Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/10/1977

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Quy định tạm thời định mức chi phí khảo sát và thiết kế các công trình xây dựng cơ bản

__________________________

Trong xây dựng cơ bản, thiết kế là khâu quyết định nội dung kinh tế, kỹ thuật và mỹ thuật công trình, là căn cứ để xác định giá trị công trình ghi vào kế hoạch đầu tư của Nhà nước.

Chi phí khảo sát - thiết kế là một bộ phận của giá trị công trình nhằm đảm bảo cho việc lập hồ sơ thiết kế - dự toán công trình đáp ứng yêu cầu của bản nhiệm vụ thiết kế được cấp có thẩm quyền xét duyệt.

Từ trước tới nay Nhà nước chưa có quy định thống nhất định mức chi phí khảo sát - thiết kế, một số ngành đã ban hành nhiều định mức khác nhau, do đó việc ký kết hợp đồng giao nhận thầu và thanh toán tiền khảo sát - thiết kế gặp nhiều trở ngại.

Để các cơ quan chủ quản có căn cứ lập kế hoạch ký kết hợp đồng kinh tế và thanh toán tiền khảo sát - thiết kế, các đơn vị khảo sát – thiết kế có cơ sở thực hiện hạch toán kinh tế theo phương thức quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa.

Bộ Xây dựng và Bộ Tài chính ban hành thông tư liên bộ này quy định tạm thời định mức chi phí khảo sát - thiết kế, nhằm bước đầu thống nhất quản lý trong ngành, làm cơ sở tiến tới xây dựng và ban hành giá cho công tác khảo sát thiết kế.

A. ĐỊNH MỨC CỤ THỂ

Định mức chi phí khảo sát - thiết kế được quy định cho từng đối tượng xây dựng theo danh mục dưới đây:

Đơn vị tính : %

SỐ TT

Đối tượng xây dựng và điều kiện thiết kế

Định mức tỷ lệ

 

Thiết kế

Khảo sát

 

 

I. THIẾT KẾ MỚI (một bước hoặc hai bước)

 

 

 

 

1

San lấp mặt bằng khu vực xây dựng (được đầu tư thành danh mục riêng trong kế hoạch Nhà nước).

0,6

 

 

2

Đường goòng, đường sắt (kể cả hầm đường sắt).

1,0

1,3

 

3

Đường ô – tô (kể cả đường hầm ô-tô).

1,0

1,3

 

4

Đường vận tải chuyên dùng ở mỏ, đường vận xuất lâm nghiệp.

1,0

1,3

 

5

Đường ống dẫn nước, dẫn khí, dẫn nhiên liệu lỏng.

1,0

1,3

 

6

 Cầu sắt, cầu cáp các loại, cầu béto.

 

1,0

1,3

 

7

 Cảng sông, cảng biển, công trình, chính trị sông (bao gồm cả triền, đà, ụ tầu).

1,0

1,3

 

8

Sân bay.

2,0

1,0

 

9

Các công trình dân dụng có trang bị tiện nghi sinh hoạt hiện đại hoặc đòi hỏi mỹ thuật cao (khách sạn, cung thiếu nhi, cung văn hóa, cung thể thao, trụ sở Quốc hội, nhà khách Chính phủ, viện bảo tàng, viện nghiên cứu, trường đại học, nhà hát, rạp chiếu bóng, bể bơi, sân vận động).

3,0

0,5

 

10

Các công trình dân dụng không đòi hỏi mỹ thuật cao như đã nêu ở điểm (9) trên đây (hội trường, câu lạc bộ, nhà trẻ, nhà mẫu giáo, nhà ga, nhà ở, nhà làm việc, cửa hàng các loại từ hai tầng trở lên, trường học, nhà lắp ghép từ 3 tầng trở lên, bệnh viện trên 150 giường).

2,0

0,5

 

11

Các công trình dân dụng thông thường (nhà trẻ, nhà làm việc, nhà ở, nhà ăn, nhà mẫu giáo, các loại cửa hàng một tầng, trường học, nhà lắp ghép đến 2 tầng, bệnh viện đến 150 giường. Gara ô- tô, nhà để xe đạp, nhà vệ sinh riêng lẻ, sân bãi thể dục thể thao, các công trình dân dụng khác chưa nêu ở điểm (10) và điểm (11).

1,5

0,5

 

12

Các công trình khai hoang, xây dựng đồng ruộng, đồng cỏ.

2,0

1,5

 

13

 Các chuồng trại chăn nuôi.

1,5

0,5

 

14

Xí nghiệp chăn nuôi công nghiệp.

2,5

1,5

 

15

  Các loại kho :

 - Kho có trang bị hệ thống bốc rót cơ giới, có trang bị điều hòa, ổn ẩm độ hoặc có yêu cầu đặc biệt khác.

