Nội dung có sửa đổi, hướng dẫn
Nội dung có thay đổi, hướng dẫn được thể hiện qua màu sắc:
  • : Sửa đổi, thay thế, hủy bỏ
  • : Bổ sung
  • : Đính chính
  • : Hướng dẫn
Click vào nội dung được bôi màu để xem chi tiết.
Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 01/03/2016

THÔNG TƯ

Quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao

____________________

 

Căn cứ Luật Thể dục, thể thao số 77/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 112/2007/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dn thi hành một số điều của Luật Thdục, thể thao;

Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Th thao và Du lịch;

Theo đnghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục th thao,

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Ththao và Du lịch ban hành Thông tư quy định về phòng, chng doping trong hoạt đng thể thao.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Thông tư này quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao, bao gồm:

a) Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống doping;

b) Kiểm tra doping;

c) Xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại về doping;

d) Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong phòng, chống doping.

2. Việc kiểm tra doping tại các giải thể thao quốc tế, đại hội thể thao quốc tế được thực hiện theo quy định của Ban tổ chức giải, Ban tổ chức Đại hội.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thể thao, các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thể thao tại Việt Nam; tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia hoạt động thể thao tại nước ngoài.

Điều 3. Nguyên tắc phòng, chống doping trong hoạt động thể thao

1. Hoạt động phòng, chống doping được tổ chức thường xuyên; chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của việc sử dụng doping.

2. Thực hiện việc phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, các tổ chức thể thao quốc tế trong phòng, chống doping.

3. Đảm bảo tuân thủ các quy định của Tổ chức phòng, chống doping thế giới và các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

4. Đảm bảo vận động viên được tập luyện và thi đấu trong môi trường không doping và được thông tin đầy đủ về tác hại của doping.

Điều 4. Hành vi vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới

1. Có chất bị cấm hoặc các chất chuyển hóa hoặc các dấu vết của chất bị cấm trong mẫu xét nghiệm của vận động viên.

2. Sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

3. Lảng tránh, từ chối hoặc bỏ lỡ việc lấy mẫu thử mà không phải vì lý do bất khả kháng sau khi có thông báo.

4. Vi phạm các yêu cầu liên quan đến sự có mặt của vận động viên để kiểm tra doping ngoài thi đấu.

5. Làm sai lệch hoặc gây cản trở đối với bất kỳ công đoạn nào của việc kiểm tra doping.

6. Sở hữu chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

7. Buôn bán chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm.

8. Cho vận động viên uống, sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm trong thi đấu hoặc ngoài thi đấu; hỗ trợ, khuyến khích, giúp sức, sai khiến, bao che hoặc dính líu đến bất kỳ hành vi đồng lõa nào khác vi phạm quy định về phòng, chống doping.

9. Đồng lõa, bao che cho một hoặc nhiều hành vi quy định từ Khoản 1 đến Khoản 8 Điều này.

10. Vận động viên có liên hệ về chuyên môn thể dục thể thao với huấn luyện viên, người hướng dẫn, bác sĩ hoặc bất kỳ ai đang trong thời gian bị kỷ luật do vi phạm quy định về phòng, chống doping.

Chương II

TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC VỀ PHÒNG, CHỐNG DOPING TRONG HOẠT ĐỘNG THỂ THAO

Điều 5. Mục tiêu tuyên truyền, giáo dục

1. Vì một nền thể thao lành mạnh, công bằng, không doping.

2. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của vận động viên.

3. Thực hiện giám sát, kiểm tra, ngăn chặn việc vận động viên sử dụng doping trong thể thao.

Điều 6. Nội dung tuyên truyền, giáo dục

Việc tuyên truyền, giáo dục nhằm cung cấp cho vận động viên, các tổ chức và cá nhân liên quan thông tin chính xác về những nội dung sau:

1. Bộ luật phòng, chống doping thế giới; các quy định về phòng, chống doping tại Việt Nam.

2. Các chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm được đưa vào Danh mục cấm hàng năm do Tổ chức phòng, chống doping thế giới ban hành.

3. Các trường hợp vi phạm pháp luật về phòng, chống doping.

4. Hậu quả của việc sử dụng doping gồm các mức hình phạt, tổn hại về sức khỏe và xã hội.

5. Các quy định về thủ tục tiến hành kiểm tra doping.

6. Quyền và trách nhiệm của vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ y tế.

7. Các trường hợp được miễn trừ do điều trị.

8. Kiểm soát các nguy cơ khi sử dụng các chất bổ sung dinh dưỡng.

9. Tác hại của doping đối với tinh thần thể thao.

Chương III

KIỂM TRA DOPING

Điều 7. Thẩm quyền yêu cầu vận động viên kiểm tra doping

1. Tổng cục Thể dục thể thao yêu cầu kiểm tra doping đối với mọi vận động viên.

2. Ban tổ chức giải thi đấu thể thao yêu cầu kiểm tra doping đối với vận động viên tham gia giải đấu.

3. Ủy ban Olympic Việt Nam, Hiệp hội Paralympic Việt Nam, Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia, đơn vị sử dụng vận động viên yêu cầu kiểm tra doping vận động viên thuộc quyền quản lý.

Điều 8. Lấy mẫu xét nghiệm doping

1. Trung tâm Doping và Y học thể thao có trách nhiệm sau:

a) Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện lấy mẫu xét nghiệm doping;

b) Việc lấy mẫu, bảo quản mẫu và xét nghiệm doping được thực hiện theo quy trình kỹ thuật của Tổ chức phòng, chống doping thế giới.

2. Người được cơ quan có thẩm quyền giao trách nhiệm lấy mẫu xét nghiệm doping phải có chứng nhận đạt yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật lấy mẫu xét nghiệm doping do Tổ chức phòng, chống doping thế giới hoặc Trung tâm Doping và Y học thể thao cấp.

Điều 9. Xử lý kết quả xét nghiệm doping

1. Trung tâm Doping và Y học thể thao lưu giữ và quản lý thông tin về kết quả xét nghiệm doping theo các tiêu chuẩn kỹ thuật của Tổ chức phòng, chống doping thế giới.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xét nghiệm doping, Trung tâm Doping và Y học thể thao thông báo bằng văn bản kết quả xét nghiệm đến:

a) Tổng cục Thể dục thể thao;

b) Cơ quan, tổ chức yêu cầu kiểm tra doping, vận động viên, đơn vị quản lý vận động viên và liên đoàn thể thao quốc gia quản lý vận động viên đó.

Điều 10. Miễn trừ do điều trị cho vận động viên

1. Vận động viên có hồ sơ bệnh án đang cần phải sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm được xin hưởng Miễn trừ do điều trị theo Tiêu chuẩn quốc tế về miễn trừ do điều trị.

2. Việc sử dụng chất bị cấm hoặc phương pháp bị cấm phù hợp với các quy định của điều khoản Miễn trừ do điều trị sẽ không bị coi là hành vi vi phạm doping.

Điều 11. Hội đồng Miễn trừ do điều trị

1. Giám đốc Trung tâm Doping và Y học thể thao hoặc Trưởng ban tổ chức giải thành lập Hội đồng Miễn trừ do điều trị để xem xét tính hợp Iý trong điều trị bệnh theo hồ sơ xin miễn trừ do điều trị của vận động viên.

2. Hội đồng Miễn trừ do điều trị có từ 05 đến 07 thành viên, gồm các chuyên gia y tế, làm việc theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết theo đa số và phù hợp với quy định của Bộ luật phòng, chống doping thế giới.

Hội đồng Miễn trừ do điều trị chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

3. Trong thời hạn tối đa 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin miễn trừ do điều trị, Trung tâm Doping và y học thể thao quyết định cho phép hoặc không cho phép miễn trừ do điều trị.

