Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/02/1977

THÔNG TƯ LIÊN BỘ

Hướng dẫn việc giải quyết vốn để tiếp nhận hàng nhập khẩu và xây dựng các công trình viện trợ của tổ chức UNICEF và các tổ chức quốc tế khác

___________________________

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Kính gửi :

- Đ/c Bộ trưởng Bộ Giáo dục

- Đ/c Bộ trưởng Bộ Y tế

- Đ/c Chủ nhiệm Uỷ ban Bảo vệ Bà mẹ và trẻ em

- Các đ/c Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân thành phố và Tỉnh

 có công trình viện trợ của Tổ chức UNICEF

-Đồng kính gửi Đ/c Bộ trưởng Bộ Ngoại thương

Tổ chức UNICEF của Liên Hiệp quốc và những tổ chức quốc tế khác (dưới đây gọi chung là tổ chức Viện trợ quốc tế) viện trợ cho nhân dân ta một số vật tư, thiết bị đểxây dựng trường học, bệnh viện, nhà trẻ...

Ta phải khẩn trương xây dựng các công trình này vì số tiền viện trợ của các tổ chức quốc tế chỉ được sử dụng trong phạm vi một thời gian nhất định.

Nhưng trong thời gian qua, nhiều công trình UNICEF chưa có vốn ghi trong Kế hoạch và Ngân sách Nhà nước nên việc thanh toán tiền vật tư, thiết bị viện trợ với các Tổng Công ty Ngoại thương cũng như việc trả tiền thi công xây dựng trong nước đã gặp nhiều trở ngại.

Vì vậy, thi hành chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính hướng dẫn trong thông tư này việc giải quyết vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho viện tiếp nhận hàng viện trợ và xây dựng xong các công trình kịp thời hạn đã thoả thuận với tổ chức viện trợ quốc tế.

I. Vấn đề ghi vốn vào Kế hoạch và Ngân sách Nhà nước hàng năm và tiến hành các công tác chuẩn bị khác.

Bộ Giáo dục, Bộ Y tế và Uỷ ban Bảo vệ Bà mẹ và Trẻ em (dưới đây gọi chung là Bộ chủ quản) căn cứ vào các điều đã thoả thuận với các Tổ chức quốc tế, cần lập danh mục đầy đủ các công trình viện trợ có ước tínhsố vốn đầu tư cho từng công trình rồi bàn với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính để bổ sung đủ vốn (nếu cần) cho các công trình đó vào kế hoạch và ngân sách của Bộ chủ quản nếu là công trình thuộc vốn ngân sách trung ương hay vào danh mục các công trình chủ yếu trong Kế hoạch và Ngân sách của từng thành phố hay tỉnh đối với các công trình thuộc vốn ngân sách địa phương.

Cần chú ý là vốn đầu tư ước tính cho từng công trình bao gồm và phân biệt rõ phần vốn trong nước và phần vốn viện trợ của các Tổ chức viện trợ quốc tế vì việc thanh toán hàng viện trợ này phải thực hiện qua Kế hoạch và Ngân sách Nhà nước.

Đối với các công trình viện trợ thuộc vốn các ngân sách địa phương thì , đồng thời với các việc nói trên, Bộ chủ quản phải thông báo cho Uỷ ban Nhân dân địa phương biết. Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố đưọc tiếp nhận các công trình viện trợ của các tổ chức quốc tế phải ghi ưu tiên các công trình này vào kế hoạch và ngân sách địa phương hàng năm trước mắt là năm 1977 (nếu cần thì giảm hay giảm bớt các công trình khác) để có vốn thanh toán hàng viện trợ và vốn thi công trong nước (kể cả thanh toán hàng viện trợ đã về trước ngày 1/1/1977 và trả các chi phí thi công trong nước đã thực hiện đã thực hiện trước ngày 1/1/1977 nhưng chưa thanh toán). Nếu vì phải ghi thêm các công trình viện trợ mà ngân sách địa phương không tự cân đối được hay mất cân đối thêm thì cần xin thêm vốn trợ cấp của ngân sách trung ương có phân biệt rõ số vốn cần thiết để thanh toán tiền hàng viện trợ của các tổ chức quốc tế.