 - Kho ngầm

 - Kho thông thường khác.

 

 

3,5

3,0

1,5

 

 

0,5

0,5

0,5

 

16

Trạm thủy điện, trạm bơm trục đứng:

 - Từ 3 triệu đồng trở lên.

 - Dưới 3 triệu đồng.

 

3,5

4,5

1,0

 

 

 

17

 Công trình đầu mối thủy lợi – đường hầm xi phông (không kể đến 2 loại ở điểm 16).

 - Từ 3 triệu đồng trở lên.

 - Dưới 3 triệu đồng.

 

 

3,0

3,5

1,5

 

 

18

Hệ thống kênh mương và các hạng mục công trình trên kênh:

  - Từ 3 triệu đồng trở lên.

 - Dưới 3 triệu đồng

 

2,0

2,5

1,5

 

19

 Nhà máy nhiệt điện, trạm điện đi-ê-den

4,5

1,0

 

20

Trạm biến thế

 - Có dung lượng trên 3200 kVA

 - Có dung lượng từ 1800 kVA-3200 kVA

 - Có dung lượng dưới 1800 kVA

 

3,8

8,0

10,0

1,0

 

21

 Đường dây tải điện

 Riêng đường dây tải điện (nhánh) riêng lẻ dưới 5 km được tính

2,5

4,0

1,0

1,0

 

22

Các nhà máy tuyển khoáng, luyện kim, các mỏ khai thác hầm lô, lộ thiên

4,5

1,0

 

 

23

 Các nhà máy cơ khí (sửa chữa và chế tạo), nhà máy đóng tàu (đóng mới và sửa chữa)

4,5

1,0

24

Các nhà máy hóa chất, dầu mỏ, phân hóa học, thuốc trừ sâu

4,5

1,0

25

Các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng:

 - Xi măng,

 - Thủy tinh, gốm, sành sứ.

 - Gạch nung, gạch không nung, gạch chịu lửa, ngói, vôi và các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng khác.

 

4,5

3,0

2,5

 

1,0

1,0

1,0

26

Các nhà máy chế biến lương thực thực phẩm, thức ăn gia súc.

3,0

1,0

27

Các nhà máy công nghiệp nhẹ : in hoa, nhuộm, thuộc da, may mặc, nhà máy chế biến lâm sản nhà máy nước, khu xử lý nước thải, v.v…

3,0

1,0

28

Các lâm trường khai thác và trồng rừng, vườn ươm, bãi gỗ

2,0

1,0

29

Đường dây thông tin: - Đường dây đường dài

                                    - Đường dây nội hạt (cáp, dây trần)

2,5

2,0

1,0

1,0

30

Đài phát thanh, đài vô tuyến truyền hình, đài thu phát tin

4,5

1,0

31

Các loại đài báo thoại, trạm điện thoại, trạm tiếp âm bưu chính.

5,0

1,0

 

II. THIẾT KẾ MỚI 3 BƯỚC

 

 

32

Thiết kế 3 bước được áp dụng hệ số 1,2 của định mức tương ứng.

 

 

 

 III. THIẾT KẾ ĐIỂN HÌNH

 

 

33

Lập thiết kế điển hình được áp dụng hệ số 1,8 của định mức tương ứng

 

 

 

IV. ÁP DỤNG THIẾT KẾ ĐÃ CÓ

 

 

34

Áp dụng thiết kế đã có được tính thống nhất cho tất cả các đối tượng xây dựng.

0,5

 

 

V. THIẾT KẾ CẢI TẠO, MỞ RỘNG, PHỤC HỒI

 

 

35

 

36

Thiết kế cải tạo: phục hồi được áp dụng hệ số 1,5 của định mức tương ứng

Thiết kế mở rộng:

  - Có cải tiến dây chuyền công nghệ áp dụng hệ số 1,5 của định mức tương đương.

  - Không cải tiến dây chuyền công nghệ áp dụng hệ số 1,2 của định mức tương ứng.

 

 

 

VI. LẬP KHÁI TOÁN VÀ DỰ TOÁN CÁC CÔNG TRÌNH DO NƯỚC NGOÀI THIẾT KẾ

 

 

37

Kinh phí lập khái toán và tổng quát khái toán được tính 1,5%  của tiền thiết kế phí tương ứng.

 

 

38

Kinh phí lập dự toán và tổng dự toán được tính 8% của tiền thiết kế phí tương ứng.

 

 

B. QUY ĐỊNH ÁP DỤNG

1. Định mức chi  phí thiết kế (gọi tắt là thiết kế phí) trong bản định mức trên đây dùng làm căn cứ lập dự toán các đối tượng xây dựng và thanh toán giữa bên giao thầu (A) và bên nhận thầu thiết kế (TK) khi hợp đồng thiết kế.