Trong thời hạn tối đa 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin miễn trừ do điều trị trong giải thi đấu, Ban tổ chức giải quyết định cho phép hoặc không cho phép miễn trừ do điều trị. Quyết định miễn trừ do điều trị do Trưởng ban tổ chức giải ban hành chỉ có giá trị trong giải đấu.

Chương IV

XỬ LÝ VI PHẠM VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ DOPING

Điều 12. Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping

1. Căn cứ vào kết quả xét nghiệm doping, Giám đốc Trung tâm Doping và Y học thể thao quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping.

2. Đối với hành vi vi phạm doping phát hiện trong giải đấu, Trưởng ban tổ chức giải quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping.

Đối với hành vi vi phạm doping phát hiện sau khi giải đấu kết thúc, Giám đốc Trung tâm Doping và Y học thể thao quyết định thành lập Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping.

3. Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping có từ 05 đến 07 thành viên, gồm: Chủ tịch Hội đồng, Phó chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các ủy viên. Thành viên Hội đồng là các chuyên gia y tế, chuyên gia pháp lý, đại diện của Ủy ban Olympic Việt Nam, Hiệp hội Paralympic Việt Nam, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có liên quan.

4. Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping làm việc theo nguyên tắc dân chủ, biểu quyết theo đa số và phù hợp với quy định chuyên môn của Bộ luật phòng, chống doping thế giới.

5. Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping chấm dứt hoạt động và tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 13. Trách nhiệm của Hội đồng Đánh giá mức độ vi phạm doping

1. Xem xét, đánh giá các chứng cứ và thông tin có liên quan.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng đánh giá mức độ vi phạm doping phải gửi Hồ sơ đánh giá mức độ vi phạm doping đến Trung tâm Doping và Y học thể thao hoặc Ban tổ chức giải (đối với trường hợp phát hiện doping trong giải đấu). Hồ sơ đánh giá mức độ vi phạm doping gồm:

a) Chứng cứ về hành vi vi phạm;

b) Các thông tin có liên quan (nếu có);

c) Bản giải trình của vận động viên, đơn vị quản lý vận động viên, liên đoàn thể thao quốc gia quản lý vận động viên (nếu có);

d) Biên bản cuộc họp.

Điều 14. Kết luận đánh giá mức độ vi phạm doping

1. Căn cứ Hồ sơ đánh giá mức độ vi phạm doping, Giám đốc Trung tâm Doping và Y học thể thao hoặc Trưởng ban tổ chức giải (đối với trường hợp phát hiện doping trong giải đấu) ban hành kết luận đánh giá mức độ vi phạm doping.

2. Kết luận đánh giá mức độ vi phạm doping bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Xác định hành vi vi phạm doping;

b) Đánh giá tính chất, mức độ của hành vi vi phạm doping;

c) Đề xuất hình thức xử lý vi phạm doping.

3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ký ban hành, Giám đốc Trung tâm Doping, và Y học thể thao hoặc Trưởng ban tổ chức giải (đối với trường hợp phát hiện doping trong giải đấu) có trách nhiệm gửi kết luận đánh giá mức độ vi phạm doping đến vận động viên, đơn vị sử dụng vận động viên, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia quản lý vận động viên, cơ quan yêu cầu kiểm tra doping, Ủy ban Olympic Việt Nam, Hiệp hội Paralympic Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định.

Điều 15. Xử lý vi phạm doping tại liên đoàn, hiệp hội

1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được kết luận đánh giá mức độ vi phạm doping, cơ quan có thẩm quyền, liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia ban hành Quyết định xử lý vi phạm bao gồm: Hình thức xử phạt, thời gian cấm tham gia hoạt động thể thao trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm và hình phạt bổ sung theo quy định của liên đoàn, hiệp hội.