Song song với việc ghi các công trình viện trợ vào kế hoạch và ngân sách hàng năm và năm 1977, các Bộ chủ quản đối với các công trình thuộc vốn ngân sách trung ương và các Uỷ ban Nhân dân thành phố, Tỉnh đối với các công trình thuộc vốn Ngân sách địa phương, cần tiến hành kịp thời trước mắt là tròn quí I 1977 các công tác chuẩn bị cần thiết khác cho các việc tiếp nhận hàng viện trợ và thi công công trình, nhất là xác định địa điểm xây dựng, lập nhiệm vụ thiết kế, giải phóng mặt bằng, lập thiết kế (nếu tổ chức viện trợ đã có thiết kế mẫu thì chỉ phải lập thiết kế phần móng), lập dự toán (cho cả phần vốn ngoài nước và phần vốn trong nước), ký hợp đồng thi công, chuẩn bị công trường,.v.v... và chỉ định kịp thời bản kiến thiết cho từng công trình để sớm có tổ chức chuyên lo các công tác chuẩn bị. Nhiệm vụ thiết kế của các công trình trên hạn ngạch (trường học và bệnh viện trên 1000.000 đ, nhà tre trên 500.000đ) phải gửi Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn. Trong quý I/1977 NHKT được phép cấp phát vốn cho các công trình viện trợ trong kế hoạch nhưng chưa được chuẩn bị đầy đủ.

II. Vấn đề thanh toán tiền vật tư thiết bị của các tổ chức viện trợ quốc tế

Vì hàng viện trợ của tổ chức quốc tế nhập làm nhiều chuyến, cho rất nhiều công trình xây dựng ở nhiều địa phương, một số công trình lại có thể chưa được ghi vốn trong kế hoạch và ngân sách qua các địa phương, nên NHKTTW không thể trực tiếp lấy vốn của các công trình theo chế độ chung để thanh toán tiền hàng nhập khẩu với các Tổng Công ty ngoại thương kịp thời hạn qui định trong Nghị định 200 CP ngày 31/12/1973, mà phải xin ngân sách tạm thời với các Tổng công ty ngoại thương từng chuyến hàng về, rồi cấp phát vốn đầu tư của từng công trình được nhập hàng để nộp dần trả vốn dự trữ đặc biệt

Cách thanh toán làm hai bước (thanh toán bằng vốn dự trữ đặc biệt rồi cấp phát vốn đầu tư để nộp trả vốn dự trữ đặc biệt) sẽ tiến hành cụ thể như sau:

a)Mỗi lần nhận được giấy nhờ thu của các Tổng công ty Ngoại thương đòi thanh toán một chuyến hàng về, các Bộ chủ quản phải gửi đến Bộ tài chính đề nghị tạm cấp vốn dự trữ đặc biết có kèm bảng phân phối cho từng công trình. Các Bộ chủ quản cần thường xuyên theo dõi tiến độ thi công của các công trình để phân phối hàng được sát với tiến độ đó.

b)Sau khi được cấp vốn dự trữ đặc biệt để thanh toán tiền hàng, qua NHKTTW, các Bộ chủ quản phải tổ chức việc tiếp nhận hàng tại các cảng nhập về, đem về bảo quản và phân phối cho từng ban kiến thiết công trình. Các Bộ chủ quản có thể tổ chức tự làm lấy các việc này hay uỷ nhiệm cho một xí nghiệp cung ứng làm hộ (như Bộ Giáo dục uỷ nhiệm cho các công ty cung ứng của Bộ xây dựng). Các Bộ chủ quản tự làm lấy hay các xí nghiệp cung ứng được uỷ nhiệm làm hộ các việc tiếp nhận, bảo quản và phân phối sẽ không có trách nhiệm thu tiền hàng của các ban kiến thiết vì tiền hàng này sẽ cho NHKTTW thu bằng cách cấp phát vốn đầu tư của từng công trình để lấy tiền trực tiếp nộp trả vốn dự trữ đặc biệt thay các Bộ chủ quản. Nhưng các Bộ chủ quản tự làm lấy hay các xí nghiệp cung ứng đưọc uỷ nhiệm làm hộ được đòi các ban kiến thiết trả các chi phí tiếp nhận và bảo quản (tối đa là 0.50% nếu giao nhận thẳng cho các ban kiến thiết từ các kho của cảng nhập về, tối đa là 3% nếu hàng phải chuyển về bảo quản tại kho của Bộ chủ quản hay của xí nghiệp cung ứng được uỷ nhiệm trước khi giao nhận).

c)Đồng thời việc tiếp nhận hàng tại cảng, các Bộ chủ quản phải gửi ngay giấy báo cho từng ban kiến thiết để về nhận hàng. Giấy báo phải kê số lượng và giá tiền từng thứ vật tư, thiết bị, địa điểm và thời gian giao nhận, số chi phí tiếp nhận và bảo quản phải trả khi nhận hàng nhưng phải ghi rõ là ban kiến thiết khi nhận hàng sẽ không phải trực tiếp trả tiền hàng cho Bộ chủ quản hay xí nghiệp cung ứng được uỷ nhiệm.

d)Sau mỗi lần giao nhận hàng với một ban kiến thiết, Bộ chủ quản hay xí nghiệp cung ứng được uỷ nhiệm phải gửi ngay đến NHKTTW hai bản biên bản giao nhận có ghi rõ số lượng và giá tiền từng thứ vật tư, thiết bị. NHKTTW sẽ thay mặt chi hàng kiến thiết chuyên quản để cấp phát vốn đầu tư của công trình đồng thời thay mặt Bộ chủ quản nộp ngay số vốn đầu tư cấp phát này để hoàn trả vốn dự trữ đặc biệt. Đối với các công trình thuộc vốn ngân sách của các thành phố và tỉnh, không tự cân đối được thì mỗi lần NHKTTW phải thay mặt chi hàng kiến thiết để cấp phát số vốn đầu tư của công trình cần thiết cho việc thanh toán số hàng viện trợ đó Bộ Tài chính sẽ chuyển qua NHKTTW cho ngân sách địa phương một số vốn trợ cấp ngang số vốn nói trên.

Sau khi thay mặt chi hàng kiến thiết để cấp phát vốn đầu tư của công trình NHKTTW gửi ngay giấy báo cho chi hàng để hạch toán việc nhận thêm vốn trợ cấp của Ngân sách trung ương cho Ngân sách địa phương và cùng ban kiến thiết hạch toán việc cấp phát.

Sau khi lấy số vốn đầu tư cấp phát cho công trình để nộp trả vốn dự trữ đặc biệt thay Bộ chủ quản, NHKTTW cũng gửi ngay giấy báo cho Bộ chủ quản để vừa hạch toán việc thu tiền hàng vừa hạch toán việc nộp trả vốn dự trũ đặc biệt.

Trên đây Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm về việc giải quyết vốn để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận vật tư, thiết bị và xây dựng các công trình viện trợ của Tổ chức quốc tế. Đề nghị các Bộ và Uỷ ban phổ biến kỹ thông tư này cho các tổ chức trực thuộc có liên quan đến các công trình viện trợ.

Trong việc thi hành có gì vướng mắc xin phản ánh cho Bộ Tài chính để nghiên cứu cách giải quyết.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1502792877110_108538430085_01.TT. LB.doc
Hiệu lực: Còn hiệu lực
Ngày có hiệu lực: 01/02/1977
Hướng dẫn việc giải quyết vốn để tiếp nhận hàng nhập khẩu và xây dựng các công trình viện trợ của tổ chức UNICEF và các tổ chức quốc tế khác
Số kí hiệu 01/TT-LB Ngày ban hành 01/02/1977
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/02/1977
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Công thương Tài chính -Thuế - Ngân hàng Tài chính -Thuế - Ngân hàng Lĩnh vực
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Tài chính Thứ trưởng Võ Trí Cao
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Hiệu lực:

Còn hiệu lực

Ngày có hiệu lực:

01/02/1977

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 01/TT-LB

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
01/02/1977 Văn bản được ban hành 01/TT-LB
01/02/1977 Văn bản có hiệu lực 01/TT-LB
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh