Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Mục lục
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 03/11/1989

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

Quy định chế độ an toàn phòng cháy, chữa cháy,

phòng nổ trong xây dựng công trình

__________________

 

1. QUY ĐỊNH CHUNG

1.1- Các công trình xây dựng mới, cải tạo, mở rộng hoặc thay đổi tính chất sử dụng trong phạm vi toàn quốc dù đầu tư bằng nguồn vốn nào cũng phải đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy và phòng nổ.

Các tiêu chuẩn quy phạm, quy định về phòng cháy, chữa cháy và phòng nổ phải được thực hiện nghiêm chỉnh trong cả quá trình xây dựng và sử dụng công trình từ chuẩn bị đầu tư thiết kế, thi công đến khi nghiệm thu đưa công trình vào sử dụng (kể cả các trường hợp cải tạo, mở rộng hoặc thay đổi tính chất sử dụng của công trình đang hoạt động). Chủ đầu tư (tổ chức hoặc cá nhân) chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và phòng nổ của công trình).

1.2- Trong quá trình xây dựng công trình, cơ quan phòng cháy, chữa cháy có nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các tiêu chuẩn, quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ đối với các tổ chức, cá nhân làm chức năng chủ đầu tư, thiết kế, thi công và khai thác sử dụng công trình.

+ Góp ý kiến về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ trong quá trình lập, thẩm tra xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật.

+ Thỏa thuận về thiết kế và thiết bị phòng cháy, chữa cháy trước khi thi công công trình.

+ Kiểm tra việc thi công theo đúng thiết kế về phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ.

+ Tham gia Hội đồng nghiệm thu các cấp.

2- QUY ĐỊNH THỎA THUẬN VỀ THIẾT KẾ VÀ THIẾT BỊ PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY

2.1- Chủ đầu tư phải cùng với tổ chức thiết kế thực hiện việc lấy ý kiến khi lập luận chứng kinh tế kỹ thuật và làm thủ tục thỏa thuận về thiết kế và thiết bị phòng cháy, chữa cháy với cơ quan phòng cháy, chữa cháy có trách nhiệm (có thể ủy nhiệm cho Ban Quản lý công trình hoặc đơn vị sử dụng công trình chịu trách nhiệm thực hiện).

2.2- Khi nhận được yêu cầu của chủ đầu tư đề nghị góp ý luận chứng kinh tế kỹ thuật, cơ quan phòng cháy, chữa cháy có trách nhiệm phải trả lời bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày sau khi nhận đủ hồ sơ và tài liệu cần thiết, nếu quá thời hạn trên coi như cơ quan phòng cháy, chữa cháy đã chấp nhận và chủ đầu tư (tổ chức thiết kế) được thực hiện các bước tiếp theo.

2.3- Khi luận chứng kinh tế kỹ thuật đã được phê duyệt, các công trình hay hạng mục công trình sau đây nhất thiết phải được cơ quan phòng cháy, chữa cháy có trách nhiệm (theo điều 3.1) thỏa thuận về thiết kế và thiết bị phòng cháy, chữa cháy trước khi thi công:

+ Những công trình hay hạng mục công trình có nguy hiểm cháy, nổ được xếp hạng sản xuất A, B, C và F (theo tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy cho nhà và công trình. Yêu cầu thiết kế TCVN 2622-78).

+ Những công trình dân dụng, kho tàng và công trình công nghiệp có yêu cầu từ 2 cột nước chữa cháy bên trong nhà trở lên với lưu lượng nước 2,5l/s một cột (theo TCVN 2622-78).

+ Những công trình có yêu cầu đặc biệt ngoại lệ không thể áp dụng được các tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ hiện hành.

2.4- Những công trình khác, chủ đầu tư và người thiết kế phải tự chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn về phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ theo các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành. Nếu thấy cần thiết có thể đề nghị cơ quan phòng cháy, chữa cháy tham gia ý kiến thỏa thuận.

2.5- Hồ sơ gửi cho cơ quan phòng cháy, chữa cháy để thỏa thuận về thiết kế và thiết bị phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ bao gồm:

+ Văn bản phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật của cấp có thẩm quyền.

+ Bản vẽ tổng mặt bằng công trình.

+ Thuyết minh và các bản vẽ kỹ thuật trong đó thể hiện được tính chất nguy hiểm cháy, nổ và các giải pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ của công trình (hạng sản xuất, bậc chịu lửa, khoảng cách an toàn đường đi, lối thoát nạn, các bộ phận ngăn cháy, cấp nước chữa cháy, hệ thống điện, chống sét v.v…).

2.6- Kể từ khi nhận đủ hồ sơ cần thiết (về thiết kế và thiết bị phòng cháy, chữa cháy), cơ quan phòng cháy, chữa cháy có nhiệm vụ nghiên cứu, thỏa thuận bằng văn bản trong thời gian 20 ngày và chịu trách nhiệm về những nội dung đã thỏa thuận. Những công trình quy mô lớn, phức tạp có thể thỏa thuận riêng từng hạng mục.

2.7- Kinh phí cho việc nghiên cứu thỏa thuận về thiết kế và thiết bị phòng cháy, chữa cháy do chủ đầu tư thanh toán với cơ quan phòng cháy, chữa cháy kinh phí này được trích trong phần kiến thiết cơ bản khác của vốn đầu tư công trình và được tính bằng 0,5% thiết kế phí. Những công trình ngoài diện phải thỏa thuận thì đơn vị nào có yêu cầu, đơn vị đó thanh toán.

3- TỔ CHỨC THỰC HIỆN

3.1- Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy Bộ Nội vụ thực hiện nhiệm vụ ghi ở điều 1.2 đối với các công trình quan trọng, trọng điểm của Nhà nước và những công trình khác nếu thấy cần thiết hoặc do chủ đầu tư hay tổ chức thiết kế yêu cầu.

Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các tỉnh, thành phố, đặc khu thực hiện nhiệm vụ ghi ở điều 1.2 đối với tất cả các công trình xây dựng ở địa phương (trừ những công trình và phần việc Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy đã làm) và những công trình khác do Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy ủy nhiệm, hoặc do chủ đầu tư hay tổ chức thiết kế yêu cầu.

3.2- Cơ quan phòng cháy, chữa cháy có trách nhiệm kiến nghị và xử lý kịp thời khi kiểm tra phát hiện có sự vi phạm các tiêu chuẩn quy định phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ trong thiết kế, thi công và sử dụng công trình. Nếu có nguy cơ trực tiếp gây ra cháy nổ thì cơ quan phòng cháy, chữa cháy có quyền tạm thời đình chỉ việc thi công hoặc sử dụng công trình cho đến khi các nguy cơ này bị loại trừ.

Khi việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ trong thiết kế thi công gặp khó khăn thì chủ đầu tư và các bên có liên quan cần trao đổi với cơ quan phòng cháy, chữa cháy và cơ quan quản lý ấy có trách nhiệm để thống nhất giải quyết. Nếu không thống nhất phải báo cáo với Liên Bộ Nội vụ - Xây dựng để quyết định.

4- ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

4.1- Các tổ chức, cá nhân chủ đầu tư, thiết kế, thi công và sử dụng công trình, cơ quan phòng cháy, chữa cháy, cơ quan quản lý xây dựng và các cơ quan có liên quan phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Thông tư này, ai vi phạm sẽ bị xử lý theo luật pháp hiện hành, tùy theo mức độ nặng nhẹ mà xử phạt hành chính hay truy tố trước pháp luật.

4.2- Thông tư này có hiệu lực từ ngày ký và thay thế cho Thông tư liên Bộ Nội vụ - Ủy ban Xây dựng cơ bản Nhà nước số 28/TTLB ngày 17 tháng 6 năm 1980.

Các Bộ, Tổng cục, UBND tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc trung ương có trách nhiệm phổ biến Thông tư này đến các đơn vị cơ sở và các cơ quan có liên quan trong công tác thiết kế, xây dựng, phòng cháy, chữa cháy và kiểm tra việc thực hiện Thông tư này.

Tải file đính kèm
Bản PDF
File đính kèm:
1502178921093_109042536257_03.TTLB.BNV.BXD.doc
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 03/11/1989
Quy định chế độ an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ trong xây dựng công trình
Số kí hiệu 03/TTLB-BNV-BXD Ngày ban hành 03/11/1989
Loại văn bản Thông tư liên tịch Ngày có hiệu lực 03/11/1989
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành An ninh - Quốc phòng Lĩnh vực An ninh và trật tự, an toàn xã hội
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Nội vụ Bộ Trưởng Mai Chí Thọ Bộ Xây dựng Bộ Trưởng Ngô Xuân Lộc
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

03/11/1989

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư liên tịch 03/TTLB-BNV-BXD

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
03/11/1989 Văn bản được ban hành 03/TTLB-BNV-BXD
03/11/1989 Văn bản có hiệu lực 03/TTLB-BNV-BXD
16/05/2003 Văn bản hết hiệu lực 03/TTLB-BNV-BXD
Văn bản liên quan
Không có văn bản liên quan nào được chọn
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản căn cứ
  • Văn bản dẫn chiếu
  • Văn bản liên quan khác
  • Văn bản tiếng anh