2. Quyết định xử lý vi phạm của liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia được gửi đến vận động viên, Tổng cục Thể dục thể thao, Trung tâm Doping và Y học thể thao và các cơ quan liên quan theo quy định chuyên môn về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

3. Liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia có trách nhiệm theo dõi và báo cáo định kỳ 6 tháng một lần về hoạt động tập luyện, thi đấu và công tác chuyên môn khác của vận động viên trong thời gian bị kỷ luật.

Điều 16. Khiếu nại

1. Trong thời hạn 21 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định miễn trừ do điều trị, quyết định xử lý vi phạm, vận động viên, cá nhân và tổ chức có liên quan có quyền khiếu nại chuyên môn đối với quyết định miễn trừ do điều trị, quyết định xử lý vi phạm.

2. Khi có khiếu nại chuyên môn, Tổng cục Thể dục thể thao thành lập Hội đồng giải quyết khiếu nại để giải quyết theo quy định chuyên môn về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

3. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại về quyết định hành chính và hành vi hành chính trong hoạt động phòng, chống doping được giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG DOPING

Điều 17. Trách nhiệm của Tổng cục Thể dục thể thao

1. Trình Bộ trưởng ban hành và ban hành theo thẩm quyền văn bản, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

2. Chỉ đạo và tổ chức thực hiện văn bản, chiến lược, chính sách, kế hoạch về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

3. Tổ chức thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

4. Tổ chức bồi dưỡng và tăng cường nhân lực tham gia phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

5. Mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và trao đổi thông tin liên quan đến phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

Điều 18. Trách nhiệm của Trung tâm Doping và Y học thể thao

1. Hướng dẫn thực hiện các biểu mẫu, tài liệu kỹ thuật về phòng, chống doping theo quy định của Tổ chức phòng, chống doping thế giới.

2. Xây dựng đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên về tuyên truyền, giáo dục phòng, chống doping.

3. Phối hợp với các cơ quan báo chí thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền về phòng, chống doping.

4. Hướng dẫn các vận động viên đội tuyển thể thao quốc gia, vận động viên được phong đẳng cấp từ cấp I trở lên cung cấp thông tin chính xác và cập nhật về nơi ở và tập luyện, hồ sơ miễn trừ do điều trị.

5. Phối hợp với các liên đoàn, hiệp hội thể thao, cơ sở đào tạo vận động viên quản lý hồ sơ vận động viên theo quy định chuyên môn về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao.

6. Tổ chức tập huấn cho vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ y tế và những đối tượng có liên quan đến phòng, chống doping.

7. Giám sát việc thực hiện các quyết định xử lý vi phạm về phòng, chống doping.

Điều 19. Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Sở Văn hóa và Thể thao)

1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống doping cho cán bộ, huấn luyện viên, vận động viên.

2. Xử lý theo thẩm quyền đối với vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ vi phạm quy định về phòng, chống doping.

3. Hàng năm, báo cáo Tổng cục Thể dục thể thao về công tác phòng, chống doping tại địa phương.

Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban Olympic Việt Nam, Hiệp hội Paralympic Việt Nam và các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc gia

1. Xây dựng quy tắc hành nghề và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài thể thao gắn với việc phòng, chống doping.

2. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, kiểm tra doping và tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức về công tác phòng, chống doping cho cán bộ, bác sỹ, huấn luyện viên, vận động viên tham gia luyện tập và thi đấu thể thao.

3. Xây dựng hình thức xử lý phù hợp đối với vận động viên, huấn luyện viên và cán bộ thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống doping ngoài quy định của Bộ luật phòng, chống doping thế giới.

4. Hàng năm, báo cáo kết quả công tác phòng, chống doping về Tổng cục Thể dục thể thao.

Điều 21. Trách nhiệm của các cơ sở đào tạo vận động viên

1. Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về vận động viên, tạo điều kiện cho cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra doping theo quy định.

2. Đưa nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống doping trong thể thao vào chương trình huấn luyện, đào tạo vận động viên.

3. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống doping đối với vận động viên, huấn luyện viên, cán bộ y tế.

Điều 22. Trách nhiệm của cán bộ y tế, huấn luyện viên

1. Thường xuyên học tập, nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin về các chất bị cấm và phương pháp bị cấm trong tập luyện và thi đấu thể thao.

2. Tuyên truyền, giáo dục, ngăn chặn các hành vi vi phạm Bộ luật phòng, chống doping thế giới.

3. Hướng dẫn vận động viên hoàn thiện hồ sơ xin miễn trừ do điều trị, hồ sơ nơi ở và tập luyện.

4. Phối hợp với cơ quan chuyên môn tổ chức lấy mẫu kiểm tra doping.

Điều 23. Trách nhiệm của vận động viên

1. Tuân thủ các quy định của Bộ luật phòng, chống doping thế giới và các quy định pháp luật về phòng, chống doping của Việt Nam.

2. Thực hiện đúng, đầy đủ quyền và nghĩa vụ của vận động viên trong phòng, chống doping.

3. Sử dụng thuốc, chất bổ dưỡng, thực phẩm chức năng, các phương tiện hồi phục sức khỏe đặc biệt khác khi được bác sỹ và huấn luyện viên cho phép.

Chương VI

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 24. Hiệu Iực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2016.

2. Bãi bỏ quy định về sử dụng thuốc và nghiêm cấm sử dụng doping quy định tại Mục III Chương II Quy chế đảm bảo y tế cho vận động viên các đội tuyển thể thao ban hành kèm theo Quyết định số 44/2005/QĐ-UBTDTT ngày 13 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao.

Điều 25. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Thể dục thể thao có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, theo dõi thực hiện Thông tư này.

2. Thanh tra Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiến hành thanh tra và xử lý theo thẩm quyền các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định tại Thông tư này.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, đề nghị các tổ chức và cá nhân có liên quan báo cáo về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (qua Tổng cục Thể dục Thể thao) để nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung kịp thời./.

Hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Ngày có hiệu lực: 01/03/2016
Quy định về phòng, chống doping trong hoạt động thể thao
Số kí hiệu 17/2015/TT-BVHTTDL Ngày ban hành 30/12/2015
Loại văn bản Thông tư Ngày có hiệu lực 01/03/2016
Nguồn thu thập Ngày đăng công báo
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lĩnh vực Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cơ quan ban hành/ Chức danh/ Người ký Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bộ Trưởng Hoàng Tuấn Anh
Phạm vi
Thông tin áp dụng
Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực toàn bộ
Hiệu lực:

Hết hiệu lực toàn bộ

Ngày có hiệu lực:

01/03/2016

Lịch sử hiệu lực:

Thông tư 17/2015/TT-BVHTTDL

Ngày Trạng thái Văn bản nguồn Phần hết hiệu lực
30/12/2015 Văn bản được ban hành 17/2015/TT-BVHTTDL
01/03/2016 Văn bản có hiệu lực 17/2015/TT-BVHTTDL
22/07/2017 Văn bản hết hiệu lực một phần 17/2015/TT-BVHTTDL
22/07/2017 Văn bản hết hiệu lực 17/2015/TT-BVHTTDL
Văn bản liên quan
Văn bản căn cứ

Thể dục, thể thao

  • Ngày ban hành: 29/11/2006
  • Ngày có hiệu lực: 01/07/2007
  • VB bị thay thế
  • VB được QĐ chi tiết, HD thi hành
  • Văn bản bị bãi bỏ
  • Văn bản bị bãi bỏ một phần
  • Văn bản bị hủy bỏ
  • Văn bản bị hủy bỏ một phần
  • Văn bản bị hết hiệu lực
  • Văn bản bị hết hiệu lực một phần
  • Văn bản bị thay thế một phần
  • Văn bản bị đình chỉ
  • Văn bản bị đình chỉ một phần
  • Văn bản chỉ được bổ sung
  • Văn bản tiếng anh