Đối với công trình có nhiều hạng mục, thiết kế chi phí trong bản định mức trên đây được áp dụng cụ thể theo tính chất của hạng mục công trình chủ yếu.

Số tiền cụ thể được tính theo công thức:

C = J x G

Trong đó:

C: là tiền thanh toán thiết kế phí,

J: là tỷ lệ phần trăm (%) định mức thiết kế phí.

G: là giá trị dự toán xây lắp.

Khi thanh toán, nếu phát sinh khoản chênh lệch (thừa, thiếu) giữa số tiền thanh toán thiết kế phí thu được với chi phí thực tế thì:

a) Đối với các đơn vị thiết kế đã thực hiện hạch toán kinh tế , được hạch toán vào lỗ lãi của đơn vị.

b) Đối với các đơn vị thiết kế chưa thực hiện hạch toán kinh tế thì số chênh lệch thừa phải nộp và ngân sách Nhà nước, số chênh lệch thiếu sẽ được ngân sách Nhà nước cấp bù.

2. Định mức chi phí khảo sát phục vụ cho thiết kế được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của vốn xây lắp công trình đã ghi trong kế hoạch và chi dùng để lập dự trù vốn. Đơn vị thiết kế phải lập yêu cầu nội dung khảo sát và dự toán chi phí cụ thể thông quan bên A trình Bộ chủ quản (nếu là công trình thuộc trung ương) hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố (nếu là công trình thuộc địa phương ) xét duyệt để thanh toán.

3. Thiết kế các đối tượng xây dựng chưa có trong danh mục trên đây hoặc xét thấy không thể áp dụng các loại đối tượng xây dựng tương tự, đơn vị thiết kế lập dự toán chi phí cụ thể thông qua bên A trình Bộ chủ quản duyệt (có sự thỏa thuận của Bộ Xây dựng) mới được thanh toán.

4. Những đơn vị đã có đơn giá khảo sát, thiết kế được duyệt thì được dùng để lập dự toán và thanh toán theo đơn giá đó.

5. Đơn giá khảo sát, đơn giá thiết kế do Bộ ngành, trực tiếp quản lý hoặc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xét duyệt hoặc ban hành sau khi có sự thỏa thuận của Bộ Xây dựng.

6. Số lượng hồ sơ thiết kế, khái toán, dự toán, bên thiết kế giao cho bên A được quy định để tính định mức như sau :

- Thiết kế sơ bộ và tổng khái toán : 10 bộ

- Thiết kế kỹ thuật và dự toán : 7 bộ

- Bản vẽ thi công và tổng dự toán: 11 bộ

7. Đơn vị thiết kế phải bảo đảm đầy đủ nội dung hồ sơ thiết kế khái toán, dự toán và trách nhiệm đối với công tác này theo đúng chế độ quy định hiện hành của Nhà nước.

8. Định mức chi phí lập khái toán và tổng khái toán, lập dự toán và tổng dự toán các công trình do nước ngoài thiết kế chưa tính đến chi phí dịch tài liệu từ tiếng nước ngoài ra tiếng Việt Nam.

9. Các chi phí lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, lập nhiệm vụ thiết kế, thiết kế quy hoạch thành phố, thị xã, thị trấn …sẽ có quy định riêng.

10. Định mức chi phí khảo sát - thiết kế trong thông tư này chỉ áp dụng cho các tổ chức của Nhà nước. Không áp dụng cho các tổ chức tư nhân.

11. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1977 và thay thế cho các quy định trước đây về vấn đề chi phí khảo sát, thiết kế các công trình xây dựng cơ bản.

Quá trình áp dụng nếu gặp khó khăn vướng mắc, các đơn vị báo cáp kịp thời cho liên bộ biết để nghiên cứu giải quyết.

Liên bộ giao cho Viện kinh tế xây dựng (thuộc Bộ Xây dựng ) có sự phối hợp của Vụ công  nghiệp xây dựng (thuộc Bộ Tài chính) hướng dẫn và theo dõi thực hiện định mức này, đồng thời nghiên cứu sửa đổi và bổ sung những điều cần thiết trình liên bộ xét và quyết định.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1502792880701_108502338643_2615.TT.LB.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/10/1977
Quy định tạm thời định mức chi phí khảo sát và thiết kế các công trình xây dựng cơ bản
Số kí hiệu 2615-TT/LB Ngày ban hành 06/08/1977
Loại văn bản Thông tư liên tịch Ngày có hiệu lực 01/10/1977
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực Quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Võ Trí Cao Bộ Xây dựng Thứ trưởng Lê Danh
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/10/1977

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư liên tịch 2615-TT/LB

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
06/08/1977 Văn bản được ban hành 2615-TT/LB
01/10/1977 Văn bản có hiệu lực 2615-TT/LB
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh