá đó trước đây ngân sách đã cấp vốn 100% cho bên giao, nay chuyển sang đơn vị chuyên trách theo phương thức ghi tăng giảm vốn ngân sách, đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng có nhiệm vụ tiêu thụ hàng hoá đến đâu, phải hoàn trả vốn cho ngân sách đến đó (sau khi đã trừ đi những chi phí phục vụ cho việc tiêu thụ hàng hoá và phần lợi nhuận định mức).

 - Trường hợp vật tư hàng hoá đó trước đây do ngân hàng cho vay đặc biệt 100% vốn cho bên giao, nay chuyển sang đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng theo phương thức bàn giao dư nợ cho vay đặc biệt thì thực hiện theo công văn không số ngày 7 tháng 11 năm 1982 của Ngân hàng Nhà nước về việc hướng dẫn tạm thời chế độ tín dụng và thanh toán đối với Trung Tâm Giao dịch mua bán vật tư chậm luân chuyển.

 b) Vốn hàng hoá tự doanh là vốn cần thiết để dự trữ hàng hoá do đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng tự tổ chức thu mua và tiêu thụ, bao gồm: hàng dự trữ trong kho và hàng ở địa điểm bán hàng, hàng mua đang đi trên đường, hàng bán đang đi trên đường, hàng gửi bán, hàng đang gia công cải chế.

 Nguồn vốn hàng hoá tư doanh do Ngân sách cấp phát 50% và Ngân hàng cho vay 50% theo chế độ tín dụng ngắn hạn hiện hành.

 c) Vốn không phải hàng hoá như vốn bằng tiền, vốn bao bì, vật đóng gói,

vốn về công cụ lao động thuộc tài sản lưu động, vốn phí đợi ngân sách cấp phát 100%

 d) Vốn gia công cải chế là phần vốn đảm bảo cho các chi phí gia công dở dang của công tác gia công cải chế, thay thế lắp lẫn...

 Nguồn vốn này do ngân sách cấp phát 50% và Ngân hàng cho vay 50% theo chế độ tín dụng ngắn hạn hiện hành.

 Hàng năm, các đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng phải lập kế hoạch vốn, kế hoạch nguồn vốn lưu động trình cơ quan chủ quản, cơ quan tài chính và Ngân hàng xét duyệt.

 II-Quản lý giá thành và phí lưu thông

 Cùng với những chi phí cần thiết cho các hoạt động bình thường như các đơn vị kinh doanh vật tư chính phẩm, các đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng còn phải chi phí cho các hoạt động như:

 - Chi phí tuyên truyền quảng cáo

 - Chi phí giao dịch ghép mới

 - Chi phí cho các dịch vụ kinh tế, kỹ thuật

 - Chi phi gia công cải chế vật tư ứ đọng.

 Để thống nhất cách xử lý và hạch toán/khoản chi phí nói trên, Bộ tài chính tạm thời qui định: /các/

 1- Chi phí tuyên truyền quảng cáo được hạch toán vào phí lưu thông (mục "chi khác" trong khoản mục "chi phí bảo quản thu mua tiêu thụ") như qui định của chế độ báo cáo và thống kê và kế toán định kỳ chính thức của các đơn vị cung ứng vật tư kỹ thuật ban hành kèm theo quyết định số 343 TTg ngày 14/12/1971 của Thủ tướng Chính phủ.

 2- Chi phí giao dịch ghép mối được hạch toán và chi phí sản xuất kinh doanh ngoài nghiệp vụ cơ bản và được bù đắp bằng tiền hoa hồng thu được do các đơn vị ký hợp đồng ghép mới, thanh toán trên nguyên tắc không bị lỗ.

 3- Chi phí cho các dịch vụ nghiên cứu kinh tế, kỹ thuật như nghiên cứu các phương án như xử lý một lô hàng ứ đọng, nghiên cứu để cải chế, lắp lẫn một mác xe, máy... được vận dụng xử lý theo hướng dẫn ở điểm 6, thông tư số 186 TTg ngày 2 tháng 7 năm 1971 của Thủ tướng Chính phủ; cụ thể là:

 Trong quá trình nghiên cứu, chi phí nghiên cứu được lấy từ quỹ khuyến khích phát triển kinh doanh của đơn vị để chi.

 4- Chi phí gia công cải chế, thay thế lắp lẫn... bao gồm toàn bộ những chi phí về nguyên vật liệu, nhân công sử dụng máy/ chi phí quản lý và những nghiên cứu hợp lý hoá và những sáng kiến phục vụ trực tiếp cho quá trình tạo ra sản phẩm hàng hoá. Những chi phí này được hạch toán vào giá thành sản phẩm gia công.

 III- THẶNG SỐ VÀ ĐỊNH MỨC THẶNG SỐ

 Xuất phát từ tính đặc thù của công tác kinh doanh vật tư ứ đọng, để kích thích các đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng đẩy mạnh và mở rộng lưu chuyển vật tư hàng hoá; tăng cường hạch toán kinh tế; mặt khác, để đảm bảo việc thu hồi vốn ứ đọng cho Nhà nước và đẩy mạnh mức tích luỹ tiền tệ của đơn vị, Bộ Tài chính tạm thời quy định:

 1- Các đơn vị kinh tế chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng được xác định một khoản định mức thặng số/ để trang trải những chi phí lưu thông hợp lý và khoản lợi nhuận định mức của đơn vị.

 2- Định mức thặng số chung qui định cho các đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng là 20% gia vốn (gia /thu hồi được duyệt trong các phương án giảm giá đối với vật tư nhận bàn giao và giá mua thoả thuận đối với mặt hàng tư doanh) trong đó:

 - Phí lưu thông định mức là 12%

 - Lợi nhuận định mức là 10%

 Giá bán tối thiểu phải bằng giá vốn cộng với thặng số định mức.

 3- Trên cơ sở định mức thặng số chung đã qui định, các đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng phải xây dựng định mức thặng số cụ thể cho từng ngành hàng (phụ tùng, thiết bị, kim khí, vật liệu điện...)Đảm bảo không vượt định mức chung nói trên.

 4- Vì sản phẩm gia công cải chế của các đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng là các sản phẩm đơn chiếc, làm theo yêu cầu khách hàng nên giá thành gia công các sản phẩm đó không được xác định trong định mức thặng số. Đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng phải thoả thuận với khách hàng; để cộng thêm giá thành gia công vào, giá bán (đối với những vật tư được gia công cải chế) nhằm đảm bảo nguyên tắc kinh doanh không bị lỗ.

 IV- LỢI NHUẬN VÀ PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN

 1- Lợi nhuận kế hoạch do tiêu thụ vật tư ứ đọng nhận bàn giao được coi là lợi nhuận kế hoạch pháp lệnh của sản phẩm sản xuất bằng vật tư do Nhà nước cung ứng, được để lại đơn vị 50% và nộp ngân sách 50%

2- Lợi nhuận kế hoạch do tiêu thụ vật tư ứ đọng đơn vị tự thu mua được coi là lợi nhuận kế hoạch pháp lệnh của sản phẩm sản xuất bằng vật tư do đơn vị tự tìm kiếm, được để lại đơn vị 80% và nộp ngân sách 20%

Phần lợi nhuận để lại đơn vị theo tỉ lệ 50% và 80% qui định ở trên đây được phân phối cho 3 quĩ theo những tỉ lệ như sau:

 - Cho quĩ khuyến khích phát triển kinh doanh 40%, phần còn lại chia cho hai quĩ khen thưởng và phúc lợi, trong đó: 70% cho quĩ khen thưởng và 30% cho quĩ phúc lợi.

 3- Phần lợi nhuận vượt kế hoạch pháp lệnh (do tăng khối lượng tiêu thụ,

do giảm phí lưu thông, do sáng kiến cải chế bán vượt giá...) được phân phối như sau:

 40% nộp ngân sách

 60% để lại đơn vị

 Phần để lại đơn vị được phân phối cho 3 quĩ cũng theo các tỷ lệ tương ứng nói trên.

 4- Lợi nhuận do gia công cải chế và tiền hoa hồng thu được do hoạt động giao dịch ghép mối (Sau khi đã trừ chi phí giao dịch ghép mối) được coi là lợi nhuận thực hiện của sản phẩm ngoài chỉ tiêu pháp lệnh thì đơn vị phải trích nộp ngân sách 10% của số lợi nhuận thực hiện đó, số nợ lợi nhuận /còn lại đơn vị đơn vị được dùng để lập 3 quĩ theo những tỉ lệ tương ứng nói trên. /thực hiện/

 5- Ngoài ra các đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng còn được trích 2% tiền bán hàng ứ đọng thực thu (phần do Ngân sách cấp vốn 100%) để bổ sung vào quĩ phát triển kinh doanh.

 6- Nếu đơn vị không hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch "doanh số bán thu được tiền" thì cứ mỗi % không hoàn thành phải trừ đi 1% số tiền được trích cho mỗi quĩ (3 quĩ).

 7- Nếu đơn vị vi phạm chế độ chính sách quản lý kinh tế tài chính của Nhà nước kê dưới đây thì cứ mỗi vi phạm sẽ tuỳ theo mức độ nặng hay nhẹ mà giảm trừ từ 1 đến 3% số tiền được trích cho mỗi quĩ (3 quĩ).

 - Nộp không đầy đủ và kịp thời các khoản phải nộp ngân sách: Tiền bán hàng, lợi nhuận, khấu hao cơ bản và các khoản nộp khác.

 - Vi phạm chế độ báo cáo thống kê và kế toán, số phạt trừ nói trên phải nộp vào ngân sách nhà nước.

 B- Về việc sử dụng 3 quĩ.

 Ngoài những qui định hiện hành về nội dung sử dụng các quĩ xí nghiệp, nay bổ xung thêm:

 - Đơn vị phải trích 1% quĩ phúc lợi và quĩ khen thưởng để lập quỹ Bộ trưởng hoặc quĩ Tổng Giám Đốc.

 - Đơn vị phải trích 3% quĩ phát triển kinh doanh để lập quĩ dự trữ tài chính ở cơ quan quản lý cấp trên .

 - Đơn vị được sử dụng quĩ khuyến khích phát triển kinh doanh để bổ sung cho nhu cầu tăng vốn lưu động theo kế hoạch của đơn vị đầu tư bổ sung mở rộng sản xuất chính và sản xuất phụ, chi phí cho các dịch vụ nghiên cứu nhằm xử lý các lô hàng ứ đọng, bồi dưỡng cho các cơ quan chuyên gia kinh tế, kỹ thuật có đóng góp lớn trong việc giải quyết các lô hàng ứ đọng cũng như để bổ sung xây dựng và mua sắm các tiện nghi phục vụ công tác kinh doanh vật tư ứ đọng.

 9- Không hạn chế mức tối đa quĩ khen thưởng nhưng khi số trích vào quĩ khen thưởng vượt 30% quĩ lương cơ bản bình quân thực hiện cả năm của toàn đơn vị, thì số trích vượt tính từ trên mức 30% quĩ lương cơ bản trở đi được phân phối như nhau:

 - Từ trên 30 đến 50% quỹ lương cơ bản thực hiện thì

 - 40% nộp vào ngân sách

 - 20% nộp lên cơ quan quản lý cấp trên để lập quĩ dự trù tài chính.

 - 40% còn lại để bổ sung vào các quĩ xí nghiệp, vào quĩ nào bao nhiêu thì do giám đốc đơn vị quyết định).

 -Từ trên 50% quĩ lương cơ bản thực hiện trở đi thì:

 + 60% nộp ngân sách

 + 10% nộp làm cơ quan quản lý cấp trên

 + 30% còn lại bổ sung vào các quỹ xí nghiệp.

 10- Các đơn vị phải đăng ký kế hoạch trích lập 3 quĩ phân có phân ra từng quĩ với Ngân hàng địa phương như đăng ký quĩ lương. Đơn vị được tạm trích 70% hàng quí vào mỗi quĩ, sau khi đã nộp các khoản vào Ngân sách nhà nước sau mỗi lần bán hàng thu được tiền và có xác nhận của cơ quan tài chính đồng cấp.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1985.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1504258820322_108291508853_05 TC.TNVT.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/01/1985
Hướng dẫn một số chế độ Tài chính đối với các đơn vị chuyên trách giải quyết vật tư ứ đọng
Số kí hiệu 05 TC/TNVT Ngày ban hành 12/03/1985
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/01/1985
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Hồ Tế
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/01/1985

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 05 TC/TNVT

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
12/03/1985 Văn bản được ban hành 05 TC/TNVT
01/01/1985 Văn bản có hiệu lực 05 TC/TNVT
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh