Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 18/12/1989

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Bổ sung, sửa đổi một số điểm về thực hiện thu phí giao thông đường bộ, đường sông.

___________________________

 Thi  hành quyết định của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (công văn số 1810/PPLT ngày 30/9/1989) về việc thanh toán tiền công trái đợt 1983-1984 trước thời hạn cho nhân dân 5 huyện, thị thuộc tỉnh Thanh hoá bị thiệt hại nặng do cơn bão số 6 gây ra nhằm giúp nhân dân các vùng kể trên nhanh chóng khôi phục sản xuất và ổn định đời sống, Liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước Việt nam - Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm hướng dẫn chi tiết thi hành quyết định nói trên của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng như sau:

A. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC VÀ THỂ THỨC THANH TOÁN TIỀN CÔNG TRÁI.

1/ Các phiếu công trái ghi thu bằng tiền, bằng thóc và bằng ngoại tệ những năm 1983-1984 có thời hạn 10 năm với lãi suất 3% năm phát hành ở các huyện Tĩnh gia, Quan xương, Như xuân, Nông cống và thị trấn Sầm sơn thuộc Tỉnh Thanh hoá được thanh toán trước thời hạn theo loại  công trái có thời hạn 5 năm lãi suất 2% năm (pháp lệnh bổ xung ngày 30/5/1985 sửa đổi một số điểm trong Pháp lệnh ngày 25/11/1983 về việc phát hành công trái XDTQ loại công trái có kỳ hạn 5 năm) và theo nội dung hướng dẫn trong thông tư này. Ngoài phiếu công trái, các chứng từ khác không có giá trị để thanh toán.

2/ Việc thanh toán tiền công trái được thực hiện theo các thể thức và nguyên tắc sau đây:

a. Giá trị phiếu công trái thu và ghi bằng tiền khi thanh toán sẽ được tính lại căn cứ vào sự thay đổi của chỉ số giá bình quân các mặt hàng bảo đảm năm thanh toán (tại quyết định số 178-TC/CĐTC ngày 3/11/1989 của Bộ Tài chính) so với năm phát hành công trái (Quyết định của Bộ Tài chính số 121 TC/CĐTC ngày 27/2/1984).

Giá cả của những mặt hàng bảo đảm giá trị của tiền mua công trái được quy định thống nhất trong cả nước và không quy định theo khu vực.

b. Gía trị phiếu công trái thu và ghi bằng thóc khi thanh toán sẽ được tính thanh toán tiền theo giá mua thóc phổ biến ở thị trường lúc thanh toán.

c. Phiếu công trái thu và ghi bằng ngoại tệ chuyển đổi khi thanh toán sẽ được trả bằng ngoại tệ cùng loại ghi ở phiếu. Nếu người sở hữu phiếu công trái muốn được trả bằng tiền Việt Nam thì quy đổi ngoại tệ sang tiền Việt nam theo tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố ở thời điểm thanh toán.

d. Phiếu công trái thu và ghi bằng vàng lại 10 năm: khi thanh toán sẽ được trả bằng vàng theo đúng trọng lượng và chất lượng vàng ghi trên phiếu công trái. Công ty kinh doanh vàng bạc địa phương sẽ thanh toán với Ngân hàng Nhà nước Việt Namk theo giá kinh doanh (bán ra) đối với trường hợp người sở hữu phiếu công trái muốn được thanh toán bằng vàng. Riêng về số lãi được hưởng (bằng 20% trọng lượng vàng ghi trên phiếu công trái tức 2% năm) được thanh toán bằng tiền Việt Nam tính theo giá kinh doanh (mua vào) của Ngân hàng Nhà nước ở thời điểm thanh toán.

Nếu người sở hữu phiếu công trái muốn được thanh toán cả gốc và lãi bằng tiền Việt nam thì cũng được thanh toán toàn bộ bằng tiền tính theo giá  kinh doanh (mua vào) của Ngân hàng Nhà nước  ở thời điểm thanh toán (nghị định 59-HĐBT ngày 12/4/1984 bổ sung nghị định 145- HĐBT quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về việc phát hành công trái xây dựng Tổ quốc).

3/ Phiếu công trái có ghi tên người mua, đã đóng dấu năm phát hành và đã làm mọi thủ tục khi mua tại quỹ tiết kiệm cơ sở là chứng từ hợp pháp dùng để thanh toán.

Đối với phiếu công trái đã được chuyển nhượng, khi thanh toán, ngoài phiếu công trái có chứng nhận đã làm thủ tục chuyển nhượng và người được chuyển nhượng phải xuất trình đơn đã được xác nhận của các lần chuyển nhượng.

4/ Mọi phiếu công trái thu và ghi bằng  tiền, bằng thóc, bằng vàng và bằng ngoại tệ đều được hoàn trả  tại quỹ tiết kiệm nơi cư trú thường xuyên của người sở hữu phiếu công trái, không phân biệt phiếu công trái được mua ở đâu.

5/ Trường hợp mất phiếu công trái, người sở hữu phiếu công trái phải làm đơn báo ngay cho quận huyện nơi cư trú và để tiện cho việc theo dõi và đối chiếu với hồ sơ gốc, trong đơn báo cần ghi rõ: họ tên, địa chỉ, số giấy chứng minh (nếu có) của người sở hữu phiếu công trái; số tiền hoặc số thóc, số ngoại tệ, số vàng ghi trên phiếu, ngày và nơi phát hành công trái v.v... (điều 6 nghị đinh số 145-HĐBT ngày 06/12/1983). Những phiếu công trái đã báo mất, không có giá trị thanh toán đối với mọi người không phải  là người sở hữu phiếu công trái.

6/ Các trường hợp đã thu tiền, thóc, ngoại tệ vàng nhưng chưa trả phiếu công trái cho người mua mà trong  quá trình thanh toán người mua công trái mới phát hiện thì cơ quan tài chính và ngân hàng cần kịp thời báo cáo cấp uỷ và chính quyền địa phương xem xét, giải quyết và xử lý nghiêm minh những sai phạm để giữ vững lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

7/ Cách tính  chi tiết việc thanh toán tiền công trái trước thời hạn theo phụ lục hướng dẫn đính kèm thông tư này.

B. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC NGÀNH TRONG VIỆC TỔ CHỨC THANH TOÁN TIỀN CÔNG TRÁI ĐỢT 1983-1984.

I. ĐỐI VỚI  CƠ QUAN TÀI CHÍNH.

1/ Bộ Tài chính có trách nhiệm:

- Lập kế hoạch thanh toán tiền công trái trước thời hạn, bố trí đầy đủ và chuyển kịp thời vốn cho Ngân hàng Nhà nước Trung ương để NHNN TW tổ chức và chỉ đạo việc thanh toán cho người sở hữu phiếu công trái.

- Thông báo kịp thời cho NHNN TW, Uỷ ban Trung ương VĐMCT, UBND tỉnh Thanh hoá về chỉ số giá cả các mặt hàng bảo đảm giá trị tiền mua công trái đã được Nhà nước công bố vào thời điểm thanh toán.

- Cùng với các ngành Ngân hàng, lương thực tổ chức hướng dẫn việc thanh toán tiền công trái đúng chế độ, chính sách và Pháp lệnh phát hành công trái xây dựng Tổ quốc.

- Phối hợp với Uỷ ban Trung ương vận động mua công trái, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm, UBND tỉnh Thanh hoá, tổ chức kiểm tra, đôn đốc thực hiện tốt việc chi trả cho người mua phiếu công trái và giải quyết kịp thời vướng mắc phát sinh; Tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm và tổng hợp báo cáo Hội đồng Bộ trưởng khi kết thúc đợt thanh toán.

2/ Sở Tài chính tỉnh Thanh hoá có trách nhiệm:

- Tham mư giúp UBND tỉnh về kế hoạch, biện pháp chỉ đạo thực hiện việc thanh toán tiền công trái trước thời hạn cho nhân dân 5 huyện, thị thuộc tỉnh đã được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt.

- Căn cứ báo cáo tổng hợp của Ngân hàng về số phiếu công trái đã phát hành, tiến hành kiểm tra đối chiếu số thu về tiền thóc, vàng, ngoại tệ với số thực nộp Ngân sách để làm cơ sở lập dự toán chi ngân sách Nhà nước về khoản thanh toán tiền công trái được đầy đủ, chính xác và kịp thời.

- Sau khi kết thúc đợt chi công trái, Sở Tài chính phối hợp với cơ quan Ngân hàng và lương thực tổ chức hội nghị - dưới sự chủ trì của UBND tỉnh để sơ kết rút kinh nghiệm, tổng hợp báo cáo gửi: UBND tỉnh, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm; đồng thời kiểm tra và xác nhận báo cáo quyết toán chi trả tiền công trái của Ngân hàng Nhà nước tỉnh gửi đến.

II. ĐỐI VỚI CƠ QUAN NGÂN HÀNG.

1/  Ngân hàng Nhà nước Trung ương có trách nhiệm:

- Hướng dẫn Ngân hàng tỉnh Thanh hoá tiến hành sao kê, tổng hợp, báo cáo công trái bằng tiền, thóc, vàng và ngoại tệ (theo từng loại, hạng phiếu) đã phát hành và thu nộp ngân sách đợt năm 1983 - 1984 của 5 huyện, thị nói trên để thông báo cho Sở Tài chính biết. Đồng  thời hướng dẫn nguyên tắc, thủ tục xử lý việc hoàn trả công trái tại qũy tiết kiệm nơi cư trú thường xuyên của người sở hữu phiếu công trái và nguyên tắc, thủ tục thanh toán phiếu công trái  báo mất, đảm bảo yêu cầu: thuận tiện, đầy đủ, chính xác tận tay cho người sở hữu phiếu công trái, bảo đảm an toàn tài sản của Nhà nước và của công dân.

- Tập huấn cho cán bộ chủ chốt, trực tiếp làm nhiệm vụ chi trả của ngân hàng tỉnh và 5 huyện, thị thuộc tỉnh Thanh hoá về quy trình nghiệp vụ thanh toán tiền công trái, đặc biệt là cách tính toán chỉ số giá cả các mặt hàng bảo đảm giá trị tiền mua công trái.

- Ba mươi (30) ngày sau khi kết thúc đợt thanh toán tiền công trái, Ngân hàng Nhà nước Trung ương  quyết toán với Bộ Tài chính  số tiền đã chi trả khớp đúng với các loại và các hạng phiếu công trái đã thu về.

2/ Ngân hàng Nhà nước tỉnh Thanh hoá có trách nhiệm:

- Hướng dẫn 5 ngân hàng huyện, thị nói trên tiến hành sao kê, tổng hợp báo cáo công trái bằng tiền, bằng thóc, vàng, bằng ngoại tệ (theo từng loại, hạng phiếu) đã phát hành và thu nộp ngân sách gửi cho Sở Tài chính để có cơ sở kiểm tra đối chiếu  và lập dự toán chi ngân sách về khoản thanh toán tiền công trái.

- Phối hợp với cơ quan tài chính tổ chức chi trả công trái trên từng địa bàn, đảm bảo yêu cầu nhan chóng, thuận tiện, không ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, bảo đảm trật tự và an toàn tài sản XHCN.

- Thực hiện chi trả công trái đầy đủ (bao gồm: tiền vốn, lãi và tiền được tính theo chỉ số giá cả cấc mặt hàng bảo đảm giá trị tiền mua công trái được Nhà nước công bố vào thời điểm thanh toán) và tận tay cho người sở hữu phiếu công trái trong phạm vi vốn của ngân sách chuyên gia.

Hai mươi (20) ngày  sau khi kết thúc đợt thanh toán tiền công trái, NHNN tỉnh Thanh hoá làm báo cáo quyết toán số tiền đã chi trả khớp đúng với các loại và hạng phiếu công trái đã thu về gửi cho Sở Tài chính kiểm tra, đối chiếu, xác nhận đã gửi về Ngân hàng Nhà nước Trung ương.

III. ĐỐI VỚI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ CNTP.

Bộ nông nghiệp và CNTP căn cứ những quy định tại Nghị định số 145-HĐBT ngày 6/12/1983 của Hội đồng Bộ trưởng và Thông tư Liên Bộ Ngân hàng Nhà nước - Lương thực số 11-TT/LB ngày 21/12/83 để phối hợp với ngành tài chính, ngân hàng chỉ đạo tốt việc chi trả công trái bằng thóc.

Hướng dẫn cơ quan lương thực địa phương căn cứ vào chứng từ, sổ sách thu thóc công trái của ngành lương thực để cùng với Ngân hàng đối chiếu các hạng phiếu công trái thóc đã phát hành, số thóc công trái đã thu và cô vốn đã vay Ngân hàng để thanh toán với  NSNN; xác định chính xác số thóc phải thanh toán với người mua công trái. Nếu phát hiện sai sót, cần có kế hoạch sửa chữa kịp thời để thực hiện việc thanh toán tiền công trái ghi và thu bằng thóc đạt kết quả tốt.

C. KINH PHÍ PHỤC VỤ CHO VIỆC THANH TOÁN TIỀN CÔNG TRÁI:

Các khoản chi tiêu về nghiệp vụ phục vụ cho việc chi trả công trái được trích từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của các ngành tài chính và ngân hàng.

Riêng các khoản chi về bồi dưỡng theo chế độ quy định cho lực lượng trực tiếp thanh toán tiền công trái, Sở Tài chính tỉnh lập dự toán tổng hợp trình UBND tỉnh duyệt và tính trong chi ngân sách địa phương.

Tổ chức thi hành quyết định của Chủ tịch HĐBT về việc thanh toán tiền công trái đợt 1983-1984 trước thời hạn cho nhân dân ở 5 huyện, thị thuộc tỉnh Thanh hoá là một việc làm hết sức quan trọng, mặt khác lại là một việc làm có tính chất tập dượt để rút kinh nghiệm cho các đọt thanh toán  tiền công trái khi đến thời hạn thanh toán trong toàn quốc. Trong quá  trình thực hiện có khó khăn vướng mắc gì, đề nghị các cơ quan tài chính, ngân hàng, lương thực địa phương phản ảnh cho Liên Bộ biết để thống nhất hướng dẫn cách giải quyết./.

Tải file đính kèm
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 18/12/1989
Bổ sung, sửa đổi một số điểm về thực hiện thu phí giao thông đường bộ, đường sông.
Số kí hiệu 59 TT/LB Ngày ban hành 18/12/1989
Loại văn bản Thông tư liên tịch Ngày có hiệu lực 18/12/1989
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Nguyễn Văn Đạm Các Bộ, cơ quan ngang bộ Phó Thống đốc Nguyễn Thiện Luân
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

18/12/1989

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư liên tịch 59 TT/LB

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
18/12/1989 Văn bản được ban hành 59 TT/LB
18/12/1989 Văn bản có hiệu lực 59 TT/LB
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh